ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2003/QĐ-UBBT |
Phan Thiết, ngày 09 tháng 5 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 57/2003/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
- Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định Pháp lệnh phí và lệ phí;
- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh Bình Thuận khóa VII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/01/2003;
- Xét đề nghị của Liên Sở Tài chính - Vật giá và Sở Địa chính tại công văn số 114 LS/TC-ĐC ngày 09/01/2003 V/v đề nghị ban hành chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí đo đạc lập bản đồ địa chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí đo đạc lập bản đồ địa chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính.
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các văn bản trước đây của UBND Tỉnh trái với quyết định này.
Giao trách nhiệm cho Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với Sở Địa chính, Cục Thuế hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định này .
Điều 3 : Chánh Văn phòng HĐND &UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành: Tài chính - Vật giá, Sở Địa chính, Kho bạc Nhà nước Tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ngành liên quan; Chủ tịch UBND các Huyện, Thành phố căn cứ Quyết định thi hành ./.
Nơi nhận : |
TM.ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
QUY
ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐIẠ CHÍNH (HỆ
TỌA ĐỘ GIẢ ĐỊNH) VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2003/QĐ-UBBT ngày / /2003 của Uy ban nhân
dân tỉnh)
1) Đối tượng thu:
- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính.
- Theo yêu cầu riêng lẻ của người sử dụng đất.
2) Cơ quan thu phí: Tổ chức được giao nhiệm vụ đo đạc địa chính của tỉnh Bình Thuận.
1) Mức thu: Ban hành kèm theo quyết định này biểu mức thu phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính.
2) Quản lý, sử dụng:
2.1) Cơ quan thu phí thực hiện mở tài khoản “tạm giữ tiền phí” tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận để theo dõi quản lý tiền phí. Căn cứ vào tình hình thu phí mà định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần phải lập bảng kê, gửi toàn bộ tiền phí đã thu trong kỳ vào tài khoản tạm giữ tiền phí và quản lý chặt chẽ các khoản phí đã thu, nộp và sử dụng theo đúng chế độ tài chính hiện hành. Mọi khoản thu – chi tiền phí phải được phản ánh đầy đủ trong dự toán và quyết toán tài chính của đơn vị hàng năm.
2.2) Cơ quan thu phí được trích 100% trên số tiền phí thực thu để sử dụng trực tiếp phục vụ công tác thu phí sau đây:
- Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp thu phí.
- Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
- Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí, lệ phí.
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí.
- Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí trong đơn vị. Mức trích lập 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 3 thàng lương thực hiện.
3) Lập, thông báo, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán:
3.1) Lập dự toán:
- Hàng năm, cơ quan thu phí thực hiện lập dự toán thu chi phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Dự toán thu chi phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính phải chi tiết nội dung đến từng mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành quy định đối với từng khoản thu chi tương ứng, kèm theo thuyết minh giải trình cơ sở tính toán.
- Cơ quan thu phí phải gửi dự toán thu chi phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính cho cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản tổng hợp vào dự toán thu chi ngân sách năm và gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định.
3.2) Thông báo dự toán: Căn cứ vào dự toán thu chi phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản giao dự toán thu chi phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính đồng thời với dự toán thu chi Ngân sách Nhà nước theo mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành, đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
3.3) Chấp hành dự toán: Căn cứ vào dự toán thu chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số thu thực nộp vào Kho bạc Nhà nước, lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị và chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi, cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị theo quy định tại Thông tư số 40/1998/TT-BTC ngày 31/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
3.4) Kế toán và quyết toán: Cơ quan thu phí thực hiện mở đầy đủ sổ sách kế toán theo quy định hiện hành để theo dõi, quản lý thu chi phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính theo đúng quy định tại Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996. Cuối năm, cuối quý phải lập báo cáo quyết toán tình hình thu chi phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính theo quy định hiện hành. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định. Cơ quan thu phí chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu quyết toán phí. Nếu phát hiện có sai phạm sẽ bị xử lý thep quy định của pháp luật.
4) Chứng từ thu phí: Cơ quan thu phí đo đạc lập bản đồ điạ chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính sử dụng biên lai thu cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.
5) Trách nhiệm của các tổ chức:
5.1) Tổ chức thu:
- Cơ quan thu phí phải niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí ở vị trí thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết.
+ Niêm yết: Tên phí, mức thu, chứng từ thu.
+ Thông báo công khai: Văn bản quy định thu phí.
- Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí, Cơ quan thu phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí theo mẫu số 1 được quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí. Trường hợp thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí phải thông báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi thay đổi, kết thúc hoặc đình chỉ thu phí.
- Cơ quan thu phí thực hiện kê khai phí từng tháng và nộp tờ khai cho cơ quan thuế nơi đăng ký thu phí trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo để theo dõi quản lý. Trường hợp trong tháng không phát sinh số thu phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ quan thu phí phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai theo mẫu số 2 được quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
5.2) Trách nhiệm của cơ quan thuế:
- Hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thu phí thực hiện việc kê khai, thu, nộp, mở sổ sách, chứng từ kế toán và quyết toán phí theo đúng pháp luật về phí, lệ phí.
- Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, thu, nộp và quyết toán phí; xử lý vi phạm hành chính về thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp phí vào ngân sách nhà nước, chế độ mở sổ kế toán, quản lý sử dụng và lưu giữ chứng từ thu phí .
6) Xử lý vi phạm:
- Tổ chức, cá nhân không nộp hoặc nộp không đủ số tiền phí thì không được phục vụ công việc, dịch vụ hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Người nào không thực hiện đúng những quy định về tổ chức thực hiện, quản lý và sử dụng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan thu phí không đúng quy định của pháp luật, số tiền thu sai phải được trả lại cho đối tượng nộp phí, trường hợp không xác định được đối tượng nộp phí thì số tiền đã thu sai phải nộp vào ngân sách nhà nước.
- Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các văn bản ban hành trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
- Trong quá trình thực hiện các tổ chức, cá nhân nếu có vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Uy ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Tài chính – Vật giá) để xem xét, giải quyết.
BIỂU QUY ĐỊNH MỨC THU PHÍ ĐO ĐẠC LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (HỆ TỌA
ĐỘ GIẢ ĐỊNH) VÀ LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2003/QĐ-UBBT ngày / /2003 của Uy ban nhân
dân tỉnh)
1/ Mức thu phí đo đạc lập bản đồ địa chính (hệ tọa độ giả định) và lập hồ sơ địa chính:
Tỷ lệ bản đồ |
Loại khó khăn |
Đơn vi tính |
Mức thu (đồng) |
Bản đồ tỷ lệ: 1/1000 |
I |
Ha |
223.000 |
|
II |
Ha |
269.000 |
|
III |
Ha |
321.000 |
|
IV |
Ha |
415.000 |
|
V |
Ha |
521.000 |
Bản đồ tỷ lệ: 1/2000 |
I |
Ha |
97.000 |
|
II |
Ha |
139.000 |
|
III |
Ha |
160.000 |
|
IV |
Ha |
197.000 |
Bản đồ tỷ lệ: 1/5000 |
I |
Ha |
37.000 |
|
II |
Ha |
45.000 |
|
III |
Ha |
57.000 |
|
IV |
Ha |
65.000 |
* Loại khó khăn được phân như sau:
- Loại I: Đồng bằng, địa hình bằng phẳng, đường sá giao thông đi lại thuận tiện, làng xóm thưa thớt đất khu dân cư dưới 15% có trong khu vực đo đạc, số thửa trung bình 10-14 thửa/1ha. Tầm nhìn thông suốt.
- Loại II: Đồng bằng địa hình bằng phẳng, giao thông đi lại thuận tiện, ít ao hồ sông, kênh rạch. Làng xóm thưa thớt trung bình 15-20 thửa/1ha.
- Loại III: Đồng bằng, đường xá giao thông ít thuận tiện. Nhiều sông, kênh rạch, làng xóm cây cối rậm rạp. Tầm nhìn thông suốt khoảng 80%. Đất khu dân cư 15-17%. Vùng đồi thấp. Đồng ruộng xen kẽ (khe rộc). Dân cư rải rác (không thành làng, cụm), số thửa trung bình 20-25 thửa/1ha.
- Loại IV: Đồng bằng làng xóm dân cư đông đúc, có nhiều đầm lầy, sông rạch. Vùng trung du, núi đồi (bát úp) nhiều ruộng khe rộc. Dân cư rải rác. Vùng ven đô thị, thành phố tầm nhìn thông suốt 50%. Số thửa trung bình từ 25-30 thửa/1ha.
- Loại V: Đô thị, thị xã, thành phố kiến trúc phức tạp. Núi cao rừng rậm. Tầm nhìn che khuất. Chi tiết trung bình từ 30 đến 40 thửa 1ha.
2/ Mức thu phí đo đạc riêng lẻ theo bản đồ tỷ lệ 1/500 có tọa độ địa chính (áp dụng theo yêu cầu riêng lẻ của người sử dụng đất):
- Đối với công việc đo đạc riêng lẻ theo bản đồ tỷ lệ 1/500 có tọa độ địa chính, diện tích từ 5.000 m2 trở lên, Thường trực HĐND Tỉnh thống nhất cho áp dụng theo Quyết định số 1430/QĐ-CTUBBT ngày 30/5/2001 của UBND Tỉnh.
- Đối với công việc đo đạc riêng lẻ theo bản đồ tỷ lệ 1/500 có tọa độ địa chính, diện tích từ 500 m2 đến dưới 5.000 m2, mức thu phí được quy định cụ thể như sau:
STT |
Công việc |
Đơn vị tính |
Đơn giá |
01 |
Đo diện tích dưới 500m2 |
Đồng/hồ sơ |
150.000 |
02 |
Đo diện tích từ 500m2 đến 1000m2 |
Đồng/hồ sơ |
250.000 |
03 |
Đo diện tích từ 1001m2 đến 3000m2 |
Đồng/hồ sơ |
300.000 |
04 |
Đo diện tích từ 3001m2 đến 5000m2 |
Đồng/hồ sơ |
400.000 |
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.