ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2008/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 28 tháng 8 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Phí và Lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân
dân tỉnh An Giang về việc ban hành chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng nộp và mức thu phí:
1. Đối với chất thải rắn thông thường:
a) Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, văn phòng công ty, xí nghiệp, trung tâm văn hóa, thể thao: 330 đồng/người/tháng.
b) Trường học: 130 đồng/học sinh/tháng.
c) Cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà trọ, khu resort): 1.360 đồng/phòng/tháng.
d) Các bệnh viện, trạm y tế, trung tâm y tế (không tính rác thải y tế): 1.460 đồng/giường/tháng.
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh: 810 đồng/người/tháng.
e) Cơ sở dịch vụ ăn uống: 2.700 đồng/bàn/tháng.
g) Bến xe, bến tàu, bến phà:
- Bến nhỏ (ở xã, ấp): 33.000 đồng/bến/tháng.
- Bến trung (thị trấn, thị tứ): 66.000 đồng/bến/tháng.
- Bến lớn (phường, huyện, thị xã, thành phố): 130.000 đồng/bến/tháng.
h) Vựa cá, trái cây:
- Loại nhỏ (ở xã, ấp): 45.000 đồng/vựa/tháng.
- Loại trung (thị trấn, thị tứ, phường, huyện): 90.000 đồng/vựa/tháng.
- Loại lớn (chợ đầu mối trung tâm thị xã, thành phố): 180.000 đồng/vựa/tháng.
i) Sạp buôn bán tại các chợ:
- Loại nhỏ (ở xã, ấp): 10.000 đồng/sạp/tháng.
- Loại trung (thị trấn, thị tứ): 20.000 đồng/sạp/tháng.
- Loại lớn (phường, huyện, thị xã, thành phố): 40.000 đồng/sạp/tháng.
k) Các đối tượng khác (ngoài các đối tượng đã nêu trên): thu theo lượng rác phát sinh thực tế là 40.000 đồng/tấn.
2. Đối với chất thải rắn y tế, chất thải nguy hại công nghiệp: mức thu 6.000.000 đồng/tấn.
Điều 2. Đối tượng không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn bao gồm:
1. Cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật, cụ thể:
a) Đối với trường hợp tự xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có thuyết minh rõ giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn; giải pháp công nghệ xử lý nước rác và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn; hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải rắn; các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành; giải pháp xử lý các tình huống sự cố môi trường và các nội dung khác về xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
b) Đối với trường hợp ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường phải có hợp đồng dịch vụ xử lý (hoặc hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải rắn với chủ xử lý chất thải rắn được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
Điều 3. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí:
1. Đơn vị trực tiếp thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được trích để lại 20% trên tổng số tiền phí thực thu được để chi phí cho việc thu phí.
2. Số tiền được trích để lại, đơn vị sử dụng để chi phí cho việc thu phí theo nội dung cụ thể sau:
a) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như in hoặc mua mẫu, biểu, sổ sách.
b) Chi văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
c) Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện công việc thu phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí theo quy định trên.
3. Tổng số tiền phí thu được sau khi trừ đi số trích để lại theo quy định tại khoản 1 Điều này, số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Thủ tục thu, nộp và thời gian nộp ngân sách thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.