BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2777/QĐ-CHK |
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHÔNG LƯU HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định về nhà chức trách hàng không;
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay: Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017; Thông tư số 32/2021/TT-BGTVT ngày 14/12/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017 và Thông tư số 15/2024/TT- BGTVT ngày 29/5/2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017;
Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam: Quyết định số 651/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2023; Quyết định số 371/QĐ-BGTVT ngày 02/4/2024 về việc sửa đổi Điều 3 của Quyết định số 651/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2023 và Quyết định số 665/QĐ-BGTVT ngày 24/5/2024 về việc sửa đổi một số nội dung tại Điều 2 Quyết định số 651/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2023;
Xét đề nghị của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tại các công văn số 7135/QLB-KL ngày 05/11/2024 và số 7311/QLB-KL ngày 12/11/2024;
Theo đề nghị của Phó trưởng phòng phụ trách phòng Quản lý hoạt động bay Cục Hàng không Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó không lưu hàng không dân dụng Việt Nam (phiên bản 08).
Điều 2. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo tính sẵn sàng của các hệ thống, trang thiết bị tại các vị trí ứng phó có thể sử dụng ngay khi thực hiện ứng phó; rà soát, làm thủ tục thông báo tin tức hàng không để người khai thác tàu bay biết và áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 26/12/2024 và bãi bỏ Quyết định số 1453/QĐ-CHK ngày 26/6/2024 của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 4. Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CỤC TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ
KHÔNG LƯU HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
(ban hành kèm theo
Quyết định số 2777/QĐ-CHK ngày 12/11/2024 của Cục Hàng không Việt Nam)
GHI NHẬN CÁC TU CHỈNH (TC)/HIỆU ĐÍNH (HĐ)
TC/HĐ SỐ |
SỐ QUYẾT ĐỊNH |
NGÀY ÁP DỤNG |
GHI CHÚ |
PB 01 |
1647/QĐ-CHK ngày 11/04/2012 |
20/05/2012 |
|
PB 02 |
902/QĐ-CHK ngày 02/6/2026 |
10/06/2016 |
|
PB 03 |
1804/QĐ-CHK ngày 29/09/2020 |
05/11/2020 |
|
PB 04 |
2936/QĐ-CHK ngày 25/12/2023 |
22/02/2024 |
|
PB 05 |
843/QĐ-CHK ngày 15/4/2024 |
18/04/2024 |
|
PB06 |
949/QĐ-CHK ngày 25/4/2024 |
13/06/2024 |
|
PB07 |
1453/QĐ-CHK ngày 26/6/2024 |
08/08/2024 |
|
PB08 |
2777/QĐ-CHK ngày 12/11/2024 |
26/12/2024 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MỤC LỤC
|
Nội dung |
Trang |
Quyết định ban hành
Ghi nhận các tu chỉnh/hiệu đính
Phần I: Những quy định chung
1. |
Mục đích, phạm vi, đối tượng áp dụng và nguyên tắc thực hiện |
|
2. |
Quy ước viết tắt |
|
3. |
Các cơ sở không lưu (ATS) liên quan |
|
4. |
Các quốc gia, vùng thông báo bay (FIR) bị ảnh hưởng |
|
5. |
Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy ứng phó không lưu |
|
6. |
Cấu trúc đường bay ứng phó |
|
7. |
Quản lý không lưu và phương thức ứng phó |
|
8. |
Phương thức đối với tổ lái và nhà khai thác tàu bay |
|
9. |
Phương thức liên lạc |
|
10. |
Phương thức ứng phó không lưu khi có hoạt động của núi lửa |
|
11. |
Phương thức ứng phó không lưu khi có đại dịch |
|
12. |
Các dịch vụ hỗ trợ liên quan |
|
13. |
Miễn trừ về Giấy phép |
|
|
Phần II: Kế hoạch ứng phó áp dụng cho các cơ sở ATS |
|
1. |
Khu vực miền Bắc |
|
2. |
Khu vực miền Trung |
|
3. |
Khu vực miền Nam |
|
4. |
Trung tâm Quản lý luồng không lưu |
|
|
Phần III: Phương án ứng phó khi có hoạt động của núi lửa |
|
1. |
Giới thiệu |
|
2. |
Nguyên tắc chung |
|
3. |
Phương án ứng phó khi có hoạt động của núi lửa |
|
|
Phần IV: Phương án ứng phó khi vùng trời không thể sử dụng được |
|
|
Phần V: Tổ chức thực hiện |
|
1. |
Triển khai thực hiện kế hoạch |
|
2. |
Tu chỉnh Kế hoạch |
|
3. |
Kiểm tra, giám sát |
|
|
Danh mục các phụ lục và các phụ lục |
|
PHẦN I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích, phạm vi, đối tượng áp dụng và nguyên tắc thực hiện
1.1 Mục đích
1.1.1 Kế hoạch ứng phó không lưu này hướng dẫn về việc lập kế hoạch; cơ cấu đường bay ATS ứng phó; phương thức công bố, thông báo tình trạng ứng phó; phương thức triển khai ứng phó và phối hợp trợ giúp giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu (sau đây gọi tắt là cơ sở ATS), kết thúc việc ứng phó; phương thức ứng phó của tổ lái; danh mục các tần số vô tuyến và địa chỉ liên lạc liên quan trong các trường hợp được phân chia như sau:
- Phân cấp kế hoạch ứng phó:
+ Cấp độ 1: các kế hoạch trong nước (nội bộ trong quốc gia) có ít hoặc không có ảnh hưởng đối với các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác;
+ Cấp độ 2: các kế hoạch ứng phó phối hợp (liên quốc gia) liên quan đến hai hoặc nhiều quốc gia; và
+ Cấp độ 3: các kế hoạch ứng phó cấp tiểu khu vực hoặc khu vực, chi tiết hóa các thỏa thuận ứng phó ảnh hưởng đến người sử dụng vùng trời hoặc dịch vụ được cung cấp bên ngoài vùng trời ứng phó.
- Phân loại kế hoạch ứng phó:
+ Loại 1: Vùng trời an toàn nhưng khai thác bị hạn chế hoặc không có dịch vụ ATS. Nguyên nhân do trục trặc hệ thống kỹ thuật hay các hệ thống hỗ trợ khác, hỏa hoạn, bãi công, đại dịch, động đất, bị khủng bố, v.v.
+ Loại 2: Vùng trời không an toàn. Nguyên nhân do núi lửa hoạt động, ảnh hưởng mây tro núi lửa, các hoạt động quân sự v.v.
+ Loại 3: Vùng trời không thể sử dụng được. Nguyên nhân do đại dịch, an ninh quốc phòng, hạt nhân khẩn cấp.
1.1.2 Kế hoạch này có mục đích đảm bảo duy trì tối đa các hoạt động bay không bị gián đoạn tại một khu vực diễn ra ứng phó không lưu nhất là các luồng bay quá cảnh chính trong trường hợp ứng phó không lưu trong vùng thông báo bay (FIR) Hà Nội, FIR Hồ Chí Minh và đảm bảo công tác triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó của cơ sở ATS bị ảnh hưởng được nhanh chóng, nhịp nhàng và an toàn.
1.2 Phạm vi và đối tượng áp dụng
Kế hoạch này áp dụng cho các cơ sở ATS thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; cho các tàu bay bay quá cảnh, tàu bay bay đi và đến các sân bay quốc tế và nội địa liên quan đến ứng phó không lưu tại Việt Nam; các tổ chức và cá nhân liên quan.
1.3 Nguyên tắc thực hiện
- Đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay HKDD và Quân sự trong trường hợp ứng phó không lưu.
- Đảm bảo duy trì tối đa trong khả năng cho phép số chuyến bay khai thác trong khu vực có ứng phó không lưu và nhất là các luồng bay quá cảnh chính trong FIR Hà Nội, FIR Hồ Chí Minh.
- Kế hoạch được xây dựng phù hợp với các quy định của ICAO tại Phụ ước 11, mẫu Kế hoạch ứng phó không lưu của Văn phòng khu vực Châu Á/Thái Bình Dương, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các văn bản thỏa thuận giữa các bên liên quan.
- Việc ứng phó không lưu cần phải tiến hành trên cơ sở sử dụng tối đa nguồn lực của ngành HKDD Việt Nam theo nguyên tắc 4 tại chỗ (phương án đối phó tại chỗ, lực lượng tại chỗ, trang thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ), phù hợp với các thỏa thuận phối hợp trợ giúp giữa Cục Hàng không Việt Nam và Cục Hàng không các nước liên quan.
Ghi chú: Vùng trời ứng phó là vùng trời trong phạm vi trách nhiệm cung cấp dịch vụ ATS của một cơ sở ATS nhưng cơ sở ATS đó bị suy giảm nghiêm trọng hoặc ngưng trệ khả năng cung cấp ATS do trục trặc hệ thống kỹ thuật hay các hệ thống hỗ trợ khác, hoặc do hỏa hoạn, bãi công, đại dịch, động đất, khủng bố, v.v phải ủy quyền cho một cơ sở ATS khác cung cấp dịch vụ ATS.
2. Quy ước viết tắt
Trong Kế hoạch này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
- ACC : Trung tâm kiểm soát đường dài
- ADS-C : Giám sát tự động phụ thuộc - Dạng hợp đồng
- AFTN : Mạng viễn thông cố định hàng không
- AMHS : Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu
- ANS : Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
- AIP : Tập thông báo tin tức hàng không
- AIS : Dịch vụ thông báo tin tức hàng không
- APP : Cơ sở kiểm soát tiếp cận
- ARO/AIS : Cơ sở thủ tục bay
- ATC : Điều hành bay
- ATS : Dịch vụ không lưu
- CNS : Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không
- ĐHB : Điều hành bay
- FIR : Vùng thông báo bay
- GCU : Bộ phận kiểm soát mặt đất
- HF : Sóng ngắn (từ 3.000 đến 30.000 KHz)
- HK : Hàng không
- HKDD : Hàng không dân dụng
- HKVN : Hàng không Việt Nam
- ICAO : Tổ chức HKDD quốc tế
- IFR : Quy tắc bay bằng thiết bị
- KSVKL : Kiểm soát viên không lưu
- METAR : Bản tin báo cáo thời tiết thường lệ tại sân bay dạng mã hóa
- NOTAM : Điện văn thông báo HK
- PK- KQ : Phòng không - Không quân
- QLB : Quản lý bay
- QLLKL : Quản lý luồng không lưu
- RNAV : Dẫn đường khu vực
- SIGMET : Thông tin liên quan đến các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên đường bay có thể ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động bay.
- TAF : Bản tin dự báo thời tiết tại sân bay
- TAF AMD : Bản tin bổ sung dự báo thời tiết tại sân bay
- TIBA : Phương thức tàu bay tự phát thanh
- TKCN : Tìm kiếm cứu nạn
- TWR : Đài kiểm soát tại sân bay
- VHF : Sóng cực ngắn (từ 30 đến 300 MHz)
- VFR : Quy tắc bay bằng mắt
3. Các cơ sở ATS liên quan
3.1 Khu vực miền Bắc
- Cơ sở ĐHB: ACC Hà Nội, APP/TWR (GCU) Nội Bài, TWR Điện Biên, TWR Cát Bi, TWR Vinh, TWR Đồng Hới, TWR Thọ Xuân và TWR Vân Đồn.
- Cơ sở thông báo, hiệp đồng bay (thuộc Trung tâm Quản lý luồng không lưu).
- Trung tâm ARO/AIS Nội Bài (thuộc Trung tâm Thông báo tin tức hàng không).
3.2 Khu vực miền Trung
- Cơ sở ĐHB: CTL/APP/TWR (GCU) Đà Nẵng, APP/TWR (GCU) Cam Ranh, TWR Phú Bài, TWR Chu Lai, TWR Phù Cát, TWR Pleiku và TWR Tuy Hòa.
- Trung tâm ARO/AIS Đà Nẵng, Trung tâm ARO/AIS Cam Ranh (thuộc Trung tâm Thông báo tin tức hàng không).
3.3 Khu vực miền Nam
- Cơ sở ĐHB: ACC Hồ Chí Minh, APP/TWR (GCU) Tân Sơn Nhất, TWR Buôn Ma Thuột, TWR Liên Khương, TWR Cần Thơ, TWR Cà Mau, TWR Côn Sơn, TWR Rạch Giá và TWR (GCU) Phú Quốc.
- Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất và Đội ARO Phú Quốc (thuộc Trung tâm Thông báo tin tức hàng không).
Ghi chú: Địa chỉ liên lạc các cơ sở ATS xem tại Phụ lục 1 Kế hoạch này.
4. Các quốc gia, vùng thông báo bay bị ảnh hưởng
4.1 Các vùng thông báo bay (FIR) và cơ sở ATS của các quốc gia bị ảnh hưởng đến Kế hoạch này gồm:
Stt |
Quốc gia |
FIR |
Cơ sở ATS |
1 |
Cam-pu-chia |
Phnôm Pênh |
ACC Phnôm Pênh |
2 |
Lào |
Viên Chăn |
ACC Viên Chăn |
3 |
Trung Quốc |
Côn Minh Quảng Châu Sanya |
ACC Côn Minh ACC Nanning ACC Sanya |
4 |
Phi-lip-pin |
Manila |
ACC Manila |
5 |
Singapore |
Singapore |
ACC Singapore |
6 |
Malaysia |
Kuala Lumpur |
ACC Kuala Lumpur |
4.2 Khi Kế hoạch ứng phó không lưu được công bố, các nhà chức trách HKDD của các quốc gia liên quan sẽ được thông báo phù hợp với các Văn bản phối hợp ứng phó không lưu được ký giữa Cục HKVN và Cục HKDD các nước liên quan.
5. Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy ứng phó không lưu
5.1 Ban chỉ đạo ứng phó không lưu (Ban chỉ đạo)
5.1.1 Thành phần
- Lãnh đạo Cục HKVN - Trưởng Phòng Quản lý HĐB - Cục HKVN - Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN - Lãnh đạo Tổng công ty Cảng HKVN - Lãnh đạo Tổng công ty HKVN - Lãnh đạo Cảng vụ HK khu vực liên quan - Đại diện Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu - Đại diện Bộ Tham mưu Quân chủng PK-KQ - Giám đốc Trung tâm Quản lý luồng không lưu - Giám đốc Trung tâm Thông báo tin tức HK - Trưởng Ban Không lưu - Trưởng Ban Kỹ thuật - Trưởng Ban An toàn - Chất lượng - Trưởng Ban An ninh hàng không - Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP - Công ty CPHK Vietjet Air - Công ty CPHK Pacific Airlines - Công ty CPHK Hàng không Tre Việt |
- Chủ tịch - Phó Chủ tịch - Phó CT thường trực - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên - Ủy viên |
5.1.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện Kế hoạch ứng phó không lưu;
- Xem xét, công bố áp dụng Kế hoạch; tổ chức thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan biết;
- Báo cáo, nhận và triển khai thực hiện chỉ đạo từ cơ quan cấp trên;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó;
- Tổ chức điều chuyển nguồn nhân lực, trang thiết bị nhằm đảm bảo đưa dịch vụ điều hành bay nhanh chóng trở lại hoạt động;
- Chỉ đạo việc chấm dứt tình trạng ứng phó, đưa dịch vụ điều hành bay trở lại hoạt động bình thường và tổ chức rút kinh nghiệm.
Ghi chú:
- Ngay sau khi xảy ra tình huống ứng phó, Ban chỉ đạo ngay lập tức triệu tập họp để triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó.
- Trong trường hợp xảy ra tình huống ứng phó liên quan đến hành vi can thiệp bất hợp pháp, Ban chỉ đạo báo cáo Văn phòng thường trực của Ủy ban An ninh Hàng không Quốc gia để chỉ đạo, giải quyết đối phó với hành vi này.
- Địa chỉ liên hệ Ban chỉ đạo xem tại Phụ lục 2 Kế hoạch này.
5.2 Ban chỉ huy ứng phó không lưu (Ban chỉ huy)
5.2.1 Thành phần
1) Khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam
- Ban chỉ huy gồm Giám đốc Công ty QLB khu vực (Trưởng Ban chỉ huy), đại diện liên quan của Cảng vụ HK tại Cảng HK, đại diện Lãnh đạo Cảng HK, Trưởng Trung tâm Quản lý - Điều hành bay khu vực và cán bộ các cơ sở cung cấp dịch vụ ANS liên quan. Thành phần chi tiết cho từng khu vực xem tại Phần II Kế hoạch này.
2) Trung tâm Quản lý luồng không lưu (Cơ sở thông báo, hiệp đồng bay):
Ban chỉ huy gồm Giám đốc Trung tâm (Trưởng Ban chỉ huy), đại diện Trung tâm Quản lý - Điều hành bay quốc gia và cán bộ các cơ sở cung cấp dịch vụ ANS liên quan. Thành phần chi tiết xem tại Phần II Kế hoạch này.
5.2.2 Nhiệm vụ
- Xác định, đánh giá tình hình, đề xuất các phương án, báo cáo Ban chỉ đạo;
- Tổ chức các lực lượng, phương tiện và hệ thống trang thiết bị để khắc phục sự cố và tiến hành các hành động cần thiết để đảm bảo an toàn bay.
- Triển khai Kế hoạch ứng phó không lưu, theo dõi liên tục tình huống ứng phó.
- Trao đổi thông tin với các cơ sở ATS thuộc các FIR kế cận và triển khai hiệp đồng ứng phó.
- Liên lạc chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan; thông báo cho người khai thác tàu bay.
- Thực hiện các chỉ thị của Ban chỉ đạo.
- Theo dõi và đề xuất Ban chỉ đạo để điều chỉnh nội dung NOTAM (nếu cần);
- Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả thực hiện và bổ sung kế hoạch ứng phó.
6. Cấu trúc đường bay ứng phó
6.1 Hệ thống đường bay ATS ứng phó gồm một số trong các đường bay ATS đang sử dụng với các mực bay hạn chế. Hệ thống đường bay ATS ứng phó được miêu tả chi tiết tại Phần II Kế hoạch này.
6.2 Khi tình trạng ứng phó được công bố, các chuyến bay nội địa, các chuyến bay quốc tế đến, đi tại các Cảng HK liên quan sẽ tạm thời bị đình chỉ cho đến khi tình trạng cung cấp ATS được đánh giá đầy đủ và hệ thống trở lại hoạt động bình thường. Ban chỉ đạo sẽ quyết định việc cắt giảm hay cho phép các chuyến bay này hoạt động trở lại. Các chuyến bay quốc tế đường dài và các chuyến bay đặc biệt (chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, chuyến bay công vụ, chuyến bay nhân đạo, v.v) sẽ được ưu tiên.
6.3 Khi xảy ra tình huống ứng phó không lưu, các nhà khai thác quốc tế có chuyến bay bị ảnh hưởng sẽ được Ban chỉ huy khu vực liên quan thông báo ngay khi hệ thống hoạt động trở lại. Các chuyến bay quốc tế liên quan được xem xét, bố trí sử dụng các đường HK quốc nội để tiến nhập vào hệ thống đường bay ATS ứng phó quốc tế.
6.4 Các nhà khai thác quốc tế có thể lựa chọn bay sang FIR bên cạnh để tránh bay trong FIR xảy ra tình huống ứng phó không lưu. Các đường bay ATS ứng phó được sử dụng trong tình huống này sẽ được cung cấp bởi các cơ sở ATS liên quan.
7. Quản lý không lưu và phương thức ứng phó
7.1 Các biện pháp ứng phó không lưu lập trong Kế hoạch này được áp dụng trong hai trường hợp ứng phó ngắn hạn (xảy ra bất ngờ, ngay lập tức và không có thời gian chuẩn bị) và ứng phó dài hạn (có thể dự đoán trước được và có thời gian chuẩn bị).
7.2 Trong thời gian xảy ra tình huống ứng phó không lưu, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có thể ngừng hoặc gián đoạn, cụ thể như dịch vụ thông tin, giám sát ATS. Khi đó, một NOTAM sẽ được phát hành cho biết các thông tin liên quan, bao gồm cả ngày giờ dự kiến dịch vụ được khôi phục. Khi xảy ra tình huống ứng phó, các cơ sở ATS kế cận có trách nhiệm cung cấp dịch vụ thông báo bay, dịch vụ báo động trên các đường bay ứng phó đi tới khu vực trách nhiệm của mình.
7.3 Trong trường hợp ứng phó không lưu, các phân khu kiểm soát thuộc cơ sở ATS liên quan có thể sẽ được phân chia lại hoặc giữ nguyên. Trách nhiệm cung cấp dịch vụ ATS sẽ do các cơ sở ATS ứng phó đảm nhiệm cho các đường bay ứng phó theo Kế hoạch này. Sơ đồ phân chia khu vực trách nhiệm ứng phó không lưu được mô tả chi tiết tại Phương án ứng phó cụ thể của cơ sở ATS liên quan.
7.4 Phương tiện liên lạc sử dụng chính sẽ là VHF hoặc HF.
Ghi chú: Chi tiết về thông tin liên lạc nêu tại Phụ lục 1 Kế hoạch này.
7.5 Cơ sở ATS có thể bị quá tải trong giai đoạn đầu diễn ra ứng phó. Cơ sở ATS có thể đưa ra các hành động phù hợp để tạm thời điều chỉnh đường bay cho tàu bay trên các đường thay thế không là đường bay ứng phó, sau đó từng bước chuyển sang cơ cấu đường bay ứng phó.
7.6 NOTAM về kế hoạch ứng phó bao gồm các nội dung sau:
- Giờ và ngày bắt đầu áp dụng kế hoạch ứng phó không lưu;
- Vùng trời sử dụng cho việc hạ cánh và bay quá cảnh, vùng trời cần phải bay tránh;
- Chi tiết về trang thiết bị và dịch vụ sử dụng hoặc không sử dụng, các hạn chế đối với việc cung cấp ATS (ví dụ: ACC, APP, TWR, GCU), bao gồm ngày dự kiến phục hồi dịch vụ (nếu có);
- Thông tin về việc cung cấp các dịch vụ thay thế;
- Các đường ATS có thể sử dụng, các đường bay ứng phó được công bố trong AIP, hoặc các đường bay ứng phó chiến thuật đã được xác định;
- Các thay đổi đối với đường bay ứng phó không có trong Kế hoạch này;
- Phương thức đặc biệt được thực hiện bởi cơ sở ATS lân cận không có trong Kế hoạch này;
- Phương thức đặc biệt do tổ lái thực hiện;
- Chi tiết khác liên quan mà nhà khai thác tàu bay có thể tiến hành nếu thấy cần thiết.
Ghi chú: Mẫu NOTAM được quy định tại Phụ lục 3 Kế hoạch này.
7.7 Trong trường hợp Phòng NOTAM quốc tế không thể phát được NOTAM thì Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất sẽ thực hiện phương án giải trợ theo yêu cầu của Ban chỉ đạo.
7.8 Phân cách tàu bay
- Việc phân cách tàu bay sẽ được áp dụng phù hợp với quy định tại Doc.4444 và Doc.7030 (ICAO): Phân cách cao áp dụng tối thiểu là 300m (1000ft) trong môi trường RVSM và 600m (2000ft) trong môi trường không RVSM.
- Mức độ chấp nhận lưu lượng bay: 15 phút đối với các tàu bay trên cùng một mực bay, trên cùng một đường bay hoặc trên các đường bay giao nhau tại điểm chuyển giao kiểm soát.
7.9 Hạn chế mực bay
Tùy tình huống ứng phó, thông thường các chuyến bay quốc tế đường dài và các chuyến bay đặc biệt (chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, chuyến bay công vụ, chuyến bay nhân đạo, v.v) sẽ được ưu tiên mực bay phù hợp.
7.10 Báo cáo vị trí tàu bay
Tổ lái sẽ tiếp tục báo cáo vị trí tàu bay theo thường lệ, phù hợp với phương thức báo cáo ATS thông thường.
7.11 Khai thác VFR
Trong trường hợp ứng phó, các chuyến bay VFR sẽ không khai thác trong vùng trời ứng phó liên quan, trừ trường hợp đặc biệt như tàu bay công vụ và chuyến bay đặc biệt do Ban chỉ đạo cho phép thực hiện.
7.12 Các phương thức đối với cơ sở ATS
Cơ sở ATS cung cấp dịch vụ ATC sẽ phải tuân theo phương thức khai thác khẩn nguy và áp dụng cấp độ phù hợp với phương thức ứng phó theo Văn bản phối hợp ứng phó không lưu. Các phương thức này bao gồm:
1) Cơ sở ATS khi xác định được khả năng cung cấp ATS của mình bị suy giảm do tình huống ứng phó sẽ thông báo đến tổ lái về tình huống ứng phó và đưa ra khuyến cáo về khả năng cơ sở ATS có thể phải di rời và việc cung cấp dịch vụ ATC sẽ bị ngưng trệ. Trong tình huống việc di rời khỏi cơ sở ATS là cần thiết, phương thức giải tỏa sẽ được áp dụng, nếu còn đủ thời gian, cơ sở ATS sẽ gửi thông báo khẩn cho tổ lái trên tần số đang sử dụng về phương tiện liên lạc thay thế.
2) Trong thời gian áp dụng phương thức ứng phó, các nhà khai thác tiếp tục chuyển điện văn kế hoạch bay tới các cơ sở ATS qua mạng AFTN/AMHS theo phương thức thông thường.
3) Khi có thông báo từ Ban chỉ đạo, nhà cung cấp dịch vụ ATS của các FIR lân cận sẽ áp dụng Kế hoạch ứng phó không lưu phù hợp với Văn bản phối hợp ứng phó không lưu đã được ký kết.
4) Cơ sở ATS ứng phó chịu trách nhiệm đối với tàu bay quá cảnh bay vào FIR Hà Nội, FIR Hồ Chí Minh sẽ phải thiết lập liên lạc với tàu bay càng sớm càng tốt theo khả năng có thể (ít nhất là 30 phút trước giờ dự kiến vào khu vực trách nhiệm ứng phó).
5) Cơ sở ATS ứng phó chịu trách nhiệm đối với tàu bay bay vào FIR đang thực hiện ứng phó sẽ hướng dẫn cho tổ lái phải duy trì mực bay và tốc độ bay chỉ định cuối cùng (Mach number nếu áp dụng) trong quá trình bay quá cảnh vào FIR.
6) Cơ sở ATS ứng phó chịu trách nhiệm sẽ không được phép thay đổi mực bay hoặc tốc độ bay nào (Mach number nếu áp dụng) ít nhất là 10 phút trước khi tàu bay bay vào vùng trời ứng phó.
7) Tàu bay có thể lựa chọn để tránh vùng trời Việt Nam và nhà chức trách HKDD liên quan sẽ phải cung cấp các đường bay ứng phó thay thế phù hợp. Việc này sẽ được thông báo bằng NOTAM.
