ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2845/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 28 tháng 7 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 07/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 4404/TTr-STC ngày 26 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý công sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Tài chính dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh kèm theo phương án đơn giản hóa đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, gửi Bộ Tài chính.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính,Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND
ngày tháng năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh Thanh Hóa)
(Mã TTHC: 1.005431.000.00.00.H56)
1. Nội dung đơn giản hóa
- Sửa đổi thành phần hồ sơ:
Lý do: Thành phần hồ sơ chưa quy định cụ thể. Tại điểm c khoản 4 Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ đang quy định thành phần hồ sơ của UBND tỉnh gửi thường trực HĐND tỉnh mà không phải thành phần hồ sơ của đơn vị sự nghiệp gửi Sở Tài chính. Do đó cần phải quy định thêm thành phần hồ sơ của tổ chức gửi cho Sở Tài chính. Mặt khác, trong thành phần hồ sơ không nên quy định có “ các hồ sơ có liên quan khác” vì quy định như vậy dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp.
Quyết định số 209/QĐ-BTC ngày 13/2/2018 của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính, hiện tại công bố thủ tục này có thành phần hồ sơ chưa chính xác với Điểm c Khoản 4 Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ, cụ thể: văn bản pháp luật không quy định việc nộp “Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan” và “ Báo cáo quá trình tiếp thu ý kiến thẩm định”. Mặt khác, theo trình tự thực hiện thì đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, gửi Sở Tài chính thẩm định (bước 1). Như vậy theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính thì thành phần hồ sơ phải được quy định cho đơn vị sự nghiệp gửi Sở Tài chính ngay tại bước 1, tuy nhiên thành phần hồ sơ theo Quyết định số 209/QĐ-BTC lại công bố cho Sở Tài chính gửi UBND tỉnh ( HĐND tỉnh) ( bước 3) và cơ quan giải quyết là Văn phòng UBND tỉnh, điều này có sự mâu thuẫn giữa đối tượng thực hiện, trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ và cơ quan giải quyết.
Do đó đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại việc quy định thành phần hồ sơ của thủ tục để phù hợp với Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Bổ sung cách thức thực hiện, số lượng hồ sơ:
Lý do: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác không quy định về cách thức thực hiện cụ thể. Cần quy định rõ ràng, cụ thể để cơ quan, đơn vị có quyền lựa chọn cách thức nộp hồ sơ là trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến; đồng thời quy định rõ số lượng hồ sơ.
- Bổ sung thời gian thực hiện:
Lý do: Chưa quy định tổng thời gian giải quyết của cả thủ tục từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả, mới quy định thời gian cho từng bước. Mặt khác thời gian giữa các bước quy định chưa thống nhất giữa “ngày” và “ngày làm việc” dẫn đến khó xác định để hẹn cho tổ chức.
- Quy định rõ cơ quan giải quyết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính
Lý do: Cần quy định rõ đơn vị sự nghiệp công lập nộp hồ sơ cho cơ quan nào? Cơ quan quản lý cấp trên hay Sở Tài chính. Vì quy định rõ cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì mới quy định được thành phần hồ sơ để cơ quan đó thu ( hiện tại Quyết định số 209/QĐ-BTC ngày 13/2/2018 của Bộ Tài chính công bố cơ quan giải quyết là Văn phòng UBND tỉnh là chưa phù hợp mà phải là Sở Tài chính vì Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện tiếp nhận, xử lý và tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).
- Về mẫu đơn, tờ khai:
Lý do: Chưa quy định rõ mẫu văn bản đề nghị phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết.
2. Kiến nghị thực thi
- Bổ sung thêm nội dung thành phần hồ sơ của đơn vị sự nghiệp phải nộp cho Sở Tài chính vào Điểm a, Khoản 4 Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
“ Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị của đơn vị sự nghiệp công lập
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập
- Đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị ( mẫu 02/TSC-ĐA)
- Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị”.
