TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2927/QĐ-TANDTC |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
Căn cứ Luậl Cán bộ, công chức;
Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngả} 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế đánh giá, phân loại công chức ngành Tòa án nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hàm kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân địa phương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
CHÁNH ÁN |
ĐÁNH
GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2927/QĐ-TANDTC
ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
Quy chế này quy định về nội dung, quy trình đánh giá và phân loại công chức ngành Tòa án nhân dân hàng năm; đánh giá công chức trước khi tuyển chọn, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, biệt phái, luân chuyển và thực hiện chính sách.
Quy chế này được áp dụng đối với việc đánh giá, phân loại công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 7 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
Điều 3. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc đánh giá công chức
1. Mục đích
a) Đánh giá công chức là một nội dung quan trọng của công tác quản lý công chức; là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức.
b) Đánh giá công chức để làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và triển vọng phát triển của công chức, làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.
2. Yêu cầu
a) Căn cứ chủ yếu để đánh giá phải dựa trên cơ sở nhiệm vụ, công tác được giao đối với từng công chức, để làm rõ: Kết quả, hiệu quả công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; tính chủ động, sáng tạo và phối hợp trong công tác. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý cần đánh giá việc hoàn thành chức trách cá nhân và đóng góp của cá nhân vào tập thể lãnh đạo; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện công việc; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, địa phương, lĩnh vực công tác.
c) Cần xem xét kỹ hoàn cảnh, điều kiện công tác (môi trường và điều kiện thực hiện nhiệm vụ) của công chức để thực hiện đánh giá, phân loại. Chẳng hạn: Cùng là hoàn thành nhiệm vụ nhưng có người hoàn thành trong điều kiện có nhiều thuận lợi, có người hoàn thành trong điều kiện khó khăn; người đã từng đảm nhiệm công việc nhiều năm, người mới nhận nhiệm vụ lần đầu; người đã được đào tạo cơ bản, có hệ thống, người chưa qua đào tạo, vừa học vừa làm; những người thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn phải được đánh giá cao hơn, nếu họ có hạn chế nào đó thì cũng phải được xem xét kỹ nguyên nhân; những công chức phải làm việc trong một tập thể có tình trạng mất đoàn kết, thậm chí nghiêm trọng, kéo dài mà công chức đó không thuộc về bên nào. Nếu những người này vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đóng góp vào việc khắc phục tình trạng mất đoàn kết thì phải được đánh giá đặc biệt cao...
d) Đánh giá công chức phải chỉ rõ trong mỗi người công chức có những mặt gì tốt, những mặt nào còn hạn chế, đồng thời phải chỉ ra phương hướng phấn đấu.
đ) Đánh giá phẩm chất đạo đức của công chức không chỉ căn cứ vào những biểu hiện trong công tác, ở công sở của cá nhân công chức mà còn phải xem xét cả trong sinh hoạt, trong các quan hệ xã hội, ở mọi nơi, mọi lúc.
e) Khắc phục tư tưởng trung bình chủ nghĩa, tâm lý yên vị của không ít công chức, nhất là những người không còn tuổi phát triển hoặc không giữ cương vị chủ chốt.
g) Coi trọng và kết hợp tốt các loại đánh giá công chức. Trong đó, cần chú trọng đến đánh giá trước khi đưa vào quy hoạch, kết thúc thời gian luân chuyển, đặc biệt là trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại.
h) Bảo đảm dân chủ, công khai, có đầy đủ các thông tin qua nhiều kênh, nhiều chiều từ đánh giá của bản thân công chức; từ ban lãnh đạo chính quyền, đoàn thể; từ cơ quan tham mưu về công tác cán bộ; từ thủ trưởng cơ quan cùng cấp và cấp dưới trực tiếp; từ cơ quan nhà nước có trách nhiệm…, cẩn trọng, khách quan trước những thông tin gây nhiễu, cố ý dựng chuyện, suy diễn không có căn cứ.
3. Nguyên tắc
Đánh giá công chức được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dựa trên cơ sở tự phê bình và phê bình, cụ thể:
a) Đánh giá công chức phải theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, kết luận theo đa số, bảo đảm cho các kết luận về người công chức là đúng và chính xác.
b) Đánh giá công chức phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. Chống sự phủ định sạch trơn, không thấy được tính kế thừa trong quá trình phát triển của công chức.
c) Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu trong đánh giá công chức; lấy kết quả, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu trong đánh giá công chức.
d) Công khai đối với công chức được đánh giá. Bản thân công chức được trình bày ý kiến của mình về kết luận đánh giá.
