UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2748/2012/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 47/2012/NQ-HĐND NGÀY 14/7/2012 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG - KHOÁ XVI VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 84/TTr-SKHĐT ngày 02/11/2012; Văn bản số 508/SKHĐT-KTN ngày 21/11/2012); Báo cáo thẩm định số 1557/BC-STP ngày 01/11/2012 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hướng dẫn chi tiết một số Điều của Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang - khoá XVI về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
HƯỚNG
DẪN CHI TIẾT HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 47/2012/NQ-HĐND
NGÀY 14/7/2012 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG - KHOÁ XVI VỀ MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ GIANG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2748/2012/QĐ-UBND ngày 11/12/2012 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hà Giang)
Quy định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND).
Điều 2. Nguyên tắc được hỗ trợ
Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện mới được xem xét hỗ trợ, cụ thể:
1. Đối với việc hỗ trợ lãi suất tiền vay: Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ đối với các khoản vay:
a) Hỗ trợ lãi suất đối với phần chênh lệnh của những khoản vay có mức vốn vay cao hơn so với mức vốn vay đã được Trung ương hỗ trợ.
b) Hỗ trợ lãi suất tiền vay theo các dự án, đề án, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với quy định hỗ trợ của Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND .
c) Không hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với hợp đồng vay đã được hỗ trợ theo chính sách 30a do ngân sách Trung ương đảm bảo.
2. Hồ sơ, chứng từ đề nghị hỗ trợ nộp cho các cơ quan, đơn vị nếu là bản photocopty phải là bản xác nhận theo quy định của pháp luật. Cơ quan, đơn vị thẩm định hồ sơ là cơ quan, đơn vị quản lý hồ sơ và chịu trách nhiệm trước cấp thẩm quyền theo quy định.
3. Thời điểm cấp kinh phí hỗ trợ: Đối với vốn sự nghiệp, được hỗ trợ ngay sau khi có quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh; đối với vốn xây dựng cơ bản, được hỗ trợ từ nguồn cân đối ngân sách địa phương trong những năm sau (kể từ năm dự án có đủ thủ tục theo quy định khoản 1 Điều 7 Quy định này).
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung: Hỗ trợ cho các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND .
2. Nguồn đảm bảo xã hội: Hỗ trợ chi cho nội dung chính sách quy định tại Điều 7 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND .
3. Nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị quyết 30a: Hỗ trợ cho nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND .
4. Nguồn sự nghiệp kinh tế: Hỗ trợ cho các nội dung còn lại của Nghị quyết và hỗ trợ theo quy định nêu tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND trong trường hợp vượt quá mức chi của Nghị quyết 30a và không thuộc huyện nghèo.
5. Bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm
a) Việc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho chính sách quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND được bố trí từ nguồn cân đối ngân sách địa phương để thực hiện.
b) Đối với các nội dung chi hỗ trợ thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị quyết 30a, UBND cấp huyện có trách nhiệm bố trí trong kế hoạch kinh phí sự nghiệp 30a được giao để tổ chức thực hiện.
c) Đối với các nội dung hỗ trợ được đảm bảo từ nguồn sự nghiệp kinh tế và đảm bảo xã hội: Bố trí dự toán chung tại ngân sách tỉnh để phân bổ chi tiết cho các nội dung hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND phát sinh trong năm.
Điều 4. Phương thức thanh toán
1. Đối với các nội dung hỗ trợ do sở, ban, ngành cấp tỉnh thẩm định hồ sơ:
a) Sở, ban, ngành tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ, tổng hợp gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định.
b) Sở Tài chính là cơ quan cấp phát, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ.
2. Đối với các nội dung hỗ trợ do phòng, ban cấp huyện thẩm định hồ sơ:
a) Phòng, ban tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ, tổng hợp gửi phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện quyết định.
b) Cơ quan cấp phát, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ là phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.
