ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2930/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ “XÁC ĐỊNH VÙNG SẢN XUẤT HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Quyết định số 1930/QĐ-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt “Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030“;
Căn cứ Quyết định số 720/QĐ-CT ngày 03/4/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Dự toán và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: Thực hiện các nhiệm vụ xác định vùng sản xuất hữu cơ, hỗ trợ mô hình sản xuất cây ăn quả hữu cơ trên địa bàn tỉnh năm 2023;
Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại phiếu trình số 33686 của Văn phòng UBND tỉnh kèm theo Tờ trình số 267/TTr-SNN&PTNT ngày 15/12/2023 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả thực hiện nhiệm vụ “Xác định vùng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, gồm các nội dung sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển trồng trọt hữu cơ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn quốc giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
- Phát triển sản xuất trồng trọt hữu cơ theo vùng tập trung chuyên canh, phù hợp với các tiểu vùng khí hậu, đất đai và tập quán canh tác. Phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, nâng cao giá trị thu nhập trên 01 ha đất canh tác.
- Phát triển trồng trọt hữu cơ gắn với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; tăng cường liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với nông nghiệp tuần hoàn, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người sản xuất và người tiêu dùng.
- Phát triển sản xuất trồng trọt hữu cơ trên cơ sở phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ là chủ yếu; đồng thời kết hợp nguồn lực của các tổ chức kinh tế, các cá nhân và sự hỗ trợ của Nhà nước.
2. Mục tiêu phát triển
Phát triển trồng trọt hữu cơ trên cơ sở lựa chọn sản phẩm chủ lực, có lợi thế nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, hướng đến phát triển nền nông nghiệp có giá trị tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường, trên cơ sở đó góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới. Một số mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025: Diện tích đất trồng trọt đủ điều kiện sản xuất hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc được xác định 700 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chủ lực, có lợi thế. Diện tích sản xuất trồng trọt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ là 500 ha, chiếm 1,0% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng, chủ lực, có lợi thế. Hiệu quả sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt cao hơn khoảng 1,3 lần so với sản xuất phi hữu cơ.
- Đến năm 2030: Diện tích đất trồng trọt đủ điều kiện sản xuất hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc được xác định 1.420 ha, chiếm 3,0% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chủ lực, có lợi thế. Diện tích sản xuất trồng trọt được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ các cây trồng chủ lực là 900 ha, chiếm 2,0% tổng diện tích đất trồng trọt các cây trồng chủ lực, có lợi thế. Hiệu quả sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt cao hơn khoảng 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.
3. Xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất trồng trọt hữu cơ
3.1. Đến năm 2025: Có 43 vùng, diện tích canh tác 700 ha; trong đó:
- Vùng sản xuất lúa, lúa cá hữu cơ: 13 vùng, diện tích canh tác 293 ha; trong đó: 230 ha canh tác 02 vụ lúa/năm; 63 ha canh tác lúa vụ Xuân, nuôi thả cá vụ Mùa.
- Vùng sản xuất rau hữu cơ: 10 vùng, diện tích canh tác 64 ha.
- Vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ: 15 vùng, diện tích canh tác 169 ha.
- Vùng sản xuất dược liệu hữu cơ: 05 vùng, diện tích canh tác 174 ha.
3.2. Đến năm 2030: Có 64 vùng, diện tích canh tác 1.420 ha; trong đó:
- Vùng sản xuất lúa, lúa cá hữu cơ: 17 vùng, diện tích canh tác 621 ha; trong đó: 425 ha canh tác 02 vụ lúa/năm; 196 ha canh tác lúa vụ Xuân, nuôi thả cá vụ Mùa.
- Vùng sản xuất rau hữu cơ: 16 vùng, diện tích canh tác 142 ha.
- Vùng sản xuất cây ăn quả hữu cơ: 23 vùng, diện tích canh tác 398 ha.
