ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2768/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 09 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật trong thời kỳ mới;
Căn cứ Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX “Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020; số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”;
Căn cứ Công văn số 1608/BVHTTDL-KHTC ngày 03/5/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012 - 2020”;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Công văn số 3112-CV/VPTU ngày 20/10/2014 về việc Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2014 - 2020 thành phố Hải Phòng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 23/TTr-SVHTTDL ngày 10/4/2014, Công văn số 833/SVHTTDL-BQLDA ngày 25/7/2014 và Công văn số 1496/SVHTTDL-BQLDA ngày 25/11/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2014 - 2020 thành phố Hải Phòng.
- Giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan căn cứ các quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố và Kế hoạch ban hành tại Quyết định này để tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.
- Các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn, tạo điều kiện để Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các ngành, địa phương, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ |
NÂNG CẤP, XÂY MỚI CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA (NHÀ HÁT, RẠP CHIẾU PHIM, NHÀ
TRIỂN LÃM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của Ủy ban nhân
dân thành phố)
Thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”; Công văn số 1608/BVHTTDL-KHTC ngày 03/5/2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng như sau:
1. Trước yêu cầu phát triển của thành phố - đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, ngày 05/8/2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trong đó chỉ rõ: Lĩnh vực văn hóa - thông tin của Hải Phòng phải được nâng lên ngang tầm với vai trò kinh tế, chính trị của thành phố. Với vị trí lợi thế và được thiên nhiên ưu đãi, cùng với bề dày lịch sử - văn hóa truyền thống mang đậm những nét của vùng đất cửa sông ven biển, thành phố Hải Phòng đang từng bước đổi mới, phát triển để trở thành thành phố văn minh, hiện đại, đã và đang thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW5 (khóa VIII), Nghị quyết TW9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Sự nghiệp văn hóa - nghệ thuật nói chung và cơ sở hạ tầng văn hóa của thành phố nói riêng hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế, cũng như chưa đáp ứng kịp nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”; việc xây dựng kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm văn hóa - nghệ thuật vùng, làm cơ sở để Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thống nhất về chủ trương lập dự án nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa của thành phố có quy mô phù hợp, hiện đại đạt chuẩn cấp quốc gia, đủ điều kiện tổ chức sự kiện cấp vùng và quốc gia; nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống các công trình văn hóa, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân là hết sức cần thiết và cấp bách.
2. Việc xây dựng Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng là phù hợp với nhiệm vụ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch được giao trong Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố (Ban hành kèm theo Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đô thị theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2025); đồng thời, phù hợp với Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đang tổ chức thực hiện bổ sung, điều chỉnh, trình duyệt.
II. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA:
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố; trong thời gian qua, nhiều công trình văn hóa đã được cải tạo, nâng cấp nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố, của ngành và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên, đến nay thành phố chưa có công trình nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật có quy mô và chất lượng đáp ứng yêu cầu tổ chức sự kiện cấp vùng và quốc gia tại khu vực trung tâm thành phố và các khu du lịch. Thực trạng đầu tư phát triển và quản lý, sử dụng các công trình nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật như sau:
1. Về công trình nhà hát:
- Các nhà hát trên địa bàn thành phố hiện tại được xây dựng từ thế kỷ trước, phần lớn có quy mô nhỏ hoặc được cải tạo, nâng cấp từ các rạp chiếu phim cũ để đáp ứng một phần nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhân dân; các nhà hát hiện đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trước yêu cầu mới. Các nhà hát của thành phố hiện tại như: Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp, có sức chứa gần 1.000 ghế ngồi; Nhà hát tháng Tám, có 800 chỗ ngồi; Nhà hát thành phố có hơn 300 chỗ ngồi; các công trình dưới 300 chỗ ngồi: Nhà hát Sông Cấm, rạp Tân Việt, rạp Long Châu, rạp hát Phương Đông. Nhìn chung, các nhà hát trên có kiến trúc công trình đơn điệu, trang thiết bị chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, không đạt yêu cầu hiện đại, tổ chức các sự kiện lớn.