đ) Đối với công chức là đảng viên, kết quả kiểm điểm, đánh giá và phân loại đảng viên được sử dụng làm kết quả đánh giá, phân loại chính về chính quyền đối với công chức đó.
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp có thẩm quyền” là tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu được giao quyền quyết định đối với chức danh công chức theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. “Người đứng đầu trực tiếp” là người được bầu, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ cấp trưởng trong cơ quan nhà nước…trực tiếp quản lý, giao việc cho cán bộ, công chức. Ở Tòa án nhân dân tối cao là Chánh tòa các Tòa chuyên trách, Vụ trưởng và tương đương của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; ở Tòa án nhân dân cấp huyện là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.
3. “Tập thể lãnh đạo” ở Tòa án nhân dân tối cao là tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, lãnh đạo các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; ở Tòa án nhân dân địa phương là tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
4. “Thành viên lãnh đạo” ở Tòa án nhân dân tối cao là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; ở Tòa án nhân dân cấp huyện là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.
5. “Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền” là cơ quan chuyên trách làm công tác tổ chức cán bộ cơ quan nhà nước, trực tiếp tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định đối với công chức. Ở Tòa án nhân dân tối cao là Vụ Tổ chức - Cán bộ; ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Phòng Tổ chức - Cán bộ.
6. “Đơn vị cơ sở” ở Trung ương là các Tòa chuyên trách, các vụ và tương đương thuộc Tòa án nhân dân tối cao; ở địa phương là các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm đánh giá công chức
1. Người đứng đầu trực tiếp đánh giá công chức thuộc quyền quản lý hành chính của mình.
2. Việc đánh giá người đứng đầu trực tiếp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
3. Bản thân công chức tự đánh giá. Cá nhân và tập thể có thẩm quyền nhận xét, đánh giá công chức phải chịu trách nhiệm về nội dung nhận xét, đánh giá của mình.
Điều 6. Căn cứ đánh giá công chức
1. Nghĩa vụ của công chức và những điều công chức không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.
2. Chức trách, nhiệm vụ của công chức.
3. Tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh công chức.
4. Môi trường và điều kiện công chức thực hiện nhiệm vụ trong thời hạn đánh giá.
5. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của công chức ngành Tòa án nhân dân.
Điều 7. Nội dung đánh giá công chức
1. Đánh giá đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý
Công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước:
- Bản thân và gia đình công chức trong việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Ý thức tham gia học tập nghị quyết, học tập chính trị; tinh thần, thái độ thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng; kỷ luật phát ngôn, quan hệ giữa nói và làm; đấu tranh bảo vệ cương lĩnh, điều lệ, quan điểm của Đảng trước các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc; mức độ chấp hành pháp luật.
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:
- Nhận thức, tư tưởng chính trị và nâng cao bản lĩnh chính trị của người công chức;
- Việc giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh; không tham nhũng, tiêu cực và tinh thần kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Thực hiện các nghĩa vụ của người công chức và những điều công chức không được làm;
- Tác phong, lề lối làm việc; tinh thần tự phê bình và phê bình; quan hệ với đồng nghiệp, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian;
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác; sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ được giao (giữa đồng nghiệp và với các cơ quan, đơn vị có liên quan);
- Tính trung thực trong công tác: Thể hiện ở việc thực hiện các báo cáo đối với cấp trên và tính chính xác trong các báo cáo;
- Ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, việc thực hiện quy chế, quy định của ngành Tòa án nhân dân; chấp hành các quyết định phân công của tổ chức, thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên;
- Tinh thần tự học tập nâng cao trình độ.
d) Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân: Thể hiện trong thái độ phục vụ tận tình, lễ phép, tạo điều kiện cho người đề nghị giải quyết…
đ) Thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức ngành Tòa án nhân dân.
e) Chiều hướng và khả năng phát triển (giảm, giữ mức hay tốt hơn so với lần đánh giá trước; khả năng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý).
