ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2007/QĐ-UBND |
Vinh, ngày 04 tháng 04 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CÁC BẾN KHÁCH NGANG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 ban hành “Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa” và Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2004 “Quy định về đăng ký phương tiện thuỷ nội địa” của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Công văn số 543/SGTVT-KTTH ngày 20 tháng 3 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý hoạt động các bến khách ngang, dọc sông trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; các quy định của UBND tỉnh trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn có bến khách ngang sông và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ
AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 28/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm
2007 của UBND tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
- Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định tiêu chuẩn an toàn, trách nhiệm quản lý hoạt động của bến khách ngang sông, phương tiện và người điều khiển phương tiện thuỷ tại bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cơ quan, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác bến khách ngang sông và phương tiện thuỷ chở khách trên sông thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Bến khách: là nơi để phương tiện neo đậu, đón và trả hành khách, hành lý.
- Bến khách ngang sông: là nơi cập bến phương tiện để đón và trả khách, và hành lý tham gia giao thông trên sông.
- Chủ bến: là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bến hoặc được chủ đầu tư giao quản lý bến khách ngang sông.
- Chủ khai thác bến: là tổ chức, cá nhân sử dụng bến khách để kinh doanh, khai thác vận tải hành khách ngang sông.
- Chủ phương tiện: là người chủ sở hữu phương tiện tham gia vận chuyển hành khách ngang sông.
- Sức chở người của phương tiện: là số lượng người tối đa được phép chở trên phương tiện, trừ thuyền viên, người lái và trẻ em dưới một tuổi.
- Người lái phương tiện: là người trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người hoặc phương tiện có động cơ công suất máy chính đến 15 mã lực có sức chở đến 12 người.
- Thuyền trưởng: là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ có sức chở trên 12 người hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực có sức chở trên 12 người.
- Thuyền viên: là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ có sức chở trên 12 người hoặc phương tiện có động cơ công suất máy chính trên 15 mã lực có sức chở trên 12 người.
- Người đi đò: là hành khách đi trên phương tiện chở khách ngang sông.
- Hành lý: là vật dùng, hàng hoá mang theo của hành khách.
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN
Điều 3. Điều kiện hoạt động đối với bến khách ngang sông:
- Có đường lên xuống bến phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông, vị trí bến có địa hình, thuỷ văn ổn định, phương tiện ra vào an toàn thuận lợi.
- Có bậc, cầu để người, xe đạp, xe máy lên xuống an toàn, thuận tiện; có đủ thiết bị để phương tiện neo buộc; có đủ đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm.
- Lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa theo quy định.
- Có nhà chờ, bảng nội quy, niêm yết giá vé tại hai đầu bến.
- Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Điều 4. Điều kiện hoạt động của phương tiện chở khách ngang sông:
1. Phương tiện không có động cơ có sức chở trên 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính trên 15 mã lực, có sức chở trên 12 người khi hoạt động ngang sông phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, kẻ hoặc gắn biển đăng ký, sơn vạch dấu mớm nước an toàn, số lượng người được chở trên phương tiện.
b) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.
c) Chỉ được phép chở người, hành lý gọn nhẹ, xe đạp, xe máy và không được chở quá số người quy định.
d) Trên phương tiện phải được trang bị đầy đủ: phao cứu sinh, áo phao, thiết bị chống cháy, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn khác.
2. Phương tiện không có động cơ tải trọng toàn phần từ 05 đến 15 tấn; phương tiện có động cơ công suất máy chính từ 05 đến 15 mã lực, có sức chở từ 05 đến 12 người khi hoạt động phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điểm a, c, d Khoản 1 Điều này.
3. Phương tiện không có động cơ có sức chở từ 05 đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy dưới 05 mã lực, hoặc có sức chở dưới 05 người khi hoạt động phải đảm bảo an toàn, có vạch sơn đánh dấu mớm nước an toàn và có giấy chứng nhận đăng ký. Phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều này.
4. Đối với phương tiện thô sơ có tải trọng dưới 1 tấn có sức chở dưới 05 người chỉ được phép chở người, xe đạp, hành lý gọn nhẹ. Trên phương tiện phải được trang bị phao cứu sinh, áo phao.
Điều 5. Điều kiện hoạt động của thuyền viên và người lái phương tiện chở khách ngang sông:
1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm: thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
a) Phương tiện quy định tại Điểm 1 Điều 4 Quyết định này: Chủ phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên, thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
b) Phương tiện quy định tại Điểm 2 và 3 Điều 4 Quyết định này: Chủ phương tiện bố trí người lái phương tiện và từ 01 đến 02 thuỷ thủ, thợ máy phù hợp với từng loại phương tiện đang sử dụng.
c) Thuyền viên làm việc trên phương tiện chở khách ngang sông phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
- Có sức khoẻ tốt và phải được kiểm tra định kỳ hàng năm, biết bơi lội.
- Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện đang sử dụng.
2. Thuyền viên có bằng thuyền trưởng hạng 3 hoặc hạng 3 hạn chế được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng phương tiện chở khách trên 12 người đến 50 người. Điều kiện để được cấp bằng thuyền trưởng hạng 3 và hạng 3 hạn chế thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37/2004/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2004 về Chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa; Quyết định số 39/2006/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 11 năm 2006 ban hành bổ sung Chương trình bổ túc, bồi dưỡng thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa của Bộ trưởng Bộ GTVT.