7.13 Chuyển đổi sang kế hoạch ứng phó
- Trong khoảng thời gian không chắc chắn về việc vùng trời có bị đóng cửa hay không, nhà khai thác tàu bay cần chuẩn bị kế hoạch thay đổi về đường bay ATS khi đang bay, biết được đường bay ATS ứng phó thay thế theo Kế hoạch ứng phó hoặc phát hành NOTAM hoặc được công bố trong AIP.
- Trong tình huống vùng trời bị đóng cửa mà chưa được công bố, trong trường hợp có thể, cơ sở ATS thông báo cho tất cả các tàu bay trong vùng trời của mình về việc vùng trời nào bị đóng và yêu cầu chờ hướng dẫn tiếp theo.
- Cơ sở ATS cần lưu ý khi việc đóng cửa vùng trời hoặc các sân bay được công bố, từng hãng HK có thể có những yêu cầu khác nhau về các đường bay ATS thay thế. Cơ sở ATS cần phải sẵn sàng để xem xét, đáp ứng các yêu cầu của tổ lái nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động bay.
7.14 Rà soát văn bản phối hợp ứng phó không lưu
- Cục HKVN chủ trì phối hợp với Tổng công ty QLB Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức ký kết văn bản phối hợp ứng phó không lưu với Cục HKDD các nước liên quan phù hợp với kế hoạch của ICAO khu vực và thỏa thuận giữa các bên liên quan.
- Tổng công ty QLB Việt Nam tổ chức ký văn bản phối hợp ứng phó không lưu với Tổng công ty Cảng HK Việt Nam (có sự tham gia của cơ quan Cục HK Việt Nam); thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung nội dung của Kế hoạch và Văn bản phối hợp ứng phó không lưu.
8. Phương thức đối với tổ lái và nhà khai thác tàu bay
8.1 Nộp kế hoạch bay không lưu
Khi hoạt động trong các FIR Việt Nam, tổ lái hoặc nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay nộp kế hoạch bay phù hợp với các yêu cầu quy định tại AIP Việt Nam, Phụ ước 2 và Tài liệu Doc.4444.
Các yêu cầu về lập kế hoạch bay trong AIP Việt Nam vẫn tiếp tục được áp dụng, trừ khi được sửa đổi theo đường bay ATS ứng phó và FLAS theo huấn lệnh KSVKL và/hoặc theo NOTAM.
8.2 Cấp phép bay
Các nhà khai thác tàu bay phải hoàn tất thủ tục về phép bay với các cơ quan cấp phép bay của Việt Nam (Cục HK Việt Nam, Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao) trước khi thực hiện chuyến bay quá cảnh, đi và đến trong các FIR Việt Nam, chi tiết liên quan xem tại AIP Việt Nam.
8.3 Phương thức khai thác của tổ lái
- Trước khi bay vào khu vực ứng phó, tổ lái xem xét quyết định đi sân bay dự bị hoặc tiếp tục thực hiện chuyến bay theo kế hoạch, thống nhất với cơ sở ATS để thực hiện việc này.
- Tổ lái của tàu bay bay qua khu vực đang xảy ra ứng phó không lưu phải chấp hành chặt chẽ các quy định sau:
1) Tàu bay bay dọc theo các đường bay ATS được ấn định trong Kế hoạch này sẽ phải tuân theo quy tắc bay IFR và sẽ được chỉ định một mực bay phù hợp với khung phân bổ mực bay áp dụng cho các đường bay ứng phó được nêu tại kế hoạch ứng phó cụ thể của cơ sở ATS liên quan.
2) Tàu bay sẽ phải đạt được mực bay chỉ định cuối cùng do cơ sở ATS chịu trách nhiệm ít nhất là 10 phút trước khi bay vào vùng trời ứng phó hoặc các hướng dẫn khác phù hợp với các thỏa thuận đã được ký kết.
3) Tổ lái phải duy trì mực bay trong toàn bộ thời gian bay trong vùng trời ứng phó, mực bay chỉ định cuối cùng bởi cơ sở ATS chịu trách nhiệm cuối cùng trước khi tàu bay tiến vào hệ thống đường bay ứng phó và cũng không được thay đổi mực bay và tốc độ bay ngoại trừ trường hợp khẩn nguy hoặc để đảm bảo an toàn cho chuyến bay.
4) Trong bất kỳ tình huống khẩn nguy hay vì lý do an toàn cho chuyến bay mà không thể duy trì mực bay chỉ định khi vào vùng trời ứng phó, tổ lái sẽ phải đổi hướng mũi trước khi thay đổi độ cao về phía bên phải của trục đường bay ATS ứng phó, nếu như bay lệch ra ngoài FIR thì tổ lái phải thông báo ngay lập tức đến ACC chịu trách nhiệm cho vùng trời đó. Tổ lái phải phát mù trên tần số 121.5MHz và thông báo ngay bằng cách phát thanh trên tần số VHF 123.45MHz điện văn thay đổi mực bay khẩn nguy liên quan (bao gồm tên hiệu tàu bay, vị trí tàu bay, mực bay băng qua, mực bay đã rời, v.v).
5) Tổ lái phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phát thanh trong khi bay và thường xuyên giữ chế độ canh nghe trên tần số VHF 123.45MHz.
6) Tổ lái phải báo cáo vị trí tại điểm báo cáo vị trí cuối cùng của tàu bay trước khi vào vùng trời ứng phó kèm theo thông tin về giờ dự kiến bay vào vùng trời ứng phó và giờ dự kiến bay ra khỏi vùng trời ứng phó; báo cáo vị trí khi qua các điểm báo cáo vị trí bắt buộc đã được thiết lập trên đường bay ứng phó.
7) Tổ lái cần thiết lập liên lạc ngay với cơ sở ATS ứng phó (ít nhất là 10 phút trước giờ dự kiến đến/qua ranh giới chuyển giao kiểm soát).
8) Tổ lái phải duy trì mức cảnh giác cao nhất khi khai thác trong vùng trời ứng phó và phải có hành động phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến bay.
Ghi chú: Phương thức tàu bay tự phát thanh (TIBA) được nêu tại Phụ lục 4 Kế hoạch này.
8.4 Phương thức bay chặn
Tổ lái cần phải lưu ý rằng để phù hợp với các thông lệ quốc tế hiện tại, tàu bay của họ có thể sẽ bị bay chặn bởi tàu bay quân sự trên đường bay ứng phó. Nhà khai thác tàu bay sẽ phải làm quen với các phương thức bay chặn của quốc tế được quy định trong Thông tư của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay, Phụ ước 2 ICAO về Quy tắc bay và được công bố trong Tập AIP Việt Nam.
9. Phương thức liên lạc
9.1 Khi hoạt động trong vùng trời xảy ra ứng phó không lưu, tổ lái nên sử dụng phương thức liên lạc phát thanh thông thường ở nơi dịch vụ ATC được cung cấp. Phương thức liên lạc này phù hợp với phương thức liên lạc trong Kế hoạch ứng phó hoặc theo các chỉ dẫn của NOTAM.
9.2 Nếu bị mất liên lạc ngoài dự kiến trên tần số thông thường của dịch vụ ATC, tổ lái phải cố gắng thiết lập liên lạc trên tần số khác có thể, ví dụ nếu mất liên lạc khi đang bay đường dài thì sẽ thiết lập liên lạc với cơ sở ATS có trách nhiệm điều hành tiếp theo. Tổ lái cố gắng thiết lập liên lạc với cơ sở ATS trên tần số cuối cùng mà liên lạc hai chiều đã được thiết lập. Trong trường hợp mất liên lạc với cơ sở ATS, tổ lái tiếp tục báo cáo vị trí như bình thường trên tần số đã được quy định và cũng phát báo cáo vị trí trên tần số ứng phó đã quy định.
9.3 Tần số liên lạc: Bảng liệt kê các tần số sử dụng cho các đường bay ứng phó, các cơ sở ATS cung cấp dịch vụ thông báo bay và theo dõi liên lạc không - địa trong vùng trời ứng phó được công bố chi tiết theo Phụ lục 5 Kế hoạch này.
10. Phương thức ứng phó không lưu khi có hoạt động núi lửa
Phương thức ứng phó không lưu khi có hoạt động núi lửa xem chi tiết tại Phụ lục 6 Kế hoạch này.
11. Phương thức ứng phó không lưu khi có đại dịch
Phương thức ứng phó không lưu khi có đại dịch xem chi tiết tại Phụ lục 7 Kế hoạch này.
12. Các dịch vụ hỗ trợ liên quan
12.1 Dịch vụ Thông báo tin tức hàng không (AIS)
- NOTAM thông báo thực hiện Kế hoạch ứng phó không lưu sẽ được gửi tới các địa chỉ liên quan và sẽ được phát liên tục trước, trong và ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình ứng phó. NOTAM sẽ gồm các tin tức liên quan, các hành động phải thực hiện nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của sự suy giảm trong việc cung cấp dịch vụ ATC của cơ sở ATS liên quan.
- NOTAM sẽ được Phòng NOTAM quốc tế của Việt Nam phát theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
12.2 Dịch vụ Khí tượng (MET)
- Cục HKVN (Phòng Quản lý hoạt động bay) là cơ quan quản lý chuyên ngành về khí tượng HK. Các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng do Cục HKVN giao trách nhiệm bảo đảm cung cấp dịch vụ khí tượng cho hoạt động bay nội địa và quốc tế phù hợp với Thông tư của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay, Phụ ước 3 về khí tượng HK và phần nội dung về khí tượng của Tài liệu (Doc.9673) về dịch vụ khí tượng cho không vận quốc tế/ Kế hoạch không vận châu Á - Thái Bình Dương như sau:
1) Bản tin báo cáo thời tiết thường lệ hoặc đặc biệt tại sân bay (METAR/SPECI); bản tin dự báo hạ cánh (TREND); bản tin dự báo thời tiết tại sân bay (TAF); bản tin dự báo thời tiết tại sân bay được bổ sung (TAF AMD).
2) SIGMET/AIRMET cho FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh.
3) Dự báo điều kiện đường bay (dự báo gió nhiệt trên cao, dự báo thời tiết nguy hiểm trên đường bay SIGWX).
4) Cảnh báo sân bay; Cảnh báo gió dứt.
- Việc cung cấp tin tức khí tượng cho các cơ sở ATS theo văn bản hiệp đồng giữa cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng và cơ sở ATS liên quan;
- Việc cung cấp dịch vụ khí tượng sẽ được duy trì trong tình huống ứng phó không lưu. Tuy nhiên khi dịch vụ ATS bị gián đoạn, các thông tin khí tượng cập nhật sẽ được cung cấp cho các cơ sở ATS trong Kế hoạch ứng phó không lưu.
12.3 Dịch vụ Tìm kiếm cứu nạn (SAR)
- Các cơ sở ATS tham gia Kế hoạch ứng phó không lưu phải thông báo các tin tức cần thiết liên quan đến các tàu bay gặp tai nạn hoặc trong tình huống khẩn nguy cho các cơ quan phối hợp TKCN liên quan tại Việt Nam.
- Địa chỉ các cơ quan phối hợp TKCN:
a) Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN HK - Cục HKVN:
Phòng Quản lý hoạt động bay - Cục Hàng không Việt Nam
Số 119, đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 84-24-38720 199
Fax: 84-24-38 732 762
Email: and@caa.gov.vn
b) Thường trực Ban chỉ huy TKCN HK - Tổng công ty QLBVN
Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không
Số 05, ngõ 200, đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 84-24-38727797 Fax: 84-24-38729404
Địa chỉ AFTN/AMHS: VVVVYCYX
Email:Sar@vatm.vn
- Trong trường hợp cần thiết, các cơ sở ATS tham gia ứng phó phải hỗ trợ trong việc phát các tin tức về các giai đoạn TKCN phù hợp với các tình huống hồ nghi, báo động, khẩn nguy.
13. Miễn trừ về giấy phép
Cơ sở ATS thực hiện việc ứng phó không lưu theo Kế hoạch này được miễn trừ các yêu cầu về giấy phép nhân viên, giấy phép khai thác hệ thống thiết bị và giấy phép khai thác của cơ sở ATS
Ghi chú: Cục HKVN Hướng dẫn về các trường hợp miễn trừ trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay tại công văn số 2043/QĐ-CHK ngày 26/9/2023.
PHẦN II. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ ÁP DỤNG CHO CƠ SỞ ATS
I. KHU VỰC MIỀN BẮC
1. Lực lượng
1.1 Ban chỉ huy
- Giám đốc Công ty QLB miền Bắc - Trưởng Ban chỉ huy
- Đại diện Cảng vụ HK tại Cảng HK liên quan
- Đại diện Lãnh đạo Cảng HK Nội Bài/Cảng HK có liên quan
- Trưởng Trung tâm Quản lý - Điều hành bay khu vực I
- Trưởng Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội
- Trưởng Trung tâm Kiểm soát tiếp cận - tại sân Nội Bài
- Đài trưởng Đài KSKL liên quan
- Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật
- Trưởng Trung tâm hiệp đồng TKCN
- Trưởng Trung tâm ARO/AIS Nội Bài
- Trưởng trung tâm Cảnh báo thời tiết và Trưởng Trung tâm KTHK Nội Bài (trong trường hợp ứng phó khi có hoạt động núi lửa)
Ghi chú: Địa chỉ liên hệ Ban chỉ huy xem tại Phụ lục 2 Kế hoạch này.
1.2 Lực lượng tham gia ứng phó
Lãnh đạo Công ty Quản lý bay miền Bắc, lực lượng KSVKL, lực lượng ARO/AIS, kỹ thuật, khí tượng và TKCN liên quan phải nhanh chóng tham gia ứng phó với sự hỗ trợ của lực lượng tại chỗ của cơ sở ATS ứng phó, thực hiện kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay.
