ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2821/QĐ-UBND |
Bình Thuận, ngày 03 tháng 10 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2257/QĐ-BNN-TCLN , ngày 02/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 126/TTr-SNN ngày 21 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 03 (ba) thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (kèm theo Phụ lục).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2821/QĐ-UBND ngày 03/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận)
Stt |
Tên thủ tục hành chính |
Cơ quan thực hiện |
Lĩnh vực Lâm nghiệp |
||
1 |
Khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với hộ gia đình, cá nhân |
Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bình Thuận; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Sông Dinh |
2 |
Khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư thôn |
Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bình Thuận; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Sông Dinh |
3 |
Khoán công việc và dịch vụ |
Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bình Thuận; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Sông Dinh |
NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (3 thủ tục).
1. Trình tự thực hiện
- Công bố công khai thông tin về khoán: Bên khoán phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng rãi, niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày làm việc về diện tích khoán, đối tượng khoán, thời gian nhận hồ sơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tiếp nhận và xét duyệt đề nghị nhận khoán
+ Bên nhận khoán gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho bên khoán 01 bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.
+ Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, bên nhận khoán thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này và niêm yết công khai danh sách đối tượng được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ký kết hợp đồng: sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán, bên khoán và bên nhận khoán tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng khoán theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục Nghị định này; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán theo mẫu số 05 quy định tại Phụ lục Nghị định này. Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp nộp hồ sơ.
- Qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần Hồ sơ gồm:
+ Đề nghị nhận khoán.
+ Bản sao chụp sổ hộ khẩu; giấy chứng nhận hộ nghèo.
- Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bình Thuận; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Sông Dinh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán ổn định lâu dài đối với hộ gia đình, cá nhân.
8. Lệ phí: Không có
9. Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị nhận khoán theo Mẫu 02 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.
10. Điều kiện thực hiện TTHC:
- Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
- Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm a, c của khoản này;
- Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Điều 7, Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐỀ NGHỊ NHẬN KHOÁN
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi:......................................................
1. Họ và tên người đề nghị nhận khoán ..................... năm sinh: ...............
CMND: ...................................... Ngày cấp ...............................
Nơi cấp………………....... Hoặc mã số định danh cá nhân: ......................
Ngày cấp .......................... Nơi cấp ..........
2. Địa chỉ thường trú: ..............................................................................
3. Dân tộc:
4. Phân loại hộ (1):
5. Số nhân khẩu: Số lao động:
6. Đối tượng nhận khoán (2): ..................................................................
7. Địa điểm đề nghị được nhận khoán (3): ................................................
8. Diện tích đề nghị nhận khoán (ha): ......................................................
9. Hình thức nhận khoán (4): ...................................................................
Để sử dụng vào mục đích (5): ..................................................................
10. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán.
|
………..,
ngày.... tháng... năm... |
____________
(1) Phân loại hộ theo tiêu chí phân loại của Nhà nước.
(2) Rừng, vườn cây, mặt nước.
(3) Địa điểm đề nghị nhận khoán: Ghi rõ thửa đất, lô, khoảnh, tiểu khu, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương theo phương án khoán đã được công bố.
(4) Khoán ngắn hạn, khoán ổn định lâu dài.
(5) Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, sản xuất kinh doanh mặt nước…
1. Trình tự thực hiện
- Công bố công khai thông tin về khoán: Bên khoán phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng rãi, niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày làm việc về diện tích khoán, đối tượng khoán, thời gian nhận hồ sơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tiếp nhận và xét duyệt đề nghị nhận khoán
Bên nhận khoán gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho bên khoán 01 bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, bên nhận khoán thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định này và niêm yết công khai danh sách đối tượng được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ký kết hợp đồng: sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán, bên khoán và bên nhận khoán tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng khoán theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục Nghị định này; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán theo mẫu số 05 quy định tại Phụ lục Nghị định này. Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp nộp hồ sơ.
- Qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần Hồ sơ gồm:
+ Đề nghị nhận khoán
+ Biên bản họp thôn gồm nội dung thống nhất đề nghị nhận khoán; cử người đại diện giao kết hợp đồng.
+ Danh sách các thành viên và bản sao chụp sổ hộ khẩu của các cá nhân và hộ gia đình trong cộng đồng.
- Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng đồng dân cư thôn.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bình Thuận; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Sông Dinh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư thôn.
8. Lệ phí: Không có
9. Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị nhận khoán theo Mẫu 03 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Điều 7, Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐỀ NGHỊ NHẬN KHOÁN
(dùng cho cộng đồng dân cư thôn)
Kính gửi:......................................................
1. Tên cộng đồng dân cư thôn đề nghị khoán (1): ...........................................
2. Địa chỉ .....................................................................................................
3. Số hộ: ........................... trong đó số hộ nghèo:
4. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư thôn (viết chữ in hoa) ....................
Tuổi: .................................... chức vụ ................................................................
CMND: ....................................Ngày cấp ............................... Nơi cấp…………
Hoặc mã số định danh cá nhân: .............. Ngày cấp ................. Nơi cấp…………
Sau khi được nghiên cứu Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước và kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh, cộng đồng dân cư thôn đã họp trao đổi thống nhất trong thôn (có biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư thôn kèm theo) đề nghị khoán………………………… cho cộng đồng như sau:
5. Đối tượng nhận khoán (2): ............................................................................
6. Địa điểm đề nghị được nhận khoán (3): .........................................................
7. Diện tích đề nghị nhận khoán (ha): ................................................................
8. Hình thức nhận khoán (4): .............................................................................
Để sử dụng vào mục đích (5): ............................................................................
9. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán.
|
…………..,
ngày.... tháng... năm... |
_____________
(1) Ghi “Cộng đồng dân cư thôn”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
(2) Rừng, vườn cây, mặt nước.
(3) Địa điểm đề nghị nhận khoán: Ghi rõ thửa đất, lô, khoảnh, tiểu khu, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương theo phương án khoán đã được công bố.
(4) Khoán công việc, dịch vụ; khoán ổn định lâu dài.
(5) Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, sản xuất kinh doanh trên mặt nước...
III. Tên thủ tục hành chính: Khoán công việc và dịch vụ
1. Trình tự thực hiện: không quy định.
2. Cách thức thực hiện: không quy định.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: không quy định.
4. Thời hạn giải quyết: không quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
6. Cơ quan thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Bình Thuận; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Sông Dinh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán công việc và dịch vụ.
8. Lệ phí: không quy định.
9. Mẫu đơn, tờ khai: không quy định.
10. Điều kiện thực hiện TTHC:
- Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này;
- Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm a, c của khoản này;
- Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
- Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Điều 7, Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.