Điều 5. Phương thức cấp phát kinh phí cho cấp huyện
1. Đối với những nội dung hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân do cấp huyện thực hiện thì UBND cấp huyện có trách nhiệm ứng trước ngân sách huyện để chi hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân.
2. Căn cứ Quyết định chi hỗ trợ của UBND cấp huyện và chứng từ cấp phát kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, Sở Tài chính sẽ trình UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ các tổ chức, cá nhân theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND cho cấp huyện.
3. Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định bổ sung kinh phí và cấp kinh phí về ngân sách cấp huyện sau khi phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đã chi trả tiền hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân.
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ
1. Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy
a) Điều kiện được hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND và có thuê địa điểm kinh doanh cố định với thời gian kinh doanh tối thiểu từ 07 tháng/năm trở lên.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm có: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh tối thiểu là 01 năm (bản sao); Báo cáo tài chính năm trong thời điểm đi thuê (bản sao); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao); giấy tạm trú, tạm vắng và Giấy chứng minh nhân dân đối với cá nhân (bản sao).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ. Tổng hợp kết quả thẩm định gửi Sở Tài chính, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Đối với các cửa khẩu khác của tỉnh (ngoài cửa khẩu Thanh Thủy)
a) Hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng nhà, ki ốt bán hàng:
- Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ lãi suất tiền vay cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sử dụng tiền vay cho mục đích xây nhà, xây ki ốt bán hàng.
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); dự toán chi tiết kinh phí xây dựng nhà, ki ốt bán hàng; Hợp đồng vay vốn với các ngân hàng thương mại (trong hợp đồng vay vốn và phương án sử dụng tiền vay với ngân hàng thương mại phải ghi rõ mục đích sử dụng tiền vay) (bản sao); báo cáo tiến độ thực hiện việc xây dựng nhà, xây ki ốt bán hàng.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
- Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến phòng Công thương cấp huyện; phòng Công thương tiếp nhận, thẩm định hồ sơ. Tổng hợp kết quả thẩm định gửi phòng Tài chính - Kế hoạch, trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
b) Hỗ trợ thuê nhà hoặc mặt bằng kinh doanh:
- Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân đáp ứng quy định tại điểm b và điểm c, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND .
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); Hợp đồng thuê nhà hoặc mặt bằng kinh doanh (bản sao); bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với tổ chức); bản sao giấy tạm trú, tạm vắng, giấy chứng minh nhân dân (đối với cá nhân).
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
- Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến phòng Công Thương cấp huyện. Phòng Công Thương tiếp nhận, thẩm định hồ sơ. Tổng hợp kết quả thẩm định gửi phòng Tài chính - Kế hoạch, trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
1. Hỗ trợ các hạng mục xây dựng hạ tầng kỹ thuật quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND
a) Điều kiện được hỗ trợ:
- Có chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Các cơ sở chế biến phải nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công suất tối thiểu của các cơ sở chế biến được quy định như sau: Cơ sở sản xuất chè, công suất tối thiểu từ 200 tấn/năm trở lên; cơ sở chế biến thức ăn gia súc, công suất tối thiểu từ 5000 tấn/năm trở lên; cơ sở sản xuất rượu, công suất tối thiểu từ 10.000 lít/năm trở lên; cơ sở chế biến hoa quả, công suất chế biến tối thiểu từ 5000 tấn/năm trở lên; cơ sở chế biến dược liệu, công suất tối thiểu từ 1000 tấn/năm trở lên; cơ sở chế biến đậu tương, công suất tối thiểu từ 2000 tấn/năm trở lên; cơ sở chế biến lương thực, công suất tối thiểu từ 30.000 tấn/năm trở lên, cơ sở chế biến miến dong, công suất tối thiểu từ 30 tấn/năm trở lên.
- Chỉ hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND .
- Chỉ thực hiện hỗ trợ sau khi nhà máy đã đi vào hoạt động có hiệu quả ít nhất từ 12 tháng trở lên.