- Vùng sản xuất dược liệu hữu cơ: 8 vùng, diện tích canh tác 259 ha.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
4. Định hướng sản xuất trồng trọt được chứng nhận hữu cơ
4.1. Đối tượng cây trồng chủ lực, có lợi thế phát triển sản xuất hữu cơ
Thành phố Vĩnh Yên: Rau các loại; Huyện Tam Đảo: Lúa, rau, na, dược liệu; Huyện Tam Dương: Lúa, rau; Huyện Bình Xuyên: Lúa, rau; Thành phố Phúc Yên: Rau, bưởi, dược liệu; Huyện Yên Lạc: Lúa, rau, bưởi, chuối; Huyện Vĩnh Tường: Lúa, rau, bưởi; Huyện Lập Thạch: Lúa, lúa - cá, thanh long, na, dược liệu; Huyện Sông Lô: Lúa, chuối, ổi, thanh long.
4.2. Quy mô sản xuất trồng trọt đạt tiêu chuẩn hữu cơ
- Đến năm 2025: Diện tích canh tác đạt chứng nhận hữu cơ là 500 ha. Trong đó: Sản xuất lúa hữu cơ 141 ha; sản xuất lúa cá hữu cơ 43 ha (Canh tác lúa vụ Xuân, nuôi thả cá vụ Mùa); sản xuất rau hữu cơ 42 ha; sản xuất cây ăn quả hữu cơ 102 ha; sản xuất dược liệu hữu cơ 172 ha.
- Đến năm 2030: Diện tích canh tác đạt chứng nhận hữu cơ là 900 ha. Trong đó: Sản xuất lúa hữu cơ 261 ha; sản xuất lúa cá hữu cơ 118 ha (Canh tác lúa vụ Xuân, nuôi thả cá vụ Mùa); sản xuất rau hữu cơ 74 ha; sản xuất cây ăn quả hữu cơ 246 ha; sản xuất dược liệu hữu cơ 201 ha.
5. Các chương trình, dự án ưu tiên
- Xây dựng mô hình sản xuất trồng trọt hữu cơ: Tiếp tục thực hiện các mô hình trong Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ đã được phê duyệt. Bổ sung thêm một số mô hình sản xuất cây hàng năm: Sản xuất lúa 04 mô hình, quy mô 02 ha/mô hình, thực hiện trong 2 năm (1 năm 2 vụ); Sản xuất rau 04 mô hình, quy mô 01 ha/mô hình, thực hiện trong 2 năm (1 năm 3 vụ).
- Điều tra, đánh giá tính chất lý hoá học của đất, đề xuất các giải pháp canh tác, bón phân, cải tạo đất phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất của các vùng trồng trọt hữu cơ trên địa bàn tỉnh (64 vùng, diện tích 1.420 ha)
- Quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm trồng trọt hữu cơ: Ưu tiên quảng bá, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trồng trọt hữu cơ cho 9 sản phẩm: Lúa, rau, ba kích, trà hoa vàng, bưởi, chuối, na, ổi, thanh long.
6. Giải pháp thực hiện
6.1. Giải pháp về đất đai
- Ưu tiên người dân, các tổ chức đầu tư sản xuất trồng trọt hữu cơ tại các vùng đã được xác định. Ngoài ra người dân, các tổ chức, doanh nghiệp vẫn có thể sản xuất hữu cơ tại các vùng, khu vực có tính chất địa lý tương đồng, đáp ứng các quy định, các tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ hiện hành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, định hướng sử dụng đất của địa phương và nhu cầu thị trường.
- Tăng cường vận động, khuyến khích công tác dồn điền đổi thửa, tập trung, chuyển nhượng ruộng đất để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trồng trọt hữu cơ theo vùng tập trung là rất cấp thiết.
- Quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp, cần được quản lý chặt chẽ sau khi quy hoạch tỉnh, các quy hoạch chuyên ngành được phê duyệt, hạn chế tối đa điều chỉnh, tránh tình trạng các vùng sản xuất hữu cơ đang sản xuất lại phải chuyển sang mục đích sử dụng khác, gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên.
