ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 279/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 03 tháng 02 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định 1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt tại Tờ trình số 04/TTr-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Thốt Nốt đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển chung
Tập trung phát triển nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn theo hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển quận Thốt Nốt trở thành khu đô thị dịch vụ - công nghiệp; vận dụng thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài địa bàn vào sản xuất kinh doanh gắn liền với tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị; phát huy lợi thế về vị trí kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội thế mạnh trên cơ sở nâng chất hệ thống sản xuất kinh doanh trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong thế phát triển bền vững và đồng bộ hóa giữa các khu vực kinh tế với khả năng huy động nguồn lực; tích cực cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hưởng dụng phúc lợi của các tầng lớp dân cư đồng bộ với phát triển kinh tế và đô thị; chú trọng phát triển nguồn nhân lực kết hợp với kinh tế tri thức và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
2. Quan điểm phát triển các khu vực kinh tế
a) Đối với khu vực công nghiệp - xây dựng: Cải thiện điều kiện sản xuất đối với doanh nghiệp hiện có; mở rộng, hoàn thành hạ tầng nhằm thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Thốt Nốt theo hướng nâng cao trình độ công nghệ và thân thiện với môi trường; phát triển ngành xây dựng đồng bộ với quá trình nâng cấp kết cấu hạ tầng và xây dựng các công trình quan trọng trên địa bàn, là nhóm ngành động lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh.
b) Đối với khu vực dịch vụ: Kết hợp quá trình hình thành, phát triển hạ tầng đô thị với các công trình dịch vụ quan trọng trên địa bàn, làm nền tảng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh thương mại và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ theo chuỗi phát triển kinh tế đô thị dọc sông Hậu, vừa là động lực chính của tăng trưởng nhanh trong tầm nhìn ngắn hạn, vừa là chìa khóa đảm bảo tạo thế đồng bộ, bền vững cho phát triển trong tầm nhìn dài hạn.
c) Đối với khu vực nông nghiệp: Từng bước thu hẹp diện tích đất nông nghiệp theo tiến độ đô thị hóa, tập trung vào hiệu quả, chất lượng và tiêu chuẩn hóa, phát triển dịch vụ nông nghiệp, từng bước phát triển nông nghiệp đô thị.
3. Quan điểm về huy động nguồn lực
a) Tích cực phát triển hiệu quả kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn lực từ bên ngoài và từng bước chuyển hóa thành nội lực. Khai thác tối đa lợi thế vị trí địa lý kinh tế của quận trong mối quan hệ tổng thể với chuỗi đô thị ven sông Hậu từ Cần Thơ đến Long Xuyên và hành lang phát triển Quốc lộ 80 - đường Lộ Tẻ Rạch Sỏi - kênh Thốt Nốt sau khi cầu Vàm Cống hoàn thành.
b) Phát triển trên cơ sở tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực và địa bàn trọng điểm làm động lực thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, đồng thời chú trọng đầu tư các lĩnh vực và địa bàn dự báo tăng trưởng chậm hơn nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển ngành và lãnh thổ, hạn chế phân hóa phát triển giữa các tiểu vùng và từng bước tạo sức mạnh phát triển tổng lực.
c) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí kết hợp với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn.
4. Quan điểm về phát triển bền vững
a) Gắn chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với chỉ tiêu công bằng xã hội và cải thiện đời sống nhân dân nhằm tạo công ăn việc làm, giảm nghèo, giảm phân hóa về thu nhập và xã hội trong quá trình phát triển nhanh công thương nghiệp và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Chú trọng giải quyết thỏa đáng các vấn đề văn hóa, xã hội, an ninh trật tự phát sinh trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - đô thị - công nghiệp.
b) Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững đô thị và chủ động ứng phó với tác động biến đổi khí hậu toàn cầu.
c) Kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn phát triển.