2. Đánh giá đối với công chức lãnh đạo, quản lý
Ngoài những quy định tại khoản 1 Điều này, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Công chức tự đánh giá (bằng văn bản): Cần trình bày rõ kết quả công tác đối chiếu với chức trách, nhiệm vụ được giao; trách nhiệm đối với tập thể lãnh đạo, quản lý; việc thực hiện các nguyên tắc và quy chế công tác; những đổi mới, cải tiến trong công tác và sự trưởng thành về mọi mặt; chủ động giải trình về trách nhiệm cá nhân trong những vấn đề nổi cộm ở ngành, lĩnh vực phụ trách và các dư luận của công chức và nhân dân liên quan đến bản thân.
b) Năng lực lãnh đạo, quản lý: Thể hiện ở khả năng tổ chức quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tinh thần phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ; phát huy quyền làm chủ và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, quản lý; mối quan hệ, lắng nghe ý kiến, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
c) Năng lực tập hợp, đoàn kết, quy tụ và mức độ tín nhiệm với mọi người.
Điều 8. Thời hạn, phương pháp và xếp loại đánh giá công chức
1. Thời hạn đánh giá
a) Định kỳ hàng năm.
b) Trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; điều động, luân chuyển; khen thưởng, kỷ luật.
2. Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá công chức phải căn cứ chủ yếu vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức đó, cùng với các tiêu chí khác. Đồng thời, kết hợp chấm điểm các tiêu chí ở trên theo thang điểm 10, cụ thể như sau:
a) Về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: Số điểm tối đa là 10.
b) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: Số điểm tối đa là 10.
c) Về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Số điểm tối đa là 50. Được chia thành các tiêu chí cụ thể sau đây:
- Mức độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Số điểm tối đa là 10;
- Tinh thần trách nhiệm trong công tác; sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ được giao: Số điểm tối đa là 10;
- Tính trung thực trong công tác: Số điểm tối đa là 10;
- Ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác: Số điểm tối đa là 10;
- Tinh thần tự học tập nâng cao trình độ: Số điểm tối đa là 10.
d) Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân: Số điểm tối đa là 10.
đ) Thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức ngành Tòa án nhân dân: Số điểm tối đa là 10.
e) Tham gia công tác khác: Số điểm tối đa là 10.
3. Cách xếp loại đánh giá công chức:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là những người đạt điểm 9 và 10 ở mỗi tiêu chí.
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Là những người đạt điểm 7 và 8 trở lên ở mỗi tiêu chí.
c) Hoàn thành nhiệm vụ: Là những người đạt điểm 5 và 6 ở mỗi tiêu chí.
d) Không hoàn thành nhiệm vụ: Là những người có tổng số dưới 50 điểm.
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC
Điều 9. Quy trình đánh giá, phân loại công chức hàng năm
Việc đánh giá, phân loại công chức theo định kỳ hàng năm được tiến hành vào dịp cuối năm ở các đơn vị cơ sở, cụ thể như sau:
1. Tại Tòa án nhân dân tối cao
a) Đối với công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng, ban trở xuống thực hiện đánh giá tại cấp phòng, ban của các đơn vị, các Tòa chuyên trách theo quy trình sau đây:
- Công chức tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 7 (đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý) và khoản 2 Điều 7 (đối với công chức lãnh đạo, quản lý) theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Trưởng phòng, ban nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác (đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý); lãnh đạo đơn vị cơ sở phụ trách nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác (đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban) theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Tập thể công chức trong phòng, ban tham gia ý kiến và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này. Lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp và báo cáo người đứng đầu đơn vị cơ sở kết luận và phân loại công chức.
- Người đứng đầu đơn vị cơ sở nhận xét, đánh giá và phân loại công chức theo các mức quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
- Thông báo công khai kết quả đánh giá, phân loại công chức theo quy định.
b) Đối với công chức lãnh đạo đơn vị cơ sở được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Công chức tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 7 theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phụ trách đơn vị cơ sở nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị tham gia góp ý (thành phần bao gồm: Lãnh đạo cơ đơn vị cơ sở; lãnh đạo cấp trưởng của các phòng, ban thuộc đơn vị cơ sở; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công tác tại đơn vị cơ sở) và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này. Lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận và phân loại công chức.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhận xét, đánh giá và phân loại đối với người lãnh đạo đơn vị cơ sở theo các mức quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
- Thông báo công khai kết quả đánh giá, phân loại công chức theo quy định.