6.2. Giải pháp về quản lý và bảo vệ vùng canh tác hữu cơ
- Khu vực đã được xác định vùng canh tác hữu cơ phải được quản lý và bảo vệ; cắm biển hiệu, tạo vùng đệm để ngăn ngừa tác nhân có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bên ngoài. Từng bước thực hiện chuyển đổi các vùng đang sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ chất lượng đất, nước tại vùng sản xuất: Kỹ thuật làm đất, sử dụng phân xanh và cây che phủ đất, luân canh cây trồng; quản lý dinh dưỡng và kiểm soát các yếu tố độc hại trong đất; đánh giá định kỳ chất lượng môi trường đất, nước trong các vùng sản xuất hữu cơ để có giải pháp xử lý kịp thời.
- Bố trí nguồn vốn đầu tư công để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (Giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, hệ thống điện, cơ sở sơ chế, chế biến,…) trong vùng canh tác hữu cơ đảm bảo tính đồng bộ phục vụ sản xuất.
6.3. Giải pháp phát triển sản xuất các sản phẩm hữu cơ
- Ưu tiên phát triển những sản phẩm hữu cơ đang có thị trường xuất khẩu, đã được cấp mã số vùng trồng, có cơ sở chế biến, đóng gói,… như: Rau các loại, thanh long, chuối, dược liệu,… để từng bước tăng dần tỷ trọng sản phẩm hữu cơ trong tổng số sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh.
- Phát triển các sản phẩm hữu cơ đang có nhu cầu tiêu thụ lớn trong tỉnh như: Lúa, các loại rau, quả (thanh long, chuối, na, ổi), dược liệu,…
- Phát triển các loại dược liệu dưới tán rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) thành sản phẩm hữu cơ tự nhiên.
6.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Củng cố, hình thành các hình thức hợp tác trong sản xuất hữu cơ: Trên cơ sở các vùng sản xuất hữu cơ tập trung, hình thành hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, có đại diện đăng ký xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế sản phẩm hữu cơ. Tiến hành xây dựng kế hoạch chuyển đổi, thống nhất quy trình sản xuất chung của toàn vùng, có thể chuyển đổi từng phần, dần dần sẽ chuyển đổi toàn bộ vùng.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp, trên cơ sở các vùng sản xuất trồng trọt hữu cơ đã xác định, khuyến khích các hộ nông dân nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,… để có được quỹ đất đủ lớn sản xuất trồng trọt hữu cơ theo vùng tập trung.
- Phát triển trồng trọt hữu cơ gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn thông qua các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm; Lồng ghép chương trình phát triển nông nghiệp hữu cơ với chương trình Nông thôn mới, nhằm tập trung nguồn lực để thúc đẩy sản xuất trồng trọt hữu cơ của địa phương.
- Sau khi được các tổ chức chứng nhận vùng sản xuất hữu cơ, trên cơ sở nhu cầu thị trường, cần xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết, cụ thể (chủng loại, quy mô, gắn với thời gian cụ thể để sản xuất lệch vụ, gối vụ, đa dạng sản phẩm,…) theo hợp đồng với các tổ chức tiêu thụ.
- Thường xuyên lấy mẫu sản phẩm trước khi thu hoạch một cách ngẫu nhiên nhằm kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm trồng trọt hữu cơ đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định.
6.5. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn huy động bao gồm: Cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp, ngân sách, vốn vay,...; trong đó nguồn vốn của các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, vốn vay là chính. Các nguồn vốn từ ngân sách (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) mang tính chất hỗ trợ lồng ghép. Một số giải pháp huy động sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi để các Hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp cận với các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng xây dựng các hợp đồng vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Bao gồm vốn ngân sách (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) cho phát triển sản xuất hữu cơ; vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu; vốn từ các đề tài, dự án,... tập trung hỗ trợ phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học; hỗ trợ tập huấn, tuyên truyền; hỗ trợ chứng nhận mô hình đạt tiêu chuẩn hữu cơ; hỗ trợ liên kết, chế biến, thị trường tiêu thụ,...