1. Mục tiêu chiến lược
a) Về phát triển kinh tế: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người đứng vào trong nhóm đầu so với mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố.
b) Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị hóa: Tập trung mở rộng và xây dựng hạ tầng các khu chức năng đô thị trung tâm quận và phát triển mở rộng đô thị tiến đến hình thành hành lang kinh tế - đô thị ven sông Hậu và khu đô thị hậu cần công nghiệp tại Thới Thuận; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội đồng bộ với quá trình phát triển kinh tế; mở các tuyến mới để kết nối và phát triển hạ tầng giao thông; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm trên địa bàn (khu công nghiệp Thốt Nốt, khu đô thị trung tâm mở rộng, khu đô thị hậu cần công nghiệp, đường tránh Thốt Nốt), cầu Vàm Cống, cầu qua cù lao Tân Lộc, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80, đường Tỉnh 921, đường Tỉnh 920, đường Bò Ót - Thắng Lợi, đường Thơm Rơm; hướng đến phát triển đột phá về hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ, nông nghiệp đô thị… sau năm 2020.
c) Về cơ cấu kinh tế: Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế xác định là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chất lượng cao; sau năm 2020, do đô thị phát triển mạnh, khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng nhanh nhằm từng bước chiếm vị trí quan trọng hơn trong cơ cấu kinh tế năm 2030.
d) Về văn hóa - xã hội: Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, mức độ hưởng thụ văn hóa, thông tin truyền thông, thể dục thể thao của Nhân dân cao hơn mặt bằng chung của thành phố; hạn chế phân hóa về thu nhập, đời sống và phúc lợi xã hội; hạn chế các vấn đề về an ninh trật tự xã hội dự báo phát sinh trong quá trình phát triển nhanh kinh tế, công nghiệp, đô thị.
đ) Về nguồn nhân lực: Tăng cường đào tạo và thu hút lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ, lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn; chú trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo - quản lý, bộ máy nhân sự vững mạnh trong sạch đối với khu vực hành chính công.
e) Về môi trường: Nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản xuất công nghiệp, giảm phát thải, tích cực xử lý môi trường công nghiệp, đô thị và chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Về phát triển kinh tế: Đạt tốc độ tăng trưởng GO trên địa bàn 9,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; tốc độ tăng trưởng VA 9,7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Thu nhập bình quân đầu người là 5.798 USD. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn là công nghiệp (53%) - dịch vụ (41%) - nông nghiệp (6%). Huy động ngân sách từ kinh tế địa phương tăng trên 10%/năm; tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 27% thu nhập. Hình thành và phát triển hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ Thới Thuận đến Trung Kiên.
b) Về phát triển kết cấu hạ tầng: Mật độ đường ô tô đạt gần 1,4 km/km2; mật độ điện thoại đạt 130 thuê bao/100 dân; mật độ sử dụng internet đạt 45 người/100 dân; tỷ lệ hộ sử dụng điện 99,9%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước tập trung là 99%.
c) Về phát triển xã hội: Dân số thường trú gần 177.000 người và có khả năng tiếp nhận 20.000 - 25.000 dân vãng lai; 15% trẻ 0 - 2 tuổi vào nhà trẻ, 85% trẻ 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo, 100% học sinh 6 -10 tuổi vào Tiểu học, 96% học sinh 11 - 14 tuổi vào Trung học cơ sở, 75% học sinh 15-17 tuổi vào Trung học phổ thông; 80% trường mầm non, 92% trường tiểu học, 86% trường trung học cơ sở và 50% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo là 72%; duy trì 100% phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, số giường bệnh/vạn dân đạt 23,7, số bác sĩ/vạn dân đạt 6,1; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,0 - 1,2%/năm; 98% gia đình và 100% phường văn hóa; dân số tập thể dục thể thao thường xuyên trên 35%; tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 95%; diện tích nhà ở là 30m2/người; số lao động đô thị chưa có việc làm dưới 1%; tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn trên 95%. Hàng năm giải quyết việc làm 3.000 - 3.500 lao động trên địa bàn.
d) Về khoa học - công nghệ và môi trường: Phấn đấu tốc độ tăng doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên 15%/năm; tỷ lệ thu gom rác đô thị - công nghiệp đạt 96%; trên 95% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị làm giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Các khu đô thị mới có hệ thống thoát nước thải, tỷ lệ thu gom và xử lý trên 50%.
