ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN 5 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 28/2007/QĐ-UBND |
Quận 5, ngày 02 tháng 10 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 05 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy
định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước;
Căn cứ Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 09 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và
hành nghề khoan nước dưới đất;
Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2006 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5 tại Tờ trình số
1874/TTr-TNMT ngày 12 tháng 09 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn quận 5 và các biểu mẫu hướng dẫn liên quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Phòng Quản lý Đô thị, Trưởng Phòng Kinh tế, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư - Xây dựng công trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 5)
Quy định này quy định các hoạt động về quản lý, bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trừ nước khoáng và nước nóng thiên nhiên), hành nghề khoan nước dưới đất (gọi chung là hoạt động tài nguyên nước) trên địa bàn quận 5.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn quận 5.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước dưới đất (nước ngầm) là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
2. Thăm dò nước dưới đất là sử dụng các phương pháp khảo sát địa chất để đánh giá xác định trữ lượng, chất lượng nước dưới đất.
3. Công trình khai thác nước dưới đất là các giếng khoan, giếng đào được xây dựng hoặc sử dụng để khai thác nước dưới đất.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn quận 5 theo quy định của pháp luật hiện hành và của Ủy ban nhân dân thành phố;
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 phối hợp các cơ quan liên quan trong công tác lập quy hoạch, quản lý, thông tin, tuyên truyền về tài nguyên nước nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước; phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra, kết hợp với việc bảo vệ môi trường;
4. Là cơ quan tổ chức thẩm định, lưu trữ hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan có liên quan để tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 cấp phép các trường hợp đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất, đăng ký khai thác nước dưới đất theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố (tại khoản 2 Điều 9 Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố);
5. Kiểm tra, phối hợp kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn quản lý; Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giám sát việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác có liên quan xử lý theo thẩm quyền. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật;
7. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất để gửi Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Tài nguyên - Môi trường về tình hình quản lý, đăng ký cấp phép hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn quản lý.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận 5.
Điều 5. Ủy ban nhân dân phường
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân thành phố;
2. Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân quận 5, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan hữu trách trong công tác quy hoạch, quản lý, thông tin, tuyên truyền về hoạt động tài nguyên nước; Xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước, phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước;
3. Tổ chức đăng ký, tiếp nhận, lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất trong phạm vi gia đình với lưu lượng nước không vượt quá 10m3/ngày-đêm phục vụ sinh hoạt và các mục đích khác;
4. Tham gia công tác hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tài nguyên nước; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, giám sát việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước, Quy định này và các quy định khác có liên quan; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất cho Ủy ban nhân dân quận 5 về tình hình quản lý hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn quản lý.
CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
Việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Cấp phép phải đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
2. Phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
3. Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước sinh hoạt;
4. Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
5. Khai thác nước dưới đất trong một vùng không được vượt quá trữ lượng nước khai thác của vùng đó; khi nước dưới đất tại vùng khai thác đã đạt tới trữ lượng có thể khai thác thì không được mở rộng quy mô khai thác, nếu chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nhân tạo.
Việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Luật Tài nguyên nước và văn bản pháp luật có liên quan;
b) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
c) Báo cáo thẩm định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hồ sơ xin phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Điều 8. Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có các điều kiện sau:
1. Năng lực nghề nghiệp của cán bộ kỹ thuật:
a) Đối với hành nghề khoan bằng máy thủ công, khoan tay các lỗ khoan nông, đường kính nhỏ hơn 60mm, người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có trình độ tối thiểu trung cấp các chuyên ngành địa chất, có ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề, hoặc là công nhân có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương và có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; có khả năng thiết kế, chỉ đạo thi công các giếng khoan thăm dò, khai thác nước;
b) Đối với hành nghề khoan bằng máy thủ công lỗ khoan có đường kính đến 110mm, người chỉ đạo kỹ thuật phải là kỹ sư các chuyên ngành địa chất, có ít nhất một năm kinh nghiệm hoặc trung cấp địa chất có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; có khả năng thiết kế và chỉ đạo thi công các giếng khoan thăm dò, khai thác; hiểu biết về kỹ thuật cách ly tầng chứa nước và bảo vệ nước dưới đất; có khả năng lập báo cáo kết quả thăm dò, khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ;
c) Đối với hành nghề khoan công trình quy mô vừa và lớn bằng máy khoan công nghiệp, người chỉ đạo kỹ thuật phải có trình độ tối thiểu là kỹ sư chính chuyên ngành địa chất thủy văn; có khả năng lập đề án thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khoan khai thác, chỉ đạo thi công và lập báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất; có hiểu biết về điều kiện địa chất thủy văn khu vực; được thủ trưởng đơn vị đề cử bằng văn bản.
