ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2783/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 8 năm 2020 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2015;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử;
Căn cứ Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Công văn số 1210/SCT-QLTM ngày 13/8/2020 về việc ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025 (sau khi tổng hợp ý kiến của các sở, ngành, địa phương liên quan).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển thương mại điện tử, kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phù hợp, bắt kịp với xu thế phát triển của quốc gia và trên thế giới.
- Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng, cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển; ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp xã hội trong doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên địa bàn nhờ chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0; mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa của tỉnh, thúc đẩy thương mại điện tử không biên giới, ứng dụng các phần mềm thông minh trong quản lý sản xuất kinh doanh.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển khu vực, thế giới, phù hợp với trạng thái và sự phát triển của đất nước trong hình mới. Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) và các công nghệ mới.
2. Mục tiêu cụ thể đến 2025
- 100% thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kinh doanh và đầu tư, các thủ tục liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện ở mức độ 3 trở lên.
- 70% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến.
- 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử.
- 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên ứng dụng di động.
- Các đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông, truyền thông sử dụng hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.
- Hàng ngàn lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sinh viên trên địa bàn... được tham gia các khóa đào tạo kinh doanh bán hàng trực tuyến.
- Mỗi năm có 04 - 05 chuyên đề chuyên sâu tuyên truyền trên truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác về xu hướng, kỹ năng mua hàng trực tuyến, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
1. Cơ chế chính sách:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử trong việc bán hàng, quảng bá, phát triển thương hiệu.
- Xây dựng triển khai hiệu quả các Đề án thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số.
- Triển khai cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.
2. Phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử
- Khai thác, phát huy hiệu quả các sàn giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện hạ tầng, cung cấp mức độ 3 trở lên toàn bộ các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư; các thủ tục khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh...
- Xây dựng hạ tầng chứng thực hợp đồng điện tử và các chứng từ điện tử phục vụ giao dịch thương mại trên nền tảng xác thực thông tin ứng dụng công nghệ số bao gồm chữ ký số.
- Triển khai hệ thống giám sát tập trung về an toàn thông tin mạng, rà soát lỗ hổng bảo mật các hệ thống cung cấp dịch vụ về thương mại điện tử.
3. Phát triển thị trường, hoàn thiện hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, kinh tế số
- Hoàn thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và logistic tại địa bàn đô thị, nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng quy hoạch, thu hút đầu tư Trung tâm Logistic tại Vũng Áng, Sơn Dương. Xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển ngành dịch vụ Logistic.
- Xây dựng các hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng các giải pháp về chứng từ điện tử trong thương mại điện tử gồm hóa đơn điện tử, tem điện tử, chứng từ xuất kho điện tử và các chứng từ thương mại khác.
- Xây dựng chuyên đề chuyên sâu tuyên truyền trên truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác cho đối tượng người tiêu dùng nắm bắt xu hướng, kỹ năng mua hàng trực tuyến, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh về kỹ năng khai thác, bán hàng trên môi trường trực tuyến.
- Phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật và đánh giá tác động của các cam kết quốc tế trong các FTA thế hệ mới đối với lĩnh vực thương mại điện tử tới doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh.
4. Xây dựng thị trường, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng trong thương mại điện tử
- Phổ biến, tuyên truyền cho doanh nghiệp, người tiêu dùng các kỹ năng khai thác ứng dụng thương mại điện tử để giao dịch mua, bán hàng; tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó với hành vi tiêu cực, gian lận trong thương mại điện tử.
- Tích cực tuyên truyền các sự kiện thương mại điện tử mang tính kích cầu trong nước và mở rộng hoạt động thương mại xuyên biên giới, các mô hình thương mại điện tử mới nhất để người tiêu dùng, doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh biết, trải nghiệm.
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi chính sách của tỉnh nhằm tăng tỷ lệ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh trên môi trường trực tuyến như sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử...
- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
5. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm chủ lực của tỉnh
- Hỗ trợ xây dựng gian hàng các sản phẩm của tỉnh trên sàn thương mại điện tử uy tín của thế giới; hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia không gian hàng Việt có thương hiệu, uy tín, được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ. Cung cấp các giải pháp toàn diện hỗ trợ bán hàng trực tuyến.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tại cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN.
- Xây dựng trung tâm điện tử hỗ trợ phân phối các sản phẩm của tỉnh trên môi trường trực tuyến.
