ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2794/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 10 tháng 12 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản;
Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 121/TTr-SNN-VP ngày 19/11/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án “Phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Bình Phước, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; và Thủ trưởng các đơn vị, các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Kèm theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND
ngày 10/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
- Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012;
- Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;
- Thông báo số 336/TB-VPCP ngày 17/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và Quyết định số 461/QĐ-TTg về phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
- Thông báo số 1476/TB-BNN-VP ngày 22/2/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thông báo ý kiến kết luận của Thứ trưởng Trần Thành Nam tại Hội nghị ứng dụng công nghệ cao trong các hợp tác xã nông nghiệp;
- Công văn số 7602/BTC-HCSN ngày 26/6/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018;
- Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020;
- Quyết định số 3594/QĐ-BNN-KTHT ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”;
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Đề án “Phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:
Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 157 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp (Hợp tác xã nông nghiệp). Trong đó:
1. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của 84 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động (Tính đến tháng 10/2018 có: 9 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả và 75 hợp tác xã hoạt động chưa hiệu quả). Phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% (79), hợp tác xã nông nghiệp đăng ký hoạt động được đánh giá có hiệu quả theo hướng dẫn phân loại và đánh giá tại Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Thành lập mới 73 hợp tác xã nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
3. Phấn đấu đến năm 2020 có 16 (trên 10%) hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các công nghệ cao thuộc nhóm công nghệ tin học (4.0), công nghệ sinh học, công nghệ tự động và bán tự động hóa trong lĩnh vực nông nghiệp.
4. Xây dựng điểm mỗi loại hình cây trồng, vật nuôi một (01) mô hình điểm về hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm và tham quan học tập.
1. Xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác đối với các hợp tác xã yếu kém và ngừng hoạt động.
Tính đến ngày 01/10/2018, trên địa bàn tỉnh có 44 hợp tác xã nông nghiệp yếu kém, đã ngừng hoạt động và không chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 cần giải thể hay chuyển sang hình thức hoạt động khác.
(Có phụ lục I chi tiết kèm theo).
2. Nâng cao chất lượng hoạt động của 75 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả để đạt tiêu chí có hiệu quả.
- Rà soạt tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh và nắm bắt những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của các hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể đối với từng hợp tác xã nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đạt tiêu chí hiệu quả.
- Hướng dẫn các hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó đẩy mạnh các hoạt động từ dịch vụ đầu vào, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ ổn định.
- Tập trung chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị, sản xuất cho cán bộ quản lý hợp tác xã và thành viên thông qua đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo nghề, thí điểm đưa cán bộ hợp tác xã và thành viên hợp tác xã đi làm việc ở nước ngoài.
- Kết nối với các doanh nghiệp thực hiện liên kết với hợp tác xã để đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ để các hợp tác xã được vay vốn tín dụng và tiếp cận được với các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, nhất là tiếp cận Quỹ phát triển hợp tác xã và Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế của Hội Nông dân để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tổ chức sản xuất.
- Tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia hoạt động một số dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng nông thôn mới như: Quản lý, khai thác công trình thủy lợi; nước sinh hoạt nông thôn, bảo vệ môi trường, chợ nông thôn, ngành nghề nông thôn giúp các hợp tác xã tăng thêm việc làm và thu nhập cho các thành viên.
3. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 9 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả.
- Hướng dẫn và hỗ trợ các hợp tác xã rà soát, nâng cao chất lượng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó tập trung vào lĩnh vực trồng trọt (Điều, hồ tiêu và cây ăn trái...), lĩnh vực chăn nuôi (gà, heo, dê...) với các nội dung: Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, công nghệ cao, sản xuất hữu cơ.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, sản xuất cho cán bộ và thành viên hợp tác xã (trong đó thí điểm đưa cán bộ trẻ về hợp tác xã theo hướng dẫn tại Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính và Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT ngày 09/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã nông nghiệp).
- Tạo điều kiện cho các hợp tác xã vay vốn tín dụng và tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất.
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình sơ chế, đóng gói, bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thị trường đầu ra ổn định, định hướng cho các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản.
- Đẩy mạnh thực hiện hợp tác, liên kết với doanh nghiệp. Phát huy vai trò của các hợp tác xã hoạt động hiệu quả nhằm hỗ trợ các hợp tác xã khác cùng liên kết, hợp tác với doanh nghiệp và tiêu thụ nông sản có hiệu quả.