- Sửa đổi Điểm c, Khoản 4, Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng tài sản công: bỏ thành phần hồ sơ “các hồ sơ có liên quan khác”; quy định mẫu văn bản đề nghị phê duyệt đề án.
- Sửa đổi Điểm a, Khoản 4, điều 44 Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ như sau: “Đơn vị sự nghiệp công lập lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) sau khi đã báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét”
- Sửa đổi Khoản 4 Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ, trong đó quy định rõ tổng thời gian giải quyết của thủ tục.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa là: 4.677.822 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.004.620 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 673.202 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 14,4 %
(Mã TTHC: 1.005419.000.00.00.H56)
1. Nội dung đơn giản hóa
- Sửa đổi trình tự thực hiện:
Lý do: Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ chưa quy định rõ trách nhiệm và nội dung công việc của Sở Tài chính trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Nên quy định theo hướng để Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ, thẩm định sau đó trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Bổ sung cách thức thực hiện:
Lý do: Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác không quy định cụ thể về cách thức thực hiện. Cần quy định rõ ràng, cụ thể để cơ quan, đơn vị có quyền lựa chọn cách thức để nộp hồ sơ là trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua trực tuyến.
- Sửa đổi thành phần hồ sơ:
Lý do: quy định thành phần hồ sơ “Các hồ sơ có liên quan khác” là không phù hợp. Không quy định rõ ràng thành phần hồ sơ khác gồm cụ thể hồ sơ gì nên dễ xảy ra tình trạng cán bộ tiếp nhận hồ sơ tùy tiện yêu cầu nộp thêm các hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định, gây phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp. Đề nghị quy định cụ thể thành phần hồ sơ khác hoặc bỏ thành phần hồ sơ này.
- Quy định rõ tổng thời gian giải quyết:
Lý do: Chưa quy định tổng thời gian giải quyết của cả thủ tục từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả, mới quy định thời gian cho từng bước. Mặt khác thời gian giữa các bước quy định chưa thống nhất giữa “ngày” và “ ngày làm việc” dẫn đến khó xác định để hẹn cho tổ chức.
- Bổ sung cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Lý do: Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ đang quy định cơ quan giải quyết chung chung là Chủ tịch UBND tỉnh. Quyết định số 209/QĐ-BTC ngày 13/2/2018 của Bộ Tài chính đang công bố cơ quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính là Văn phòng UBND tỉnh, điều này không hợp lý vì thực tế hồ sơ cần phải qua cơ quan chuyên môn để thẩm định trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh không phải là cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực để thẩm định nội dung của đơn vị, hồ sơ cần được gửi đến Sở Tài chính thẩm định trước khi gửi Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ: bổ sung thêm nội dung trình tự thẩm định hồ sơ của Sở Tài chính.
- Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ theo hướng như sau: “ Cơ quan nhà nước có tài sản công lập 01 bộ hồ sơ đề nghị sử dụng tài sản công hiện có để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, gửi Sở Tài chính (ở địa phương) thẩm định, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định”.
- Sửa đổi Điểm d, Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ lại theo hướng bỏ thành phần “ Các hồ sơ có liên quan khác”. Cụ thể như sau:
“Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản (trong đó nêu rõ sự cần thiết, thời hạn, tính khả thi, phương án sử dụng tài sản công tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư): 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
- Danh mục tài sản (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán): 01 bản”
- Sửa đổi Khoản 4, Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ, trong đó quy định rõ tổng thời gian giải quyết và thống nhất giữa “ngày” và “ ngày làm việc”.
- Xem xét nên đưa thủ tục này ra khỏi Danh mục TTHC (không coi đây là thủ tục hành chính) do đây là thủ tục nội bộ của các cơ quan hành chính với nhau, không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa của thủ tục là: 1.406.404 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 763.776 đồng/năm.
+ Tổng chi phí tiết kiệm: 642.628 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 45,69 %./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.