3. Mục tiêu tầm nhìn chiến lược đến 2030
a) Về phát triển kinh tế: Đạt tốc độ tăng trưởng GO trên địa bàn 8,0%/năm trong thời kỳ 2021 - 2030, tốc độ tăng trưởng VA 8,6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 12.000 USD. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tương đối cân bằng giữa công nghiệp - dịch vụ (3% - 48% - 49%); thu ngân sách nhà nước (không kể phần các doanh nghiệp do thành phố thu) tăng 7 - 8%/năm (trong đó huy động ngân sách từ kinh tế địa phương tăng 9 - 10%/năm); tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 27% thu nhập.
b) Về phát triển kết cấu hạ tầng: Mật độ đường ô tô đạt 1,6 km/km2, mật độ điện thoại đạt 135 thuê bao/100 dân; mật độ sử dụng internet đạt 60 - 70 người/100 dân; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước tập trung là 100%.
c) Về phát triển xã hội: Dân số thường trú trên 200.000 người và có khả năng tiếp nhận 30.000 - 40.000 dân vãng lai; 25% trẻ 0 - 2 tuổi vào nhà trẻ, 90% trẻ 3 - 5 tuổi vào mẫu giáo, 100% học sinh 6 - 10 tuổi vào Tiểu học, 100% học sinh 11 - 14 tuổi vào Trung học cơ sở; 85% học sinh 15 - 17 tuổi vào Trung học phổ thông; 87% trường mầm non, 96% trường tiểu học, 86% trường trung học cơ sở và 75% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ lao động trong độ tuổi qua đào tạo là 75%; số giường bệnh/vạn dân đạt 31, số bác sĩ/vạn dân trên 8; giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,5 - 0,8%/năm; 99% gia đình và 100% phường văn hóa; dân số tập thể dục thể thao thường xuyên trên 40%; tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 99%; diện tích nhà ở trên 30m2/người; số lao động đô thị chưa có việc làm dưới 1%; tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn trên 95%. Hàng năm giải quyết việc làm trên 3.000 lao động trên địa bàn.
d) Về khoa học - công nghệ và môi trường: Phấn đấu tốc độ tăng doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên 20%/năm; đạt tỷ lệ thu gom rác đô thị - công nghiệp 99%. Phấn đấu đạt 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới có công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị làm giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Các khu đô thị mới có hệ thống thoát nước thải, tỷ lệ thu gom và xử lý trên 80%.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Hoàn chỉnh hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy Khu công nghiệp Thốt Nốt phân kỳ I (152,5ha); tạo quỹ đất sạch và tiến hành xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Thốt Nốt phân kỳ II (400ha); sắp xếp, củng cố, cải tiến các cơ sở sản xuất kinh doanh chuyên lúa gạo dọc kênh Thốt Nốt (theo tiến độ nắn đường Tỉnh 921). Tích cực di dời các cơ sở gây ô nhiễm trong khu vực đông dân cư ra khu công nghiệp; phát triển làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, làng nghề đan lưới Tân Hưng, làng nghề mộc, đan đát theo hướng xúc tiến thị trường, cải tiến trang thiết bị, đào tạo lao động và kết hợp với du lịch; từng bước phát triển công nghiệp theo hướng chế biến tinh, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường; liên kết các doanh nghiệp trong khu cụm công nghiệp theo hệ thống các ngành, lĩnh vực công nghiệp; tăng cường khuyến công, từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ cho các cơ sở sản xuất.
2. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Hoàn thành và đưa vào sử dụng chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo cấp khu vực tại Lộ Tẻ (Thới Thuận); phát triển trung tâm thương mại cấp khu vực và hình thành trung tâm bán lẻ, chợ đêm tại Thốt Nốt; phát triển hệ thống kho vận chuyển lúa gạo dọc kênh Thốt Nốt, hệ thống kho vận đa ngành từ Thới Thuận đến Thuận An; hoàn chỉnh đầu tư nâng cấp hệ thống chợ trung tâm quận, các chợ loại II, loại III theo quy hoạch; tại khu đô thị trung tâm, phát triển trung tâm thương mại quận với ít nhất 01 siêu thị hạng II; tại khu đô thị công nghiệp, phát triển 01 trung tâm thương mại tại Lộ Tẻ với ít nhất 01 siêu thị hạng III.