- Mức hỗ trợ: Căn cứ suất đầu tư trên địa bàn đầu tư tại thời điểm xây dựng hạng mục công trình của cấp có thẩm quyền, đối chiếu với quyết định phê duyệt của Chủ đầu tư để thẩm định số vốn hỗ trợ.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); Chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (bản sao); Hồ sơ thiết kế báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình; quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của chủ đầu tư; dự toán chi tiết của các hạng mục đề nghị được hỗ trợ và quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành của chủ đầu tư.
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Công Thương, Sở Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư của tỉnh và các ngành có liên quan thẩm định, gửi kết quả thẩm định đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để bố trí vốn để trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
2. Hỗ trợ lãi suất tiền vay tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn quy định tại khoản 2, Điều 4 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND:
a) Điều kiện được hỗ trợ: Khi tổ chức, cá nhân đã xây dựng xong các cơ sở chế biến, kho bảo quản bao tiêu sản phẩm cho nông dân và đưa vào sử dụng với thời gian hoạt động thực tế ít nhất là 6 tháng trở lên.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); văn bản xác nhận của chính quyền cấp xã nơi đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, kho bảo quản bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân đã phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Hợp đồng vay vốn với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh (trong hợp đồng thể hiện phương án sử dụng tiền vay để xây dựng cơ sở chế biến, kho bảo quản, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân); quyết định phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; dự toán đầu tư xây dựng cơ bản của các hạng mục đề nghị được hỗ trợ và quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành của chủ đầu tư.
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ:
- Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã: Gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Công Thương; Sở Công Thương tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, gửi báo cáo kết quả thẩm định đến Sở Tài chính để trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Đối với hộ gia đình: Gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến phòng Công thương cấp huyện; phòng Công thương tiếp nhận, thẩm định hồ sơ. Tổng hợp kết quả thẩm định gửi phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét để trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
1. Hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1, Điều 5:
a) Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được cấp phép đăng ký sản xuất kinh doanh mặt hàng khuyến khích xuất khẩu, gồm: Chè, cam, mật ong, vải thổ cẩm, dược liệu và đáp ứng được quy định về tổng giá trị các hợp đồng và thực hiện xuất khẩu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND .
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao); hợp đồng, hóa đơn xuất khẩu của 2 năm trước liền kề kèm theo báo cáo tài chính; Tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu (bản sao).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Công Thương; Sở Công Thương tiếp nhận và chủ trì phối hợp với Cục Hải quan tỉnh thẩm định hồ sơ. Tổng hợp kết quả thẩm định gửi Sở Tài chính để trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
2. Hỗ trợ lãi suất vốn vay mua nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND:
a) Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân được cấp phép đăng ký sản xuất kinh doanh và trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng thuộc danh mục khuyến khích xuất khẩu của tỉnh.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu (bản sao); chứng từ thu mua nguyên liệu, sản phẩm sản xuất (thuộc các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu) trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành; hóa đơn xuất khẩu của 2 năm trước liền kề kèm theo báo cáo tài chính; hợp đồng vay vốn với các tổ chức tín dụng (trong hợp đồng thể hiện phương án sử dụng tiền vay để mua nguyên liệu sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu); thông báo giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng (bản sao).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Công Thương; Sở Công Thương tiếp nhận và chủ trì phối hợp với Cục Hải quan tỉnh thẩm định hồ sơ. Tổng hợp kết quả thẩm định gửi Sở Tài chính để trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
3. Hỗ trợ chi phí tuyên truyền, quảng cáo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND:
a) Điều kiện hỗ trợ: Các sản phẩm muốn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND và không vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo hiện hành.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); hóa đơn và hợp đồng dịch vụ quảng cáo đối với trường hợp quảng cáo sản phẩm trên các ấn phẩm, phương tiện thông tin đại chúng, Website; hợp đồng xây dựng Website thông tin để giới thiệu sản phẩm và văn bản xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông đối với trường hợp xây dựng Website.