2. Nội dung ứng phó
2.1 ACC Hà Nội
Kế hoạch UPKL xem chi tiết tại Phụ lục 8 Kế hoạch này.
2.2 APP Nội Bài
2.2.1 Phân định lại các khu vực ứng phó
Khu vực kiểm soát tiếp cận Nội Bài hiện được phân chia thành 02 phân khu: Kiểm soát trung tận - TMC (Terminal control) và Kiểm soát đến - ARR (Arrival control). Căn cứ vào điều kiện thực tế, để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống thiết bị kỹ thuật, khu vực ứng phó của APP Nội Bài sẽ sát nhập phân khu TMC và phân khu ARR.
2.2.2 Phương thức ứng phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.2.2.1 Ứng phó ngắn hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu:
Do ACC Hà Nội (phân khu 1) đảm nhiệm thực hiện tại ACC Hà Nội.
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số VHF: 132.3 MHz (chính), 128.15 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm: Điện thoại (024.38729920).
- AFTN/AMHS: VVHNZQZX.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu ACC Hà Nội thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho APP Nội Bài.
+ Điều chuyển ngay một số KSVKL của APP Nội Bài để thực hiện ứng phó tại ACC Hà Nội.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATC ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.2.2.2 Ứng phó dài hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do APP Nội Bài đảm nhiệm thực hiện tại ACC Hà Nội cũ tại Nội Bài
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số VHF: 125.1MHz (chính), 121.0MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm: Điện thoại (024.38860957, 024.38860958).
- AFTN/AMHS: VVHNZQZV.
- Hệ thống xử lý dữ liệu giám sát (RDP).
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí lực lượng tại ACC Hà Nội cũ tại Nội Bài: Do KSVKL của APP Nội Bài đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách nhiệm ứng phó của các cơ sở ATC tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.2.3 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.3 TWR/GCU Nội Bài
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.3.1 Ứng phó ngắn hạn
2.3.1.1 Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do APP Nội Bài đảm nhiệm, thực hiện tại APP Nội Bài.
2.3.1.2 Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số VHF: 125.1 MHz (chính), 121.0 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm: Điện thoại (024.38866186).
- AFTN/AMHS: VVNBZAZX
- Hệ thống xử lý dữ liệu giám sát (RDP).
2.3.1.3 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
- Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
- Thông báo và yêu cầu APP Nội Bài thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho TWR/GCU Nội Bài.
- Điều chuyển ngay các KSVKL của TWR/GCU để thực hiện ứng phó tại APP Nội Bài.
- Trong giai đoạn đầu, yêu cầu đình chỉ tàu bay cất cánh tại sân bay và cấp huấn lệnh bay chờ cho các chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU Nội Bài triển khai lực lượng tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu bay đang trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn lệnh hạ cánh.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- TWR/GCU Nội Bài triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.3.2 Ứng phó dài hạn
2.3.2.1 Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do TWR/GCU Nội Bài đảm nhiệm thực hiện tại Đài chỉ huy K4.
2.3.2.2 Thiết bị kỹ thuật ứng phó
a) TWR Nội Bài
- Liên lạc VHF: Sử dụng các tần số 118.4 MHz (chính); 118.9 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm: Điện thoại (024.38866186);
- AMHS: VVNBZTZX
b) GCU Nội Bài
- Liên lạc VHF: Sử dụng các tần số 121.9 MHz (chính); 121.65 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm: Điện thoại (024.38866186).
- AMHS: VVNBZTZX
2.3.2.3 Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, lắp đặt các thiết bị tại Đài K4: Trong vòng tối đa 72 giờ.
+ Triển khai, bố trí lực lượng tại Đài chỉ huy K4: Do KSVKL của TWR/GCU Nội Bài đảm nhiệm. Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; và triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.3.3 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.4 Đài kiểm soát tại sân bay: Cát Bi, Vinh, Điện Biên, Đồng Hới, Thọ Xuân và Vân Đồn
2.4.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp TWR không thể sử dụng được, tạm thời sử dụng vị trí thay thế và thiết bị liên lạc phục vụ cho công tác điều hành bay như sau:
Stt |
TWR |
Vị trí ứng phó |
Tần số điều hành |
Liên lạc điểm nối điểm (Điện thoại) |
1 |
Điện Biên |
TWR cũ |
118.7 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0215.3824429 |
2 |
Cát Bi |
TWR cũ |
118.5 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0225.8830606 |
3 |
Vinh |
1) TWR cũ 2) Tháp Ra đa |
118.3 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0238.3852173 |
4 |
Đồng Hới |
Khu cách ly nhà ga |
118.7 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0232.3810995 |
5 |
Thọ Xuân |
Đài K5 đầu Đông |
118.65 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0237.3889888 |
6 |
Vân Đồn |
Tầng 5- Phòng Trung tâm điều hành Cảng HKQT Vân Đồn |
118.1 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0203.3991868 |
Ghi chú: Công ty Quản lý bay miền Bắc có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo triển khai vị trí ứng phó (có văn bản ký kết giữa hai bên).
2.4.2 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.4.2.1 Ứng phó ngắn hạn
- Khi đang có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay và thông báo đình hoãn cất cánh (trường hợp tàu bay ở mặt đất) và cho tàu bay bay chờ (trường hợp tàu bay chưa hạ cánh);
+ Trường hợp không liên lạc được với tàu bay: Sử dụng đèn hiệu, pháo hiệu để liên lạc một chiều với tàu bay và tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân bay.
+ Triển khai vị trí ứng phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay và giai đoạn cất/hạ cánh của tàu bay.
- Khi không có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
2.4.2.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.4.3 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.4.4 Lưu lượng bay khi thực hiện phương thức ứng phó
Chỉ chấp nhận giãn cách giữa các chuyến bay từ 30 phút trở lên.
2.5 ARO Nội Bài
2.5.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp phòng thủ tục bay không sử dụng được, sử dụng vị trí ứng phó là phòng trực của Cơ sở Đánh tín hiệu tàu bay tại tầng 1 đầu Tây nhà ga T2 Cảng HKQT Nội Bài.
2.5.2 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.5.2.1 Ứng phó ngắn hạn
- ARO nhanh chóng sử dụng các phương tiện thông tin hiện có (hoặc nhờ hỗ trợ) thông báo cho ACC Hà Nội, APP/TWR/GCU Nội Bài, đại diện các hãng Hàng không đang tham gia khai thác.
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; sử dụng vị trí ứng phó là phòng trực của Cơ sở Đánh tín hiệu tàu bay tại tầng 1 đầu Tây nhà ga T2 Cảng HKQT Nội Bài (để nhận và cung cấp thông tin trực tiếp cho tổ lái hoặc nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay), cử tối thiểu 01 nhân viên ARO đến phòng trực APP Nội Bài sử dụng vị trí đầu cuối AFTN/AMHS của APP Nội Bài (để phát chuyển điện văn ATS qua hệ thống AFTN/AMHS).
+ Điều chuyển lực lượng ARO về vị trí ứng phó;
+ Yêu cầu giải trợ điện văn về APP Nội Bài (địa chỉ VVNBZAZX) và thực hiện ủy quyền cho APP Nội Bài phát điện văn (do nhân viên ARO thực hiện) hoặc ủy quyền cho cơ sở ARO Tân Sơn Nhất phát điện văn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, bộ đàm, v.v về việc thực hiện kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.5.2.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.5.3 Phương thức nộp kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định hiện hành.
II. KHU VỰC MIỀN TRUNG
1. Lực lượng ứng phó
1.1 Ban chỉ huy
- Giám đốc Công ty QLB miền Trung- Trưởng Ban chỉ huy
- Đại diện Cảng vụ HK tại Cảng HK liên quan
- Đại diện Lãnh đạo Cảng HK Đà Nẵng/Cảng HK liên quan
- Trưởng Trung tâm Quản lý - Điều hành bay khu vực II
- Trưởng Trung tâm kiểm soát tiếp cận - tại sân Đà Nẵng
- Trưởng Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (khi ứng phó cho APP/TWR Cam Ranh và TWR Tuy Hòa)
- Trưởng APP/TWR Cam Ranh/Đài trưởng các Đài KSKL liên quan
- Trưởng Trung tâm bảo đảm kỹ thuật
- Trưởng Trung tâm hiệp đồng TKCN
- Trưởng Trung tâm ARO/AIS Đà Nẵng
- Trưởng Trung tâm ARO/AIS Cam Ranh
- Trưởng trung tâm Cảnh báo thời tiết và Trưởng Trung tâm KTHK Đà Nẵng (trong trường hợp ứng phó khi có hoạt động núi lửa)
Ghi chú: Địa chỉ liên hệ Ban chỉ huy xem tại Phụ lục 2 Kế hoạch này.
1.2 Lực lượng tham gia ứng phó
Lãnh đạo Công ty Quản lý bay miền Trung, lực lượng KSVKL, lực lượng ARO/AIS, kỹ thuật, khí tượng và TKCN liên quan phải nhanh chóng tham gia ứng phó với sự hỗ trợ của lực lượng tại chỗ của cơ sở ATS ứng phó, thực hiện kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay.
2. Kế hoạch ứng phó của các cơ sở ATS
2.1 CTL Đà Nẵng
2.1.1 Phương thức ứng phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.1.1.1 Ứng phó ngắn hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu:
Do APP Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí APP Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 120.45 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: Hot line hoặc điện thoại điện thoại 0236.6299577; 5225, (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu APP Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho CTL Đà Nẵng.
+ Phân công ngay một số KSVKL của CTL Đà Nẵng để phối hợp thực hiện ứng phó tại APP Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.1.1.2 Ứng phó dài hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do CTL Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí SUP CTL/APP Đà Nẵng
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 125.3 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: Hotline và điện thoại 5226 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí lực lượng tại vị trí SUP CTL/APP Đà Nẵng: Do KSVKL của CTL Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách nhiệm ứng phó của các cơ sở ATS tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.1.2 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.2 APP Đà Nẵng
2.2.1 Phương thức ứng phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.2.1.1 Ứng phó ngắn hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu:
Do CTL Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí CTL Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 125.3 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: điện thoại 0236.3825018; 5225 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu CTL Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho APP Đà Nẵng.
+ Phân công ngay một số KSVKL của APP Đà Nẵng để phối hợp thực hiện ứng phó tại CTL Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.2.1.2 Ứng phó dài hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do APP Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí SUP CTL/APP Đà Nẵng
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 120.45 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: Hotline và điện thoại 5226 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí lực lượng tại vị trí SUP CTL/APP Đà Nẵng: Do KSVKL của APP Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách nhiệm ứng phó của các cơ sở ATS tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.2.2 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.3 TWR Đà Nẵng
2.3.1 Phương thức ứng phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.3.1.1 Ứng phó ngắn hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu:
Do GCU Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí GCU Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 121.6 MHz (chính) và 121.9 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: điện thoại 0236.6299577; 5324 (tổng đài 0236.3813814); AMHS: VVDNZTZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu GCU Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho TWR Đà Nẵng.
+ Phân công ngay một số KSVKL của TWR Đà Nẵng để phối hợp thực hiện ứng phó tại GCU Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.3.1.2 Ứng phó dài hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do TWR Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí SUP TWR/GCU Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 118.35 MHz (chính); và 118.05 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: điện thoại 0236.6299577; 5227 (tổng đài 0236.3813814); AMHS: VVDNZTZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí lực lượng tại vị trí SUP TWR/GCU Đà Nẵng: Do KSVKL của TWR Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách nhiệm ứng phó của các cơ sở ATS tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.3.2 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.4 GCU Đà Nẵng
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.4.1 Ứng phó ngắn hạn
2.4.1.1 Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu:
Do TWR Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí TWR Đà Nẵng.
2.4.1.2 Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 118.35 MHz (chính); và 118.05 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: điện thoại 5227 (tổng đài 0236.3813814); AMHS: VVDNZTZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
2.4.1.3 Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu TWR Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho GCU Đà Nẵng.
+ Phân công ngay một số KSVKL của GCU Đà Nẵng để phối hợp thực hiện ứng phó tại TWR Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.4.2 Ứng phó dài hạn
2.4.2.1 Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do GCU Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí SUP TWR/GCU Đà Nẵng.
2.4.2.2 Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 121.6 MHz (chính) và 121.9 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: điện thoại 0236.6299577; 5227 (tổng đài 0236.3813814); AMHS: VVDNZTZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
2.4.2.3 Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, bố trí lực lượng tại vị trí SUP TWR/GCU Đà Nẵng: Do KSVKL của GCU Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách nhiệm ứng phó của các cơ sở ATS tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.4.3 Quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.5 Trường hợp toàn bộ CTL/APP Đà Nẵng không sử dụng được
2.5.1 Phân định lại các khu vực ứng phó
Căn cứ vào điều kiện thực tế, để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống thiết bị kỹ thuật và các tình huống ứng phó, khu vực ứng phó của CTL Đà Nẵng được phân chia lại thành 02 khu vực như sau:
2.5.1.1 Khu vực ứng phó 1:
- Giới hạn ngang:
+ Phía Bắc: Ranh giới Vùng thông báo bay Hà Nội và Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh tiếp đến ranh giới Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh và Vùng thông báo bay Sanya.
+ Phía Đông: Điểm trên ranh giới Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh và Vùng thông báo bay Sanya có tọa độ 16°18'32"N - 110°00'00"E đến điểm có tọa độ 15°52'35"N - 110°00'00"E.