4. Tạo điều kiện thành lập mới 73 hợp tác xã nông nghiệp và hỗ trợ để hoạt động có hiệu quả.
a) Các mặt hàng chủ lực ưu tiên hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã gồm: Điều, hồ tiêu, cây ăn trái và chăn nuôi gà, heo, dê... nhằm phối hợp cùng các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác xã và doanh nghiệp liên kết có hiệu quả, phát triển bền vững.
- Các hợp tác xã mới thành lập cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả có quy mô phù hợp với từng loại sản phẩm; huy động nguồn lực hợp tác xã, nguồn hỗ trợ của nhà nước theo chính sách, nguồn tín dụng, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển hạ tầng cơ sở cho sản xuất và chế biến; tổ chức liên kết chuỗi với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với củng cố, hoàn thiện và xây dựng mới các hợp tác xã hoạt động hiệu quả: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ triển khai theo hướng lựa chọn những sản phẩm đặc thù ở các thôn, ấp, xã, huyện ... để vận động thành lập mới các hợp tác xã đưa vào danh mục hỗ trợ.
- Lựa chọn các tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả để vận động nâng lên hợp tác xã hoạt động hiệu quả có sự hỗ trợ, định hướng của nhà nước.
- Vận động những chủ trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn để tuyên truyền, vận động cùng nhau thành lập hợp tác xã.
- Đối với các sản phẩm sản xuất ở nhiều nông hộ cần tập trung vận động những người nông dân và người lao động sản xuất giỏi (có thể là các trưởng thôn, ấp) có kinh nghiệm, uy tín đối với cộng đồng để đứng ra làm sáng lập viên thành lập hợp tác xã.
- Quy mô hợp tác xã phù hợp với quy mô sản xuất theo từng loại sản phẩm; thôn, ấp và đặc điểm địa phương.
c) Củng cố, kiện toàn và hỗ trợ các tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả nâng cấp thành lập hợp tác xã.
Đến 01/10/2018, toàn tỉnh có 79 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đa số duy trì tốt hoạt động phục vụ cho tổ viên, đây là lực lượng quan trọng để thành lập mới các hợp tác xã. Các địa phương lựa chọn các tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả để tuyên truyền, vận động thành lập hợp tác xã.
5. Phát triển liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp
Kết nối với các doanh nghiệp đang thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã để xây dựng các mô hình liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên cơ sở quy mô sản xuất và nhu cầu liên kết của hợp tác xã. Phấn đấu mỗi (01) ngành hàng phát triển ít nhất 01 liên hiệp hợp tác xã.
6. Xây dựng các Kế hoạch trong đó ưu tiên nhiệm vụ được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã tham mưu các Kế hoạch ưu tiên gồm:
a) Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020”. (Quyết định số 3594/QĐ-BNN- KTHT ngày 13/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) với mục đích: Đến năm 2020 có 157 hợp tác xã nông nghiệp đăng ký hoạt động. Trong đó:
+ Nâng cao chất lượng hoạt động của 75 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả của năm 2018 để đạt tiêu chí có hiệu quả.
+ Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 9 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả.
+ Thành lập mới 73 hợp tác xã nông nghiệp đến năm 2020.
- Nội dung triển khai:
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
+ Đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã và lực lượng trực tiếp hoạt động trong các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã.
+ Xây dựng mỗi loại hình cây trồng, vật nuôi (01) mô hình hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
b) Kế hoạch Phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến 2020 (Kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
- Mục đích: Đến năm 2020 có trên 16 hợp tác xã nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện, khả năng đầu tư của các hợp tác xã nông - nghiệp thuộc nhóm công nghệ tin học (4.0), công nghệ sinh học, công nghệ tự động và bán tự động hóa.
- Nội dung: Tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả đối với các hợp tác xã nông nghiệp đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh và phát triển mới các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ đòi hỏi chi phí đầu tư ít.
c) Kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020 (Kế hoạch số 6390/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT):
- Mục đích: Đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ nông sản khó khăn.