2. Máy, thiết bị thi công khoan phải bảo đảm các tính năng kỹ thuật và an toàn lao động theo quy định hiện hành.
Điều 9. Các trường hợp hoạt động tài nguyên nước không phải xin phép
Các công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin phép nhưng phải đăng ký:
1. Khai thác, sử dụng nước dưới đất trong phạm vi gia đình với lưu lượng không vượt quá 10m3/ngày-đêm phục vụ sinh hoạt mà không nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác;
2. Khai thác, sử dụng nước dưới đất không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, hải sản, thể thao, y tế, an dưỡng, mà không nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác;
3. Khai thác, sử dụng nước dưới đất từ các công trình khai thác mới thay thế công trình đã bị hư hỏng hoặc giảm công suất khai thác, có lưu lượng khai thác không lớn hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép, nằm trong khu vực khai thác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
4. Xả nước thải vào nguồn nước trong phạm vi gia đình với lưu lượng nước không vượt quá 10m3/ngày-đêm.
Điều 10. Trình tự thủ tục việc thực hiện “Phiếu đăng ký khai thác nước dưới đất” theo mẫu 04/ĐKKTNDĐ ban hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 11. Cấp phép hoạt động tài nguyên nước
1. Ủy ban nhân dân quận 5 xem xét cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất các công trình có lưu lượng khai thác không vượt quá 20m3/ngày-đêm (trừ các công trình khai thác để sản xuất các loại nước uống); tổ chức đăng ký các công trình khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 2, 3 Điều 9 Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân phường tổ chức đăng ký, tiếp nhận, lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng ký khai thác nước dưới đất các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định này.
Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất nộp hai (02) bộ hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ (Ủy ban nhân dân quận 5). Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (theo mẫu số 01);
- Thuyết minh mục đích khai thác (theo mẫu số 02);
- Sơ đồ vị trí công trình (theo mẫu số 03);
- Bản sao quyền sử dụng đất nơi đặt công trình khai thác hoặc văn bản thỏa thuận cho phép sử dụng đất của tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất và được Ủy ban nhân dân địa phương xác nhận.
2. Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau:
Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5 tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy trình tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5.
a) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Đối với trường hợp đã có giếng khai thác, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình Ủy ban nhân dân quận 5 cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, Phòng Tài nguyên và Môi trường có thông báo lý do không cấp phép và chuyển hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5 để trả lại cho tổ chức, cá nhân xin phép;
c) Đối với trường hợp chưa có giếng khai thác, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân quận 5 cấp phép cho thi công giếng khai thác. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ tài liệu thi công giếng khai thác, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, Phòng Tài nguyên và Môi trường có thông báo lý do không cấp phép và chuyển hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5 để trả lại cho tổ chức, cá nhân xin phép.
Điều 13. Nghĩa vụ của chủ giấy phép
Chủ giấy phép có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và quy định trong giấy phép.
2. Nộp lệ phí cấp phép thăm dò nước dưới đất; lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt; nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật.
3. Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Bảo vệ nguồn nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
5. Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực mà mình thăm dò, khai thác, sử dụng nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
6. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; báo cáo kịp thời với cơ quan cấp giấy phép để có biện pháp xử lý thích hợp.
7. Có biện pháp giám sát quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
8. Không được tự ý tháo dỡ, phá hủy các công trình, thiết bị thuộc sở hữu toàn dân liên quan đến thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép chấm dứt hiệu lực; trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình, của các bên có liên quan ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của pháp luật.
9. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mà cơ quan quản lý Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước tại khu vực đã được cấp phép của mình.
10. Thực hiện chế độ báo cáo về kết quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Thời hạn, gia hạn giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép thăm dò nước dưới đất không quá ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá một (01) năm.
2. Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất không quá mười lăm (15) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 cấp phép gia hạn việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Cơ sở cấp phép gia hạn phải căn cứ vào các quy định cấp phép tại Điều 7 của Quy định này và các điều kiện sau đây:
a) Tại thời điểm xin gia hạn, chủ giấy phép đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Điều 13 của Quy định này;
b) Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn hiệu lực không ít hơn ba (03) tháng tại thời điểm xin gia hạn.
Điều 15. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép (gọi chung là Chủ giấy phép) vi phạm nội dung quy định của giấy phép;
b) Chủ giấy phép tự ý chuyển nhượng giấy phép;
c) Chủ giấy phép lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động không quy định trong nội dung giấy phép.
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 đình chỉ các trường hợp vi phạm, thời gian đình chỉ hiệu lực của giấy phép do cơ quan cấp giấy phép quyết định. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, thì Chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép.
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 việc thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là Chủ giấy phép bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
b) Giấy phép được cấp nhưng không sử dụng trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước chấp thuận;
c) Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép;
d) Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép, gây cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
đ) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
e) Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
2. Trong trường hợp giấy phép bị thu hồi do vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này, Chủ giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau ba (03) năm, kể từ ngày thu hồi nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến lý do thu hồi giấy phép cũ.
3. Trong trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều này, thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên nước xem xét việc cấp giấy phép mới.
1. Trường hợp không sử dụng giấy phép, Chủ giấy phép có quyền trả lại giấy phép cho cơ quan cấp phép, đồng thời có văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép.
2. Tổ chức, cá nhân đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau hai (02) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép.
3. Tổ chức, cá nhân trả lại giấy phép nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Điều 18. Chấm dứt hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
2. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước.
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ tài nguyên nước được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước trái phép, không có giấy phép của cấp có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở việc bảo vệ tài nguyên nước, cản trở hoạt động tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, cản trở việc kiểm tra, thanh tra tài nguyên nước hoặc các vi phạm khác theo quy định của pháp luật thì tùy thuộc mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại gây ra (nếu có).
Căn cứ nội dung Quy định này, Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5 có trách nhiệm tổng hợp trình Ủy ban nhân dân quận 5 xem xét quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.