+ Phía Nam: Từ điểm có tọa độ 15°52'35"N - 110°00'00"E, đến điểm có tọa độ 15°24'44"N - 108°42'16"E (là vị trí đài NDB Chu Lai (CQ), đến điểm có tọa độ 14°41'10"N - 107°33'24"E (là giao điểm của Hồ Chí Minh FIR, Vientiane FIR và Phnom Penh FIR).
+ Phía Tây: Đường biên giới quốc gia của Việt Nam và Lào.
- Giới hạn cao: Từ mặt đất/mặt nước lên đến và bao gồm FL 245.
2.5.1.2 Khu vực ứng phó 2
- Giới hạn ngang:
+ Phía Bắc: Là giới hạn phía Nam của khu vực ứng phó 1.
+ Phía Đông: Từ điểm có tọa độ 15°52'35"N - 110°00'00"E, đến điểm có tọa độ 13°30'00"N - 110°00'00"E.
+ Phía Nam: Đường vĩ tuyến 13°30'00"N.
+ Phía Tây: Đường biên giới quốc gia của Việt Nam và Căm Pu Chia.
- Giới hạn cao: Từ mặt đất/mặt nước lên đến và bao gồm FL245.
Ghi chú: Sơ đồ các khu vực ứng phó của CTL Đà Nẵng xem tại Phụ lục 9 Kế hoạch này.
2.5.2 Phương thức ứng phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.5.2.1 Ứng phó ngắn hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu:
- ACC Hà Nội (Phân khu 4) chịu trách nhiệm ứng phó cho Khu vực ứng phó 1 của CTL Đà Nẵng và APP Đà Nẵng.
- ACC Hồ Chí Minh (Phân khu 1) chịu trách nhiệm ứng phó cho Khu vực ứng phó 2 của CTL Đà Nẵng.
Ghi chú: Phân định khu vực ứng phó tại Mục 2.5.1.
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- ACC Hà Nội (Phân khu 4)
+ Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 123.3 MHz, 124.55 MHz và 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm: Điện thoại 024.38729924 hoặc 024.38729925; AFTN/AMHS: VVHNZQZX.
+ Hệ thống giám sát ATS.
- ACC HCM (Phân khu 1):
+ Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 134.05 MHz, 125.375 MHz và 121.5MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm: Điện thoại 028.38441132 hoặc 028. 38441153; AFTN/AMHS: VVHMZQZX.
+ Hệ thống giám sát ATS.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận để đảm bảo vị trí ứng phó và trang thiết bị kỹ thuật ứng phó;
+ Yêu cầu đình chỉ tàu bay cất cánh tại sân bay Đà Nẵng;
+ Thông báo và yêu cầu ACC Hà Nội, ACC Hồ Chí Minh hỗ trợ, thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho CTL và APP Đà Nẵng.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATS ứng phó phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATS ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
2.5.2.2 Ứng phó dài hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do CTL/APP Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại vị trí ứng phó bố trí tại Phòng ứng phó không lưu (là Phòng trực của Trung tâm Hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn cũ).
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Liên lạc VHF:
+ CTL: Sử dụng các tần số 125.3 MHz (chính); và 125.45 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ APP: Sử dụng các tần số 120.45 MHz (chính); và 125.45 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm: Điện thoại 0236.3811666 hoặc liên lạc khác (theo điều kiện thực tế); Điện thoại nội bộ: 5243 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát ATS (nếu có).
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, đảm bảo các thiết bị tại vị trí ứng phó: Trong vòng tối đa 72 giờ.
+ Triển khai, bố trí lực lượng tại vị trí ứng phó: Do KSVKL của CTL/APP Đà Nẵng đảm nhiệm.
+ Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Các kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; các kíp trực ứng phó triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách nhiệm ứng phó của các cơ sở ATC tham gia ứng phó.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.5.3 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.6 Trường hợp toàn bộ TWR/GCU Đà Nẵng không sử dụng được
2.6.1 Phương thức ứng phó không lưu
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLB Việt Nam để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.6.1.1 Ứng phó ngắn hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do APP Đà Nẵng đảm nhiệm, thực hiện tại APP Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 120.45 MHz (chính) và 125.45 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm nối điểm: Hot line hoặc điện thoại 0236.6299577; 5225 (tổng đài 0236.3813814); AFTN/AMHS: VVDNZAZX.
- Hệ thống giám sát ATS.
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Thông báo và yêu cầu APP Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho TWR/GCU Đà Nẵng.
+ Điều chuyển ngay các KSVKL của TWR/GCU để phối hợp thực hiện ứng phó tại APP Đà Nẵng.
- Trong giai đoạn đầu, sử dụng tần số của APP hoặc TWR Đà Nẵng hoặc tần số khẩn nguy để đình chỉ tàu bay cất cánh tại sân bay và cấp huấn lệnh bay chờ hoặc đi sân bay dự bị cho các chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU Đà Nẵng triển khai lực lượng và phương tiện tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu bay đang trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn lệnh hạ cánh.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- TWR/GCU Đà Nẵng triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.6.1.2 Ứng phó dài hạn
a) Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do TWR/GCU Đà Nẵng đảm nhiệm thực hiện tại Trạm quan trắc khí tượng tại Cảng HKQT Đà Nẵng.
b) Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Liên lạc VHF:
+ TWR: Sử dụng các tần số 118.35 MHz (chính); 118.05 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ GCU: Sử dụng các tần số 121.6 MHz (chính); 121.9 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm: điện thoại 0236. 2229777; điện thoại nội bộ 5321 và 5323 (tổng đài 0236.3813814) hoặc sử dụng điện thoại di động của Cán bộ trực giám sát/Trực Kíp trưởng.
- AFTN/AMHS: Giải trợ qua địa chỉ VVDNYMYX (Đầu cuối của Trung tâm Khí tượng hàng không Đà Nẵng)
c) Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Triển khai, lắp đặt các thiết bị tại Trạm quan trắc khí tượng tại Cảng HKQT Đà Nẵng: Trong vòng tối đa 72 giờ.
+ Triển khai, bố trí lực lượng tại Trạm quan trắc khí tượng tại Cảng HKQT Đà Nẵng: Do KSVKL của TWR/GCU Đà Nẵng đảm nhiệm. Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; và triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.6.2 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.7 Trường hợp toàn bộ Đài KSKL Đà Nẵng không sử dụng được (các vị trí CTL, APP, TWR, GCU Đà Nẵng đồng thời không hoạt động được)
2.7.1 CTL/APP Đà Nẵng
Thực hiện theo mục 2.5 nêu trên.
Ghi chú: ACC Hà Nội sử dụng tần số khẩn nguy để cấp huấn lệnh bay chờ hoặc đi sân bay dự bị cho các chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU Đà Nẵng triển khai lực lượng và phương tiện tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu bay đang trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn lệnh hạ cánh.
2.7.2 TWR/GCU Đà Nẵng
2.7.2.1 Đối với ứng phó ngắn hạn
Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc
- Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
- Yêu cầu đình chỉ tàu bay cất cánh tại sân bay Đà Nẵng;
- Yêu cầu ACC Hà Nội sử dụng tần số khẩn nguy để cấp huấn lệnh bay chờ hoặc đi sân bay dự bị cho các chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU Đà Nẵng triển khai lực lượng và phương tiện tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu bay đang trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn lệnh hạ cánh.
2.7.2.2 Đối với ứng phó dài hạn
Thực hiện theo Mục 2.6 nêu trên./.
2.8 APP/TWR Cam Ranh
2.8.1 APP Cam Ranh
2.8.1.1 Phân định khu vực ứng phó
Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống, thiết bị kỹ thuật, trong trường hợp ứng phó cho APP Cam Ranh, khu vực ứng phó của APP Cam Ranh vẫn giữ nguyên như khu vực trách nhiệm cung cấp dịch vụ của APP Cam Ranh.
2.8.1.2 Phương án ứng phó
a) Trường hợp 1: Còn vị trí TWR Cam Ranh
- Vị trí ứng phó: TWR Cam Ranh (vị trí SUP TWR)
- Thiết bị kỹ thuật ứng phó
+ Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 127.9 MHz (chính) và 124.35 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm: Hot line hoặc điện thoại 0258.6546909 (điện thoại không dây), 6727; AMHS: VVCRZTZX.
+ Hệ thống giám sát ATS.
- Phương thức ứng phó: Ban chỉ huy chỉ đạo kíp trực thực hiện các công việc, tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
+ Điều động ngay KSVKL của APP Cam Ranh đến vị trí SUP TWR Cam Ranh để thực hiện ứng phó.
+ Áp dụng mọi biện pháp đảm bảo an toàn nền không lưu hiện tại
+ Thông báo cho các tàu bay đang chịu sự kiểm soát về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó không lưu và tần số liên lạc tiếp theo.
+ Trong giai đoạn đầu của ứng phó, yêu cầu đình chỉ các tàu bay cất cánh và ngưng nhận chuyển giao tàu bay về hạ cánh tại sân bay Cam Ranh
+ Thông báo và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
+ Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
- Cơ sở ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Phương án ứng phó ngắn hạn và ứng phó dài hạn như trên.
b) Trường hợp 2: Không còn vị trí TWR Cam Ranh
- Vị trí ứng phó: ACC Hồ Chí Minh.
- Hệ thống thiết bị kỹ thuật ứng phó
+ Thiết bị liên lạc tần số VHF: 134.05MHz và 125.375MHz.
+ Liên lạc điểm nối điểm: Điện thoại: 028.38441153; Số nội bộ: 6202
+ AFTN/AMHS: VVHMZQZX.
- Phương thức ứng phó: Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
Ứng phó ngắn hạn
- Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu: Do KSVKL của Phân khu 1 ACC Hồ Chí Minh đảm nhiệm, thực hiện tại ACC Hồ Chí Minh.
Ghi chú: Vị trí TWR thực hiện theo Mục 2.8.2 sau.
- Ban chỉ huy phối hợp với Công ty QLB miền Nam chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tăng cường lực lượng cho phân khu 1 ACC HCM; KSVKL ACC HCM giữ quyền kiểm soát tàu bay trong khu vực trách nhiệm của APP Cam Ranh, tạm thời cho tàu bay bay chờ hoặc đi sân bay dự bị.
+ Triển khai lực lượng, bố trí tăng cường tại cơ sở tham gia ứng phó: Tại ACC HCM tăng cường 01 vị trí trực chính và 01 vị trí hiệp đồng, do KSVKL của ACC HCM thực hiện đảm nhiệm nhiệm vụ ứng phó cho APP Cam Ranh.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATC ứng phó phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATC ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
Ứng phó dài hạn
- Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu: Do KSVKL của APP Cam Ranh đảm nhiệm, thực hiện tại ACC Hồ Chí Minh.
Ghi chú: Vị trí TWR thực hiện theo Mục 2.8.2 sau.
- Ban chỉ huy phối hợp với Công ty QLB miền Nam chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Điều chuyển một số KSVKL của APP Cam Ranh để thực hiện ứng phó tại ACC Hồ Chí Minh.
+ Triển khai thiết lập vị trí kiểm soát APP Cam Ranh tại vị trí Phân khu 1+2 ACC HCM.
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay tại một thời điểm đối với khu vực trách nhiệm ứng phó của cơ sở ATC tham gia ứng phó.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
- Phương thức bay và quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.8.2 TWR Cam Ranh
2.8.2.1 Phân định khu vực ứng phó
Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống, thiết bị kỹ thuật, trong trường hợp ứng phó cho TWR Cam Ranh thực hiện nhập khu vực trách nhiệm TWR và GCU.
2.8.2.2 Phương án ứng phó
a) Trường hợp 1: Còn vị trí GCU Cam Ranh
- Vị trí ứng phó: Thực hiện nhập khu vực trách nhiệm TWR và GCU và do TWR Cam Ranh đảm nhiệm thực hiện tại vị trí GCU Cam Ranh.
- Thiết bị kỹ thuật ứng phó
+ Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 118.2 MHz (chính) và 124.35 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm: điện thoại 0258.6546909 (điện thoại không dây), 6727 6727; AMHS: VVCRZTZX.
+ Hệ thống giám sát ATS.
- Phương thức ứng phó: Ban chỉ huy chỉ đạo kíp trực thực hiện các công việc, tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
+ Điều động ngay KSVKL của TWR Cam Ranh đến vị trí GCU Cam Ranh để thực hiện ứng phó.
+ Thông báo cho tàu bay đang giữ sóng GCU chuyển sang tần số TWR 118.2 MHZ để điều hành bay.
+ Áp dụng mọi biện pháp đảm bảo an toàn nền không lưu hiện tại.
+ Thông báo cho các tàu bay đang chịu sự kiểm soát về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó không lưu và tần số liên lạc tiếp theo.
+ Trong giai đoạn đầu của Ứng phó, yêu cầu đình chỉ các tàu bay cất cánh và ngưng nhận chuyển giao tàu bay về hạ cánh tại sân bay Cam Ranh
+ Thông báo và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan.
+ Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
- Cơ sở ATS ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo nội dung Kế hoạch ứng phó.
- Phương thức bay và quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
Ghi chú: Phương án ứng phó ngắn hạn và ứng phó dài hạn như trên.
b) Trường hợp 2: Không còn vị trí GCU Cam Ranh
- Thực hiện nhập khu vực trách nhiệm TWR và GCU và do TWR Cam Ranh đảm nhiệm thực hiện tại vị trí ứng phó.
- Vị trí ứng phó: Đài chỉ huy Quân sự K5B.
- Hệ thống thiết bị kỹ thuật ứng phó
+ Tần số điều hành: 118.2MHz
+ Liên lạc điểm đối điểm: Sử dụng liên lạc sẵn có tại vị trí ứng phó, hoặc sử dụng điện thoại di động của Trưởng APP/TWR Cam Ranh/Kíp trưởng kíp trực.