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm sản xuất trên địa bàn các huyện, thành phố gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến phòng Công Thương; phòng Công Thương tiếp nhận và chủ trì phối hợp với phòng Văn hóa thẩm định hồ sơ. Tổng hợp kết quả thẩm định gửi phòng Tài chính - Kế hoạch, trình UBND xem xét quyết định.
4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND:
a) Điều kiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại tại các hội chợ chuyên ngành xuất khẩu của Việt Nam và hội chợ ở nước ngoài.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
- Đối với việc tham gia hội chợ: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); giấy mời của các đơn vị tổ chức hoặc theo kế hoạch phê duyệt tham gia hội chợ của tỉnh; chứng từ thu tiền thuê gian hàng của đơn vị tổ chức.
- Đối với hoạt động khảo sát thị trường: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); quyết định của UBND tỉnh cử tham gia đoàn khảo sát thị trường nước ngoài của tỉnh hoặc của Bộ, ngành Trung ương; giấy mời tham dự hội chợ, triển lãm (bản sao); hợp đồng thuê gian hàng triển lãm, hội trợ (bản sao); hợp đồng, thanh lý hợp đồng và hóa đơn thu tiền thuê gian hàng của cơ quan tổ chức triển lãm, hội chợ (bản sao); cuống vé máy bay và bảng kê eTicket Receipt của chuyến bay (cả lượt đi và về); giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Công Thương; Sở Công Thương tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Tổng hợp kết quả thẩm định gửi Sở Tài chính, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
5. Hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản phẩm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND:
a) Điều kiện hỗ trợ: Chỉ hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký lần đầu thương hiệu sản phẩm hàng hoá.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); chứng từ hoá đơn thu phí đăng ký thương hiệu sản phẩm hàng hoá của cơ quan, đơn vị chức năng; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao); hợp đồng thiết kế logo - đăng ký thương hiệu với đơn vị có thẩm quyền (bản sao); báo giá của bên thiết kế, ghi rõ nội dung, đơn giá, thành tiền (bản sao); mẫu logo nhãn mác bao bì của sản phẩm (bản sao); hoá đơn tài chính (bản sao); giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (bản sao).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Sở Công Thương; Sở Công Thương tiếp nhận, thẩm định hồ sơ. Tổng hợp gửi Sở Tài chính, trình UBND tỉnh xem xét quyết định hỗ trợ.
1. Hỗ trợ phát triển hợp tác xã quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND
a) Điều kiện hỗ trợ: Hợp tác xã mới bắt đầu thành lập.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); biên bản Hội nghị thành lập Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã; giấy đăng ký sản xuất kinh doanh.
c) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Hợp tác xã mới thành lập gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện; phòng Tài chính - Kế hoạch tiếp nhận hồ sơ và phối hợp với cơ quan Thuế thẩm định hồ sơ, trình UBND cấp huyện xem xét quyết định.
2. Hỗ trợ sản xuất cây vụ đông quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 47/2012/NQ-HĐND:
a) Điều kiện hỗ trợ: Diện tích được hỗ trợ tối đa không quá 5.000 m2; diện tích trồng tối thiểu đối với hỗ trợ sản xuất cây vụ đông từ 0,1 ha trở lên; đối với dự án sản xuất lúa, ngô hàng hoá, diện tích trồng tối thiểu phải từ 20 ha trở lên; diện tích sản xuất cây vụ đông được hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng, tối thiểu từ 0,3 ha trở lên; chủng loại cây giống theo thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Sở NN&PTNT); diện tích trồng không phải là mô hình sản xuất cây vụ đông; địa bàn sản xuất cây vụ đông được hỗ trợ phải là địa bàn đã được triển khai mô hình sản xuất cây vụ đông và tổng kết nhân rộng, đồng thời theo kế hoạch được duyệt của UBND cấp huyện về diện tích, chủng loại giống cho từng địa bàn thôn hoặc xã; cây sản xuất vụ đông phát triển tốt; diện tích hỗ trợ đối với hộ gia đình thuộc địa bàn huyện 30a; hộ nghèo và cận nghèo thuộc xã, thôn đặc biệt khó khăn ngoài địa bàn 30a.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm:
+ Đối với hộ gia đình thuộc địa bàn 6 huyện nghèo thuộc chương trình 30a và hộ nghèo và cận nghèo của các thôn, xã đặc biệt khó khăn ở vùng thấp, hồ sơ gồm có: Danh sách hộ gia đình đăng ký sản xuất cây vụ đông được lập từ thôn, bản có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu quy định tại Phụ lục 03); hoá đơn mua phân bón, giống phục vụ sản xuất cây vụ đông; biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện trong vụ sản xuất.