- Thực hiện các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa Hợp tác xã, doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân tiềm năng để tranh thủ nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
- Vốn của hộ gia đình, cá nhân: Tích cực tuyên truyền, vận động để người sản xuất sẵn sàng đầu tư sản xuất trồng trọt hữu cơ, nâng cao hiệu quả và thu nhập từ sản xuất trồng trọt hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
6.6. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ
- Tích cực tuyên truyền vai trò của các sản phẩm hữu cơ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong việc sử dụng, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà quản lý tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, giám sát và chứng nhận nông nghiệp hữu cơ.
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc; kết hợp xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm với các hoạt động văn hóa, du lịch; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.
- Minh bạch hóa thị trường: Sản xuất hữu cơ có tính đặc thù, giá bán cao nên rất dễ bị lạm dụng, dễ làm thị trường hữu cơ không minh bạch, vi phạm quyền người tiêu dùng. Vì vậy, sản xuất hữu cơ phải theo tiêu chuẩn được nhà nước chấp thuận, được chứng nhận phù hợp, có nhãn, lô gô minh bạch,…
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố công bố công khai kết quả thực hiện Nhiệm vụ “Xác định vùng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; phối hợp với các sở, ngành liên quan để thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu vốn phát triển sản xuất các vùng trồng trọt hữu cơ của tỉnh; theo dõi, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ; xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch triển khai, thực hiện nội dung của nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao và quy định về phân cấp, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định nội dung và khối lượng công việc cần thực hiện. Chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách, lồng ghép nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình, dự án khác; tài trợ, đóng góp của các cá nhân, tổ chức;... để triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của nhiệm vụ.
3. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất trồng trọt hữu cơ, đầu tư các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân thông qua ký kết hợp đồng đầu tư và thu mua sản phẩm. Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, tư vấn xây dựng phương án sử dụng vốn phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt hữu cơ, bảo đảm có hiệu quả, hạn chế rủi ro.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