3. Điều kiện người lái phương tiện:
a) Người lái phương tiện không có động cơ có trọng tải từ 05 đến 15 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính từ 05 đến 15 mã lực, có sức chở từ 5 đến 12 người, phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
- Có sức khoẻ tốt và phải được kiểm tra định kỳ hàng năm, biết bơi lội.
- Có chứng chỉ lái phương tiện.
b) Người lái phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người, phải đủ 15 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam, đủ sức khoẻ và biết bơi lội, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp giấy chứng nhận. Nếu lái phương tiện vì mục đích kinh doanh thì tuổi đời đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
c) Điều kiện để được cấp chứng chỉ lái phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa thực hiện theo quy định tại Quyết định số 37/2004/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2004 và Quyết định số 39/2006/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải:
1. Xây dựng quy hoạch bến khách ngang sông trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động bến khách ngang sông. Tham mưu UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến quản lý, tổ chức hoạt động bến khách ngang sông.
3. Công bố bến khách ngang sông; hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn và các vấn đề liên quan khác trong quá trình quản lý khai thác, sử dụng bến khách ngang sông.
4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận tải khách ngang sông.
5. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giao thông Vận tải theo định kỳ quý, năm.
Điều 7. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
1. Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành cưỡng chế đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Tổ chức diễn tập phương án cứu hộ, cứu nạn.
3. Tổ chức lực lượng Cảnh sát giao thông tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Thống kê, cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND huyện, thành, thị:
1. Cấp giấy phép mở bến khách ngang sông và đăng ký phương tiện chở khách ngang sông trên địa bàn quản lý.
2. Thực hiện việc quản lý, tổ chức hoạt động bến khách, phương tiện, thuyền viên và người lái phương tiện thuộc địa bàn quản lý.
3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư, nâng cấp hệ thống bến khách đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 Quyết định này.
4. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn quản lý.
5. Xây dựng kế hoạch, phương án cứu hộ, cứu nạn đối với phương tiện chở khách khi xảy ra tai nạn.
6. Ra quyết định đình chỉ hoạt động của bến khách ngang sông khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
- Điều kiện về địa hình, thuỷ văn biến động, không đảm bảo an toàn cho hoạt động của bến khách.
- Bến xuống cấp không đảm bảo cho phương tiện ra vào an toàn.
- Chủ khai thác bến có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông buộc phải đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Khi mưa lũ, nước dâng cao không đảm bảo an toàn hoạt động vận tải hành khách.
7. Tổng hợp nhu cầu đào tạo cấp bằng, chứng chỉ lái phương tiện thuỷ nội địa trên địa bàn để đề nghị tổ chức đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn.
8. Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
9. Thực hiện chế độ báo cáo về Sở Giao thông Vận tải theo định kỳ quý, năm.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn:
1. Đầu tư xây dựng bến khách.
2. Hợp đồng khai thác và giao nhiệm vụ cho chủ bến, chủ khai thác bến, chủ phương tiện đủ tiêu chuẩn kinh doanh vận tải khách ngang sông.
3. Quản lý về các hoạt động tại bến khách ngang sông trên địa bàn.
4. Thành lập Ban quản lý hoặc Đội quy tắc tại bến khách ngang sông để thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật .
5. Xử lý vi phạm đối với chủ bến, chủ khai thác bến, chủ phương tiện và người lái phương tiện. Tạm đình chỉ hoạt động của bến khách, phương tiện khi có dấu hiệu mất an toàn giao thông. Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn khi phương tiện chở khách ngang sông xảy ra tai nạn.
6. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn
Điều 10. Trách nhiệm của chủ bến, chủ khai thác bến khách:
1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác quản lý hoạt động bến khách ngang sông.
2. Không chở quá số lượng người trên phương tiện theo quy định, không xếp hành lý quá kích thước, quá tải trọng cho phép.
3. Chỉ được khai thác bến khách khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định này.
4. Chấp hành các quy định về đảm bảo ATGT đường thuỷ nội địa, phòng chống lụt bão và vệ sinh môi trường.
5. Tổ chức cứu người và hành lý khi xảy ra tai nạn. Phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn.
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát và xử lý theo pháp luật của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của thuyền trưởng, thuyền viên, người điều khiển phương tiện:
1. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật đối với thuyền trưởng, thuyền viên và người lái phương tiện.
2. Hướng dẫn, yêu cầu người đi đò thực hiện các quy định về đảm bảo ATGT đường thuỷ nội địa.
3. Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật phương tiện, kịp thời sửa chữa khi không đảm bảo an toàn hoạt động.
4. Neo đậu phương tiện đúng vị trí quy định của bến khách.
5. Tuân thủ nội quy bến, các quy định về đảm bảo ATGT đường thuỷ nội địa và phòng chống lụt bão.
6. Nghiêm cấm đưa phương tiện vào hoạt động khi không đảm bảo an toàn. Cấm việc xả nước thải, chất độc hại xuống sông suối, cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ.
7. Thực hiện khẩn cấp các biện pháp cứu hộ, cứu nạn khi phương tiện đang hoạt động gặp sự cố an toàn kỹ thuật hoặc tai nạn.
Điều 12. Trách nhiệm của hành khách:
1. Chấp hành tốt quy định đối với hành khách khi tham gia giao thông.
2. Tuân thủ sự hướng dẫn về an toàn giao thông đường thuỷ của người có trách nhiệm.
3. Không mang theo hành lý, các loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.
Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm quy định này, tuỳ mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.