ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2812/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Thực hiện Quyết định số 2636/QĐ-BNV ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thực hiện Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 527/TTr-SNV ngày 25 tháng 11 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính đối với các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2619/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy định xác định Chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 3. Quy định chuyển tiếp: Việc đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã năm 2019 thực hiện theo Quyết định này. Đối với những tiêu chí mà việc thực hiện đã hoàn thành trước khi Quyết định này có hiệu lực mà không thể thay đổi kết quả thì giao Sở Nội vụ hướng dẫn thực hiện bảo lưu điểm số theo Quyết định số 2619/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2019 của
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang)
Quy định này quy định tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1. Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; đơn vị hành chính do Chính phủ thành lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là sở, ban, ngành cấp tỉnh);
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã).
1. Mục đích
a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, phát hiện và chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính; đồng thời là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
b) Nâng cao trách nhiệm, vai trò của thủ trưởng và cán bộ, công chức, viên chức về công tác cải cách hành chính trong từng cơ quan, đơn vị.
c) Căn cứ tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính cho phù hợp với tình hình chung và có giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót của cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Qua đó, chủ động theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện, tạo động lực thi đua giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Phản ánh thực chất, đầy đủ, trung thực những nội dung của việc thực hiện kế hoạch, chương trình cải cách hành chính hàng năm.
b) Đánh giá khách quan kết quả thực hiện chương trình cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Trên cơ sở định lượng tại các tiêu chí, tiêu chí thành phần để có thể so sánh việc thực hiện chương trình cải cách hành chính giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương.
d) Công tác theo dõi, đánh giá và cập nhật việc đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương phải được tổ chức định kỳ hàng năm.
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM
Điều 4. Tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính
1. Bảng 1: Tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
2. Bảng 2: Tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Bảng 3: Tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 5. Đánh giá, xếp hạng và công bố kết quả xếp hạng cải cách hành chính
1. Hàng năm các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã phải tổ chức tự đánh giá, xếp hạng kết quả cải cách hành chính.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm đối với các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện theo tiêu chí ban hành tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 Quy định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp xã theo tiêu chí tại Khoản 3, Điều 4 Quy định này.
4. Việc công bố xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm đối với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã được thực hiện trước 15 tháng 5 năm sau.
Điều 6. Quy trình tổ chức theo dõi, đánh giá
Quy trình tổ chức theo dõi, đánh giá gồm những bước chính như sau:
1. Xây dựng kế hoạch theo dõi, đánh giá: Trên cơ sở chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh và tiêu chí theo dõi, đánh giá tại Điều 4 Quy định này, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã xây dựng kế hoạch theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch kết hợp với rà soát, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu chứng minh phục vụ theo dõi, đánh giá thực hiện công tác cải cách hành chính.
2. Phân công cơ quan, công chức phụ trách công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã làm nhiệm vụ theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính như xây dựng khung theo dõi, đánh giá, nội dung tiêu chí theo dõi, đánh giá, tổ chức khai thác các công cụ, kênh thông tin theo dõi, đánh giá.
3. Thu thập, phân tích thông tin: Tiến hành thu thập, phân tích thông tin phục vụ theo dõi, đánh giá thông qua hệ thống các công cụ, các kênh thông tin theo dõi, đánh giá và kiểm chứng, đối chiếu với thang điểm của tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm.
4. Tổ chức tự đánh giá và thẩm định đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính của các đơn vị trực thuộc.
5. Công bố kết quả đánh giá, xếp hạng; phân tích các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cải thiện việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính trong các năm tiếp theo.
Điều 7. Thành phần hồ sơ, báo cáo tự đánh giá chấm điểm
Thành phần hồ sơ, báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm gồm:
- Văn bản đề nghị xét công nhận kết quả tự đánh giá, chấm điểm của sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;
- Bảng tự chấm điểm của sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã theo các tiêu chí theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính tại Điều 4 Quy định này;
- Danh mục các tài liệu kiểm chứng (ghi rõ số, trích yếu, ngày tháng năm, cơ quan ban hành) theo từng nội dung chấm điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương gồm các báo cáo, tài liệu chứng minh chỉ số kết quả đạt được; quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ... Thiếu một trong những tài liệu kiểm chứng nào thì nội dung đó coi như không thực hiện và không được chấm điểm.
1. Hội đồng đánh giá, chấm điểm tiêu chí cải cách hành chính của sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã (sau đây gọi tắt là Hội đồng đánh giá)
a) Đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh
Hội đồng đánh giá, thành phần gồm Thủ trưởng đơn vị hoặc cấp phó làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là Trưởng (hoặc Phó) các phòng, ban chuyên môn liên quan, công chức chuyên trách cải cách hành chính của cơ quan làm Thư ký Hội đồng.
b) Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng gồm Trưởng các phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan, công chức chuyên trách cải cách hành chính cấp huyện làm Thư ký Hội đồng.
c) Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng gồm các chức danh công chức có liên quan, mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã, các đoàn thể tham gia, công chức Trưởng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã làm Thư ký Hội đồng.
d) Nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá
- Tự đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo nội dung tiêu chí theo dõi đánh giá quy định tại Điều 4 Quy định này.