- Phương thức ứng phó: Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
Ứng phó ngắn hạn
- Khi đang có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay (đề nghị APP Cam Ranh hỗ trợ) để thông báo đình hoãn cất cánh (trường hợp tàu bay ở mặt đất) và cho tàu bay bay chờ (trường hợp tàu bay chưa hạ cánh);
+ Trường hợp không liên lạc được với tàu bay: Sử dụng đèn hiệu, pháo hiệu để liên lạc một chiều với tàu bay và tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân bay.
+ Triển khai vị trí ứng phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay và giai đoạn cất/hạ cánh của tàu bay.
- Khi không có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
- Phương thức bay và quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.8.3 GCU Cam Ranh
Phương án ứng phó:
a) Trường hợp 1: Còn vị trí TWR Cam Ranh
- Vị trí ứng phó: Thực hiện nhập khu vực trách nhiệm TWR và GCU và do TWR Cam Ranh đảm nhiệm thực hiện tại vị trí TWR Cam Ranh
- Thiết bị kỹ thuật ứng phó:
+ Sử dụng thiết bị liên lạc tần số 118.2 MHz (chính) và 124.35 MHz (dự phòng), 121.5 MHz (khẩn nguy).
+ Liên lạc điểm nối điểm: điện thoại 0258.6546909 (điện thoại không dây), 6727; AMHS: VVCRZTZX.
+ Hệ thống giám sát ATS.
- Phương thức ứng phó: Ban chỉ huy chỉ đạo kíp trực thực hiện các công việc, tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
+ Yêu cầu KSVKL của GCU Cam Ranh thực hiện cung cấp dịch vụ tại vị trí ứng phó; Dùng mọi phương tiện liên lạc sẵn có để yêu cầu tàu bay đang giữ sóng GCU chuyển sang tần số TWR để điều hành bay.
+ Áp dụng mọi biện pháp đảm bảo an toàn nền không lưu hiện tại
+ Thông báo cho các tàu bay đang chịu sự kiểm soát về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó không lưu và tần số liên lạc tiếp theo.
+ Trong giai đoạn đầu của Ứng phó, yêu cầu đình chỉ các tàu bay cất cánh và ngưng nhận chuyển giao tàu bay về hạ cánh tại sân bay Cam Ranh
+ Thông báo và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
+ Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
- Phương thức bay và quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
Ghi chú: Phương án ứng phó ngắn hạn và ứng phó dài hạn như trên.
b) Trường hợp 2: Không còn vị trí TWR Cam Ranh
Thực hiện nhập khu vực trách nhiệm TWR và GCU và do TWR Cam Ranh đảm nhiệm thực hiện tại vị trí ứng phó.
- Vị trí ứng phó: Đài chỉ huy Quân sự K5B.
- Hệ thống thiết bị kỹ thuật ứng phó
+ Tần số điều hành: 118.2MHz
+ Liên lạc điểm đối điểm: Sử dụng liên lạc sẵn có tại vị trí ứng phó, hoặc sử dụng điện thoại di động của Trưởng APP/TWR Cam Ranh/Kíp trưởng kíp trực.
- Phương thức ứng phó: Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
Ứng phó ngắn hạn
- Khi đang có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay (đề nghị APP Cam Ranh hoặc cảng HK hỗ trợ) để thông báo cho tàu bay dừng chờ tại chỗ đợi huấn lệnh, chỉ dẫn tiếp theo.
+ Triển khai vị trí ứng phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay.
- Khi không có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
- Phương thức khai thác và quy định khai thác: Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.9 Đài kiểm soát tại các sân bay: Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa
2.9.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp TWR không thể sử dụng được, tạm thời sử dụng vị trí thay thế và thiết bị liên lạc phục vụ cho công tác điều hành bay như sau:
Stt |
TWR |
Vị trí ứng phó |
Tần số điều hành |
Liên lạc điểm nối điểm (Điện thoại) |
1. |
Phú Bài |
Nhà VSAT cũ |
118.8 MHz |
0234.6504493 |
2. |
Chu Lai |
Đài chỉ huy quân sự K5 |
118.25 MHz |
0235.2243966 |
3. |
Phù Cát |
Đài KSKL cũ (chính); Đài chỉ huy quân sự K5 (dự phòng) |
118. 6 MHz |
0256.6521443 |
4. |
Pleiku |
Khu nhà Đài Kpi (Tiểu đoàn căn cứ sân bay Pleiku) |
118.1 MHz |
0269.6577009 |
5. |
Tuy Hòa |
Đài chỉ huy quân sự K4 |
118.9 MHz |
0257.2240744 |
Ghi chú: Công ty Quản lý bay miền Trung có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo triển khai vị trí ứng phó (có văn bản ký kết giữa hai bên). @@
2.9.2 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.9.2.1 Ứng phó ngắn hạn
- Khi đang có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay và thông báo đình hoãn cất cánh (trường hợp tàu bay ở mặt đất) và cho tàu bay bay chờ (trường hợp tàu bay chưa hạ cánh).
+ Trường hợp không liên lạc được với tàu bay: Sử dụng đèn hiệu, pháo hiệu để liên lạc một chiều với tàu bay và tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân bay.
+ Triển khai vị trí ứng phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay và giai đoạn cất/hạ cánh của tàu bay.
- Khi không có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
2.9.2.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có.
- Kíp trực ứng phó triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.9.3 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.9.4 Lưu lượng bay khi thực hiện phương thức ứng phó:
Chỉ chấp nhận giãn cách giữa các chuyến bay từ 30 phút trở lên.
2.10 ARO Đà Nẵng
2.10.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp Phòng thủ tục bay không sử dụng được, sử dụng vị trí ứng phó tại TWR Đà Nẵng.
2.10.2 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.10.2.1 Ứng phó ngắn hạn
- ARO nhanh chóng sử dụng các phương tiện thông tin hiện có (hoặc nhờ hỗ trợ) thông báo cho APP/TWR/GCU Đà Nẵng, đại diện các hãng Hàng không đang tham gia khai thác.
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; sử dụng vị trí ứng phó là TWR Đà Nẵng (để nhận và cung cấp thông tin trực tiếp cho tổ lái hoặc nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay) và tạm thời sử dụng vị trí đầu cuối AFTN của Tổ truyền tin Đà Nẵng (để phát chuyển điện văn ATS qua hệ thống AMHS).
+ Điều chuyển lực lượng ARO về vị trí ứng phó;
+ Yêu cầu giải trợ điện văn về TWR Đà Nẵng (địa chỉ VVDNZTZX) và phát điện văn (do nhân viên ARO thực hiện) hoặc ủy quyền cho cơ sở ARO Cam Ranh phát điện văn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: đường dây dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, bộ đàm, v.v về việc thực hiện kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.10.2.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.10.3 Phương thức nộp kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.11 ARO Cam Ranh
2.11.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp ARO Cam Ranh không sử dụng được, sử dụng vị trí ứng phó là APP Cam Ranh.
2.11.2 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.11.2.1 Ứng phó ngắn hạn
- ARO nhanh chóng sử dụng các phương tiện thông tin hiện có (hoặc nhờ hỗ trợ) thông báo cho APP/TWR Cam Ranh, đại diện các hãng Hàng không đang tham gia khai thác.
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; Sử dụng vị trí ứng phó là APP Cam Ranh (để nhận và cung cấp thông tin trực tiếp cho tổ lái hoặc nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay) và tạm thời sử dụng vị trí đầu cuối AFTN/AMHS của APP Cam Ranh (để phát chuyển điện văn ATS qua hệ thống AFTN/AMHS).
+ Điều chuyển lực lượng ARO về vị trí ứng phó;
+ Yêu cầu giải trợ điện văn về APP Cam Ranh (địa chỉ VVCRZAZX) và thực hiện ủy quyền cho APP Cam Ranh phát điện văn (do nhân viên ARO thực hiện) hoặc ủy quyền cho cơ sở ARO Đà Nẵng phát điện văn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, bộ đàm, v.v về việc thực hiện kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.11.2.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.11.3 Phương thức nộp kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định hiện hành.
III. KHU VỰC MIỀN NAM
1. Lực lượng
1.1 Ban chỉ huy
- Giám đốc Công ty QLB miền Nam - Trưởng Ban chỉ huy
- Đại diện Cảng vụ HK tại Cảng HK liên quan
- Đại diện Lãnh đạo Cảng HK Tân Sơn Nhất/Cảng HK có liên quan
- Trưởng Trung tâm Quản lý - Điều hành bay khu vực III
- Trưởng Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh
- Trưởng Trung tâm Kiểm soát tiếp cận - tại sân Tân Sơn Nhất
- Đài trưởng Đài KSKL liên quan
- Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật
- Trưởng Trung tâm hiệp đồng TKCN
- Trưởng Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất (khi ứng phó cho ARO Tân Sơn Nhất và ARO Phú Quốc)
- Trưởng trung tâm Cảnh báo thời tiết và Trưởng Trung tâm KTHK Tân Sơn Nhất (trong trường hợp ứng phó khi có hoạt động núi lửa)
Ghi chú: Địa chỉ liên hệ Ban chỉ huy xem tại Phụ lục 2 Kế hoạch này.
1.2 Lực lượng tham gia ứng phó
Lãnh đạo Công ty Quản lý bay miền Nam, lực lượng KSVKL, lực lượng ARO/AIS, kỹ thuật, khí tượng và TKCN liên quan phải nhanh chóng tham gia ứng phó với sự hỗ trợ của lực lượng tại chỗ của cơ sở ATS ứng phó, thực hiện kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay.
2. Kế hoạch ứng phó của các cơ sở ATS
2.1 ACC Hồ Chí Minh
Kế hoạch UPKL xem chi tiết tại Phụ lục 10 Kế hoạch này.
2.2 APP Tân Sơn Nhất
2.2.1 Phân định lại các khu vực ứng phó
Khu vực kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất hiện được phân chia thành 02 phân khu: Kiểm soát tiếp cận - TMC (Terminal) và Kiểm soát tàu bay đến đến - ARR (Arrival). Căn cứ vào điều kiện thực tế, để đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ CNS của hệ thống thiết bị kỹ thuật, khu vực ứng phó của APP Tân Sơn Nhất sẽ sát nhập phân khu TMC và phân khu ARR.
2.2.2 Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
TWR Tân Sơn Nhất
2.2.3 Hệ thống thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Thiết bị liên lạc tần số VHF 118.7MHz và 130.0MHz.
- Liên lạc điểm nối điểm: - Điện thoại: 028.38440532 ext 6235.
- AMHS: VVTSZTZX.
2.2.4 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.2.4.1 Ứng phó ngắn hạn
- Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu: Do KSVKL của TWR Tân Sơn Nhất đảm nhiệm, thực hiện tại TWR Tân Sơn Nhất
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng, bố trí tăng cường tại cơ sở tham gia ứng phó: Tại TWR Tân Sơn Nhất tăng cường 01 vị trí trực chính và 01 vị trí hiệp đồng chuyên trách, do KSVKL của TWR thực hiện đảm nhiệm nhiệm vụ ứng phó cho APP TSN.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Cơ sở ATC ứng phó phải thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- Cơ sở ATC ứng phó triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
2.2.4.2 Ứng phó dài hạn
- Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu: Do KSVKL của APP Tân Sơn Nhất đảm nhiệm, thực hiện tại TWR Tân Sơn Nhất
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Điều chuyển ngay một số KSVKL của APP TSN để thực hiện ứng phó tại TWR TSN.
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng, bố trí tăng cường tại cơ sở ứng phó:
• TWR TSN: Tăng cường 01 vị trí hiệp đồng chuyên trách cho khu vực trách nhiệm của APP TSN.
• TWR TSN (Military position): Tăng cường 01 vị trí trực chính và 01 vị trí trực hiệp đồng chuyên trách cho khu vực trách nhiệm của APP TSN.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm đối với khu vực trách nhiệm ứng phó của cơ sở ATC tham gia ứng phó.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.2.5 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.3 TWR/GCU Tân Sơn Nhất
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.3.1 Ứng phó ngắn hạn
2.3.1.1 Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do APP TSN đảm nhiệm, thực hiện tại APP TSN.
2.3.1.2 Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Sử dụng thiết bị liên lạc tần số VHF: 125.5 MHz (chính), 126.35 MHz (dự phòng) và 121.5 MHz (khẩn nguy).
- Liên lạc điểm đối điểm: Điện thoại (028.35470330)
- AFTN/AMHS: VVTSZAZX.
2.3.1.3 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện các công việc:
- Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
- Thông báo và yêu cầu APP TSN thực hiện nhiệm vụ ứng phó cho TWR/GCU TSN.
- Điều chuyển ngay các KSVKL của TWR/GCU để thực hiện ứng phó tại APP TSN.
- Trong giai đoạn đầu, yêu cầu đình chỉ tàu bay cất cánh tại sân bay và cấp huấn lệnh bay chờ cho các chuyến bay đang thực hiện phương thức tiếp cận trong thời gian TWR/GCU TSN triển khai lực lượng tại vị trí ứng phó. Lưu ý trường hợp tàu bay đang trong giai đoạn tiếp cận chót có thể bay lại khi không nhận được huấn lệnh hạ cánh.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
- TWR/GCU TSN triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ theo Kế hoạch ứng phó.
Ghi chú: Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy ứng phó sẽ điều động tăng cường lực lượng KSVKL và kỹ thuật tham gia ứng phó.