+ Đối với các đối tượng còn lại vay vốn các tổ chức tín dụng trên địa bàn sản xuất cây vụ đông, hồ sơ gồm có: Danh sách hộ gia đình đăng ký sản xuất cây vụ đông được lập từ thôn, bản có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu quy định tại Phụ lục 03); hợp đồng vay vốn với các tổ chức tín dụng (trong hợp đồng thể hiện phương án sử dụng tiền vay để sản xuất cây vụ đông).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Phòng NN&PTNT) có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ do cấp xã lập và phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch, Trạm Khuyến nông thẩm định; căn cứ kết quả thẩm định, phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định; phòng Tài chính - Kế hoạch cấp kinh phí bằng lệnh chi vào tài khoản tiền gửi cho UBND cấp xã để chi trả trực tiếp kinh phí hỗ trợ. Hỗ trợ lần 1: 70% kinh phí, sau khi có biên bản nghiệm thu cây vụ đông phát triển tốt hỗ trợ 30% kinh phí còn lại; mức giá thẩm định đối với hỗ trợ giá giống, phân bón trực tiếp (theo thông báo giá tại thời điểm mua giống của Sở Tài chính).
3. Hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND:
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Danh sách các hộ gia đình có trâu, bò cái được thụ tinh nhân tạo, có xác nhận đầy đủ của các thành phần: Chủ hộ gia đình; trưởng thôn; kỹ thuật viên; UBND cấp xã (theo mẫu quy định tại Phụ lục 04); chứng từ xuất bán tinh để thụ tinh nhân tạo của đơn vị có chức năng; biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu bê, nghé ra đời của từng xã và của các phòng, ban chức năng cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
c) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân thực hiện thụ tinh nhân tạo gửi hồ sơ đến phòng NN&PTNT; phòng NN&PTNT tiếp nhận hồ sơ và chủ trì phối hợp với Trạm thú y thẩm định; gửi kết quả thẩm định đến phòng Tài chính - Kế hoạch, trình UBND cấp huyện xem xét quyết định.
4. Hỗ trợ tiền công tiêm phòng vắcxin cho gia súc quy định tại ý 2 điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ:
a) Điều kiện hỗ trợ: Hỗ trợ tiêm phòng vắcxin đối với các loại dịch bệnh nguy hiểm và thường xảy ra trên địa bàn (theo thông báo của Chi cục Thú ý tỉnh).
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Danh sách kê khai chi tiết các hộ được tiêm phòng vắcxin phòng bệnh cho gia súc cho mỗi đợt tiêm (số hộ, số lượng gia súc, gia cầm/hộ, số lượng mũi tiêm/con, loại thuốc tiêm cho từng loại bệnh). Bảng kê chi tiết phải có xác nhận đầy đủ các thành phần: Chủ hộ chăn nuôi; trưởng thôn; cán bộ khuyến nông thôn, bản; cán bộ thú y xã; UBND cấp xã và Trạm Thú y cấp huyện (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a, 5b).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình từ thực hiện hỗ trợ: Trưởng ban Thú y cấp xã tổng hợp theo từng thôn trên địa bàn xã, chia ra từng loại: Đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm (có xác nhận của UBND cấp xã); UBND cấp xã gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến trạm thú y xem xét, thẩm định; Trạm thú y gửi kết quả thẩm định đến phòng Tài chính - Kế hoạch, trình UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
5. Hỗ trợ hộ nghèo ngoài huyện 30a cải tạo chuồng nuôi nhốt gia súc quy định tại ý 3 điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ:
a) Điều kiện được hỗ trợ: Chưa có chuồng hoặc chuồng nuôi nhốt gia súc đang sử dụng không đảm bảo; hộ gia đình chưa được nhận kinh phí hỗ trợ làm chuồng trại.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Danh sách các hộ gia đình đề nghị được cải tạo chuồng nuôi nhốt gia súc do Trưởng thôn lập có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu quy định tại Phụ lục 06); biên bản họp thôn bình xét cho các hộ gia đình cần hỗ trợ.