- Nội dung: Xây dựng khoảng 10 mô hình liên kết theo chuỗi giá trị cho các ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh và lựa chọn các sản phẩm chủ lực để hỗ trợ phát triển liên kết, bảo đảm thành lập mới và huy động trên 50% hợp tác xã nông nghiệp tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị nông sản; phấn đấu củng cố và xây dựng mới 10 hợp tác xã nông nghiệp trở lên là đại diện sở hữu sản phẩm OCOP và số hợp tác xã nông nghiệp có liên kết với doanh nghiệp được đánh giá hoạt động khá, tốt đạt tỷ lệ từ 90% trở lên.
d) Kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp thông qua các hình thức đào tạo nghề ở nước ngoài bằng nguồn vốn xã hội hóa:
- Mục đích: Nâng cao năng lực sản xuất, quản lý cho hợp tác xã nông nghiệp thông qua việc đào tạo nghề ở nước ngoài, trong đó đến năm 2020 dự kiến thí điểm đưa cán bộ, thành viên hợp tác xã đi lao động, học tập tại Nhật Bản tập trung vào các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và bảo quản sản phẩm (theo Kế hoạch hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Đối tượng: Thành viên, cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp; cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc ở hợp tác xã nông nghiệp được hỗ trợ lương có thời hạn và nguồn nhân lực cán bộ bổ sung cho các hợp tác xã (con em thành viên, cán bộ quản lý hợp tác xã; các chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi ở địa phương; sinh viên tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo ngành nông nghiệp). Các đối tượng này cam kết làm việc lâu dài trong các hợp tác xã nông nghiệp sau khi hoàn thành khóa nâng cao năng lực trở về nước.
- Hình thức: Việc nâng cao năng lực theo hình thức kỹ thuật viên, liên kết đào tạo, thực tập sinh hoặc thực tập sinh kỹ năng.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý; thành viên hợp tác xã; người dân và triển khai các chương trình hành động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu của Kế hoạch đề ra,
- Tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung, đặc biệt thông qua các mô hình hoạt động hiệu quả, các phong trào thi đua để các cấp ủy, các ngành, đoàn thể và doanh nghiệp, hợp tác xã, các sáng lập viên hợp tác xã (nông dân sản xuất giỏi, chủ trang trại, những người có kinh nghiệm, uy tín với cộng đồng và có tiềm lực kinh tế) tham gia thành lập và phát triển hợp tác xã.
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ để tổ chức, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ chuyên trách phục vụ triển khai có hiệu quả kế hoạch phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả.
- Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách tham mưu quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp ở Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện.
- Giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho cán bộ chuyên môn cấp xã để trực tiếp tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp xã trong việc quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp và hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp phát triển.
- Bổ sung cán bộ tham mưu quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp trong bộ máy thuộc UBND cấp huyện, cấp xã và thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp đảm bảo thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.
- Tập trung triển khai thực hiện hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp theo cơ chế, chính sách của Chính phủ, của tỉnh liên quan đến phát triển hợp tác xã đã ban hành. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, thay thế các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Bố trí đủ nguồn lực và tăng cường hướng dẫn tiếp cận chính sách để thực hiện hỗ trợ cho các hợp tác xã nông nghiệp.
3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước, lực lượng hỗ trợ, lực lượng trực tiếp hoạt động ở các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã. (Trên cơ sở tài liệu, bài giảng của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành).
- Tiếp tục triển khai, hướng dẫn thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn để nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nhằm thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.
- Hoàn thiện các tài liệu, giáo trình và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp ở các cấp và cán bộ, thành viên hợp tác xã nông nghiệp.
- Tham mưu UBND tỉnh củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” các cấp. (Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 và Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 23/6/2017 của UBND tỉnh Bình Phước)
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ và thành viên hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt là nâng cao năng lực về quản trị, xây dựng và thực hiện có hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh, kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, kiến thức tiếp cận thị trường.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bố trí từ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và một phần ngân sách của địa phương; huy động từ các nguồn xã hội hóa.
4. Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân và các sở, ngành, đoàn thể liên quan.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân và các sở, ban, ngành thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển 157 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt tập trung nguồn lực để xây dựng các mô hình điểm có huy động nguồn lực của cả 03 đơn vị, trên cơ sở đó thực hiện tổng kết và nhân rộng.
- Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội khác trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tham gia tích cực trong phong trào phát triển hợp tác xã; đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các hội viên là thành viên hợp tác xã; tổ chức xây dựng các mô hình hợp tác xã điển hình; có giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã có thành viên là hội viên phát triển.