- Tình hình quản lý và sử dụng: Các cơ quan quản lý nhà hát hiện nay chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp, hình thức hoạt động đơn điệu (chủ yếu là tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các dịch vụ đi kèm hầu như không có) nên hiệu quả khai thác, sử dụng hạn chế.
- Tại các khu du lịch như Đồ Sơn, Cát Bà chưa có Nhà hát tổng hợp để phục vụ các sự kiện lớn, phục vụ khách du lịch và nhân dân.
2. Về công trình rạp chiếu phim:
- Có 03 rạp chiếu phim là: Rạp 1-5, rạp Lê Văn Tám và rạp Công Nhân do Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch quản lý, khai thác, sử dụng. Hiện trạng các rạp chiếu phim có quy mô nhỏ, phần kiến trúc xây dựng đã xuống cấp; trang thiết bị thiếu và lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa đạt chuẩn; các rạp mới chỉ là rạp đơn năng (có 01 phòng chiếu phim).
Hiệu quả hoạt động của các rạp trên còn thấp, chưa thu hút nhân dân đến thưởng thức nghệ thuật điện ảnh.
- Rạp Hòa Bình được xây dựng từ thời Pháp, có quy mô 300 ghế ngồi. Từ năm 1995, rạp Hòa Bình được Ủy ban nhân dân thành phố giao Trung tâm Văn hóa thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch quản lý, khai thác, sử dụng.
3. Về công trình nhà triển lãm văn học nghệ thuật:
Có 01 Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật, công trình được xây dựng từ năm 1960, hiện đã xuống cấp, quy mô nhỏ, lạc hậu; chưa có nhà triển lãm chuyên cho lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh; không đảm bảo về cảnh quan, không gian trưng bày, hệ thống chiếu sáng; nhất là không đảm bảo các yêu cầu cho trưng bày triển lãm nghệ thuật và tổ chức triển lãm cấp vùng.
(Biểu 01: Thống kê các công trình văn hóa).
III. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA:
1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình văn hóa chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước.
2. Do điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp, phải ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (như phát triển kinh tế, y tế, giáo dục...) nên những năm qua việc đầu tư ngân sách nhà nước cho các công trình văn hóa của thành phố tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu, chưa tương ứng với nhu cầu hưởng thụ và phát triển văn hóa thực tế ngày càng tăng của nhân dân.
3. Việc dành quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, việc xây dựng các công trình văn hóa theo yêu cầu ngày càng cao của nhân dân còn gặp khó khăn.
4. Công tác xã hội hóa đầu tư các công trình văn hóa đã được cụ thể bằng chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương, song hệ thống các cơ chế chính sách vẫn chưa đồng bộ, chưa cụ thể đối với các công trình văn hóa, nên khó đi vào cuộc sống và chưa thực sự hấp dẫn các thành phần kinh tế huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng các công trình văn hóa nói chung và các công trình nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật nói riêng. Mặt khác, đặc thù của lĩnh vực văn hóa là tạo ra giá trị tinh thần nên rất khó có điều kiện kêu gọi, thu hút các nhà tài trợ đóng góp hỗ trợ cho phát triển văn hóa, các công trình văn hóa.
5. Nguồn vốn từ khai thác và cung cấp các dịch vụ hoạt động văn hóa chưa hiệu quả, do vậy chưa tạo được nguồn vốn để đầu tư phát triển công trình văn hóa.
6. Về chính sách đầu tư:
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong đó, các công trình văn hóa được hưởng ưu đãi về thuế; miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Song, việc đầu tư xây dựng các công trình văn hóa chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, vì việc đầu tư xây dựng các công trình văn hóa đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời gian thu hồi vốn lâu, sinh lợi chậm.
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với lĩnh vực văn hóa. Nhưng thực tế việc thu hút các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng các công trình văn hóa chưa thực sự đi vào cuộc sống và chưa thực hiện được, do khó khăn về cơ chế, chính sách đất đai và chưa có cơ chế, chính sách cụ thể đối với lĩnh vực văn hóa.