c) Đối với công chức lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao:
- Công chức tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 7 theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tham gia góp ý và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp các nhận xét, đánh giá của cá nhân và tập thể nêu trên; đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá công chức để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện đánh giá, phân loại đối với Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo các mức quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
- Thông báo công khai kết quả đánh giá, phân loại công chức theo quy định.
d) Đánh giá, phân loại đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh
a) Đối với công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp tòa, phòng trở xuống thực hiện đánh giá tại các Tòa chuyên trách, các phòng chức năng theo quy trình sau đây:
- Công chức tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 7 (đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý) và khoản 2 Điều 7 (đối với công chức lãnh đạo, quản lý) theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Chánh tòa, Trưởng phòng và tương đương nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác (đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý); lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh phụ trách (tòa, phòng) nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác (đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp tòa, phòng) theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Tập thể công chức trong tòa, phòng tham gia ý kiến và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này. Lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp và báo cáo người đứng đầu đơn vị cơ sở kết luận và phân loại công chức.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá và phân loại công chức theo các mức quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
- Thông báo công khai kết quả đánh giá, phân loại công chức theo quy định.
b) Việc đánh giá, phân loại đối với lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Công chức tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 7 theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh; các Chánh tòa, Trưởng phòng và tương đương của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Thẩm phán thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện tham gia góp ý và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này. Lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp.
- Phòng Tổ chức - Cán bộ tập hợp các ý kiến góp ý nêu trên, soạn thảo văn bản báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh ký và đề nghị về Tòa án nhân dân tối cao (kèm theo văn bản đề nghị là Bản tổng hợp kết quả bỏ phiếu; kết quả đánh giá, phân loại đảng viên của cấp ủy địa phương đối với lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh). Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp và đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện đánh giá và phân loại đối với Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo các mức quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
- Thông báo công khai kết quả đánh giá, phân loại công chức theo quy định.
3. Tại Tòa án nhân dân cấp huyện
a) Việc đánh giá, phân loại đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Công chức tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 7 theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Tập thể công chức Tòa án nhân dân cấp huyện tham gia ý kiến và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này. Lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận và phân loại công chức.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện nhận xét, đánh giá và phân loại công chức theo các mức quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
- Thông báo công khai kết quả đánh giá, phân loại công chức theo quy định.
b) Việc đánh giá, phân loại đối với lãnh đạo Tòa án nhân cấp huyện, được thực hiện theo quy trình sau đây:
- Công chức tự nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) theo các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 7 theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Tập thể công chức Tòa án nhân dân cấp huyện tham gia ý kiến và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quy chế này.
- Phòng Tổ chức - Cán bộ tổng hợp các nhận xét, đánh giá của cá nhân, tập thể nêu trên và kết quả đánh giá, phân loại đảng viên của cấp ủy địa phương đối với lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp huyện, đề xuất nội dung nhận xét, đánh giá công chức để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện đánh giá, phân loại đối với Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện theo các mức quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
- Thông báo công khai kết quả đánh giá, phân loại công chức theo quy định.
Điều 10. Các loại đánh giá công chức khác
1. Đánh giá công chức trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; quy hoạch, luân chuyển, điều động được thực hiện theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; quy hoạch, luân chuyển, điều động công chức.
2. Đánh giá công chức trước khi khen thưởng được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng và các quy chế, quy định về thi đua, khen thưởng của Nhà nước và của ngành.
3. Đánh giá công chức trước khi kỷ luật thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về xử lý kỷ luật công chức.
4. Việc đánh giá trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh Thẩm phán được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân; hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT/TANDTC-BQP-BNV ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Tòa án nhân dân tối cao với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.
Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại theo 1 trong 4 mức sau đây:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Số lượng công chức Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mỗi đơn vị cơ sở tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng đơn vị để xác định nhưng không vượt quá 20% tổng số công chức Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là người tiêu biểu trong cơ quan, đơn vị; không vi phạm khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Quy chế này và bảo đảm các tiêu chí sau đây:
a) Đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý:
- Hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác được giao, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả;
- Được ít nhất 2/3 công chức của đơn vị cơ sở suy tôn, giới thiệu đề nghị khen thưởng từ “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trở lên;
- Có ít nhất một sáng kiến cải tiến trong công việc, có kế hoạch làm việc khoa học, có đề tài khoa học hoặc giải pháp công nghệ mới được cấp có thẩm quyền công nhận và được áp dụng có hiệu quả trong công tác, bao gồm: Các sáng kiến, giải pháp cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính; các văn bản hướng dẫn thực hiện chung toàn ngành; các báo cáo chuyên đề, các chuyên đề, đề tài khoa học đã được nghiệm thu được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của ngành; các tờ trình Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán, các bản án hoặc biên bản phiên tòa đúng quy định của pháp luật, có tính chất mẫu mực; các Báo cáo tổng kết công tác của đơn vị…
b) Đối với công chức lãnh đạo cấp dưới cơ sở:
Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chí sau: Đơn vị được phân công lãnh đạo, quản lý hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của đơn vị cơ sở đề ra; đơn vị không có công chức vi phạm kỷ luật.
c) Đối với công chức lãnh đạo đơn vị cơ sở:
- Các đơn vị hoặc lĩnh vực phụ trách hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của đơn vị cơ sở đề ra;
- Không có công chức vi phạm kỷ luật; không có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ;
- Tổ chức đảng và đoàn thể của đơn vị đạt trong sạch, vững mạnh.
d) Đối với công chức lãnh đạo cấp trên cơ sở: Có 100% các đơn vị trực thuộc hoặc lĩnh vực phụ trách hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có từ 70% đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch của ngành đề ra.
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ
Công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ là người không vi phạm khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Quy chế này và bảo đảm các tiêu chí sau đây:
a) Đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý:
- Hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác được giao, đạt chất lượng, tiến độ và hiệu quả;
- Được ít nhất 2/3 cán bộ, công chức của đơn vị cơ sở suy tôn, giới thiệu đề nghị khen thưởng từ “Lao động tiên tiến” trở lên;
- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan; có kế hoạch làm việc khoa học; có tinh thần học tập và tích cực tham gia các phong trào của cơ quan, đơn vị.
b) Đối với công chức lãnh đạo cấp dưới cơ sở: Ngoài các các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, đơn vị hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của đơn vị cơ sở đề ra.
c) Đối với công chức lãnh đạo đơn vị cơ sở:
- Các đơn vị hoặc lĩnh vực phụ trách hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của đơn vị cơ sở đề ra;
- Không có công chức vi phạm kỷ luật;
- Tổ chức đảng và đoàn thể của đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
d) Đối với công chức lãnh đạo cấp trên cơ sở: Có 100% các đơn vị trực thuộc hoặc lĩnh vực phụ trách hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch của ngành đề ra.
3. Hoàn thành nhiệm vụ
Công chức hoàn thành nhiệm vụ là người không vi phạm khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Quy chế này và bảo đảm các tiêu chí sau đây:
a) Đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý: Hoàn thành từ 90% trở lên chỉ tiêu công tác được giao.
b) Đối với công chức lãnh đạo cấp dưới cơ sở: Ngoài các các quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, đơn vị hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành từ 70% trở lên chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của đơn vị cơ sở đề ra.
c) Đối với công chức lãnh đạo đơn vị cơ sở:
- Đơn vị cơ sở hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành từ 70% trở lên chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của đơn vị;
- Tổ chức đảng và đoàn thể của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
d) Đối với công chức lãnh đạo cấp trên cơ sở: Có từ 70% trở lên đơn vị cơ sở hoặc lĩnh vực phụ trách hoàn thành chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của ngành đề ra.
4. Không hoàn thành nhiệm vụ
Công chức không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong những điểm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 của Quy chế này hoặc:
a) Đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý: Hoàn thành dưới 90% chỉ tiêu công tác được giao.
b) Đối với công chức lãnh đạo cấp dưới cơ sở: Đơn vị hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành dưới 70% chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của đơn vị cơ sở đề ra.
c) Đối với công chức lãnh đạo đơn vị cơ sở:
- Đơn vị cơ sở hoặc lĩnh vực được phân công phụ trách hoàn thành dưới 70% chỉ tiêu công tác theo kế hoạch của đơn vị;
- Đơn vị cơ sở có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật (từ hình thức cảnh cáo trở trở lên).