5. Huy động nguồn lực để hỗ trợ có hiệu quả cho hợp tác xã nông nghiệp.
a) Kinh phí huy động từ hỗ trợ của nhà nước:
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chế biến sản phẩm; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã và đưa cán bộ trẻ có trình độ về hợp tác xã; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; thành lập mới hợp tác xã.
- Nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ: ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; liên kết chuỗi giá trị giữa hợp tác xã với doanh nghiệp; đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Khuyến nông quốc gia hỗ trợ cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thành viên hợp tác xã và xây dựng các mô hình khuyến nông ứng dụng công nghệ cao trong hợp tác xã nông nghiệp.
- Hỗ trợ thuê đất phục vụ hoạt động của hợp tác xã và hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để hợp tác xã thực hiện các dịch vụ công ích, tiêu thụ sản phẩm gắn với chuỗi giá trị (Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017); hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp (Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018).
- Hỗ trợ thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để liên kết với hợp tác xã (Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 05/5/2018).
- Các Chương trình hỗ trợ theo chuyên ngành như: Thủy lợi phí (ưu tiên hợp tác xã tham gia hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo quy định của Luật Thủy lợi và Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018); hỗ trợ đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng (theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016); hỗ trợ phát triển thủy sản (theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015).
b) Huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế tài trợ cho hợp tác xã nông nghiệp.
c) Nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh, Quỹ Hỗ trợ nông dân và các tổ chức tín dụng, trong đó có hỗ trợ theo chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015) để các hợp tác xã tiếp cận các nguồn hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
d) Vốn của doanh nghiệp tham gia liên kết, vốn đối ứng của các hợp tác xã đầu tư phát triển sản xuất và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1) Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì xây dựng Kế hoạch, dự toán chi tiết trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại mục 6 Phần II và những nội dung khác có liên quan để hoàn thành mục tiêu phát triển 157 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các địa phương và kiểm tra thực hiện Kế hoạch; sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện hàng năm và kết thúc giai đoạn.
- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các đoàn thể chính trị-xã hội xây dựng Chương trình phối hợp thống nhất, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
2) Các Sở, ban ngành có liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
3) Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động này thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả để đạt tiêu chí có hiệu quả.
- Phối hợp với Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Phước tạo điều kiện cho các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận nguồn vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển hợp tác xã để phát triển sản xuất, kinh doanh.
4) Hội Nông dân tỉnh
- Chỉ đạo Hội Nông dân các cấp và Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện ưu tiên hỗ trợ cho các thành viên hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận được nguồn hỗ trợ nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Vận động các chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi là hội viên Hội nông dân tham gia tích cực vào phong trào phát triển hợp tác xã; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ sản xuất cho thành viên hợp tác xã, các chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi là hội viên của Hội nông dân.
- Chỉ đạo Hội Nông dân cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Kế hoạch và thường xuyên sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình.
5) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức thành viên
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền đến các hội viên, đoàn viên tham gia xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp hiệu quả; vận động hội viên thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp; phát động những phong trào thi đua trong tổ chức hội, đoàn để phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
- Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức thành viên cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và PTNT trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
6) UBND các huyện, thị xã và thành phố
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức giải thể, sát nhập, chuyển đổi các hợp tác xã đã ngừng hoạt động trên địa bàn theo đúng quy định tại Điều 52, Điều 53, Điều 54 và Điều 55 của Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành trước Quý I năm 2019.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
Căn cứ Kế hoạch này và các chỉ tiêu phân bổ về số lượng hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới giai đoạn 2018 - 2020 (Có Phụ lục II chi tiết kèm theo) và hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả năm 2020 (Có Phụ lục III chi tiết kèm theo). UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể hàng năm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban ngành để tập trung chỉ đạo đến năm 2020 đạt được mục tiêu đề ra./.