c) Trình tự thực hiện hỗ trợ: UBND cấp xã tổng hợp danh sách đề nghị của các thôn, bản, gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế; phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế tiếp nhận hồ sơ và phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định; căn cứ kết quả thẩm định phòng Tài chính - Kế hoạch, trình UBND cấp huyện xem xét quyết định.
6. Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình mua giống ngựa quy định tại ý 3 điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ:
a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Đơn đề nghị hỗ trợ có xác nhận của Trưởng thôn và Thú y thôn, bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02).
b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
c) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Hộ gia đình gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho UBND cấp xã, UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra, tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ gửi đến phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế cấp huyện thẩm định; phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định; căn cứ kết quả thẩm định phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện xem xét quyết định.
7. Hỗ trợ phát triển nuôi cá ngoài vùng 30a quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ:
a) Điều kiện được hỗ trợ: Diện tích ao nuôi cá được hỗ trợ phải đạt diện tích tối thiểu theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Danh sách các hộ gia đình mua giống cá lập theo từng thôn, có xác nhận của UBND cấp xã (theo mẫu quy định tại Phụ lục 07); chứng từ bán cá giống của đơn vị, cá nhân; đơn đề nghị của hộ gia đình cải tạo ao, đào mới, có xác nhận của Trưởng thôn, UBND cấp xã và phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế cấp huyện (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); biên bản nghiệm thu thực tế khi hoàn thành việc cải tạo, đào mới (có xác nhận của Trưởng thôn, UBND cấp xã và phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế cấp huyện).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, hộ gia đình và lập danh sách các hộ đề nghị hỗ trợ gửi phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế; phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế tiếp nhận hồ sơ và phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định; căn cứ kết quả thẩm định phòng Tài chính - Kế hoạch, trình UBND cấp huyện xem xét quyết định.
8. Hỗ trợ một lần hộ gia đình trồng cây dược liệu quy định tại điểm d khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ:
a) Điều kiện được hỗ trợ: Phải là trồng mới; diện tích trồng phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây dược liệu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ của các hộ gia đình (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); chứng từ xác nhận họ tên; địa chỉ, số lượng, chất lượng chữ ký của người mua và bán giống; biên bản nghiệm thu về diện tích trồng, chăm sóc, chủng loại cây trồng, tỷ lệ sống theo tiêu chuẩn kỹ thuật trong kỳ hỗ trợ (biên bản nghiệm thu có xác nhận của Trưởng thôn, UBND cấp xã).
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Hộ gia đình gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho UBND cấp xã, UBND cấp xã tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ gửi phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế; phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình UBND cấp huyện xem xét quyết định.
9. Hỗ trợ lãi suất tiền vay để thực hiện các nội dung hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 3; điểm c khoản 4; điểm a, b, ý 2 điểm d khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ:
a) Điều kiện được hỗ trợ:
- Trong vùng sản xuất đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở NN&PTNT xác nhận đúng quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật; có phương án sản xuất, chăn nuôi theo nội dung đăng ký.