- Xây dựng cổng điện tử kết nối trung gian giữa nhà sản xuất trong tỉnh và các nhà phân phối trong và ngoài nước.
6. Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
- Lựa chọn một số ngành chủ lực để hỗ trợ thí điểm chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ số để cải tiến mô hình sản xuất, kinh doanh. Triển khai nhân rộng đối với mô hình hiệu quả.
- Quảng bá, nâng cao nhận thức, hỗ trợ đào tạo về chuyển đổi số tại doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hỗ trợ thí điểm doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số trong từng công đoạn, chu trình kinh doanh; phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến và triển khai nhân rộng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến (công nghệ mã vạch, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nông nghiệp.
- Xây dựng gói giải pháp phân tích nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chiến lược định vị theo nhu cầu thị trường.
- Xây dựng bộ giải pháp hoàn tất đơn hàng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu từng khâu trong kinh doanh (logistics - marketing - bán hàng - chăm sóc khách hàng).
7. Nâng cao năng lực quản lý hoạt động thương mại điện tử; chống hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử
- Bố trí nhân lực, đào tạo chuyên sâu, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước cho cán bộ, công chức của các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan phụ trách lĩnh vực thương mại điện tử, kinh tế số. Đào tạo nâng cao kiến thức về an toàn, an ninh mạng; thực hiện các biện pháp đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
- Đào tạo, nâng cao năng lực các cơ quan thực thi pháp luật về thương mại điện tử; bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động thương mại trên môi trường trực tuyến.
- Rà soát sửa đổi, bổ sung nội dung chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường trực tuyến.
- Tăng cường năng lực cho Sở Công Thương, Cục Thống kê và UBND cấp huyện về thống kê, xây dựng dữ liệu hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn.
Tổng kinh phí: 15.070 triệu đồng; trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 7.060 triệu đồng;
- Ngân sách tỉnh: 6.240 triệu đồng;
- Doanh nghiệp, HTX: 1.770 triệu đồng.
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Quyết định này; hàng năm tổng hợp kết quả đạt được, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trong năm tiếp theo phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng, thực hiện các nội dung thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đảm bảo tính khả thi, thiết thực và hiệu quả.
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường và các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, quản trị phát huy hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử Hà Tĩnh.
- Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ số trên địa bàn tạo điều kiện cho phát triển thương mại điện tử. Thu hút các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, thương mại điện tử đầu tư kinh doanh trên địa bàn.
- Triển khai đồng bộ Kế hoạch này với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh, gắn kết sự phát triển thương mại điện tử với Chính phủ điện tử.
- Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai các vấn đề về an toàn, an ninh mạng; triển khai hệ thống giám sát tập trung về an toàn thông tin mạng. Rà soát lỗ hổng bảo mật các hệ thống cung cấp dịch vụ về thương mại điện tử trên địa bàn; thực hiện các biện pháp đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
3. Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Cục Thuế Hà Tĩnh hướng dẫn các doanh nghiệp quy trình phát hành hóa đơn trong giao dịch điện tử, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX... sử dụng hóa đơn điện tử; thực hiện các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
- Cân đối nguồn ngân sách tỉnh, ưu tiên bố trí nguồn sự nghiệp để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, kinh tế số đảm bảo thực thi Quyết định này.