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu chung:
Hoàn thiện hệ thống các công trình văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống văn hóa, tinh thần ngày càng cao của nhân dân thành phố; phù hợp với định hướng phát triển thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Chính phủ; từng bước đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa có chất lượng cao, hiện đại tại các khu đô thị, các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể:
Thực hiện kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa trên địa bàn thành phố đến năm 2020 theo thứ tự ưu tiên như sau:
2.1. Xây mới công trình văn hóa:
* Công trình Nhà hát:
- Đầu tư xây dựng mới 01 Nhà hát tại nội thành Hải Phòng có quy mô 2.000 ghế khán giả; đạt chuẩn cấp quốc gia, đủ điều kiện tổ chức sự kiện cho vùng và quốc gia.
- Đầu tư xây dựng mới 01 Nhà hát ngoài trời tại quận Đồ Sơn có quy mô 2.000 - 2.500 người, đạt chuẩn cấp vùng, đủ điều kiện tổ chức các sự kiện lớn cấp vùng và quốc gia, phục vụ khách du lịch và nhân dân.
2.2. Cải tạo, nâng cấp các công trình văn hóa:
a) Công trình rạp chiếu phim:
Cải tạo, nâng cấp rạp Công Nhân tại quận Ngô Quyền thành cụm rạp chiếu phim tổng hợp, hiện đại có quy mô 500 ghế và có từ 02 đến 06 phòng chiếu, đảm bảo tổ chức liên hoan phim trong nước.
b) Công trình nhà triển lãm:
Cải tạo, nâng cấp Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố thành Nhà triển lãm chuyên đề (Trung tâm triển lãm, mỹ thuật, nhiếp ảnh) với chức năng đủ tầm tổ chức những triển lãm chuyên đề khu vực và vùng lãnh thổ; đảm bảo hài hòa kiến trúc, không gian khu vực, phối hợp hài hòa với công trình Trung tâm văn hóa, ẩm thực đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
1. Về công tác quản lý:
- Để triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch, tất cả công việc như: Khảo sát đánh giá hiện trạng công trình, công tác quản lý khai thác, lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án, đầu tư cải tạo, xây dựng các công trình văn hóa phải tuân thủ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa được phê duyệt, các Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, địa phương liên quan khi triển khai thực hiện phải tiến hành lồng ghép với các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng (thể hiện rõ vị trí, diện tích đất dành cho các công trình văn hóa trong khu vực đất công cộng, đất dự trữ của quy hoạch), ưu tiên bố trí khu đất có vị trí thuận lợi với quy mô phù hợp với các công trình văn hóa.
2. Về huy động nguồn vốn đầu tư:
2.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
- Ngân sách Trung ương: Theo khoản 2 mục II Điều 1 Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm vùng kinh tế - xã hội, đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, được xây dựng một số công trình văn hóa có quy mô phù hợp, hiện đại đủ điều kiện tổ chức sự kiện cho vùng và quốc gia.
Như vậy, về nguồn vốn ngân sách Trung ương theo điểm a khoản 2 mục IV Điều 1 Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ:
+ Ngân sách Trung ương cấp vốn đầu tư nâng cấp và xây mới một số công trình có quy mô phù hợp tại các trung tâm vùng như thành phố Hải Phòng, nên việc nâng cấp và xây mới các công trình văn hóa như đề xuất trên với quy mô đảm nhận vai trò trung tâm vùng, đề nghị ngân sách Trung ương cấp 100% vốn xây dựng công trình.
+ Ngân sách thành phố: Chi cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
2.2. Tăng cường huy động các nguồn vốn và đẩy mạnh xã hội hóa:
- Tăng cường công tác xã hội hóa tại các đơn vị sự nghiệp công lập: Nhà nước tạo điều kiện để các đơn vị văn hóa nghệ thuật có thể tổ chức hoạt động có thu nhằm tăng thêm nguồn kinh phí phát triển hoạt động văn hóa; tăng nguồn thu từ hoạt động và dịch vụ văn hóa, từng bước đảm bảo tự cân đối thu chi cho các đơn vị sự nghiệp.
