BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2789/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2017 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 25/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 1491/QĐ-BTC ngày 30/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2693/QĐ-BTC ngày 19/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Tài chính năm 2017;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2016 của Bộ Tài chính (kèm theo).
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức triển khai
1. Vụ Pháp chế Bộ chịu trách nhiệm chủ trì:
a) Yêu cầu các đơn vị báo cáo tự kiểm tra về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính và kiểm tra sơ bộ thông qua báo cáo;
b) Căn cứ vào kết quả kiểm tra thông qua báo cáo, tổ chức đoàn kiểm tra, thực hiện kiểm tra trực tiếp tại một số đơn vị thuộc Bộ;
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ kết quả kiểm tra; đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh.
2. Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cử đại diện tham gia Đoàn kiểm tra và phối hợp với Vụ Pháp chế kiểm tra tại các đơn vị ngành dọc đóng tại địa phương.
3. Các đơn vị thuộc Bộ có Trách nhiệm tổ chức tự kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra đã được duyệt, tổng hợp báo cáo Bộ (qua Vụ Pháp chế) theo đúng quy định.
Đơn vị được kiểm tra trực tiếp có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ thông tin liên quan và chuẩn bị tài liệu phục vụ cho yêu cầu kiểm tra, tham gia làm việc với đoàn kiểm tra.
4. Cục Kế hoạch - Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện theo quy định trên cơ sở kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Tài chính đã được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng: Tổng cục Hải quan. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Kế hoạch Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2017 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2789/QĐ-BTC ngày 27/12/2016 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính)
I. Mục tiêu - yêu cầu kiểm tra:
1. Mục tiêu:
- Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, kết quả thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính của các đơn vị thuộc Bộ. Từ đó, có biện pháp chỉ đạo sát hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong thời gian tới, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nước tại Bộ Tài chính.
- Nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện cải cách hành chính.
- Thông qua kiểm tra, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để đề xuất những giải pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Phát hiện những tồn tại, hạn chế nhằm khắc phục kịp thời và chấn chỉnh những đơn vị chưa chủ động, chưa tích cực trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Tổng hợp những sáng kiến, cải tiến, đổi mới trong thực hiện cải cách hành chính nhằm phổ biến, áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với tất cả các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
2. Yêu cầu:
- Việc kiểm tra bảo đảm chính xác, khách quan, không gây trở ngại đến các hoạt động của đơn vị được kiểm tra.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị để đảm bảo việc kiểm tra mang tính toàn diện, đồng thời bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm trong kiểm tra.
1. Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại; Cục Tài chính doanh nghiệp;
2. Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (đối với địa phương có Cục đóng trên địa bàn) các tỉnh: Điện Biên, Tuyên Quang, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Lâm Đồng, Bến Tre.
1, Về tổ chức chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về cải cách hành chính hàng năm của đơn vị (các chương trình, kế hoạch, công văn....).
- Công tác thi đua, khen thưởng gắn với thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại đơn vị.
- Những sáng kiến trong triển khai công tác cải cách hành chính.
- Công tác tuyên truyền cải cách hành chính.
2. Tình hình, kết quả thực hiện cải cách hành chính
Các đơn vị thực hiện và báo cáo theo chức năng quản lý nhà nước của mình tiến hành tự kiểm tra và báo cáo theo các nội dung sau đây:
2.1. Cải cách thể chế
- Công tác xây dựng pháp luật (chủ trì xây dựng; tham gia ý kiến,...).
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực.
2.2. Cải cách thủ tục hành chính
- Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước.
- Về kiểm soát thủ tục hành chính.
2.3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- Rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của đơn vị và các đơn vị trực thuộc.
- Về thực hiện phân cấp quản lý theo quy định của Bộ.
- Về kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
- Đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
- Cải cách và triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
2.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Xây dựng Đề án vị trí việc làm tại đơn vị theo quy định Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Đề án vị trí việc làm.