SỐ LƯỢNG HTX NÔNG NGHIỆP NGỪNG HOẠT ĐỘNG
CẦN XỬ LÝ GIẢI THỂ HOẶC CHUYỂN ĐỔI SANG LOẠI HÌNH KINH DOANH KHÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của Chủ
tịch UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Hợp tác xã
TT |
Tên hợp tác xã |
Ngày thành lập |
Địa chỉ trụ sở chính |
I |
THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI |
|
|
1 |
Cao su Phú Lộc |
12/12/2003 |
KP. Phước Bình, P. Tân Xuân |
2 |
SXNLN và TM-DV Hương Phú |
15/5/2003 |
KP. Phú Cường, P. Tân Phú |
3 |
DV-NN Nam Bình |
16/8/2004 |
Ấp 7, X. Tiến Hưng |
4 |
NLN-TM và DV Đại Phong |
01/10/2006 |
Ấp 7, X. Tân Thành |
5 |
SXNLN Phát Đạt |
07/12/2006 |
Tổ 2, P. Tân Phú |
6 |
NLN-TM-DV Phúc Thắng |
10/01/2007 |
Ấp 3, X. Tân Thành |
7 |
Thanh Bình |
17/8/2009 |
Tổ 1, KP. Phú Mỹ, P. Tân Phú |
8 |
Cung ứng vật tư nông nghiệp Bình Phước |
07/11/2012 |
Ấp 4, X. Tiến Thành |
9 |
Nông lâm Thuận Phát |
14/4/2008 |
Đường Trần Hưng Đạo, P. Tân Phú |
10 |
Nông nghiệp Quảng Hưng |
4/7/1998 |
Ấp 4, X. Tiến Hưng |
11 |
NLN-TM-DV Phúc Thịnh |
27/7/2005 |
Tổ 1, KP. Thanh Bình, P. Tân Bình |
12 |
ĐT-TMDV Ngọc Long Vạn Niên |
24/4/2013 |
Số 911 QL14, X. Tiến Thành |
II |
THỊ XÃ PHƯỚC LONG |
||
13 |
Lộc Phát |
07/7/2006 |
Đường 6/1, P. Thác Mơ |
III |
THỊ XÃ BÌNH LONG |
||
14 |
An Bình |
10/1998 |
Thị trấn An Lộc |
15 |
An Hòa |
04/12/1998 |
Ấp Phú Hòa 2, TT. An Lộc |
16 |
Phước Tiến |
10/12/2012 |
Ấp Thanh Hòa, X. Thanh Lương |
17 |
NLN-TM và DV Thanh Lương |
29/5/2009 |
Ắp Thanh Hòa, X. Thanh Lương |
IV |
HUYỆN CHƠN THÀNH |
||
18 |
Hiệp Lực |
30/8/2010 |
Số 197 QL 14, X. Nha Bích |
19 |
SXDV Minh Lập |
15/11/2010 |
Ấp 3, X. Minh Lập |
20 |
Bình Minh |
06/5/2004 |
Ấp 2, X. Minh Thành |
VI |
HUYỆN LỘC NINH |
||
21 |
Thiện Phát |
01/07/2008 |
Ấp Vườn Bưởi, X. Lộc Thạnh |
22 |
Hải Sơn |
20/10/2008 |
Ấp Vẻ Vang, X. Lộc Phú |
23 |
Quyết Thắng |
05/5/2006 |
Xã Lộc Thạnh |
24 |
NN-DV Hợp Tiến |
07/3/2011 |
Tổ 2, KP. Ninh Thành, TT. Lộc Ninh |
VI |
HUYỆN BÙ ĐỐP |
||
25 |
NN-TM-DV Toàn Lực |
4/2009 |
Ấp Tân Định, X. Tân Thành |
VII |
HUYỆN PHÚ RIỀNG |
||
27 |
NN Long Hà |
1998 |
Thôn 10, X. Long Hà |
28 |
NLN và DV Thanh Hà |
2007 |
Thôn Phú Tân, X. Phú Riềng |
VIII |
HUYỆN BÙ ĐĂNG |
||
29 |
NN-TM-DV Đồng Tiến |
2003 |
Thôn 6, X. Đức Liễu |
30 |
Việt Thống |
10/11/2010 |
Thôn 1, X. Thống Nhất |
31 |
Bù KLôn |
2010 |
Thôn 12, X. Thống Nhất |
32 |
Đức Lập |
2010 |
Khu Đức Lập, TT. Đức Phong |
33 |
DV-NN Đức Tín |
8/7/1998 |
Thôn 2, X. Đức Liễu |
34 |