Thu hút đầu tư xây dựng một số điểm du lịch làm hạt nhân cho du lịch cộng đồng tại Tân Lộc; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng các trạm dừng chân, phát triển các điểm nghỉ dưỡng, điểm tham quan du lịch vườn, du lịch nông trại; giữ gìn và tôn tạo cảnh quan sinh thái của cù lao Tân Lộc, tôn tạo vườn cò Bằng Lăng thành điểm du lịch (kết hợp trạm dừng chân) trong tuyến du lịch ven sông Hậu; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù; chỉnh trang khu đô thị trung tâm, khuyến khích nâng cấp và mở mới các khách sạn tiêu chuẩn 1 - 3 sao, các nhà hàng có khả năng phục vụ cùng lúc 200 - 300 khách trở lên, các nhà nghỉ đạt chuẩn có khả năng lưu trú qua đêm; khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn, tăng cường tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi ngành kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng; tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế.
3. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Giảm dần diện tích canh tác lúa theo tiến độ đô thị hóa; tăng diện tích trồng rau đậu tại Tân Lộc, Tân Hưng, Thuận Hưng tiến đến nhân rộng các mô hình VietGAP; ổn định diện tích vườn tại Tân Lộc; chuyển đổi cơ cấu vườn sang một số loại cây trồng đặc sản tương thích với phát triển du lịch nhằm phát triển vườn du lịch, vườn biệt thự; giảm dần đàn gia súc, gia cầm theo tiến độ phát triển dân cư đô thị; cải thiện điều kiện vệ sinh phòng chống dịch và môi trường nuôi.
Ổn định diện tích nuôi cá da trơn thâm canh theo tiến độ mở rộng đất đô thị và công nghiệp; cải thiện chất lượng theo hướng tiêu chuẩn hóa GMP nhằm xây dựng vùng nguyên liệu bền vững; nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất cá giống; ổn định quy mô đánh bắt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội đồng và sông rạch.
Trồng mới cây phân tán trên các trục giao thông nông thôn, các bờ bao vùng và tiểu vùng thủy lợi; vận động phong trào trồng cây tại khu vực đô thị, các công trình xây dựng công cộng, khu công nghiệp và trồng tận dụng cây phân tán trong khu vực vườn.
4. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
a) Về giáo dục: Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ đạt 99,3%, tăng tỷ lệ học sinh nhập học các cấp thông qua công tác duy trì và củng cố kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học đúng độ tuổi. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; duy trì và đạt 100% phổ cập giáo dục trung học.
Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tiếp tục sắp xếp mạng lưới trường lớp. Tích cực vận động xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cho các trường học. Đến năm 2020, có 80% trường mầm non, 92% trường tiểu học, 86% trường trung học cơ sở và 50% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2030, có 87% trường mầm non, 96% trường tiểu học, 86% trường trung học cơ sở và 75% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
b) Về y tế: Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và củng cố mạng lưới y tế, mở rộng các dịch vụ y tế, quản lý tốt các cơ sở y dược tư nhân, kết hợp hiệu quả Đông y và Tây y trong khám và điều trị; tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt là đối tượng chính sách xã hội và người cao tuổi nhằm từng bước mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân; khuyến khích phát triển các phòng khám đa khoa tư nhân tại các khu vực đông dân cư, khu vực xa cơ sở y tế công lập; khuyến khích phát triển các trung tâm tư vấn sức khỏe, phát triển mô hình "Bác sĩ gia đình", "Chăm sóc sức khỏe tại nhà".
Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và chương trình y tế cộng đồng. Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng bao gồm y tế công lập và y tế tư nhân. Tăng cường các phương tiện cận lâm sàng; phát triển các hình thức dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu. Phấn đấu nâng độ bao phủ bảo hiểm y tế lên 75% vào năm 2016 và 90% vào năm 2020.
c) Về văn hóa thông tin - thể dục thể thao: Xây dựng và nâng cấp, mở rộng các thiết chế văn hóa cấp cơ sở phù hợp với quy mô phát triển dân số và đô thị. Đến năm 2020, tất cả trường học đều tập thể dục nội khóa, 80% trường có hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa thường xuyên; dân số tập thể dục thể thao thường xuyên đạt trên 35%; có 9/9 phường được công nhận phường văn hóa, 98% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa và từng bước hoàn thiện các chỉ tiêu công nhận phường đạt chuẩn văn minh đô thị.
