ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2918/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 14 tháng 12 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 4357a/QĐ-BNN-TCLN ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4250/TTr-SNN ngày 03 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 01 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 2294/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
Điều 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát sửa đổi, bổ sung quy trình nội bộ trong lĩnh vực lâm nghiệp (quy trình số 04/LN) ban hành kèm theo Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt 06 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ
TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE
(Kèm theo Quyết định số 2918/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre)
Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung |
Lĩnh vực: Lâm nghiệp |
|||
1 |
1.004815 |
Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm II và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES |
Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp |
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Trình tự thực hiện:
+ Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bến Tre (số 126A, đường Nguyễn Thị Định Tổ 10, Khu phố 2, phường Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) trong giờ làm việc, sáng từ 07 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết) hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp mã số (Chi cục Kiểm lâm/Chi cục Thủy sản) có trách nhiệm cấp mã số. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.
Đối với các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên được đăng ký nuôi tại cơ sở:
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
+ Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
- Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ theo 01 trong 03 cách thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
+ Gửi qua đường bưu điện;
+ Nộp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh theo địa chỉ https://dichvucong.bentre.gov.vn/
- Thành phần hồ sơ:
+ Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
+ Bản chính Phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ (đối với động vật).
+ Bản chính Phương án trồng theo mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ (đối với thực vật).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời gian cấp mã số: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, không quá 30 ngày.
+ Đối với các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký gây nuôi tại cơ sở:
• Thời gian Cơ quan cấp mã số gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
• Thời gian Cơ quan khoa học CITES Việt Nam trả lời bằng văn bản: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số.
• Thời gian cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam: 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
+ Chi cục Kiểm lâm đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng nhóm II và các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES trừ các loài thủy sản.
+ Chi cục Thủy sản đối với trường hợp đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Mã số cơ sở nuôi, trồng hoặc văn bản từ chối cấp mã số cơ sở nuôi, trồng.
- Phí, lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
+ Bản chính Phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ (đối với động vật).
+ Bản chính Phương án trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ (đối với thực vật).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại
+ Có phương án nuôi, trồng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 05 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
+ Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
+ Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác.
+ Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.
2. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại
- Đối với động vật:
+ Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;
+ Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;
+ Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
+ Có phương án nuôi theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ; Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
- Đối với thực vật:
+ Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác;
+ Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài;
+ Có phương án trồng theo Mẫu số 05, Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
- Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.
+ Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: ........................................................................
1. Tên và địa chỉ:
Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị: ......................................................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Điện thoại: .................................... Fax (nếu có): ................................................................
2. Địa chỉ cơ sở nuôi, trồng: ................................................................................................
3. Nội dung đề nghị cấp đăng ký: Cấp mới □; Cấp bổ sung □
4. Mục đích nuôi, trồng: .......................................................................................................
Phi thương mại □; Thương mại trong nước □; Xuất khẩu thương mại □
5. Các loài nuôi, trồng:
STT |
Tên loài |
Số lượng (cá thể) |
Nguồn gốc |
Ghi chú |
|
Tên thông thường |
Tên khoa học |
||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- ...
|
Địa
điểm ..., ngày.... tháng... năm ... |
MẪU PHƯƠNG ÁN NUÔI
(Kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm
2021 của Chính phủ)
I. PHƯƠNG ÁN NUÔI ÁP DỤNG VỚI LOÀI NUÔI SINH SẢN1
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ................................................................................................
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: ..........................................................................
Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân/: ......... Ngày cấp: ................ Nơi cấp: ................
3. Ngày thành lập cơ sở: ....................................................................................................
4. Loài nuôi (tên khoa học, tên thông thường): ..................................................................
5. Mục đích nuôi: □ Vì mục đích thương mại □ Không vì mục đích thương mại
6. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định.
7. Hiện trạng tổng đàn gồm: đàn bố mẹ, đàn giống hậu bị đang nuôi và đàn con (số lượng cá thể, giới tính và độ tuổi).
Bố mẹ |
Hậu bị |
Con non trưởng thành (không bao gồm cá thể bố mẹ và hậu bị) |
Con non chưa trưởng thành |
Tổng đàn |
Ghi chú |
||||
Đực |
Cái |
Đực |
Cái |
Đực |
Cái |
Không xác định |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9=1+2+3+4+5+6+7+8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. Nếu cơ sở mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh cơ sở được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một cơ sở khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2.
