ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2758/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 15 tháng 10 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về việc trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 337/TTr-SNN 03 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các chủ đầu tư nộp tiền.
(có Phương án kèm theo)
Điều 2. Phương án này là cơ sở để các đơn vị chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác xây dựng phương án trồng rừng thay thế và nộp tiền khi không có điều kiện tự tổ chức trồng rừng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; các đơn vị nộp tiền trồng rừng thay thế; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC
ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TỰ NỘP TIỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2014 của
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2013, tỉnh Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, phấn đấu trở thành trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc vào năm 2020 trên cơ sở tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng để khai thác các tiềm năng, lợi thế vùng Tây Bắc; Phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La gắn liền với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Giao thông, điện và thủy điện, chế biến nông sản cao cấp, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản, may mặc, tái định cư,…
Để phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh đã cho phép 39 đơn vị được chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với tổng diện tích là 731,23 ha (trong đó: Công trình thủy điện: 181,34 ha; Công trình khai thác khoáng sản: 137,06 ha; Công trình làm đường giao thông: 65,03 ha; Công trình an ninh quốc phòng: 279,55 ha; Tái định cư, đường điện: 68,24 ha). Theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Sơn La đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013, tỉnh Sơn La sẽ chuyển 3.042 ha rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.
Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải thực hiện trồng rừng thay thế. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư đã được chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định. Tính đến hết tháng 7 năm 2014, tổng diện tích đã trồng rừng thay thế là 127,2 ha/731,23 ha, đạt 17% tổng diện tích tương ứng với 11/39 chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế.
Tuy nhiên, công tác trồng rừng thay thế của các đơn vị được chuyển mục đích sử dụng rừng triển khai chậm, các đơn vị chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong việc trồng rừng thay thế theo quy định của Pháp luật; UBND các huyện, thành phố chưa thực sự quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế đến các chủ đầu tư theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Một số đơn vị đã tổ chức trồng rừng thay thế nhưng diện tích thường nhỏ lẻ (dưới 10 ha), không đảm bảo quy mô trồng rừng liền vùng liền khoảnh trên 20ha theo quy định như vậy sẽ dẫn đến khó khăn cho việc theo dõi, quản lý diện tích rừng trồng thay thế sau này.
Mặt khác, một số đơn vị chưa nắm bắt được nội dung, yêu cầu khi lập phương án trồng rừng thay thế; nhiều đơn vị đề nghị được nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh để điều tiết trồng rừng thay thế nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về: Đơn giá áp dụng cho tất cả các đơn vị có nhu cầu nộp tiền trồng rừng thay thế; cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí khi các Đơn vị tư nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.
Từ những lý do trên, nhằm thắt chặt công tác quản lý các đơn vị được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong việc tổ chức trồng rừng thay thế diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2014 và các năm tiếp theo bằng hình thức nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, để điều tiết việc trồng rừng thay thế được tập trung, liền vùng liền khoảnh và thuận lợi cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trồng rừng theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. UBND tỉnh Ban hành Phương án “Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác” áp dụng đối với các đơn vị có nhu cầu nộp tiền, điều tiết việc trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;
- Căn cứ Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp;
- Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
- Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác;
- Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 57/2007/TT-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
- Căn cứ Thông tư số 24/2003/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về việc trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Căn cứ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;
- Căn cứ Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phê duyệt “Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác”;
- Căn cứ Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La, về việc phê duyệt phê duyệt danh mục giống cây trồng lâm nghiệp khuyến khích sử dụng trồng rừng, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020;
- Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh Sơn La, về việc phê duyệt đơn giá cây giống trồng rừng phục vụ các chương trình, dự án trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh;
1. Mục tiêu chung
- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Sơn La theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức chỉ đạo, quản lý, kiểm tra giám sát việc triển khai trồng rừng thay thế. Đồng thời hỗ trợ các đơn vị có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định.