Xây dựng và nâng cấp các di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp thành phố; xây dựng khu di tích văn hóa (khoảng 2ha) bao gồm các hạng mục: bảo tồn nghệ thuật cải lương gắn với đờn ca tài tử, bảo tàng văn minh lúa nước; quy hoạch cụm tượng đài và tranh hoành tráng về danh nhân và di tích lịch sử, cách mạng. Xây dựng hệ thống thư viện quận đạt chuẩn về cơ sở vật chất, phong phú về thể loại; trang bị dụng cụ thể dục thể thao cho trường học và các phường theo hướng khai thác nguồn lực từ ngân sách và nguồn xã hội hóa.
d) Về giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội: Tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế và các chương trình, dự án lồng ghép với mục tiêu giảm nghèo bền vững; tăng cường đầu tư cho các phường còn khó khăn và hỗ trợ hộ nghèo vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình; đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề cho người nghèo; thực hiện tốt việc cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và hỗ trợ giáo dục cho người nghèo. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 1 - 1,5%/năm; hàng năm giải quyết việc làm 2.000 - 2.500 lao động.
e) Về khoa học và công nghệ: Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quận. Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, từng bước đóng vai trò là trung tâm thông tin, tư vấn công nghệ, thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng
Xây dựng tuyến Quốc lộ 91 và đường tránh Thốt Nốt, đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, đường tránh Long Xuyên, đường Tỉnh 921, đường Tỉnh 920, đường Bò Ót - Thắng Lợi, đường Thơm Rơm, duy tu bảo dưỡng hằng năm tuyến quốc lộ 80; phát triển hệ thống các đường trục đô thị, từng bước phát triển hệ thống đường nội thị với số lượng, vị trí, quy cách, mật độ tương ứng với quy hoạch các khu đô thị. Đối với khu đô thị trung tâm cũ, cải tạo và phát triển hệ thống đường hẻm đủ quy cách, xây dựng các cơ sở hạ tầng dọc các tuyến giao thông và phát triển các phương tiện giao thông công cộng.
Xây dựng mới cảng khu công nghiệp Thốt Nốt trên sông Hậu (vàm Rạch Bò Ót), là cảng hàng hóa phục vụ khu công nghiệp, kết hợp vận chuyển hành khách, đạt tiêu chuẩn cảng hàng hóa cấp IV; các bến thủy chuyên dùng tại các chợ đầu mối, khu công nghiệp và tuyến công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ven kênh Thốt Nốt; hoàn chỉnh hệ thống kè sông Hậu và sông Thốt Nốt tại khu vực khu đô thị trung tâm.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của các công trình kiểm soát lũ và điều tiết nội đồng theo định hướng ứng phó dài hạn với biến đổi khí hậu. Phát triển đồng bộ hệ thống cấp điện và nước sạch, hệ thống thoát, thu gom và xử lý nước thải, rác thải đô thị; phát triển kết cấu hạ tầng, công trình công cộng và các khu chức năng đô thị. Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông.
Chỉnh trang, mở rộng, thu hút đầu tư xây dựng mới các công trình giáo dục, đào tạo và y tế đạt chuẩn quốc gia, các công trình văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh, tôn tạo và mở rộng các di tích văn hóa lịch sử. Tập trung chỉnh trang, sửa chữa và xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng, chủ yếu là các cơ quan hành chính công, khu dân cư, khu tái định cư, nhà ở trong dân; xây dựng hạ tầng đô thị, mở rộng khu đô thị mới, xây dựng hạ tầng và các cơ sở sản xuất kinh doanh cho khu công nghiệp, các khu thương mại dịch vụ.
6. Lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, triển khai Luật Bảo vệ môi trường đến tận cơ sở. Lồng ghép yếu tố môi trường vào các chương trình phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu. Đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ sở y tế vào diện quản lý môi trường; đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải, khí thải, tiếng ồn… đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định.
7. Lĩnh vực quốc phòng và an ninh
a) Về quốc phòng: Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển chọn và giao quân hằng năm, thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ quân sự; nâng cao trình độ, năng lực, khả năng phối hợp chiến đấu giữa các lực lượng; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; xây dựng cơ sở phường, khu phố vững mạnh và khu vực phòng thủ vững chắc.
b) An ninh: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ an ninh trật tự, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát huy sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng chống, truy quét các loại tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội; giải quyết hiệu quả các tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân, không để phát sinh điểm nóng; tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG LÃNH THỔ
1. Vùng 1: Đô thị trung tâm (vùng phát triển đô thị và công nghiệp)
a) Khu đô thị trung tâm (bao gồm phường Thốt Nốt và một phần các phường Trung Kiên, Thuận An, Trung Nhứt, Thạnh Hòa)
- Định hướng: Phát triển thương mại - dịch vụ tại trung tâm thương mại và các khu chức năng đô thị chuyên đề dịch vụ; sắp xếp, cải tạo quy mô, chất lượng tuyến công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp lúa gạo ven kênh Thốt Nốt (Trung Nhứt, Thạnh Hòa); giảm dần diện tích nuôi trồng theo tiến độ đô thị hóa; nhân rộng mô hình trang trại chuyên canh theo hướng nông nghiệp đô thị.