- Đối chiếu kết quả đạt được với tiêu chí và các tài liệu chứng minh để đảm bảo việc tự đánh giá là chính xác và có cơ sở chứng minh tính xác thực của kết quả đánh giá.
- Đánh giá, xếp loại (nếu có) kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính đối với các đơn vị trực thuộc.
2. Hội đồng thẩm định
a) Hội đồng thẩm định cấp huyện
- Hội đồng thẩm định cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập để thẩm định kết quả tự đánh giá tiêu chí cải cách hành chính cấp xã, thành phần như quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.
- Nhiệm vụ của Hội đồng:
+ Thẩm định kết quả tự đánh giá tiêu chí cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét công nhận và công bố kết quả xếp hạng thực hiện công tác cải cách hành chính đối với Ủy ban nhân dân cấp xã hàng năm;
+ Đề xuất các đơn vị có thành tích xuất sắc để Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng theo quy định.
b) Hội đồng thẩm định cấp tỉnh
- Hội đồng thẩm định cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập để thẩm định kết quả tự đánh giá tiêu chí cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phần gồm Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Nội vụ phụ trách cải cách hành chính làm Chủ tịch Hội đồng; các thành viên gồm: Đại diện lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Trưởng Phòng cải cách hành chính thuộc Sở Nội vụ làm Thư ký Hội đồng.
- Nhiệm vụ của Hội đồng:
+ Thẩm định kết quả tự đánh giá tiêu chí cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét công nhận và công bố kết quả xếp hạng thực hiện công tác cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hàng năm;
+ Đề xuất các đơn vị có thành tích xuất sắc để Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng theo quy định.
3. Thời gian tự đánh giá, chấm điểm và thẩm định kết quả
a) Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành tự đánh giá, chấm điểm từ đầu tháng 01 hàng năm và hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo về Hội đồng thẩm định cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) trước ngày 30 tháng 01 hàng năm (sau ngày 30 tháng 01 hàng năm Ủy ban nhân dân cấp xã không gửi đầy đủ thành phần hồ sơ, báo cáo tự đánh giá, chấm điểm theo Điều 7 của Quy định này đến Hội đồng thẩm định thì Ủy ban nhân dân xã đó bị xếp hạng yếu).
b) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành tự đánh giá, chấm điểm từ đầu tháng 01 hàng năm và hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo về Hội đồng thẩm định cấp tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 28 tháng 02 hàng năm (sau ngày 28 tháng 02 hàng năm nếu cơ quan, đơn vị, địa phương nào không gửi đầy đủ thành phần hồ sơ, báo cáo tự đánh giá, chấm điểm theo Điều 7 của Quy định này đến Hội đồng thẩm định thì cơ quan, đơn vị, địa phương đó bị xếp hạng yếu).
c) Thời gian thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm
- Hội đồng thẩm định cấp huyện thẩm định kết quả tự đánh giá của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét công nhận kết quả xếp hạng và đề xuất khen thưởng theo quy định. Thời gian hoàn thành chậm nhất là tháng 3 năm sau năm tự đánh giá.
- Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định kết quả tự đánh giá của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét công nhận kết quả xếp hạng và đề xuất khen thưởng theo quy định. Thời gian hoàn thành chậm nhất là ngày 15 tháng 4 năm sau năm tự đánh giá.
4. Xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính theo tiêu chí
Việc xếp hạng kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã được công bố từng cấp (tỉnh, huyện, xã) theo thứ tự thang điểm đạt được từ cao xuống thấp và phân loại thành các nhóm hạng như sau:
- Hạng xuất sắc: Tổng số điểm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm.
- Hạng tốt: Tổng số điểm đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm.
- Hạng khá: Tổng số điểm đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm.
- Hạng trung bình: Tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm.
- Hạng yếu: Tổng số điểm đạt dưới 50 điểm.
Điều 9. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai, quán triệt, theo dõi công tác cải cách hành chính theo tiêu chí ban hành tại Điều 4 Quy định này nhằm đảm bảo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định. Căn cứ kết quả đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính, quyết định việc biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính hàng năm.
2. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
b) Tổng hợp, báo cáo tình hình kết quả thực hiện và tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác cải cách hành chính hàng năm.
c) Tổng hợp ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong quá trình thực hiện Quy định này đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
3. Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kiên Giang, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh
a) Tuyên truyền việc tổ chức thực hiện nội dung Quy định này.
b) Phối hợp cung cấp thông tin, theo dõi, phản ánh tình hình thực hiện các nội dung về cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã; phát hiện, tuyên truyền, giới thiệu về các mô hình điển hình tiên tiến trong thực hiện công tác cải cách hành chính.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.