- Tăng cường thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, nguồn viện trợ hoặc vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, các quỹ văn hóa nước ngoài cho việc đầu tư các công trình văn hóa.
- Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, lãi suất vay vốn đầu tư, thuê, hỗ trợ đào tạo đối với các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các tổ hợp thương mại, dịch vụ có bố trí diện tích trong công trình để làm rạp hát, rạp chiếu phim, phòng trưng bày văn học, nghệ thuật.
3. Về chính sách đất đai:
- Ưu tiên bố trí khu đất có vị trí thuận tiện và quy mô phù hợp với việc xây dựng các công trình văn hóa ngay từ khâu lập quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới phải bố trí diện tích và vị trí đất cho xây dựng các công trình văn hóa.
- Căn cứ vào chính sách chung của Nhà nước, cụ thể hóa các giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất nhằm khuyến khích xã hội hóa đầu tư cải tạo, xây dựng mới các công trình văn hóa theo quy định tại Điều 6, chương II, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
- Tổng nhu cầu quỹ đất dự kiến: 4,36 ha (Chi tiết tại Biểu 02).
4. Về thực hiện cơ chế chính sách:
4.1. Cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích đầu tư và tạo nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở văn hóa:
- Thực hiện ưu đãi về thuế theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường để khuyến khích đầu tư và tạo nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở văn hóa.
- Được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các quy định pháp luật hiện hành.
4.2. Cơ chế, chính sách huy động vốn:
- Áp dụng các hình thức huy động vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế, các nguồn tài trợ hợp pháp khác, cổ phần hóa để huy động, khuyến khích người dân đóng góp kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình văn hóa.
- Có cơ chế, khuyến khích người dân, doanh nghiệp xây dựng các công trình văn hóa của doanh nghiệp.
5. Về công tác quy hoạch:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, đề xuất khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần xác định rõ và cụ thể nhu cầu về diện tích và vị trí đất dành cho xây dựng công trình văn hóa.
- Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch khi lập quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới phải bố trí vị trí, diện tích đất cho xây dựng các công trình văn hóa.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện khi xây dựng quy hoạch phải bố trí vị trí, diện tích đất dành cho xây dựng các công trình văn hóa.
6. Khái toán tổng mức đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa:
6.1. Tổng số vốn đầu tư:
Cho giai đoạn 2014 - 2020 dự kiến là: 605 tỷ đồng (Chi tiết tại Biểu 03).
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước: 598 tỷ đồng (chiếm 98,8%):
Bao gồm:
+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 565 tỷ đồng (93,3%);
+ Ngân sách địa phương: 33 tỷ đồng (5,5%).
- Các nguồn huy động khác: 07 tỷ đồng (chiếm 1,2%).
6.2. Ưu tiên vốn đầu tư:
Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng mới tại khu vực nội thành Hải Phòng 01 Nhà hát quy mô 2.000 ghế, đảm nhiệm vai trò trung tâm vùng.
6.3. Phân kỳ đầu tư:
a) Giai đoạn 2014 - 2015: Tổng vốn đầu tư dự kiến là: 205 tỷ đồng (chiếm 33,88 % tổng vốn đầu tư), bao gồm:
- Xây dựng Nhà hát quy mô 2.000 ghế tại nội thành Hải Phòng.
- Xây dựng Nhà hát ngoài trời tại quận Đồ Sơn, sức chứa 2.000 - 2.500 người.
- Cải tạo, nâng cấp rạp Công Nhân thành cụm rạp chiếu phim.
b) Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng vốn đầu tư dự kiến là: 400 tỷ đồng (chiếm 66,12% tổng vốn đầu tư), bao gồm:
- Tiếp tục xây dựng Nhà hát quy mô 2.000 ghế tại nội thành Hải Phòng.