- Xây dựng, thực hiện Kế hoạch luân phiên, luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác cán bộ theo quy định tại Quyết định 2650/QĐ-BTC ngày 15/10/2014; Quyết định 719/QĐ-BTC ngày 20/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Xây dựng Kế hoạch tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biến chế.
- Công tác xử lý các vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ được giao.
2.5. Cải cách tài chính công .
- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ.
- Lập dự toán kinh phí, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước theo Thông tư số 172/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Kiện toàn cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính và kinh phí quản lý hành chính trong đơn vị,
2.6. Hiện đại hóa hành chính
- Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của mạng thông tin điện tử hành chính trên mạng Internet; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đến năm 2020.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, cá nhân.
- Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính.
- Về thực hiện hiện đại hóa hành chính (ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng ISO trong hoạt động của đơn vị).
IV. Hình thức, thời kỳ kiểm tra, đối tượng và thời gian kiểm tra trực tiếp
1. Hình thức kiểm tra
Công tác kiểm tra được thực hiện kết hợp giữa 2 phương thức: kiểm tra thông qua báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị và kiểm tra trực tiếp tại một số đơn vị, cụ thể là: Căn cứ các nội dung kiểm tra nêu trên, Vụ Pháp chế có công văn yêu cầu và hướng dẫn các đơn vị tổ chức tự kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả kiểm tra về Vụ Pháp chế để tổng hợp vào báo cáo chung. Vụ Pháp chế nghiên cứu, trình Bộ báo cáo chung và tổ chức kiểm tra trực tiếp một số đơn vị.
2. Thời kỳ kiểm tra
- Thời kỳ kiểm tra: tính từ 01/01/2015 đến hết ngày 31/12/2016.
3. Đối tượng và thời gian kiểm tra trực tiếp
- Đối tượng kiểm tra trực tiếp: Các đơn vị có tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cải cách hành chính.
- Thời gian kiểm tra trực tiếp: Trong năm 2017. Thời gian cụ thể sẽ được thông báo tới đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra trước 10 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra trực tiếp (xác định trên cơ sở đánh giá báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị).
- Trưởng đoàn: Lãnh đạo Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Thành viên: Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ (Thành phần này không cố định, tùy theo nội dung, đối tượng kiểm tra cụ thể để xác định).
1. Vụ Pháp chế Bộ:
- Thừa lệnh Bộ có công văn hướng dẫn các đơn vị thuộc đối tượng kiểm tra tổ chức tự kiểm tra theo nội dung nêu trong Kế hoạch kiểm tra ngay sau khi được Bộ phê duyệt.
- Thừa ủy quyền ký Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra.
- Trên cơ sở kết quả tự kiểm tra của các đơn vị, rà soát, đánh giá và chủ trì tổ chức kiểm tra trực tiếp tại một số đơn vị.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ kết quả kiểm tra; đồng thời đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Có công văn gửi các đơn vị về kết luận kết quả kiểm tra.
2. Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Cục Tài chính doanh nghiệp:
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị được kiểm tra chuẩn bị các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra, báo cáo Bộ kết quả tự kiểm tra đúng thời hạn.
- Cử đại diện tham gia Đoàn kiểm tra.
- Phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ tổ chức kiểm tra, đánh giá tại các đơn vị ngành dọc đóng tại địa phương (nếu có).
3. Các đơn vị được kiểm tra:
- Tổ chức tự kiểm tra tại đơn vị theo những nội dung kiểm tra được yêu cầu;
- Tổng hợp kết quả tự kiểm tra và báo cáo Bộ (qua Vụ Pháp chế) kết quả tự kiểm tra trước ngày 25/02/2017.
- Chuẩn bị tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra, cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; bố trí làm việc với Đoàn kiểm tra.
4. Cục Kế hoạch - Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện theo quy định trên cơ sở kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2017 của Bộ Tài chính đã được phê duyệt./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.