ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2888/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 06 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 36/TTr-STTTT ngày 13 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Bãi bỏ Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
VIỆC PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 06/10/2017 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1. Cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, gồm:
a) Các sở, ban, ngành (cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc) thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (gọi chung là các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh);
b) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Thuận (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
2. Cơ quan báo chí, nhà báo và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên là Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là người phát ngôn);
c) Người có trách nhiệm thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền thực hiện phát ngôn là người đứng đầu các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là người được ủy quyền phát ngôn) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng người phát ngôn thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan chuyên thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Trường hợp người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan hoặc lĩnh vực liên quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Trường hợp người được ủy quyền không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo để người đứng đầu cơ quan ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;
b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
4. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố.
5. Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của cơ quan hoặc niêm yết tại trụ sở (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có trang thông tin điện tử) trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
6. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
7. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật, nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
Điều 4. Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử chính thức của các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức định kỳ hàng tháng hoặc khi được yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính… nội dung thông tin trên báo chí.
PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ
Điều 5. Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin cho báo chí trên Cổng thông tin điện tử tỉnh (hàng ngày);
2. Ít nhất 3 tháng một lần, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí (do Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực Khoa giáo - Văn xã chủ trì);
3. Các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí bằng cách gửi thông tin để cập nhật trên Cổng thông tin điện tử tỉnh hoặc đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan, địa phương mình;
b) Cử người phát ngôn cung cấp thông tin tại họp báo của Ủy ban nhân dân tỉnh khi có yêu cầu;
c) Trường hợp cần thiết, tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản;
d) Cử người đại diện để dự họp và cung cấp thông tin cho báo chí tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hàng tháng (khi có yêu cầu).
3. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc các hình thức quy định tại Điều 4 Quy định này.
Điều 6. Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
1. Trường hợp xảy ra sự cố mang tính chất nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng lớn liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng (trừ trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp) trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người phát ngôn của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ngay sau khi sự cố xảy ra và thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố bằng hình thức thích hợp.
2. Đối với sự cố liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương trong tỉnh thì cơ quan cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao chủ trì xử lý phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên trong quá trình xử lý sự việc.
3. Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
a) Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra.
b) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại điểm a khoản 3 Điều này.
c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thể trực tiếp phát ngôn hoặc giao nhiệm vụ cho người phát ngôn của cơ quan hoặc ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 3 Quy định này.
2. Người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức chỉ đạo việc chuẩn bị các thông tin và chế độ phát ngôn của cơ quan mình.
Điều 8. Quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn
1. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn được nhân danh đại diện cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
2. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy định này; để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị, cá nhân khi có yêu cầu của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn về việc cung cấp thông tin để thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn cung cấp thông tin.
3. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
c) Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
4. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
5. Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đã phát ngôn, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
6. Người phát ngôn của các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý các cấp trước khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí Trung ương về hoạt động, tác nghiệp tại cơ quan, đơn vị mình, để giám sát các hoạt động của phóng viên theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm do cơ quan báo chí giao và theo đúng các quy định của pháp luật, cụ thể:
a) Đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và tương đương thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông Bình Thuận;
b) Đối với cấp huyện; cấp xã thông báo cho Phòng Văn hóa Thông tin cấp huyện.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên
1. Cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ nội dung phát ngôn và thông tin do người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp; đồng thời phải ghi rõ họ tên người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn, tên cơ quan của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn. Trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát đúng nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thì không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó.
2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đối với các nội dung đăng tải không chính xác. Thời điểm đăng, phát thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 42 Luật Báo chí, cụ thể:
a) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm; thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi;
b) Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình; trong số ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm. Đối với tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải đăng trong số ra gần nhất;
c) Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm.
Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi.
Điều 10. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy chế và có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí, thông tin tuyên truyền sẽ được Sở Thông tin và Truyền thông Bình Thuận xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh thực hiện Quy định này; định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban ban nhân dân tỉnh.
Điều 12. Chế độ báo cáo tình hình thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Chế độ báo cáo
Các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản tình hình thực hiện Quy định này định kỳ 6 tháng, 1 năm và khi có yêu cầu đột xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh (báo cáo gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp).
Thời hạn: Chậm nhất ngày 20 tháng 6 đối với báo cáo 6 tháng và ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm.
2. Nội dung báo cáo
a) Tình hình thực hiện Quy định này và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn trong cơ quan, địa phương mình;
b) Số lượt phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí, nguồn cung cấp thông tin;
c) Nội dung, mục đích cung cấp thông tin cho báo chí và Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
d) Tên cơ quan báo chí, thu thập thông tin phát ngôn (đài, báo nào);
đ) Đánh giá kết quả sau khi cung cấp thông tin cho báo chí, về mức độ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, chính trị trong cơ quan, đơn vị và ngoài xã hội;
e) Những đề xuất, kiến nghị có liên quan đến việc phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, địa phương (nếu có)./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.