- Tiếp tục xây dựng Nhà hát ngoài trời tại quận Đồ Sơn, sức chứa 2.000 - 2.500 người.
- Tiếp tục cải tạo, nâng cấp rạp Công Nhân thành cụm rạp chiếu phim.
- Cải tạo, nâng cấp Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố.
1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng khi được phê duyệt; lồng ghép thực hiện Kế hoạch này với việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Nghị quyết số 20/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố (Ban hành kèm theo Quyết định số 654/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đô thị theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2025); thực hiện bảo đảm phù hợp với Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan để chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; tổ chức sơ kết việc thực hiện kế hoạch vào năm 2015 và tổng kết vào năm 2020.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch và căn cứ điều kiện, tình hình thực tế của thành phố nghiên cứu, tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí hàng năm phù hợp để triển khai thực hiện kế hoạch.
3. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cân đối, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch trong dự toán ngân sách thu, chi hàng năm cho các dự án trong quy hoạch được phê duyệt.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Xây dựng kế hoạch, bố trí, sử dụng đất đai, cơ chế ưu đãi về đất; hướng dẫn và chỉ đạo bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, chống xâm hại, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
5. Sở Xây dựng:
- Khi thẩm định quy hoạch các khu đô thị mới, ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa.
- Chủ trì, hướng dẫn xây dựng quy hoạch, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các ngành, địa phương liên quan lựa chọn địa điểm xây dựng công trình văn hóa đảm bảo yêu cầu.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
Rà soát các công trình văn hóa trên địa bàn, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết, dành quỹ đất hợp lý tại các vị trí thuận lợi với quy mô phù hợp để xây dựng các công trình văn hóa; cân đối, bố trí ngân sách, chủ động phát huy nội lực, huy động nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác để thực hiện; đưa vị trí, diện tích đất dành cho xây dựng công trình văn hóa vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng đô thị trên địa bàn để có cơ sở triển khai thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương, đơn vị phản ánh qua Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
THỐNG KÊ CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA (NHÀ HÁT, RẠP CHIẾU
PHIM, NHÀ TRIỂN LÃM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT) THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Kèm theo Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành
phố)
STT |
Tên công trình văn hóa |
Thời điểm xây dựng |
Quy mô, công suất |
Tình hình quản lý sử dụng |
I |
Công trình nhà hát |
|
|
|
1 |
Nhà hát thành phố |
Thời Pháp |
350 ghế |
Đơn vị quản lý: Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật; khai thác, sử dụng có hiệu quả. |
2 |
Nhà hát Tháng Tám |
Thời Pháp |
800 ghế |
Đơn vị quản lý: Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật; khai thác, sử dụng có hiệu quả. |
3 |
Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp |
Năm 1992 |
1.000 ghế |
Đơn vị quản lý: Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Tiệp; công trình hoạt động có hiệu quả. |
4 |
Nhà hát Sông Cấm |
Thời Pháp |
300 ghế |
Đơn vị quản lý: Đoàn Nghệ thuật Múa Rối; sử dụng có hiệu quả. |
5 |
Rạp Tân Việt |
Thời Pháp |
350 ghế |
Đơn vị quản lý: Đoàn Chèo Hải Phòng; sử dụng có hiệu quả. |
6 |
Rạp Long Châu |
Thời Pháp |
300 ghế |
Đơn vị quản lý: Đoàn Ca Múa Hải Phòng; sử dụng có hiệu quả. |