4. Các sở, ngành, địa phương và cơ quan liên quan: Tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025 gắn với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trên địa bàn, theo từng lĩnh vực phù hợp với trạng thái và sự phát triển của đất nước trong tình hình mới. Triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, đào tạo và triển khai việc ứng dụng thương mại điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm Quyết định số 2783/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2020 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung công việc |
Kinh phí (triệu đồng) |
Thời gian |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
||
Trung ương |
Địa phương |
Doanh nghiệp... |
|||||
1 |
Rà soát, bổ sung, sửa đổi chính sách xúc tiến thương mại của tỉnh theo hướng tăng tỷ lệ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh trên môi trường trực tuyến như sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử... |
|
|
|
2020 |
Sở Công Thương |
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở ngành liên quan |
2 |
Xây dựng chuyên đề chuyên sâu tuyên truyền trên truyền hình, báo chí và các phương tiện truyền thông khác cho đối tượng người tiêu dùng nắm bắt xu hướng, kỹ năng mua hàng trực tuyến, sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. |
|
250 |
|
2021-2025 |
Sở Công Thương |
Các đơn vị truyền thông |
3 |
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp, HTX... về kỹ năng khai thác, bán hàng trên môi trường trực tuyến. |
|
200 |
|
2021-2025 |
Sở Công Thương |
UBND cấp huyện, Doanh nghiệp, HTX, Hộ kinh doanh |
4 |
Phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật và đánh giá tác động của các cam kết quốc tế trong các FTA thế hệ mới đối lĩnh vực thương mại điện tử tới doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh. |
|
40 |
|
2021 |
Sở Công Thương |
UBND cấp huyện, Doanh nghiệp, HTX, Hộ kinh doanh |
5 |
Xây dựng video hoặc phát hành ấn phẩm hoặc tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho người tiêu dùng, doanh nghiệp, HTX, Hộ kinh doanh các kỹ năng mua, bán hàng trực tuyến; tăng khả năng nhận biết và ứng phó với hành vi tiêu cực, gian lận trong thương mại điện tử. |
100 |
200 |
|
2021-2023 |
Sở Công Thương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
6 |
Giới thiệu, phổ biến rộng rãi cho cộng đồng về các sự kiện thương mại điện tử như Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam và các sự kiện khác |
|
100 |
|
2020-2025 |
Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông |
UBND cấp huyện, xã, người dân |
7 |
Thống kê, khảo sát, thu thập dữ liệu về hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát |
|
180 |
|
2021-2025 |
Sở Công Thương |
UBND cấp huyện, xã, doanh nghiệp, HTX, Hộ kinh doanh |
8 |
Hỗ trợ xây dựng gian hàng các sản phẩm của tỉnh trên sàn thương mại điện tử uy tín của thế giới; hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia không gian hàng Việt có thương hiệu, uy tín, được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ. Cung cấp các giải pháp an toàn diện hỗ trợ bán hàng trực tuyến. |
300 |
120 |
150 |
2022-2023 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
9 |
Xây dựng các đề án hỗ trợ một số ngành hàng của tỉnh ứng dụng thương mại điện tử |
500 |
200 |
100 |
2022-2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
10 |
Xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, dự báo thị trường cho các sản phẩm sản xuất trong tỉnh |
350 |
150 |
|
2023-2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
11 |
Xây dựng trung tâm điện tử hỗ trợ phân phối các sản phẩm chủ lực của tỉnh trên môi trường trực tuyến |
500 |
300 |
|
2023-2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
12 |
Xây dựng Cổng điện tử kết nối trung gian giữa nhà sản xuất trong tỉnh và các nhà phân phối trong và ngoài nước |
500 |
300 |
|
2022- 2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
13 |
Hỗ trợ thí điểm doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số trong từng công đoạn, chu trình kinh doanh; phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến và triển khai nhân rộng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
200 |
80 |
120 |
2024 |
Sở Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
14 |
Xây dựng bộ giải pháp hỗ trợ kinh doanh trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng thương mại điện tử |
400 |
150 |
100 |
2022- 2023 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
15 |
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu trực tuyến cho một số sản phẩm của tỉnh |
400 |
150 |
100 |
2022- 2023 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
16 |
Xây dựng, hỗ trợ giải pháp tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
400 |
150 |
100 |
2024- 2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
17 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh, hỗ trợ đưa sản phẩm lên thị trường trực tuyến |
400 |
180 |
|
2023- 2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
18 |
Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến (công nghệ mã vạch, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nông nghiệp. |
650 |
350 |
200 |
2020- 2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
19 |