9. Thông tin về năng lực sản xuất (sản lượng) hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới, gồm:
9.1. Số lượng cá thể con sinh sản hàng năm
a) Đối với loài đẻ trứng (loài đẻ con không phải điền thông tin vào mục này)
Năm |
Bố mẹ |
Giai đoạn trứng (nếu có) và con non |
Con non đã trưởng thành |
||||||||
Đực |
Cái |
Tỷ lệ cá thể mẹ sinh sản |
Số ổ trứng bình quân/ổ trứng |
Tổng số trứng |
Tỷ lệ trứng hỏng (%) |
Số trứng nở |
Con non chưa trưởng thành |
Tỷ lệ chết con non (%) |
Con trưởng thành |
Tỷ lệ chết con trưởng thành |
|
Quá khứ2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiện tại3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự kiến4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Đối với loài đẻ con (loài đẻ trứng không phải điền thông tin vào mục này)
Năm |
Bố mẹ |
Giai đoạn con non chưa trưởng thành |
Con non đã trưởng thành |
|||||
Đực |
Cái |
Số con non trung bình được sinh sản/01 cá thể mẹ |
Tỷ lệ cá thể mẹ sinh sản (%) |
Tỷ lệ con non bị chết (%) |
Tổng con non hiện có |
Tỷ lệ chết ('%) |
Tổng con trưởng thành |
|
Quá khứ5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hiện tại6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Dự kiến7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
9.2. Những biến động bất thường trong sinh sản hàng năm (nếu có), giải thích nguyên nhân những biến động bất thường.
10. Đánh giá nhu cầu dự kiến và nguồn cung cấp con giống bổ sung cho đàn giống sinh sản của cơ sở nhằm tránh sinh sản đồng huyết, cận huyết.
11. Loại sản phẩm chính (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác) (Chỉ áp dụng cho các cơ sở nuôi thương mại).
12. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chip điện tử, cắt tai, cắt vây) nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu.
13. Mô tả cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi hiện tại và dự kiến trong tương lai:
- Kích thước chuồng nuôi chính và chuồng nuôi cách ly (nếu có): diện tích chuồng nuôi (chiều rộng, chiều dài) và chiều cao của chuồng.
- Mật độ nuôi.
- Các mô tả khác.
14. Mô tả các biện pháp chăm sóc
- Thức ăn.
- Nước uống.
- Mô tả khác.
15. Điều kiện thú y và phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang dã (Mô tả các điều kiện về thú y và phòng chống bệnh cho động vật).
16. Vệ sinh môi trường
- Các biện pháp xử lý môi trường (nếu có).
- Nếu cơ sở đã thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thì nêu số văn bản, cơ quan phê duyệt và ngày phê duyệt.
17. Cách thức ghi chép thông tin: thông tin về quần thể động vật hoang dã gây nuôi được ghi chép và lưu trữ như thế nào.
18. Thuyết minh về hoạt động được cơ sở nuôi sử dụng và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài.
19. Mô tả các rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro:
- Các rủi ro đối với môi trường tự nhiên (nếu có) và các biện pháp phòng, chống rủi ro.
- Các rủi ro đối với an toàn của con người và vật nuôi khác (nếu có) và các biện pháp phòng chống rủi ro.
- Các rủi ro về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Các rủi ro khi động vật thoát khỏi chuồng/cơ sở nuôi hoặc bị đánh cắp; mô tả các biện pháp phòng, chống động vật thoát ra ngoài môi trường tự nhiên đối với loài được nuôi tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài.
20. Mô tả các biện pháp đảm bảo động vật nuôi được đối xử nhân đạo ở mọi khâu (nuôi, giết mổ, vận chuyển....)./.
|
Địa
điểm ..., ngày.... tháng... năm ... |
II. PHƯƠNG ÁN NUÔI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI LOÀI NUÔI SINH TRƯỞNG8
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ...............................................................................................
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: .........................................................................
Số CMND/Hộ chiếu/căn cước công dân/: .......... Ngày cấp: ............. Nơi cấp: .................
3. Ngày thành lập cơ sở: ....................................................................................................
4. Loài nuôi (tên khoa học, tên thông thường): .................................................................
5. Mục đích nuôi: □ Vì mục đích thương mại □ Không vì mục đích thương mại
6. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định pháp luật:
.............................................................................................................................................
7. Hiện trạng tổng đàn gồm:
Cá thể trưởng thành |
Cá thể chưa trưởng thành (không bao gồm cá thể bố mẹ và hậu bị) |
Tổng đàn |
Ghi chú |
||
Đực |
Cái |
Không xác định |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5=1+2+3+4 |
6 |
|
|
|
|
|
|
8. Thông tin về năng lực sản xuất (sản lượng) hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.
9. Loại sản phẩm chính (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác) (Chỉ áp dụng cho các cơ sở nuôi thương mại).
10. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật.