7 |
Rạp hát Phương Đông |
Thời Pháp |
350 ghế |
Đơn vị quản lý: Đoàn Cải lương Hải Phòng; sử dụng có hiệu quả. |
8 |
Rạp Hòa Bình |
Thời Pháp |
300 ghế |
Đơn vị quản lý: Trung tâm Văn hóa Hải Phòng; sử dụng có hiệu quả. |
II |
Công trình rạp chiếu phim |
|
|
|
1 |
Rạp 1 - 5 |
Thời Pháp (Đã được cải tạo, nâng cấp) |
550 ghế |
Đơn vị quản lý: Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng; số lượng khán giả hạn chế; sử dụng không hiệu quả. |
2 |
Rạp Lê Văn Tám |
Thời Pháp |
500 ghế |
Đơn vị quản lý: Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng; số lượng khán giả hạn chế. |
3 |
Rạp Công Nhân |
Thời Pháp |
1.100 ghế |
Đơn vị quản lý: Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng; khai thác sử dụng có hiệu quả. |
III |
Công trình Nhà triển lãm văn học nghệ thuật |
Năm 1960 |
Diện tích sàn nhà triển lãm chính (2 tầng): 1.079m2 |
Đơn vị quản lý: Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật; khai thác sử dụng có hiệu quả. |
NHU CẦU ĐẤT ĐAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
NÂNG CẤP, XÂY MỚI CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA (NHÀ HÁT, RẠP CHIẾU PHIM, NHÀ TRIỂN
LÃM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Kèm theo Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành
phố)
STT |
Dự án |
Địa điểm |
Quy mô |
Thời gian |
Nhu cầu đất đai (ha) |
Ghi chú |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
4,36 |
|
I |
Công trình nhà hát: |
|
|
|
|
|
|
- Nhà hát 2000 ghế. |
Khu vực nội thành Hải Phòng |
2000 ghế, cấp vùng và quốc gia |
Giai đoạn 2014 - 2020 |
1,5 |
Ưu tiên |
|
- Nhà hát ngoài trời, sức chứa 2000 - 2500 người. |
Quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng |
2000 - 2500 người, cấp vùng và quốc gia |
Giai đoạn 2014 - 2020 |
2,86 |
x |
II |
Công trình rạp chiếu phim: |
|
|
|
|
|
|
- Cải tạo, nâng cấp rạp Công Nhân thành cụm rạp chiếu phim |
Khu vực nội thành Hải Phòng |
500 ghế, có từ 02 đến 06 phòng chiếu, cấp vùng |
Giai đoạn 2014 - 2020 |
|
x |
III |
Công trình nhà triển lãm văn học nghệ thuật: |
|
|
|
|
|
|
Cải tạo, nâng cấp Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố |
Khu vực nội thành Hải Phòng |
1.100 m2 sàn, cấp vùng |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
|
x |
NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NÂNG CẤP, XÂY
MỚI CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HÓA (NHÀ HÁT, RẠP CHIẾU PHIM, NHÀ TRIỂN LÃM VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Kèm theo Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành
phố)
Đơn vị tính: tỷ đồng.
STT |
Dự án |
Địa điểm |
Quy mô |
Tổng vốn |
Trong đó |
Giai đoạn 2014 - 2015 |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
Ghi chú |
||
Ngân sách nhà nước |
Các nguồn huy động khác |
|||||||||
Trung ương |
Thành phố |
|||||||||
|
TỔNG CỘNG |
|
|
605 |
565 |
33 |
7 |
205 |
400 |
|
I |
Công trình nhà hát: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nhà hát 2000 ghế |
Khu vực nội thành Hải Phòng |
2000 ghế, cấp vùng và quốc gia |
400 |
380 |
20 |
0 |
145 |
255 |
Ưu tiên |
|
- Nhà hát ngoài trời, sức chứa 2000 - 2500 người. |
Quận Đồ Sơn, Hải Phòng |
2000 - 2500; người, cấp vùng và quốc gia |
100 |
95 |
5 |
0 |
30 |
70 |
|
II |
Công trình rạp chiếu phim: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cải tạo, nâng cấp rạp Công Nhân thành cụm rạp chiếu phim |
Khu vực nội thành Hải Phòng |
500 ghế, có từ 02 đến 06 phòng chiếu, cấp vùng |
80 |
70 |
5 |
5 |
30 |
50 |
|
III |
Công trình nhà triển lãm văn học nghệ thuật: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cải tạo, nâng cấp Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố |
Khu vực nội thành Hải Phòng |
1.100 m2 sàn, cấp vùng |
25 |
20 |
3 |
2 |
|
25 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.