2.3.2 Ứng phó dài hạn
2.3.2.1 Trách nhiệm cung cấp dịch vụ không lưu
Do TWR/GCU TSN đảm nhiệm thực hiện tại Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất cũ.
2.3.2.2 Thiết bị kỹ thuật ứng phó
a) Đối với TWR
- Thiết bị liên lạc tần số VHF 118.7MHz và 130.0MHz.
- Liên lạc điểm nối điểm: Điện thoại: 028.38440532 ext 6235.
b) Đối với GCU
- Thiết bị liên lạc tần số VHF 121.9MHz và 121.6MHz.
- Liên lạc điểm nối điểm: Điện thoại: 028.38485383 ext 6928.
2.3.2.3 Phương thức ứng phó
- Ban chỉ huy chỉ đạo triển khai, bố trí lực lượng tại Đài kiểm soát không lưu TSN cũ: Do KSVKL của TWR/GCU TSN đảm nhiệm. Tăng cường tối đa khả năng cung cấp dịch vụ theo điều kiện thực tế.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v và triển khai thực hiện.
- Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 15 phút hoặc đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
- Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.3.3 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.4 Đài kiểm soát tại sân bay: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Sơn, Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá và Phú Quốc
2.4.1 Vị trí ứng phó và hệ thống thiết bị ứng phó
2.4.1.1 Đài kiểm soát không lưu Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Sơn, Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá:
Trong trường hợp TWR không thể sử dụng được, tạm thời sử dụng vị trí thay thế và thiết bị liên lạc phục vụ cho công tác điều hành bay như sau:
Stt |
TWR |
Vị trí ứng phó |
Tần số điều hành |
Liên lạc điểm nối điểm |
1 |
Buôn Ma Thuột |
TWR cũ |
118.45 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0262.3862222 |
2 |
Liên Khương |
TWR cũ |
118.4 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0263.3841021 |
3 |
Côn Sơn |
Tầng thượng nhà ga |
118.15 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0254.3831911 |
4 |
Cần Thơ |
Đài chỉ huy cũ của E917 |
118.8 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0292.3744597 |
5 |
Cà Mau |
Tầng thượng nhà ga |
118.1 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0290.3837681 |
6 |
Rạch Giá |
TWR cũ |
118.3 MHz, 121.5 MHz (nếu có) |
0297.3865831 |
2.4.1.2 Đài kiểm soát không lưu Phú Quốc:
- Trường hợp GCU không sử dụng được: Thực hiện ứng phó tại vị trí TWR; sử dụng tần số chính 118.6 MHz, tần số dự phòng 118.725MHz; điện thoại: 0773. 3847544 (nếu vẫn hoạt động bình thường).
- Trường hợp TWR không sử dụng được: Thực hiện ứng phó tại vị trí GCU; sử dụng tần số chính 121.925 MHz, tần số dự phòng 121.625MHz; điện thoại: 0773. 3847544 (nếu vẫn hoạt động bình thường).
- Trường hợp cả GCU và TWR không sử dụng được: Thực hiện ứng phó tại vị trí lầu 2 nhà ga, sảnh chờ hành khách đi; sử dụng tần số chính 118.6 MHz, tần số dự phòng 118.725MHz.
Ghi chú: Công ty Quản lý bay miền Nam có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo triển khai vị trí ứng phó (có văn bản ký kết giữa hai bên).
2.4.2 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.4.2.1 Ứng phó ngắn hạn
- Khi đang có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm:
+ Sử dụng mọi phương tiện liên lạc có thể để liên lạc với tàu bay và thông báo đình hoãn cất cánh (trường hợp tàu bay ở mặt đất) và cho tàu bay bay chờ (trường hợp tàu bay chưa hạ cánh);
+ Trường hợp không liên lạc được với tàu bay: Sử dụng đèn hiệu, pháo hiệu để liên lạc một chiều với tàu bay và tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm soát tại sân bay.
+ Triển khai vị trí ứng phó đảm bảo quan sát tốt khu hoạt động tại sân bay và giai đoạn cất/hạ cánh của tàu bay.
- Khi không có hoạt động bay trong khu vực trách nhiệm: Thực hiện như trường hợp ứng phó dài hạn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: Đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, v.v.
- Kíp trực ứng phó thông báo cho tàu bay liên quan về thời điểm thực hiện kế hoạch ứng phó bằng kênh liên lạc đối không, cơ sở ATS và tần số liên lạc tiếp theo.
2.4.2.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành thử nghiệm cung cấp dịch vụ không lưu đối với 03 chuyến bay liên tục. Trong khoảng thời gian thử nghiệm để kiểm tra, chỉ chấp nhận lưu lượng 01 chuyến bay/1 thời điểm trong khu vực trách nhiệm.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.4.3 Phương thức bay và quy định khai thác
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.4.4 Lưu lượng bay khi thực hiện phương thức ứng phó
Chỉ chấp nhận giãn cách giữa các chuyến bay từ 30 phút trở lên.
2.5 ARO Tân Sơn Nhất
2.5.1 Vị trí ứng phó
Trong trường hợp ARO Tân Sơn Nhất không sử dụng được, sử dụng vị trí ứng phó là Phòng đánh tín hiệu tàu bay tại sân bay Tân Sơn Nhất/Đài kiểm soát tại sân bay Tân Sơn Nhất.
2.5.2 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết Trực lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.5.2.1 Ứng phó ngắn hạn
- ARO nhanh chóng sử dụng các phương tiện thông tin hiện có (hoặc nhờ hỗ trợ) thông báo cho ACC HCM, APP/TWR Tân Sơn Nhất, đại diện các hãng Hàng không đang tham gia khai thác.
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận; Sử dụng vị trí ứng phó là Phòng đánh tín hiệu tàu bay tại sân bay Tân Sơn Nhất (để nhận và cung cấp thông tin trực tiếp cho tổ lái hoặc nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay) và tạm thời sử dụng vị trí đầu cuối AMHS của TWR TSN (để phát chuyển điện văn ATS qua hệ thống AMHS).
+ Điều chuyển lực lượng ARO về vị trí ứng phó;
+ Yêu cầu giải trợ điện văn về TWR TSN (địa chỉ VVTSZTZX) và thực hiện ủy quyền cho TWR TSN phát điện văn (do nhân viên ARO thực hiện) hoặc ủy quyền cho cơ sở ARO Nội Bài phát điện văn.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AMHS, bộ đàm, v.v về việc thực hiện kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.5.2.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.5.3 Phương thức nộp kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định hiện hành.
2.6 ARO Phú Quốc
2.6.1 Vị trí ứng phó
- Sau khi uỷ quyền cho Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất tạm thời thực hiện hỗ trợ, ARO Phú Quốc nhanh chóng sử dụng vị trí thay thế là Đài KSKL (là một phòng được bố trí tại tầng 1 hoặc tầng 2 của Đài).
- Triển khai thiết bị liên lạc AFTN/AMHS, Fax, điện thoại, các thiết bị đầu cuối liên quan phục vụ công tác thủ tục bay tại vị trí ứng phó.
2.6.2 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo chỉ đạo, giải quyết.
2.6.2.1 Ứng phó ngắn hạn
- Nhanh chóng thông báo cho Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất đề nghị hỗ trợ, thông báo TWR Phú Quốc và đại diện các hãng HK tại Cảng HK.
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Ủy quyền cho Trung tâm ARO/AIS Tân Sơn Nhất hỗ trợ cung cấp dịch vụ thủ tục bay.
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc: đường dây nóng, điện thoại, AFTN/AMHS, bộ đàm, v.v về việc triển khai kế hoạch ứng phó ngắn hạn.
2.6.2.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có; triển khai thực hiện theo kế hoạch ứng phó dài hạn:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở ATS khác cho 01 chuyến bay; sau đó kiểm tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, cung cấp dịch vụ không lưu theo Kế hoạch ứng phó.
2.6.3 Phương thức nộp kế hoạch bay
Áp dụng theo quy định hiện hành.
IV. TRUNG TÂM QUẢN LÝ LUỒNG KHÔNG LƯU
1. Lực lượng
1.1 Ban chỉ huy
- Giám đốc Trung tâm - Trưởng ban chỉ huy
- Trưởng Trung tâm Thông báo Hiệp đồng bay
- Đại diện Trung tâm QL-ĐHB quốc gia.
- Trưởng Phòng Nghiệp vụ
- Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật
1.2 Lực lượng tham gia ứng phó
Lãnh đạo Trung tâm Quản lý luồng không lưu, cán bộ, nhân viên các kíp trực thuộc Trung tâm Thông báo Hiệp đồng bay, Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật và các nhân viên khác của Trung tâm theo yêu cầu của Ban chỉ huy phải nhanh chóng tham gia ứng phó, đảm bảo duy trì công tác hiệp đồng thông báo bay.
2. Nội dung ứng phó
2.1 Vị trí ứng phó
- Trong trường hợp cơ sở thông báo, hiệp đồng bay không thể sử dụng được, sử dụng phòng trực Cán bộ Trung tâm Thông báo Hiệp đồng bay (Phòng 718, tầng 7, tòa nhà B - Tổng công ty QLBVN);
- Triển khai thiết bị liên lạc AFTN/AMHS, Fax, điện thoại, v.v phục vụ cho công tác thông báo, hiệp đồng bay.
2.2 Thiết bị kỹ thuật ứng phó
- Điện thoại: 024.38723036; 024.38271513 ext 8226
- Đầu cuối AFTN/AMHS: Sử dụng đầu cuối dự phòng, địa chỉ VVVVZGZX, VVVVZQZX.
- Đầu cuối xử lý dữ liệu kế hoạch bay.
2.3 Phương thức ứng phó
Ban chỉ huy nhanh chóng triệu tập họp, xác định tính chất, mức độ và phạm vi sự cố, nội dung phương án ứng phó; báo cáo chi tiết trực Lãnh đạo Tổng công ty QLBVN để báo cáo Ban chỉ đạo ứng phó không lưu chỉ đạo, giải quyết.
2.3.1 Ứng phó ngắn hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan về tình trạng của cơ sở qua các phương tiện liên lạc sẵn có
2.3.2 Ứng phó dài hạn
- Ban chỉ huy chỉ đạo thực hiện ngay các công việc:
+ Tập hợp lực lượng, triển khai nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận;
+ Triển khai lực lượng tại vị trí ứng phó.
- Kíp trực ứng phó chịu trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan qua các phương tiện liên lạc sẵn có về vị trí ứng phó, địa chỉ, điện
thoại liên lạc thay thế (nếu có); triển khai thực hiện Kế hoạch:
+ Trước khi thực hiện kế hoạch: Tiến hành liên lạc với các cơ sở, đơn vị liên quan; sau đó kiểm tra, đánh giá và triển khai thực hiện.
+ Thực hiện kế hoạch: Sau khi thử nghiệm thành công, triển khai thực hiện theo Kế hoạch ứng phó.
PHẦN III. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ KHI CÓ HOẠT ĐỘNG CỦA NÚI LỬA
1. Giới thiệu
Ô nhiễm núi lửa mà đặc biệt tro bụi núi lửa là mối nguy hiểm cho an toàn hoạt động bay. Tàu bay đối mặt với tro bụi núi lửa có thể dẫn đến một hoặc nhiều nguy cơ sau:
- Hỏng một hoặc nhiều động cơ dẫn đến việc không chỉ làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn lực đẩy mà còn làm hỏng các hệ thống: điện, khí nén và thủy lực.
- Tắc nghẽn thiết bị xác định vận tốc và cảm biến tĩnh dẫn đến hiển thị về không tốc không đáng tin cậy và cảnh báo lỗi.
- Kính chắn gió từng phần hoặc hoàn toàn mờ đục.
- Không khí trong buồng lái nhiễm khói, bụi và/hoặc hóa chất độc hại khiến tổ lái phải sử dụng mặt nạ dưỡng khí do đó ảnh hưởng đến việc liên lạc thoại; các hệ thống điện tử cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Sự mài mòn vật liệu của các thiết bị bên ngoài và bên trong tàu bay.
- Giảm hiệu quả làm mát các thiết bị điện tử dẫn đến việc hỏng hóc hàng loạt các hệ thống của tàu bay.
- Tàu bay có thể phải thực hiện thao tác vòng tránh dẫn đến khả năng xung đột với tàu bay khác.
- Tro núi lửa tích tụ trên đường cất hạ cánh có thể làm suy giảm tính năng phanh của tàu bay, nguy hại hơn nếu tro núi lửa bị ẩm ướt, trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến việc đóng cửa đường cất hạ cánh.
Nhằm giảm nhẹ mối nguy hiểm do tro bụi núi lửa tạo ra trong không khí và/hoặc tại các sân bay cần có sự phối hợp của các bên liên quan. Phương thức ứng phó này quy định trách nhiệm của các bên liên quan; các phương thức kiểm soát không lưu; các phương thức quản lý luồng không lưu; quy định về báo cáo và thu thập thông tin về hoạt động của núi lửa theo từng giai đoạn: Trước khi phun, bắt đầu phun, phun trào và phục hồi.
2. Nguyên tắc chung
2.1 Quản lý vùng trời trong thời gian có tro bụi núi lửa
- Công bố khu vực nguy hiểm hoặc hạn chế bao gồm hoạt động của núi lửa trước khi phun, trong khi phun và dự báo/quan sát việc phun trào.
- NOTAM liên quan cần đề xuất các đường bay thay thế để tránh mây tro núi lửa.
- Ở những nơi áp dụng ATFM, NOTAM liên quan phải bao gồm cả các biện pháp quản lý luồng không lưu được áp dụng.