- Trục chính: Tuyến Quốc lộ 91, đường tránh Thốt Nốt - sông Hậu và đường Tỉnh 921 - kênh Thốt Nốt.
b) Khu đô thị công nghiệp (Thới Thuận)
- Định hướng: Phát triển thương mại - dịch vụ theo các khu phố thương mại; phát triển chợ đầu mối lúa gạo thành sàn giao dịch lúa gạo; lấp đầy khu công nghiệp Thốt Nốt phân kỳ I, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Thốt Nốt phân kỳ II; giảm dần diện tích nuôi trồng theo tiến độ đô thị hóa và công nghiệp hóa.
- Trục chính: Quốc lộ 91 - Quốc lộ 80; sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; đường Bò Ót - Thắng Lợi (trục phụ).
2. Vùng 2: Đô thị ngoại vi (vùng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị và bắt đầu phát triển đô thị sau năm 2020)
a) Khu vực nội địa (bao gồm các phường Thuận Hưng, Tân Hưng và một phần các phường Trung Kiên, Trung Nhứt, Thạnh Hòa)
- Định hướng: Phát triển thương mại - dịch vụ theo tuyến Quốc lộ 91, ven sông Hậu và tại trung tâm các phường; phát triển làng nghề đan lưới Thơm Rơm, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng; đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao, rau đậu và cá da trơn.
- Trục chính: Quốc lộ 91, đường Tỉnh 920 (trục ven sông Hậu).
b) Khu vực cù lao (Tân Lộc)
- Định hướng: Phát triển thương mại - dịch vụ theo các trục giao thông và tại trung tâm các khu phố; phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng theo hướng cảnh quan vườn và nông trại, hướng đến đô thị sinh thái; không phát triển công nghiệp; canh tác lúa và vườn cây ăn trái (theo hướng chuyên canh hoặc hỗn hợp, kết hợp du lịch nhà vườn, du lịch biệt thự).
- Trục chính: Trục trung tâm cù lao Tân Lộc.
1. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư
Để đạt được những mục tiêu đề ra trong quy hoạch, nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến 24.798 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 - 2020, chiếm 27% thu nhập theo giá hiện hành.
a) Đối với nguồn vốn ngân sách của Trung ương và thành phố: Tích cực kiến nghị các cấp Trung ương và thành phố ghi vốn các công trình và sớm đầu tư theo kế hoạch; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công công trình trên địa bàn.
b) Đối với nguồn vốn ngân sách của địa phương: Phân bổ, tính toán tiến độ và ghi vốn các công trình phù hợp với khả năng tiếp nhận dự án trên địa bàn; ưu tiên các công trình có tính chất dẫn luồng và phát luồng đầu tư; tăng khả năng tiếp nhận cũng như tiêu thụ vốn đầu tư theo đúng tiến độ, tránh tắc nghẽn quá trình đầu tư vốn.
c) Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp và trong nhân dân: Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư hoặc liên kết, liên doanh phát triển sản xuất kinh doanh; phối hợp xúc tiến đầu tư toàn diện lĩnh vực công thương nghiệp. Vận dụng hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư; xây dựng mục tiêu thu ngân sách hằng năm theo định hướng nuôi dưỡng nguồn thu.
2. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Huy động tổng hợp năng lực đào tạo nghề trong và ngoài địa bàn; kết hợp đào tạo nghề với tư vấn và hỗ trợ việc làm cho lao động, đặc biệt tại khu vực nông thôn; kết hợp với các doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện thu hút lao động có trình độ cao; huy động mọi nguồn lực xã hội trong xây dựng và phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo; khuyến khích phát triển quỹ khuyến học, học bổng cho học sinh giỏi, học sinh nghèo và đối tượng chính sách.