Xây dựng gói giải pháp phân tích nhu cầu thị trường, insight khách hàng tiềm năng, SWOT, chiến lược định vị theo nhu cầu thị trường (revelant/distinctive). |
700 |
300 |
200 |
2020- 2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
20 |
Xây dựng bộ giải pháp hoàn tất đơn hàng (fulfillment) hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu từng khâu trong kinh doanh (logistics - marketing - sale - chăm sóc khách hàng). |
600 |
300 |
300 |
2020-2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
21 |
Xây dựng phần mềm khảo sát mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. |
280 |
120 |
|
2020-2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
22 |
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tại cổng thương mại điện tử quốc gia ECVN. |
280 |
120 |
200 |
2020-2025 |
Sở Công Thương |
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ CT) |
23 |
Quảng bá, xúc tiến thương mại, phát huy hiệu quả các sàn giao dịch thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh. |
|
500 |
200 |
2020-2025 |
Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương |
Các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp |
24 |
Hoàn thiện hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên toàn bộ các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư; các thủ tục khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. |
|
|
|
2023 |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư |
UBND cấp huyện; doanh nghiệp |
25 |
Xây dựng giải pháp hoàn thiện hạ tầng dịch vụ chuyển phát và logistic tại địa bàn đô thị, nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa. |
|
|
|
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở, ngành, địa phương |
26 |
Xây dựng hạ tầng chứng thực hợp đồng điện tử và các chứng từ điện tử phục vụ giao dịch thương mại trên nền tảng xác thực thông tin ứng dụng công nghệ số bao gồm chữ ký số. |
|
|
|
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở, ngành, địa phương |
27 |
Triển khai hệ thống giám sát tập trung về an toàn thông tin mạng, rà soát lỗ hổng bảo mật các hệ thống cung cấp dịch vụ về TMĐT trên địa bàn. |
|
600 |
|
2021-2025 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Doanh nghiệp, Sở Công thương |
28 |
Đào tạo nâng cao kiến thức về an toàn, an ninh mạng; thực hiện các biện pháp đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin trong giao dịch TMĐT. |
|
300 |
|
2021-2025 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Doanh nghiệp, Sở Công thương |
29 |
Hỗ trợ xây dựng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tạo dựng không gian lưu trữ Website các gian hàng của tỉnh trên các sàn thương mại điện tử. |
|
400 |
|
2021-2025 |
Sở Công Thương; Sở Thông tin và Truyền Thông |
Cơ sở sản xuất, kinh doanh; VP điều phối Nông thôn mới |
30 |
Xây dựng quy hoạch, thu hút đầu tư Trung tâm Logistic tại Vũng Áng, Sơn Dương. |
|
|
|
|
Sở Kế hoạch & Đầu tư; Sở Tài chính; BQL KKT tỉnh |
Sở, ngành, UBND thị xã Kỳ Anh |
31 |
Xây dựng Kế hoạch, chính sách phát triển ngành dịch vụ Logistic. |
|
|
|
|
Sở Công Thương |
Sở, ngành, địa phương |
32 |
Xây dựng các hệ thống tra cứu, truy xuất, kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng các giải pháp về chứng từ điện tử trong TMĐT gồm hóa đơn điện tử, tem điện tử, chứng từ xuất khó điện tử và các chứng từ thương mại khác. |
|
|
|
2023 |
Cục Quản lý thị trường |
Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp |
33 |
Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. |
|
|
|
2021-2025 |
Công an tỉnh; Cục Quản lý thị trường; Sở Công Thương; Cục Thuế |
Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp... |
34 |
Rà soát tham mưu sửa đổi, bổ sung nội dung chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên môi trường trực tuyến. |
|
|
|
2022 |
Cục Hải quan |
Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp... |
35 |
Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp trong TMĐT thông qua các Nghị quyết: số 18/2016/NQ-HĐND và số 91/2018/NQ-HĐND. Đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh liên quan đến hoạt động TMĐT. Phát triển tài sản trí tuệ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ. |
|
|
|
2021-2025 |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp... |
36 |
Bố trí nhân lực, đào tạo chuyên sâu, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước cho cán bộ, công chức của các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan phụ trách lĩnh vực TMĐT, kinh tế số. |
300 |
|
|
2021-2025 |
Sở Công Thương; Sở Nội vụ; Sở Thông tin và Truyền thông |
Các ngành và cơ quan liên quan |
37 |
Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho các cơ quan thực thi pháp luật về TMĐT; chống hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường trực tuyến. |
200 |
|
|
2021-2025 |
Sở Công Thương |
Công an tỉnh; cục Quản lý thị trường và các cơ quan liên quan |
38 |
Đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động thương mại trên môi trường trực tuyến. |
|
300 |
|
|
Sở Tài chính |
Cục Quản lý thị trường; Sở Công Thương |
39 |
Trang bị máy móc thiết bị cho Sở Công Thương, Cục Thống kê và UBND cấp huyện về thống kê, xây dựng dữ liệu hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn. |
|
200 |
|
2021-2025 |
Sở Tài chính |
UBND cấp huyện và Doanh nghiệp |
Tổng |
7.060 |
6.240 |
1.770 |
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.