- Đối với thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất rau, hoa, quả chè theo quy trình VietGAP (quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ): Các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất phải đáp ứng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); phải được tập huấn và có chứng nhận đã tham gia tập huấn kiến thức về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (theo VietGAP); diện tích bố trí sản xuất phải có đủ các điều kiện sản xuất rau, quả chè an toàn và được cơ quan quản lý nhà nước về quản lý chất lượng nông lâm sản, thuỷ sản thuộc Sở NN&PTNT chứng nhận đủ điều kiện.
- Đối với chính sách hỗ trợ chè, cây cam, quýt sạch bệnh; cam, quýt giống mới (quy định tại điểm c, khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ): Phải có văn bản chứng nhận nguồn gốc giống của cơ quan có thẩm quyền.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); Phương án sản xuất, chăn nuôi của từng tổ chức, cá nhân có xác nhận của UBND cấp xã; danh sách đề nghị của UBND cấp xã trong trường hợp có từ 3 hộ trở lên; hợp đồng vay vốn của tổ chức, cá nhân với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ:
- Hỗ trợ sản xuất rau, hoa, quả, chè theo quy trình VietGAP: Sở NN&PTNT tiếp nhận hồ sơ thẩm định, gửi kết quả thẩm định cho Sở Tài chính, trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Sở Tài chính cấp lệnh chi cho tổ chức tín dụng theo kết quả thẩm định. Nếu chi từ Chương trình mục tiêu thì theo hướng dẫn của Chương trình mục tiêu (nếu có).
- Các nội dung hỗ trợ còn lại: Đối với các hộ gia đình, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho UBND cấp xã, UBND cấp xã tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ (theo mẫu quy định tại Phụ lục 08); gửi đến phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế thẩm định; đối với các tổ chức gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ về phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế; phòng NN&PTNT hoặc phòng Kinh tế tiếp nhận hồ sơ do UBND cấp xã gửi đến, chủ trì phối hợp phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm định; căn cứ kết quả thẩm định phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện xem xét quyết định.
1. Hỗ trợ lao động đi làm việc ngoài tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ:
a) Điều kiện được hỗ trợ:
- Là các lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú ít nhất 5 năm (tròn 60 tháng) trở lên và đang sinh sống tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; có sức khoẻ, có nhu cầu đi làm việc ở ngoài tỉnh; được các tổ chức có tư cách pháp nhân của tỉnh giới thiệu và trực tiếp liên hệ để lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước.
- Có quyết định tuyển dụng lao động và Hợp đồng lao động có thời hạn của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp.
- Thời gian người lao động làm việc tại các khu công nghiệp ít nhất là 3 tháng trở lên; thời gian người lao động làm việc tại các khu công nghiệp để được hỗ trợ lần II tối thiểu phải là 02 năm trở lên.
- Nếu người lao động vi phạm hợp đồng đã ký kết và bị chấm dứt hợp đồng trước hạn (trước 03 tháng tính từ ngày ký hợp đồng) thì người lao động phải có trách nhiệm bồi hoàn lại tiền vé xe và tiền hỗ trợ tiền ăn nêu trên cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi cư trú (sau đây viết tắt là phòng LĐTB và XH).
- Nếu phải chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn (trước 03 tháng tính từ ngày ký hợp đồng) do nguyên nhân khách quan (phải có giấy tờ chứng minh và có xác nhận của doanh nghiệp nơi lao động đến làm việc) thì được hỗ trợ tiền vé xe, tiền ăn theo quy định và không phải bồi hoàn tiền vé xe đã được hỗ trợ khi đến làm việc tại các doanh nghiệp.
- Tổ chức đưa lao động của tỉnh Hà Giang đi làm việc ngoài tỉnh tại các khu công nghiệp trong nước bao gồm: Các tổ chức giới thiệu việc làm, dạy nghề; các doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Người lao động làm đơn xin hỗ trợ tiền vé xe và hỗ trợ tiền ăn có xác nhận của UBND cấp xã nơi lao động cư trú (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); hợp đồng lao động với doanh nghiệp (bản sao); giấy xác nhận lao động đã làm việc tại doanh nghiệp từ 03 tháng trở lên tại phòng LĐTB và XH cấp huyện theo quy định; đối với các tổ chức đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh: Có công văn đề nghị thanh toán kèm theo danh sách người lao động (có xác nhận của doanh nghiệp tiếp nhận lao động đến làm việc) và các chứng từ khác có liên quan.
