ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2877/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 26 tháng 11 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 988/TTr-TT ngày 01 tháng 9 năm 2015 về việc phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 506/TTr-SNV ngày 13 tháng 11 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:
1. Vị trí, chức năng:
a) Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (sau đây gọi tắt là Thanh tra tỉnh) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
b) Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Thanh tra tỉnh thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
3. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Thanh tra tỉnh:
a) Lãnh đạo Thanh tra tỉnh:
- Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra;
- Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Việc miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
Việc miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.
- Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:
- Văn phòng;
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ 1);
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 2 (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ 2);
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 3 (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ 3);
- Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ 4);
- Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ 5);
- Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra (gọi tắt là Phòng nghiệp vụ 6).
c) Biên chế công chức và Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Thanh tra tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm trên cơ sở vị trí việc làm theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh:
1. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và bố trí biên chế hợp lý bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
2. Căn cứ Quy chế làm việc mẫu của các cơ quan chuyên môn do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, ban hành Quy chế làm việc của Thanh tra tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2537/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Thanh tra tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.