PHỤ LỤC
TỔNG
HỢP XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG CÁC VÙNG, DIỆN TÍCH ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT HỮU CƠ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2930/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
STT |
Tên vùng, địa danh |
Cây trồng |
Đến năm |
|
2025 |
2030 |
|||
I |
Huyện Tam Đảo |
|
33 |
116 |
1 |
Đồng Chem Hù, thôn Bản Long, xã Minh Quang |
CAQ |
7 |
10 |
2 |
Thôn Bản Long, xã Minh Quang |
CAQ |
5 |
10 |
3 |
Thôn Ngọc Thụ, xã Bồ Lý |
Na |
10 |
30 |
4 |
Thôn Trại Mái, xã Bồ Lý |
Na |
|
30 |
5 |
Đồng Kê, thôn Sơn Đồng, xã Hồ Sơn |
Chuối |
|
10 |
6 |
TDP Sơn Đình, TT Đại Đình |
Ba Kích |
3 |
3 |
7 |
Thôn Đồng Bùa, xã Tam Quan |
Trà Hoa Vàng |
5 |
10 |
8 |
Thôn Làng Chanh, xã Tam Quan |
Trà Hoa Vàng |
3 |
10 |
9 |
Thôn Nhân Lý, xã Tam Quan |
Dược liệu |
|
3 |
II |
Huyện Tam Dương |
|
25 |
35 |
1 |
Đồng Cửa Đầm, Đồng Che, Đồng Đầm, Đồng Cao, Đồng Viên, TDP Tiên Dằm, TT Hợp Hoà |
Lúa |
25 |
35 |
III |
Huyện Bình Xuyên |
|
12 |
32 |
1 |
Đồng trục 1, 2, thôn Lý Nhân, xã Phú Xuân |
Lúa |
12 |
12 |
2 |
Đồng Rau Xanh, thôn Tích Trung, TT Bá Hiến |
Lúa |
|
20 |
IV |
Thành phố Phúc Yên |
|
196 |
283 |
1 |
Đồng Nâu, thôn An Đồng, xã Ngọc Thanh |
Rau |
10 |
25 |
2 |
Đồng Vai, thôn Miếu Gỗ, xã Ngọc Thanh |
Rau |
3 |
3 |
3 |
Thôn Thanh Lộc, xã Ngọc Thanh |
Bưởi |
8 |
30 |
4 |
Đồng Ao Thơm, khu Rau Xanh, thôn Lập Đinh, xã Ngọc Thanh |
Rau |
15 |
25 |
5 |
Khu Đá Bia, thôn Thanh Lộc, xã Ngọc Thanh |
Dược liệu |
160 |
160 |
6 |
Đồng Tam Tương, thôn Thanh Lộc, xã Ngọc Thanh |
Dược liệu |
|
40 |
V |
Huyện Yên Lạc |
|
121 |
297 |
1 |
Đồng Má Ba, thôn Trung Nha, xã Hồng Phương |
Rau |
4 |
7 |
2 |
Đồng Ngọn Bàng, Rồng Xứ, Chí Công, thôn Phương Nha, xã Hồng Phương |
Lúa |
15 |
30 |
3 |
Đồng Ngoài, TDP Lâm Xuyên, TT Tam Hồng |
Lúa |
20 |
20 |
4 |
Đồng Kỹ Thuật, Đồng Cầu Lâm, thôn Bình Lâm, TT Tam Hồng |
Lúa |
|
20 |
5 |
Khu Trong Đồng, TDP Lâm Xuyên 2, TT Tam Hồng |
CAQ |
3 |
3 |
6 |
Khu Đề Guộc, TDP Lâm Xuyên 3, TT Tam Hồng |
Ổi |
|
5 |
7 |
Đồng Hóc Sau, Hóc Khuya, HTX NN Vĩnh Trung, TT Yên Lạc |
Rau |
15 |
30 |
8 |
Đồng Mẫu 8, Trực Bắc làng Ngọc Long, Kim Lân xã Hồng Châu |
Bưởi |
5 |
10 |
9 |
Đồng Bãi, thôn Trung Giang, thôn Lưỡng 2 xã Trung Kiên |
Bưởi |
5 |
5 |
10 |
Đồng Sau Trại, HTX NN Tam Kỳ, xã Đại Tự |
Rau |
3 |
5 |
11 |
Đồng Khu Hạ, thôn Đại Tự, xã Đại Tự |
Rau |
3 |
6 |
12 |
Gốc Dàng, thôn Thụ Ích, xã Liên Châu |
Lúa |
18 |
18 |
13 |
Bãi Ưu Tiên, thôn Nhật Tiến, xã Liên Châu |
Bưởi |