2.2 Quản lý sân bay trong thời gian có tro bụi núi lửa
- NOTAM liên quan phải yêu cầu người lái lập kế hoạch các sân bay dự bị và hoặc bổ sung nhiên liệu dự phòng.
- Chỉ đóng cửa sân bay trong khoảng thời mây tro núi lửa gây ô nhiễm khu di chuyển.
2.3 Tổ lái
Người lái chịu trách nhiệm đánh giá các thông tin được cung cấp về hoạt động của núi lửa hoặc mây tro núi lửa (SIGMET, NOTAM) để xác định việc bay qua hay bay tránh vùng trời bị ảnh hưởng.
3. Phương thức ứng phó khi có hoạt động của núi lửa
Chi tiết xem tại Phụ lục 6 của Kế hoạch này.
PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ KHI VÙNG TRỜI KHÔNG THỂ SỬ DỤNG ĐƯỢC
1. Giới thiệu
Vùng trời không thể sử dụng được do an ninh quốc phòng, hạt nhân khẩn cấp, hoạt động hàng không vũ trụ, v.v ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp dịch vụ ATS.
2. Phương thức ứng phó
2.1 Vùng trời trong FIR Việt Nam không thể sử dụng được
2.1.1 Đối với các hoạt động có kế hoạch
- Trung tâm QLLKL:
+ Là đầu mối nhận, theo dõi, phối hợp, hiệp đồng đối với các đơn vị Quân sự, HKDD để nhận các thông tin liên quan.
+ Chủ trì thông báo, đến các đơn vị HKDD (Cục HKVN, Trung Tâm TCTTHK, Cty QLB khu vực), Quân sự liên quan.
- Trung tâm TBTTHK thực hiện phát hành NOTAM đến các đầu mối theo quy định.
- Các cơ sở ĐHB: Nhận thông tin, đánh giá ảnh hưởng đến hoạt động HKDD và triển khai thực hiện phương án ĐHB, chủ động phối hợp với Trung tâm QLLKL và các đơn vị hiệp đồng, Quân sự khi có tình huống phát sinh.
Ghi chú: Đối với các hoạt động được Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu cấp phép hoạt động liên quan đến vùng trời, thực hiện theo quy định hiện hành tại “Quy định nhận và xử lý thông tin về kế hoạch hoạt động quân sự của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam”.
2.1.2 Đối với các hoạt động không có kế hoạch
Khi xảy ra các sự kiện đột xuất, không có kế hoạch, Ban chỉ đạo ứng phó trực tiếp chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó cho đến khi vùng trời trở lại sử dụng bình thường. Các nội dung công việc thực hiện như sau:
- Phát ngay NOTAM thông báo về việc vùng trời không thể sử dụng được. NOTAM bao gồm các thông tin về vùng trời và phương án giải trợ (nếu có).
- Thông báo ngay cho Văn phòng ICAO vùng trời không thể sử dụng được, khu vực ảnh hưởng, biện pháp ứng phó hoặc yêu cầu hỗ trợ thiết lập kế hoạch ứng phó không lưu.
- Phương án điều hành bay thực hiện như sau:
+ Đối với tàu bay đang hoạt động trong vùng trời không thể sử dụng được, sử dụng hệ thống giám sát ATS dẫn dắt tàu bay bay ra khỏi vùng trời không thể sử dụng càng sớm càng tốt.
+ Đối với tàu bay hạ cánh xuống các sân bay nằm trong vùng trời không thể sử dụng được, dẫn dắt tàu bay hạ cánh xuống sân bay dự bị hoặc quay về sân bay khởi hành (theo yêu cầu của tổ lái).
+ Đối với tàu bay chưa khởi hành tại các sân bay nằm trong vùng trời không thể sử dụng được, tạm thời trì hoãn việc cất cánh của tàu bay.
+ Đối với tàu bay bay qua vùng trời không thể sử dụng được: Thiết lập các đường bay để tránh toàn bộ vùng trời liên quan (có thể thiết lập các đường bay bổ sung hay các vệt bay có điều kiện).
+ Kiểm soát đầu vào các đường bay tránh (gia tăng giãn cách, giới hạn số lượng tàu bay, v.v) nếu cần thiết để tránh việc quá tải hệ thống ứng phó.
- Thông báo bằng NOTAM về việc kết thúc các biện pháp ứng phó khi vùng trời không thể sử dụng được trở lại điều kiện hoạt động bình thường. Ghi chú: Vùng trời không thể sử dụng được do kế hoạch hoạt động quân sự (bắn đạn thật, thử tên lửa, ném bom, bay UAV, thả bóng thám không của các đơn vị quân sự) không áp dụng theo phương thức này.
2.2 Vùng trời nước ngoài không thể sử dụng được
- Khi Phòng NOTAM quốc tế nhận được thông báo về vùng trời nước ngoài không thể sử dụng được từ (các) quốc gia có liên quan hoặc các ACC Hà Nội/ACC Hồ Chí Minh nhận được thông báo hiệp đồng từ các ACC kế cận, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phải báo cáo ngay Cục Hàng không Việt Nam để phối hợp với ICAO và thực hiện theo quy trình hướng dẫn của ICAO.
- Thực hiện phát NOTAM thông báo đến các đầu mối có liên quan theo quy định.
- Căn cứ kế hoạch ứng phó của quốc gia liên quan đến vùng trời nước ngoài không thể sử dụng được, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam xây dựng và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam phương án ứng phó (các đường bay/vệt bay tránh trong FIR Việt Nam) phù hợp.
- Liên hệ với các ACC kế cận, thực hiện việc điều hành bay theo phương án ứng phó đã được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận, đảm bảo duy trì phân cách an toàn.
- Khi nhận được NOTAM về việc kết thúc biện pháp ứng phó, thông báo ngay cho các bên liên quan và trở về thực hiện điều hành bay như bình thường.
PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Triển khai thực hiện Kế hoạch
- Tổng công ty QLBVN tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện Kế hoạch này tới các đơn vị, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay liên quan.
- Tổng công ty QLBVN xây dựng và bổ sung Phương án ứng phó cụ thể trong Tài liệu hướng dẫn khai thác của từng cơ sở ATS; triển khai chuẩn bị đảm bảo sẵn sàng về hạ tầng cơ sở, hệ thống thiết bị và đường truyền, công tác phối hợp và huấn luyện nhân viên; tổ chức tập luyện hàng năm, diễn tập giả định phù hợp với Kế hoạch, Phương án ứng phó không lưu và điều kiện thực tế nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng phó.
- Tổng công ty QLBVN chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và ký kết văn bản hiệp đồng trong việc bố trí vị trí ứng phó và công tác phối hợp đảm bảo; thông báo phối hợp thực hiện phương án ứng phó trong nước và quốc tế, đặc biệt là đối với các ACC quốc gia kế cận.
2. Tu chỉnh nội dung Kế hoạch
Tổng công ty QLBVN có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam xem xét phê duyệt tu chỉnh nội dung Kế hoạch này.
3. Kiểm tra, giám sát
Cục Hàng không Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo các quy định của Kế hoạch này.
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Địa chỉ liên lạc với các cơ sở ATS
Phụ lục 2: Địa chỉ liên hệ Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy ứng phó không lưu
Phụ lục 3: Mẫu NOTAM
Phụ lục 4: Phương thức tàu bay tự phát thanh (TIBA)
Phụ lục 5: Tần số ứng phó, vị trí ứng phó trên các đường bay ứng phó
Phụ lục 6: Phương thức ứng phó khi có hoạt động của núi lửa
Phụ lục 7: Phương thức ứng phó khi có đại dịch
Phụ lục 8: Kế hoạch Ứng phó không lưu Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội
Phụ lục 9: Sơ đồ các khu vực ứng phó của Kiểm soát tiếp cận tầng cao Đà Nẵng
Phụ lục 10: Kế hoạch Ứng phó không lưu Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh
PHỤ LỤC 1:
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CÁC CƠ SỞ ATS
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CÁC CƠ SỞ ATS: CÁC ACC LIÊN QUAN
TÊN CƠ SỞ |
ĐIỆN THOẠI |
SỐ FAX |
AFTN/AMHS |
ACC HANOI |
Phân khu 1: +84-2438729920 Phân khu 2: +84-2438729923 Phân khu 3: +84-2438729921 Phân khu 4: +84-2438729924 |
+84-24 38729951 |
VVHNZQZX (ACC cũ tại Nội Bài: VVHNZQZV) |
ACC HOCHIMINH |
+84-28 38441132 +84-28 38441153 |
+84-28 38443774 |
VVHMZQZX |
ACC PHNOM PENH |
+855-23 890194 |
+855-23 890463 |
VDPPZRZX |
ACC VIENTIANE |
Phân khu 1: +856-21 512237 Phân khu 2: +856-21 512091 |
+856-21 513041 |
VLVTZRZX |
ACC KUNMING |
+86-871 3136505 +86-871 3137433 |
+86-871 7112856 |
ZPPPZRZX |
ACC NANNING |
+86-771 2095824 |
+86-771 2095838 |
ZGNNZRZX |
ACC SANYA |
+86-898 65751415 +86-898 65751416 |
+86-898 65751400 |
ZJSYZRZX |
ACC MANILA |
+632-8799 180 +632-8799 206 |
+632-8510639 |
RPHIZRZX |
ACC SINGAPORE |
+65-65 412668 +65-65 412698 |
+65-65 456252 |
WSJCZQZX |
ACC KUALALUMPUR |
+60-3 78473573 +60-3 78465458 |
+60-3 78473572 |
WMFCZRZX |
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ CÁC CƠ SỞ ATS: APP, TWR, GCU
Khu vực miền Bắc |
|||
APP NỘI BÀI |
024.38866186 |
024.38866107 |
VVNBZAZX |
TWR NỘI BÀI |
024.38865178 |
VVNBZTZX |
|
GCU NỘI BÀI |
024.35840887 |
||
TWR ĐIỆN BIÊN |
0215.3824429 |
0215.3736345 |
VVDBZTZX |
TWR CÁT BI |
0225.8830606 |
0225.3619003 |
VVCIZTZX |
TWR VINH |
0238.3852173 |
0238.3519011 |
VVVHZTZX |
TWR ĐỒNG HỚI |
0232.3810995 |
0232.3810797 |
VVDHZTZX |
TWR THỌ XUÂN |
0237.3889888 |
0237.3538868 |
VVTXZTZX |
TWR VÂN ĐỒN |
0203.3991868 |
0203.3874568 |
VVVDZTZX |
TRUNG TÂM ARO/AIS NỘI BÀI |
024.35844161 - máy lẻ 161 024.38271513 - máy lẻ 3074 |
024.35844306 |
VVNBZPZX |
Khu vực miền Trung |
|
|
|
CTL ĐÀ NẴNG |
0236.3825018 0236.3813814 - máy lẻ 5225, 5226 |
0236.3655979 |
VVDNZAZX |
APP/TWR ĐÀ NẴNG |
0236.6299577 0236.3813814 - máy lẻ 5227 |
0236.3655979 |
VVDNZTZX |
APP/TWR CAM RANH |
0258.3989913 |
0258.3989914 |
VVCRZAZX VVCRZTZX |
GCU ĐÀ NẴNG |
0236.3813814 - máy lẻ 5324 0236.3823391 - máy lẻ 5318 |
0236.3655979 |
VVDNZTZX |
TWR PHÚ BÀI |
0234.3861921 0236.3813.814 - máy lẻ 5555 |
0234.3861920 |
VVPBZTZX |
TWR CHU LAI |
0235.2243966 0236.3813.814 - máy lẻ 5333 |
0235.3535555 |
VVCAZTZX |
TWR PHÙ CÁT |
0256.3537444 0236.3813.814 - máy lẻ 5444 |
0256.3537445 |
VVPCZTZX |
TWR PLEIKU |
0269.3867628 0236.3813.814 - máy lẻ 5666 |
0269.3867629 |
VVPKZTZX |
TWR TUY HÒA |
0257.3559009 |
0257.3559008 |
VVTHZTZX |
TRUNG TÂM ARO/AIS ĐÀ NẴNG |
0236.3614341 0236.3813.814 - máy lẻ 5322 |
0236.3655020 |
VVDNZPZX |
TRUNG TÂM ARO/AIS CAM RANH |
0258.3989912 |
|
VVCRZPZX |
Khu vực miền Nam |
|||
APP TSN |
028.38441133 |
028.38441134 |
VVTSZPZX |
TWR TSN |
028.3844 0532 - máy lẻ 6235 |
028.38485247 |
VVTSZTZX |
GCU TSN |
028.3848 5383 - máy lẻ 6227 |
|
|
TWR B.MA THUỘT |
0262.386 2222 |
0262.3862222 |
VVBMZTZX |
TWR LIÊN KHƯƠNG |
0263.3841021 |
0263.3841021 |
VVDLZTZX |
TWR CÔN SƠN |
0254.3831911 |
0254.3831911 |
VVCSZTZX |
TWR PHÚ QUỐC |
0297.3977766 |
0297.3977766 |
VVPQZTZX |
TWR RẠCH GIÁ |
0297.3865831 |
0297.3865831 |
VVRGZTZX |
TWR CÀ MAU |
0290.3837681 |
0290.3837681 |
VVCMZTZX |
TWR CẦN THƠ |
0292.3744597 |
0292.3744597 |
VVCTZTZX |
TRUNG TÂM ARO/AIS TÂN SƠN NHẤT |
028.38485383 - máy lẻ 3243 028.38440539 - máy lẻ 6241, 6239 |
028.39484334 028.38422143 |
VVTSZPZX |
ARO PHÚ QUỐC |
0297.3987987 |
|
VVPQZPZX |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.