- Tổ chức đảng và đoàn thể của đơn vị yếu kém.
d) Đối với công chức lãnh đạo cấp trên cơ sở: Có từ 30% trở lên đơn vị cơ sở hoặc lĩnh vực phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 12. Thực hiện đánh giá, phân loại công chức
Hàng năm, trước khi tổng kết ngành, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải hoàn tất việc đánh giá, phân loại công chức của cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức về Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 20/01 của năm sau để tổng hợp chung toàn ngành, trình lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác đánh giá, phân loại công chức hàng năm theo quy định. Báo cáo gửi về Vụ Tổ chức - Cán bộ bao gồm các tài liệu sau:
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao:
- Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức trong đơn vị;
- Bản tự nhận xét, đánh giá của công chức theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Quy chế này; các tài liệu khác (nếu có) để lưu hồ sơ cán bộ, công chức;
- Thống kê theo Mẫu số 4A ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
- Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý;
- Thống kê theo Mẫu số 4B ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 13. Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại công chức
1. Kết quả đánh giá, phân loại công chức được lưu vào hồ sơ công chức. Được sử dụng cho việc bổ nhiệm, đề bạt công chức trong thời hạn không quá 6 tháng kể từ ngày đánh giá (nếu trong thời hạn này có phát sinh những tình tiết mới thì kiểm điểm, đánh giá bổ sung).
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại hàng năm:
a) Công chức có 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác.
b) Công chức có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan quản lý công chức xem xét, làm rõ nguyên nhân, có kết luận và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, có thể giải quyết cho thôi việc.
Điều 14. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại công chức
Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại của cấp có thẩm quyền:
1. Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo kết quả đánh giá, phân loại đối với lãnh đạo các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao thông báo kết quả phân loại, đánh giá công chức thuộc quyền quản lý.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả phân loại, đánh giá công chức Tòa án nhân dân cấp tỉnh; kết quả đánh giá, phân loại đối với Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thông báo kết quả phân loại, đánh giá công chức thuộc quyền quản lý.
Điều 15. Quyền bảo lưu ý kiến và giải quyết khiếu nại về đánh giá, phân loại công chức
1. Công chức có quyền trình bày ý kiến, bảo lưu và báo cáo lên cấp trên trực tiếp những vấn đề không tán thành về nhận xét, đánh giá đối với bản thân mình nhưng phải chấp hành nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.
2. Khi có khiếu nại về đánh giá công chức thì cấp có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, kết luận và thông báo (bằng văn bản) đến người khiếu nại.
Điều 16. Các biểu mẫu ban hành kèm theo Quy chế
1. Phiếu đánh giá, phân loại công chức hàng năm (Mẫu số 1):
a) Sử dụng để công chức tự đánh giá, phân loại hàng năm; các ý kiến tham gia góp ý đối với công chức của tập thể cơ quan, đơn vị; cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá và phân loại đối với công chức.
b) Phiếu này được gửi về cơ quan quản lý công chức để lưu hồ sơ công chức.
2. Phiếu biểu quyết nhận xét, đánh giá công chức (Mẫu số 2): Sử dụng để tập thể công chức trong cơ quan, đơn vị đánh giá; là cơ sở để cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá và phân loại đối với công chức.
3. Bản nhận xét công chức (Mẫu số 3): Sử dụng để nhận xét công chức trong năm công tác của cấp có thẩm quyền trực tiếp sử dụng, phân công công tác đối với công chức.
4. Báo cáo tổng hợp phân loại, đánh giá công chức hàng năm:
a) Mẫu số 4A: Sử dụng để tổng hợp các công chức được đánh giá hàng năm của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao (được gửi kèm theo Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức trong đơn vị hàng năm).
b) Mẫu số 4B: Sử dụng để tổng hợp các công chức được đánh giá hàng năm của Tòa án nhân dân địa phương (được gửi kèm theo Báo cáo kết quả đánh giá, phân loại công chức hàng năm).
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổ chức quán triệt đến toàn thể công chức thuộc phạm vi quản lý hành chính và thực hiện nghiêm túc các quy định tại Quy chế này.
2. Giao cho Vụ Tổ chức - Cán bộ là đơn vị chuyên môn, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao về việc thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện các đơn vị, địa phương nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị có ý kiến bằng văn bản về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để xem xét, giải quyết.
4. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.