7 |
7 |
14 |
Vỉ Ruồi, Đất Lạc, Thoát Lũ, thôn Nhật Chiêu, xã Liên Châu |
CAQ |
20 |
40 |
15 |
Xã Liên Châu, Yên Lạc (Riginal farming) |
Rau |
4 |
4 |
16 |
Khu Trực Bắc, Khu B dài, Khu B ngắn, thôn Kim Lân, xã Hồng Châu |
Dược liệu |
|
30 |
17 |
Cửa Trại 5, HTX NN Tam Kỳ xã Đại Tự |
Rau |
|
5 |
18 |
Cửa Đình, HTX NN Đại Tự, xã Đại Tự |
Rau |
|
3 |
19 |
Cửa Đền, HTX NN Đại Tự, xã Đại Tự |
Rau |
|
4 |
20 |
Sau Trại 6, HTX NN Đại Tự, xã Đại Tự |
Rau |
|
5 |
21 |
Cầu Bò, Khoảnh 2, HTX NN Đại Tự, xã Đại Tự |
Lúa |
|
20 |
22 |
Đồng Dưới, HTX NN Tam Kỳ, xã Đại Tự |
Lúa |
|
20 |
VI |
Huyện Vĩnh Tường |
|
44 |
86 |
1 |
Đồng Gốc Thương Nghiệp, Gốc Tam Giác, thôn Đông, xã Phú Đa |
Lúa |
30 |
60 |
2 |
Đầm Giữa, thôn Hậu Lộc, xã Vĩnh Ninh |
Bưởi |
6 |
6 |
3 |
Đồng Chó, Đồng Phú, Đồng Mem, thôn Hoa Phú, xã Bình Dương |
Rau |
3 |
3 |
4 |
Đồng Hý, Đồng Rào, thôn Tứ Kỳ, xã Bình Dương |
Rau |
5 |
5 |
5 |
Sau đồng, thôn Xóm mới B, xã Thượng Trưng |
Rau |
|
3 |
6 |
Đồng Đường thôn Hoà Lạc, Đồng Nghé thôn Dẫn Tự, xã Tân Phú |
Rau |
|
9 |
VII |
Huyện Sông Lô |
|
105 |
158 |
1 |
Đồng Giới, Nhà Lanh, Đồng Khươm, Đồng Ré, Khương Sùng, xã Đức Bác |
Lúa |
20 |
20 |
2 |
Đồng Măng, Cây Bưởi, Bến Ngấn, xã Đức Bắc |
Lúa |
10 |
10 |
3 |
Khu đất bãi, xã Cao Phong |
Chuối |
40 |
70 |
4 |
Đồng Dâu, Đồng Sấu, Đồng Soi, Đồng Trong, Suối Ngoài, xã Đôn Nhân |
Ổi |
15 |
20 |
5 |
Đồng Mai, Đồng Khống, Đồng Chinh, xã Phương Khoan |
Lúa |
20 |
20 |
6 |
Khu Mỏ Cày, thôn Ngọc Sơn, xã Nhạo Sơn |
Thanh long |
|
8 |
7 |
Rộc Mâu, Rộc Rõm, Cầu Khỉ, thôn Cầu Gạo, xã Tân Lập |
Thanh long |
|
10 |
VIII |
Huyện Lập Thạch |
|
164 |
413 |
1 |
Đầu Cầu, Húc De, Đồng Môi, Đồng Thau, Cửa Đầm, thôn Đại Lữ, xã Đồng Ích |
Lúa |
30 |
70 |
2 |
Vùng 2: Đồng Tông, Đồng Gạo, Đồng Nhội, Mả Tè, Đồng Lộc, Đồng Thiếm thôn Đại Lữ, xã Đồng Ích |
Lúa |
30 |
50 |
3 |
Thôn Tam Phú, xã Vân Trục |
Thanh long |
15 |
15 |
4 |
Thôn Hồng Thái, xã Xuân Hoà |
Thanh long |
13 |
30 |
5 |
Thôn Kiên Đình, xã Quang Sơn |
Thanh long |
10 |
20 |
6 |
Quảng Cư, xã Quang Sơn |
Dược liệu |
3 |
3 |
7 |
Quảng Cư, xã Quang Sơn |
Na |
|
5 |
8 |
Minh Sơn, Hoà Loan, Văn Trưng, xã Ngọc Mỹ |
Thanh long |
|
9 |
9 |
Núi Dóc, Đá Vỡ, Núi Vôi, thôn Phú Cường, Thọ Linh, xã Hợp Lý |
Thanh long |
|
15 |
10 |
Sa Vàng, Gò Lọc, Đồng Ngói, Gò Đỏ, Đồng Trưa, Đồng Trưng, Đồng |
Lúa cá |
33 |
166 |
|
Tre xã Sơn Đông |
|
|
|
11 |
Đồng Vạt Chát, xã Triệu Đề |
Lúa cá |
30 |
30 |
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
- Số vùng (vùng) |
|
43 |
64 |
|
- Tổng diện tích (ha) |
|
700 |
1.420 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.