ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2772/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 28 tháng 11 năm 2016 |
QUY ĐỊNH DANH MỤC NGHỀ VÀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DƯỚI 3 THÁNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐẾN NĂM 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1019/QĐ-TTG NGÀY 05/8/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp giao ban Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ngày 21/11/2016;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình liên ngành số 166/TTrLN-TC-LĐTBXH ngày 04/10/2016 về việc ban hành Quy định danh mục nghề và định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho người khuyết tật đến năm 2020 theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Đối tượng học nghề
Là người khuyết tật từ đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam và đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề cần học, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Người khuyết tật chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 quy định tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Những người đã được học nghề từ các chương trình, đề án khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo Quy định này.
2. Đơn vị đào tạo nghề
Việc tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật do các cơ sở dạy nghề và tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực đào tạo nghề cho người khuyết tật thực hiện.
3. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật được bố trí trong nguồn kinh phí thường xuyên và nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án liên quan khác. Ngoài ra, sử dụng kinh phí địa phương, viện trợ nước ngoài và các nguồn huy động kinh phí hợp pháp khác.
Điều 2. Quy định danh mục nghề và định mức chi phí đào tạo nghề cho người khuyết tật như sau
1. Danh mục nghề và định mức chi phí đào tạo nghề
TT |
Tên nghề/Nhóm nghề |
Thời gian đào tạo (tháng) |
Mức chi phí đào tạo nghề/người/khóa học (đồng) |
|
Đào tạo tại chỗ |
Đào tạo lưu động |
|||
I |
NHÓM NGHỀ CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT |
|||
1 |
May công nghiệp |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
2 |
Điện tử dân dụng |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
3 |
Điện dân dụng |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
4 |
Mộc dân dụng |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
5 |
Mộc mỹ nghệ |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
6 |
Sửa chữa và lắp ráp máy tính |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
7 |
Tin học văn phòng |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
8 |
May dân dụng |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
II |
NHÓM NGHỀ NÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP |
|||
1 |
Đan lát thủ công |
03 |
3.000.000 |
3.300.000 |
2 |
Làm hoa voan, đá, pha lê |
03 |
3.000.000 |
3.300.000 |
3 |
Thêu ren, đính cườm |
03 |
3.000.000 |
3.300.000 |
4 |
Làm tăm, đũa tre, chổi đót |
02 |
2.000.000 |
2.200.000 |
5 |
Trồng trọt, chăn nuôi |
02 |
2.000.000 |
2.200.000 |
III |
NHÓM NGHỀ DỊCH VỤ |
|||
1 |
Cắt, uốn tóc nam nữ |
04 |
4.000.000 |
4.240.000 |
2 |
Kỹ thuật chế biến món ăn |
03 |
3.000.000 |
3.300.000 |
3 |
Xoa bóp, bấm huyệt, tẩm quất |
03 |
3.000.000 |
3.300.000 |
Đối với những nghề chưa có trong danh mục nêu trên, nếu tổ chức đào tạo thì được áp dụng mức hỗ trợ đào tạo theo các nghề có đặc thù tương đương.
2. Quy định nội dung chi
2.1. Chi phí đào tạo nghề
Chi phí đào tạo cho từng nghề theo quy định trên được chi cho các nội dung sau:
- Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề;
- Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề;
- Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có);
- Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề;
- Thù lao giáo viên, người dạy nghề; thù lao giáo viên phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu;
- Thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng (nếu có);
- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị dạy nghề đối với trường hợp dạy nghề lưu động;
- Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học;
- Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.
2.2. Mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho người khuyết tật trong thời gian học nghề
Ngoài chi phí đào tạo, người khuyết tật học nghề là lao động nông thôn, lao động thành thị thuộc hộ nghèo được hỗ trợ thêm tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề như sau:
- Tiền ăn: 15.000 đồng/ngày thực học/người.
- Tiền đi lại: Đối với người khuyết tật học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở lên được hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học.
Tuy nhiên, tổng kinh phí chi đào tạo nghề và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người khuyết tật học nghề không quá 6 triệu đồng/người/khóa học.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.