- Tập trung nguồn lực tài chính trồng rừng thay thế cho công tác thiết lập rừng tập trung, liền vùng, liền khoảnh gắn với việc xây dựng vùng nguyên liệu tre, gỗ phục vụ các nhà máy chế biến và xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng phương án chung cho trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác áp dụng đối với các đơn vị có nhu cầu nộp tiền, điều tiết việc trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Phấn đấu đến năm 2020 trồng và chăm sóc diện tích rừng trồng thay thế khoảng 3.042ha.
1. Quy mô, địa điểm thực hiện trồng rừng thay thế
- Quy mô diện tích trồng rừng thay thế khoảng 3.024ha. Diện tích cụ thể được xác định bằng phương án trồng rừng thay thế của các đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Địa điểm trồng rừng: Thuộc diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các huyện Mộc Châu, Vân Hồ và Sốp Cộp giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời đảm bảo theo quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh.
2. Đối tượng, phạm vi thực hiện
a) Đối tượng thực hiện nộp tiền
Các tổ chức, cá nhân (gọi tắt là đơn vị) có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không đủ điều kiện trồng rừng thay thế có nhu cầu nộp tiền, bao gồm:
- Đơn vị được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trước năm 2014.
- Đơn vị có phương án trồng rừng thay thế được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2014 trở đi.
b) Đối tượng đất lâm nghiệp trồng rừng thay thế
Đất lâm nghiệp đã giao cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng bản và các tổ chức theo quy hoạch phát triển lâm nghiệp của các huyện Mộc Châu, Vân Hồ và Sốp Cộp.
3. Cơ cấu loài cây, phương thức và định mức trồng rừng thay thế
3.1. Cơ cấu loài cây trồng
Tập trung trồng chủ yếu một số loài cây bản địa, cây lâm sản ngoài gỗ, cây cho giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng nơi trồng rừng. Trong đó:
- Loài cây gỗ, gồm: Thông Mã vĩ, Giổi xanh, Xoan Nhừ, Xoan Đào, Trám, Sấu, Macca …;
- Tre: Gồm các loại tre bản địa như: Luồng, Lùng, măng ngọt, măng đắng
3.2. Mật độ và phương thức trồng
- Mật độ trồng:
+ Mật độ trồng rừng cây gỗ: 1.600 cây/ha.
+ Mật độ trồng rừng tre: 400 cây/ha.
- Phương thức trồng: Với mục tiêu là phục hồi các hệ sinh thái rừng đa loài Tây Bắc đã và đang bị suy thoái và nâng cao giá trị kinh tế rừng, đem lại nguồn thu nhập từ rừng cho người dân và chủ rừng trong vùng dự án. Trong đó, tập trung vào 02 phương thức trồng rừng thuần loài, hỗn loài chủ yếu:
+ Trồng rừng loài cây gỗ.
+ Trồng rừng loài cây tre.
Tùy thuộc vào điều kiện lập địa và đặc tính sinh thái của từng loài cây cụ thể để các đơn vị thiết kế trồng rừng đưa tỷ lệ và phương thức trồng cho phù hợp.
3.3. Dự toán định mức bình quân trồng rừng
a) Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng
- Đối với trồng rừng cây gỗ: 64.044.000 đồng/ha.
- Đối với trồng rừng cây tre: 63.602.000 đồng/ha.
b) Trồng rừng sản xuất
- Đối với trồng rừng cây gỗ: 67.052.000 đồng/ha.
- Đối với trồng rừng cây tre: 65.356.000 đồng/ha.
(chi tiết có Phụ lục Dự toán định mức bình quân cho một số phương thức trồng rừng kèm theo)
Định mức trên là cơ sở để các đơn vị xây dựng phương án trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền. Tùy thuộc vào từng dạng lập địa và đơn giá giống từng loài cây tại thời điểm trồng rừng để tính toán xây dựng thiết kế trồng rừng hàng năm cho phù hợp. Nhưng đơn giá trồng rừng cho 01 ha cho từng phương thức trồng không được vượt quá dự toán định mức bình quân tại Điểm 3.3 trên đây.
4. Hình thức nộp tiền
- Hình thức nộp tiền: Chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La.
+ Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La;
+ Số Tài khoản: 102010002048741;
+ Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Sơn La;
+ Địa chỉ: Số 93, Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Quyết Thắng, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La.
- Đối với các đơn vị đã được UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp trước năm 2014, không tự tổ chức trồng rừng thay thế thì áp dụng phương án này để nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.
- Đối với đơn vị chưa được UBND tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, không tự tổ chức trồng rừng thay thế thì nộp tiền theo phương án này sau khi phương án trồng rừng thay thế của đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt.
5. Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí trồng rừng thay thế
- Nguồn kinh phí trồng rừng thay thế được quản lý và sử dụng theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh là cơ quan giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh tiếp nhận và quản lý nguồn kinh phí trồng rừng thay thế do các đơn vị nộp.
6. Tổ chức thực hiện phương án trồng rừng thay thế
- Việc tổ chức trồng rừng thay thế được thực hiện theo đúng Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh được quy định tại Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 24/2003/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về việc trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và các quy định hiện hành khác.
- Chi cục lâm nghiệp là cơ quan giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quản lý, chỉ đạo triển khai Phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các đơn vị nộp tiền theo quy định.
7. Tiến độ thực hiện
- Năm 2014: Rà soát các đơn vị đã được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không tự thực hiện trồng rừng thay thế có nhu cầu nộp tiền và các đơn vị có phương án trồng rừng thay thế được duyệt bằng hình thức nộp tiền.
Thu tiền trồng rừng thay thế; Phân bổ kế hoạch và kinh phí trồng rừng thay thế vào năm 2015; Chuẩn bị vật tư, cây giống, tổ chức thực hiện.
- Từ năm 2015 trở đi: Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các đơn vị được UBND tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế bằng hình thức nộp tiền. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh phân bổ kế hoạch và kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện.
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả Phương án trồng rừng thay thế này trên địa bàn tỉnh; Đồng thời phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc trồng rừng thay thế tại cơ sở và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí trồng rừng thay thế. Chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở:
1.1. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
- Báo cáo kết quả tiếp nhận nguồn kinh phí sau khi các đơn vị nộp tiền về quỹ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh.
- Chuyển kinh phí cho các đơn vị để thực hiện phương án trồng rừng thay thế theo kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả quản lý, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế.
1.2. Chi cục Lâm nghiệp
- Tham mưu cho Sở xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế gửi Sở Kế hoạch và đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh phân bổ kế hoạch trồng rừng thay thế cho các đơn vị cùng với Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh.
- Thẩm định các phương án trồng rừng thay thế và thiết kế kỹ thuật trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Thông báo kết quả thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế của các đơn vị nộp tiền sau khi UBND tỉnh phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
- Tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn định kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả trồng, chăm sóc rừng và kết quả sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế đến các sở, ngành liên quan, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp theo quy định. Đồng thời thông báo kết quả trồng, sử dụng nguồn vốn đến đơn vị nộp tiền.
- Tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các đơn vị trồng rừng thay thế hoàn thiện bản đồ hoàn công, tiến hành bàn giao quản lý bảo vệ rừng sau khi kết thúc thời gian xây dựng cơ bản lâm sinh; Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và thanh quyết toán dự án theo quy định.
2. Sở Kế hoạch Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp UBND tỉnh phân giao kế hoạch trồng rừng thay thế hàng năm cho các đơn vị gắn với Kế hoạch Bảo vệ phát triển rừng của tỉnh.
3. Sở Tài chính
Hướng dẫn các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn kinh phí trồng rừng thay thế.
4. UBND các huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Sốp Cộp bố trí quỹ đất tại địa phương; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai trồng rừng thay thế trên địa bàn.
5. Các đơn vị có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không tự tổ chức trồng rừng thay thế và có nhu cầu nộp tiền thì khuyến khích áp dụng Phương án này để triển khai thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế đối với Nhà nước.
Trên đây là Phương án Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các đơn vị có nhu cầu nộp tiền. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có gì vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung trong Phương án này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động có kiến bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.