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Tăng cường đầu tư xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trong khu vực nhà nước và tư nhân thông qua việc củng cố, nâng chất hoạt động khoa học - công nghệ tại cơ sở. Triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ quận Thốt Nốt; nghiên cứu và triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích quá trình chọn lọc đầu tư vào khu công nghiệp với công nghệ, thiết bị đảm bảo nguyên tắc ít phát thải và thân thiện với môi trường.
4. Giải pháp về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; đẩy mạnh vận động xã hội hóa trong bảo vệ môi trường kết hợp với kế hoạch hóa và cân đối các nguồn lực. Tăng cường các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khu vực đô thị và khu sản xuất công nghiệp tập trung.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Thốt Nốt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm và các dự án đầu tư trên địa bàn quận Thốt Nốt.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt tổ chức công bố nội dung quy hoạch đến các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn; nghiên cứu và triển khai thực hiện quy hoạch; xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; lập các quy hoạch, dự án cụ thể phù hợp với quy hoạch đã được duyệt. Đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính phù hợp, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích thu hút đầu tư theo định hướng của quy hoạch.
Điều 4. Các sở, ban ngành thành phố có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt đạt được những mục tiêu đề ra trong quy hoạch này. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Thốt Nốt và của thành phố Cần Thơ.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
(Đính kèm Phụ lục: Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
STT |
Tên dự án, chương trình |
Tổng vốn đầu tư dự kiến |
2016 -2020 (Triệu đồng) |
Sau năm 2020 |
Ghi chú |
A |
Các dự án do các Bộ, ngành đầu tư trên địa bàn |
670 000 |
252 000 |
418 000 |
|
1 |
Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 và đường tránh |
229 000 |
229 000 |
|
|
2 |
Duy tu Quốc lộ 80 |
23 000 |
23 000 |
|
|
3 |
Dự án nạo vét kênh Thốt Nốt giai đoạn 2 |
418 000 |
|
418 000 |
|
4 |
Xây dựng cầu Vàm Cống |
Do Bộ Giao thông vận tải dự toán |
|
|
|
B |
Các dự án do thành phố làm chủ đầu tư đi qua địa bàn |
1 403 824 |
317 166 |
1 086 658 |
|
1 |
Dự án đường nối đường tránh Long Xuyên |
96 000 |
19 200 |
76 800 |
* |
2 |
Dự án đường Tỉnh 920 |
135 000 |
|
135 000 |
|
3 |
Dự án đường Tỉnh 921 |
73 000 |
60 590 |
12 410 |
* |
4 |
Dự án đường Bò Ót - Thắng Lợi |
53 000 |
21 200 |
31 800 |
* |
5 |
Dự án đường Thơm Rơm |
80 000 |
32 000 |
48 000 |
* |
6 |
Dự án cảng khu công nghiệp Thốt Nốt |
135 000 |
67 500 |
67 500 |
|
7 |
Dự án nạo vét kênh rạch cấp thành phố quản lý |
43 000 |
21 500 |
21 500 |
|
8 |
Dự án kè |
101 680 |
71 176 |
30 504 |
|
|
Kè chống sạt lở bờ kênh Thốt Nốt (đoạn từ nhà văn hóa cũ đến rạch Trà Cui) |
50 840 |
35 588 |
15 252 |
* |
|
Kè sông Bò Ót đoạn từ cầu Bò Ót đến vàm sông Bò Ót |
41 000 |
28 700 |
12 300 |
* |
|
Kè chống sạt lở bờ kênh Cái Sắn (đoạn từ vàm kênh Cái Sắn đến cầu Cái Sắn) |
9 840 |
6 888 |
2 952 |
* |
9 |
Dự án thoát nước đô thị |
687 144 |
24 000 |
663 144 |
|
|