NN-TM-DV Bom Bo |
13/11/2010 |
Thôn 3, X. Bom Bo |
35 |
Phú Thành |
4/02/2005 |
Thôn 3, X. Bình Minh |
36 |
Thống Nhất |
2005 |
Thôn 3, X. Thống Nhất |
IX |
HUYỆN HỚN QUẢN |
||
37 |
NCTN Cường Phước |
11/9/2006 |
Ấp 2, X. Tân Khai |
38 |
NN-TM-DV Kim Long |
25/5/2004 |
Ấp Thanh Sơn, X. Thanh An |
39 |
Tiến Đạt |
12/2207 |
Xã Đồng Nơ |
X |
HUYỆN BÙ GIA MẬP |
||
40 |
NLN và DV-TM Bù Gia Mập |
12/7/2010 |
Thôn Bù Nga, X. Bù Gia Mập |
41 |
NLN Phú Nghĩa |
02/2009 |
Thôn Đắc Son I, X. Phú Nghĩa |
42 |
NLN và DV-TM Bù Rên |
2003 |
Thôn Bù Rên, X. Bù Gia Mập |
Bổ sung theo đề xuất của Liên Minh HTX tỉnh (Lý do; các hợp tác xã này không chuyển đổi hoạt động sang Luật HTX năm 2012 theo quy định) |
|||
43 |
Hưng Chiến |
|
Xã Lộc Hưng - huyện Lộc Ninh |
44 |
Dịch vụ tổng hợp-NLN Đại Hưng Thịnh |
|
Xã Nghĩa Trung -huyện Bù Đăng |
SỐ LƯỢNG HTX NÔNG NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI ĐẾN
NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày
10/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Đơn vị tính: Hợp tác xã
TT |
Đơn vị (huyện, thị xã) |
Tổng số HTX đang hoạt động đến 01/10 /2018 |
Cấp
xã |
Chỉ tiêu HTX được thành lập mới đến năm 2020 |
|||||
Tổng số |
Số xã đã có HTX |
Số xã chưa có HTX |
Tổng số HTX |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
|||
1 |
Đồng Xoài |
18 |
8 |
8 |
0 |
21 |
19 |
1 |
1 |
2 |
Phước Long |
2 |
7 |
2 |
5 |
6 |
2 |
2 |
2 |
3 |
Bình Long |
2 |
7 |
1 |
6 |
6 |
2 |
2 |
2 |
4 |
Chơn Thành |
7 |
8 |
7 |
1 |
11 |
7 |
2 |
2 |
5 |
Hớn Quản |
6 |
13 |
6 |
7 |
15 |
7 |
4 |
4 |
6 |
Lộc Ninh |
12 |
16 |
9 |
7 |
20 |
13 |
3 |
4 |
7 |
Bù Đốp |
5 |
7 |
6 |
1 |
10 |
7 |
1 |
2 |
8 |
Phú Riềng |
5 |
10 |
6 |
4 |
13 |
7 |
3 |
3 |
9 |
Bù Đăng |
13 |
16 |
15 |
1 |
20 |
14 |
3 |
3 |
10 |
Bù Gia Mập |
4 |
8 |
4 |
4 |
19 |
5 |
7 |
7 |
11 |
Đồng Phú |
10 |
11 |
9 |
2 |
16 |
11 |
2 |
3 |
|
Tổng |
84 |
111 |
73 |
38 |
157 |
94 |
30 |
33 |
SỐ LƯỢNG HTX NÔNG NGHIỆP HOẠT ĐỘNG HIỆU
QUẢ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của Chủ tịch UBND
tỉnh)
Đơn vị tính: Hợp tác xã
TT |
Đơn
vị |
Tổng số HTX hoạt động có hiệu quả đến 2020 |
TT |
Đơn
vị |
Tổng số HTX hoạt động có hiệu quả đến 2020 |
1 |
Đồng Xoài |
6 |
7 |
Bù Đốp |
6 |
2 |
Phước Long |
2 |
8 |
Phú Riềng |
9 |
3 |
Bình Long |
2 |
9 |
Bù Đăng |
10 |
4 |
Chơn Thành |
8 |
10 |
Bù Gia Mập |
9 |
5 |
Hớn Quản |
9 |
11 |
Đồng Phú |
8 |
6 |
Lộc Ninh |
10 |
|
|
|
|
Tổng |
79 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.