11. Mô tả cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi hiện tại và dự kiến trong tương lai.
Kích thước chuồng nuôi chính và chuồng nuôi cách ly (nếu có): diện tích chuồng nuôi (chiều rộng, chiều dài) và chiều cao của chuồng.
12. Mô tả các biện pháp chăm sóc
- Thức ăn: mô tả thức ăn, lượng thức ăn trung bình cho 1 cá thể/ngày, tần suất cho ăn (số lần ăn/ngày).
- Thức ăn.
- Nước uống.
- Mô tả khác.
13. Điều kiện thú y và phòng chống dịch bệnh cho động vật hoang dã (Mô tả các điều kiện về thú y và phòng chống bệnh cho động vật).
14. Vệ sinh môi trường
- Các biện pháp xử lý môi trường (nếu có).
- Nếu cơ sở đã thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt thì nêu số văn bản, cơ quan phê duyệt và ngày phê duyệt.
15. Cách thức ghi chép thông tin: thông tin về quần thể động vật hoang dã gây nuôi được ghi chép và lưu trữ như thế nào.
16. Mô tả thủ tục kiểm tra và giám sát được sử dụng để nhận dạng động vật nuôi hợp pháp (gồm bố mẹ, dàn hậu bị và các con) và phát hiện các cá thể có nguồn gốc bất hợp pháp được đưa vào cơ sở nuôi.
17. Thuyết minh về hoạt động được cơ sở nuôi sử dụng và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài:
- Số lượng cá thể đực, cái thuần chủng, độ tuổi của động vật tái thả lại khu vực phân bổ tự nhiên của loài hoặc trao đổi với các cơ sở nuôi không vì mục đích thương mại.
- Thời điểm tái thả lại môi trường tự nhiên.
- Tần suất tái thả (nếu có).
- Các biện pháp khác.
18. Mô tả các rủi ro và các biện pháp xử lý rủi ro:
- Các rủi ro đối với môi trường tự nhiên (nếu có) và các biện pháp phòng, chống rủi ro.
- Các rủi ro đối với an toàn của con người và vật nuôi khác (nếu có) và các biện pháp phòng chống rủi ro.
- Các rủi ro về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
- Các rủi ro khi động vật thoát khỏi chuồng/cơ sở nuôi hoặc bị đánh cắp; mô tả các biện pháp phòng, chống động vật thoát ra ngoài môi trường tự nhiên đối với loài được nuôi tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài.
19. Mô tả các biện pháp đảm bảo động vật nuôi được đối xử nhân đạo ở mọi khâu (nuôi, giết mổ, vận chuyển....)./.
|
Địa
điểm ..., ngày.... tháng... năm ... |
1 Mỗi loài sẽ có một phương án nuôi riêng.
2 Chỉ ghi thông tin nếu động vật đã sinh sản tại cơ sở và cung cấp số liệu từ 1 đến 5 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
3 Là năm đăng ký cơ sở nuôi.
4 Dự kiến khả năng sinh sản của động vật từ 1 đến 3 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
5 Chỉ ghi thông tin nếu động vật đã sinh sản tại cơ sở và cung cấp số liệu từ 1 đến 5 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
6 Là năm đăng ký cơ sở nuôi.
7 Dự kiến khả năng sinh sản của động vật từ 1 đến 3 năm kể từ năm đề nghị đăng ký mã số.
8 Mỗi loài phải lập một phương án nuôi riêng.
1. Tên và địa chỉ của cơ sở: ...............................................................................................
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện: .........................................................................
Số CMND/căn cước công dân/Hộ chiếu: .................. Ngày cấp: .............. Nơi cấp: ..........
3. Loài đăng ký trồng (tên khoa học và tên thông thường): ................................................
4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên: .......................................
5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng: .............................................................
6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới: ........................
7. Tài liệu chứng minh nguồn gốc giống hợp pháp theo của loài đăng ký trồng.
8. Thuyết minh và cam kết về những đóng góp cho công tác bảo tồn loài đối với trường hợp trồng không vì mục đích thương mại:
- Số lượng thực vật thuần chủng và độ tuổi của thực vật tái trồng lại khu vực phân bố tự nhiên của loài hoặc trao đổi với các cơ sở trồng không vì mục đích thương mại.
- Đóng góp khác cho bảo tồn (giáo dục thiên nhiên, tài trợ cho các dự án bảo tồn...)
9. Mô tả các biện pháp phòng, chống sự phát tán của thực vật ra môi trường tự nhiên đối với loài được trồng tại khu vực không phải là khu vực phân bố tự nhiên của loài./.
|
Địa
điểm……, ngày.... tháng... năm... |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.