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, công suất 10000 m3/ngày đêm |
663 144 |
|
663 144 |
|
|
Hệ thống thoát nước khu trung tâm quận Thốt Nốt |
24 000 |
24 000 |
|
|
C |
Các dự án do quận làm chủ đầu tư |
786 825 |
572 325 |
214 500 |
|
1 |
Dự án nâng cấp các đường nội thị hoặc tương đương |
200 825 |
200 825 |
|
* |
|
Nâng cấp, mở rộng đường Mai Văn Bộ |
27 831 |
27 831 |
|
* |
|
Đường Nguyễn Thái Học nối dài đến nút giao thông với đường tránh Thốt Nốt |
60 000 |
60 000 |
|
* |
|
Đường Nguyễn Văn Kim (đoạn từ đường Tỉnh 921 đến đường Sư Vạn Hạnh) |
15 000 |
15 000 |
|
* |
|
Đường bến xe Thốt Nốt đến đường tránh Quốc lộ 91 |
8 000 |
8 000 |
|
* |
|
Cầu Cần Thơ Bé nối hai phường Trung Kiên và Thuận Hưng |
70 000 |
70 000 |
|
* |
|
Đường Sư Vạn Hạnh nối dài |
5 000 |
5 000 |
|
* |
|
Đường dẫn vào vườn cò Bằng Lăng |
14 994 |
14 994 |
|
* |
2 |
Dự án nâng cấp hệ thống đường nông thôn |
45 000 |
36 000 |
9 000 |
* |
3 |
Dự án sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các trụ sở phường |
80 000 |
16 000 |
64 000 |
* |
4 |
Dự án chuẩn hóa trường học các cấp |
165 000 |
99 000 |
66 000 |
* |
5 |
Dự án nâng cấp hệ thống y tế cơ sở các phường |
110 000 |
66 000 |
44 000 |
* |
6 |
Dự án xây dựng các thiết chế văn hóa các cấp |
105 000 |
73 500 |
31 500 |
* |
7 |
Các dự án nông nghiệp (chỉ tính phần ngân sách) |
81 000 |
81 000 |
0 |
* |
D |
Các dự án kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư |
17 890 000 |
6 228 500 |
11 661 500 |
|
I |
Lĩnh vực hạ tầng |
4 060 000 |
1 883 100 |
2 176 900 |
|
|
Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Thốt Nốt phân kỳ 1 |
2 286 000 |
1 828 800 |
457 200 |
|
1 |
Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Thốt Nốt phân kỳ 2 |
1 231 000 |
|
1 231 000 |
|
|
Dự án Nhà máy nước Thốt Nốt 2 |
543 000 |
54 300 |
488 700 |
|
II |
Lĩnh vực công nghiệp |
10 500 000 |
2 861 900 |
7 638 100 |
|
1 |
Nâng cấp nhà máy lau bóng gạo |
808 000 |
646 400 |
161 600 |
|
2 |
Nhà máy chế biến thuỷ sản |
6 300 000 |
1 260 000 |
5 040 000 |
|
3 |
Nhà máy chế biến súc sản |
41 000 |
|
41 000 |
|
5 |
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi |
1 630 000 |
326 000 |
1 304 000 |
|
8 |
Nhà máy gia công quần áo xuất khẩu |
26 000 |
26 000 |
|
|
9 |
Nhà máy dệt bao PP |
372 000 |
186 000 |
186 000 |
|
14 |
Nhà máy cơ khí |
40 000 |
40 000 |
|
|
15 |
Nhà máy sản xuất dụng cụ, linh kiện điện |
74 000 |
14 800 |
59 200 |
|
19 |
Nhà máy Bao bì |
1 209 000 |
362 700 |
846 300 |
|
III |
Lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giáo dục đào tạo |
3 330 000 |
1 483 500 |
1 846 500 |
|
1 |
Dự án chợ đầu mối và sàn giao dịch lúa gạo |
85 000 |
42 500 |
42 500 |
|
2 |
Dự án Trung tâm thương mại Thốt Nốt |
800 000 |
640 000 |
160 000 |
|
3 |
Dự án Trung tâm thương mại Thới Thuận |
550 000 |
110 000 |
440 000 |
|
4 |
Dự án Trung tâm kho vận cảng Thốt Nốt |
750 000 |
300 000 |
450 000 |
|
5 |
Dự án các khu, điểm, tuyến du lịch (05 dự án) |
450 000 |
225 000 |
225 000 |
|
6 |
Dự án đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ, phố thị |
45 000 |
36 000 |
9 000 |
|
7 |
Các dự án Khu dân cư đô thị (10 dự án) |
650 000 |
130 000 |
520 000 |
|
|
Tổng cộng: (= A + B + C + D) |
20 750 649 |
7 369 991 |
13 380 658 |
|
Ghi chú: * Các dự án cấp thiết đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.