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến phòng LĐTB và XH; phòng LĐTB và XH tiếp nhận hồ sơ và phối hợp phòng Tài chính - Kế hoạch xem xét thẩm định; căn cứ kết quả thẩm định phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện xem xét quyết định; phòng LĐTB và XH chi trả kinh phí hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân.
2. Hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ:
a) Điều kiện hỗ trợ: Là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất; người lao động là con của các đối tượng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hoá học. Các đối tượng trên có hộ khẩu thường trú ít nhất 5 năm (tròn 60 tháng) trở lên và đang sinh sống tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, không nằm trong các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; có sức khỏe, có nhu cầu đi xuất khẩu lao động; sau khi trúng tuyển, người lao động đã tham gia học nghề, học ngoại ngữ, giáo dục định hướng tại các trường, trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp xuất khẩu lao động; đã làm xong hộ chiếu và ký hợp đồng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
b) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn xin hỗ trợ kinh phí học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng có xác nhận của UBND cấp xã nơi lao động cư trú (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); hợp đồng với cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng.
c) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
d) Trình tự thực hiện hỗ trợ: Nộp đơn và hợp đồng đào tạo tại phòng LĐTB và XH cấp huyện nơi lao động cư trú; phòng LĐTB và XH tiếp nhận hồ sơ và phối hợp phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định; căn cứ kết quả thẩm định phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện xem xét quyết định hỗ trợ qua phòng LĐTB và XH; nguồn kinh phí được cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh để chi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo.
1. Điều kiện được hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng văn hoá du lịch (làng văn hoá du lịch được tỉnh công nhận) hoặc tiêu thụ sản phẩm do làng văn hoá du lịch sản xuất ra.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục 01; đối với cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 02); hợp đồng vay vốn với các tổ chức tín dụng (trong hợp đồng thể hiện phương án sử dụng tiền vay); xác nhận của cơ quan thuế trên địa bàn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
4. Trình tự thực hiện hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến phòng Văn hoá cấp huyện thẩm định; phòng Văn hoá tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, gửi báo cáo kết quả thẩm định đến phòng Tài chính - Kế hoạch, trình UBND cấp huyện xem xét quyết định hỗ trợ qua phòng Văn hoá cấp huyện; phòng Văn hoá có trách nhiệm chuyển trả lãi suất tiền vay cho các tổ chức tín dụng.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối bố trí từ nguồn cân đối ngân sách địa phương hàng năm để chi hỗ trợ cho chính sách quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ.
b) Theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ trên địa bàn toàn tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính
a) Hàng năm có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh bố trí trong dự toán của các nguồn vốn: Sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác để chi hỗ trợ cho các nội dung chính sách quy định tại Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ (trừ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ).
b) Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình cấp phát kinh phí để thực hiện Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ trên địa bàn toàn tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh.
3. Các sở, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Lao động Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá Thể thao và Du lịch:
Thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Nghị quyết và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo định kỳ 6 tháng và hàng năm (gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh để theo dõi, tổng hợp chung).
4. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các phòng Tài chính - Kế hoạch; phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; các phòng, ban khác có liên quan; UBND cấp xã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND trên địa bàn mình quản lý.
b) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐNĐ trên địa bàn mình quản lý theo định kỳ 6 tháng và hàng năm (gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư tỉnh để theo dõi, tổng hợp chung).
5. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan
a) Có trách nhiệm thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí được hỗ trợ theo đúng nội dung chính sách hỗ trợ được cấp.
b) Thực hiện việc thanh toán, quyết toán các khoản kinh phí được hỗ trợ với các cơ quan cấp phát kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có quy định nào chưa phù hợp hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cấp, các ngành gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.