ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2741/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 11 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 6/8/2015 của Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2741/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế)
Quy chế này quy định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài.
1. Tạo điều kiện cho người nước ngoài thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, ổn định, thuận lợi đối với người nước ngoài, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là người nước ngoài.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật có yếu tố nước ngoài.
1. Công tác phối hợp quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ các quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý nhập xuất cảnh phải đúng chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc, đồng thời đảm bảo tốt các yêu cầu về chính trị, pháp luật và đối ngoại.
3. Đảm bảo chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định của pháp luật.
4. Mọi thông tin, tài liệu trao đổi và nội dung phối hợp phải tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động phải đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra nhằm tránh gây phiền hà đến người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh.
1. Tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quản lý người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động trên địa bàn tỉnh.
3. Quản lý việc sử dụng lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động và giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
4. Quản lý việc giải quyết hồ sơ tư pháp có yếu tố nước ngoài.
5. Quản lý tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư kinh doanh, thành lập văn phòng đại diện, hoạt động trên lĩnh vực thương mại, đầu tư, xuất khẩu lao động, du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao và các lĩnh vực khác.
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật.
7. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
1. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất; hội nghị sơ kết, tổng kết; hoạt động thanh tra, kiểm tra của các đoàn công tác liên ngành.
3. Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.
Điều 7. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với người nước ngoài.
3. Phối hợp với Công an tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
1. Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài. Đảm bảo an ninh, an toàn cho người nước ngoài trong quá trình cư trú và hoạt động trên địa bàn; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
2. Chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với người nước ngoài. Thẩm định các văn bản của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến công tác quản lý tạm trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
3. Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy bỏ các loại giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài theo phân cấp của Bộ Công an. Phối hợp với các cơ quan chức năng, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xác định khu vực cấm, địa điểm cấm người nước ngoài đi lại, cư trú; cấp giấy phép cho người nước ngoài vào khu vực cấm, địa điểm cấm, khu vực biên giới.
4. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài; phối hợp cơ quan chức năng giải quyết các vấn để phát sinh liên quan đến cư trú, hoạt động của người nước ngoài.
5. Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp quản lý, nắm số liệu, tình hình và tổ chức kiểm tra lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn; trường hợp phát hiện người nước ngoài làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, kịp thời trao đổi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với Sở Tư pháp tiếp nhận, xác minh hồ sơ về quốc tịch, hồ sơ giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài và các loại hồ sơ tư pháp khác đảm bảo đúng thủ tục, thẩm quyền theo luật định.
7. Phối hợp Sở Ngoại vụ quản lý chặt chẽ đoàn vào, hoạt động của tổ chức, cá nhân người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; có ý kiến đối với các đoàn đến thăm, làm việc. Trường hợp phát hiện người nước ngoài vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam hoặc bị tai nạn, trộm cắp, tử vong... Công an tỉnh có trách nhiệm thông báo, cung cấp thông tin kịp thời cho Sở Ngoại vụ để phối hợp giải quyết.
8. Công bố công khai trang thông tin điện tử, duy trì bố trí tiếp nhận thông tin khai báo tạm trú. Quản lý, hướng dẫn và kiểm tra việc khai báo tạm trú của người nước ngoài tại các cơ sở lưu trú.
9. Thực hiện thống kê nhà nước và báo cáo về tình hình nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài; kịp thời thông tin về phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật của người nước ngoài để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý. Tổ chức hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
Điều 9. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Chỉ đạo các Đồn, Trạm Biên phòng cửa khẩu thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát người và phương tiện nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu theo quy định; xử lý các vụ việc liên quan người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam thuộc địa bàn quản lý.
2. Phối hợp quản lý, trao đổi với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan thông tin, tài liệu, số liệu về tình hình người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu thuộc quyền quản lý; về cư trú, hoạt động của các đoàn người nước ngoài đến công tác, làm việc và người nước ngoài đến khu vực, địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
3. Phối hợp trong công tác trao đổi thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục, tổ chức thực hiện pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại địa phương.
4. Chủ trì thực hiện thống kê nhà nước về số liệu cấp thị thực, chứng nhận tạm trú, người nước ngoài nhập xuất cảnh, bị trục xuất, buộc xuất cảnh, không đủ điều kiện nhập cảnh tại các cửa khẩu thuộc quyền quản lý. Định kỳ hàng tháng thông báo, trao đổi thông tin, số liệu về nhập cảnh, xuất cảnh và tình hình liên quan đến người nước ngoài cho Công an tỉnh.
Điều 10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong việc quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp quản lý lao động nước ngoài và cơ quan sử dụng lao động nước ngoài theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 01/03/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 11. Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong việc quản lý lao động nước ngoài làm việc, cư trú tại các Khu kinh tế, công nghiệp; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác quản lý lao động nước ngoài tại các Khu kinh tế, công nghiệp.
2. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý và sử dụng lao động nước ngoài cho các doanh nghiệp thuộc Khu kinh tế, công nghiệp; tổ chức triển khai hướng dẫn doanh nghiệp và lao động nước ngoài thực hiện các quy định về tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài.
3. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 01/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn thuộc Ban quản lý Khu kinh tế, Công nghiệp tỉnh quản lý.
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý các đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh; quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân người nước ngoài tại địa phương theo Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
2. Thông báo với Công an tỉnh yêu cầu xét duyệt nhân sự người nước ngoài nhập cảnh; đồng thời trao đổi thông tin, phối hợp với các đơn vị chức năng của Công an tỉnh nắm tình hình hoạt động của đoàn người nước ngoài vào công tác và làm việc trên địa bàn tỉnh; trao đổi lãnh sự đối với những yêu cầu, vụ việc về hành chính, lãnh sự xảy ra trên địa bàn tỉnh.
3. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo) cung cấp cho Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện danh sách tổ chức phi Chính phủ nước ngoài có đăng ký hoạt động tại tỉnh.
1. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật do các sở, ban, ngành cấp tỉnh chủ trì soạn thảo về công tác quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành.
2. Phối hợp với Công an tỉnh xác minh hồ sơ về quốc tịch, hồ sơ giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài và các loại hồ sơ tư pháp khác theo quy định.
3. Thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho lao động là người nước ngoài cư trú trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xuất nhập cảnh, pháp luật về quản lý và sử dụng lao động đối với người nước ngoài và các văn bản liên quan cho các tổ chức, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
5. Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để đề xuất, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong việc quản lý các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch có sử dụng lao động nước ngoài; doanh nghiệp lữ hành đón khách du lịch đến tham quan, lưu trú trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp du lịch sử dụng lao động nước ngoài, các cá nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động hướng dẫn, đưa đón khách du lịch nước ngoài; xử lý vi phạm của người nước ngoài trên lĩnh vực du lịch.
3. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo) cung cấp cho Công an tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan danh sách về cấp mới, gia hạn, thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của các văn phòng, công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế; danh sách lao động nước ngoài làm việc tại các văn phòng, công ty du lịch lữ hành quốc tế để phối hợp theo dõi, quản lý.
Điều 15. Sở Văn hóa - Thể thao
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan trong việc quản lý các cơ sở văn hóa, thể thao có người nước ngoài lao động, làm việc trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Phối hợp Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý người nước ngoài làm việc tại các cơ sở văn hóa, thể thao vi phạm pháp luật về lao động, xuất nhập cảnh.
3. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo) cung cấp danh sách các cơ sở văn hóa, thể thao có yếu tố nước ngoài mới thành lập hoặc giải thể cho Công an tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh để phối hợp theo dõi, quản lý.
Điều 16. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tiếp nhận và giải quyết các loại hồ sơ đăng ký kinh doanh đúng thời gian, đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan quản lý, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo) cung cấp cho Công an tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, thông tin các tổ chức có yếu tố nước ngoài mới thành lập, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc thu hồi, giải thể; thông tin nhà đầu tư nước ngoài thực hiện kinh doanh theo chức năng quản lý.
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan trong việc quản lý, cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, cấp giấy phép kinh doanh (sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư ở nước ngoài thuộc đối tượng, hàng hóa kinh doanh theo quy định của Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ.
2. Phối hợp Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn người nước ngoài làm việc tại các văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động và xuất nhập cảnh.
3. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo) cung cấp cho Công an tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh thông tin văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài mới thành lập, điều chỉnh, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép và thông tin về người đứng đầu văn phòng đại diện để phối hợp theo dõi, quản lý.
1. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tiếp nhận và giải quyết các loại hồ sơ đăng ký của cơ sở y tế có người nước ngoài hành nghề y, dược trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý người nước ngoài làm việc tại các cơ sở y, dược vi phạm pháp luật về y tế, lao động và xuất nhập cảnh.
3. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo) cung cấp danh sách các cơ sở y tế có người nước ngoài hành nghề y, dược mới thành lập hoặc giải thể cho Công an tỉnh và sở, ban, ngành cấp tỉnh để phối hợp, theo dõi, quản lý.
Điều 19. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tiếp nhận và giải quyết các loại hồ sơ đăng ký của cơ sở giáo dục, đào tạo, trung tâm ngoại ngữ có người nước ngoài học tập, thực tập, làm việc, hợp tác giảng dạy trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan trong việc quản lý các cơ sở giáo dục, đào tạo, trung tâm ngoại ngữ có người nước ngoài học tập, thực tập, làm việc, hợp tác giảng dạy trên địa bàn tỉnh theo đúng pháp luật.
2. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý người nước ngoài làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, trung tâm ngoại ngữ vi phạm pháp luật về giáo dục đào tạo, lao động và xuất nhập cảnh.
3. Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu tiên quý tiếp theo) cung cấp danh sách các cơ sở giáo dục, đào tạo, trung tâm ngoại ngữ có người nước ngoài học tập, thực tập, làm việc, hợp tác giảng dạy mới thành lập hoặc giải thể cho Công an tỉnh và các sở, ban ngành có liên quan để phối hợp theo dõi, quản lý.
1. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện, chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Điều 21. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh khác
1. Tổ chức thực hiện và chấp hành nghiêm Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, chủ động nghiên cứu, đề xuất, chỉnh sửa các nội dung liên quan đến công tác quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Trao đổi với Công an tỉnh trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến công tác quản lý cư trú, hoạt động của người nước ngoài.
3. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật về lao động và xuất nhập cảnh.
4. Phối hợp thống kê nhà nước về cư trú, hoạt động của người nước ngoài:
a) Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban dân tộc, Ban Tôn giáo, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị có trách nhiệm cung cấp cho Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông tin về các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động, kinh doanh ngành nghề đặc biệt, ngành nghề có điều kiện; giấy phép lái xe; thông tin nhà thầu và người nước ngoài làm việc được cấp mới, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép theo chức năng quản lý.
b) Cục Thuế tỉnh cung cấp cho Công an tỉnh và các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện thông tin các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài ngừng kinh doanh nhưng không thông báo, nợ thuế, trốn thuế.
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh cung cấp cho Công an tỉnh các giao dịch chuyển tiền nghi có liên quan đến hoạt động khủng bố, phá hoại, rửa tiền, tội phạm quốc tế và các khoản nợ xấu của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
d) Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí xây dựng, triển khai, duy trì chương trình phần mềm dữ liệu dùng chung về thông tin cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Điều 22. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc quản lý cư trú của người nước ngoài tại địa phương theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài tại địa phương phối hợp với cơ quan chức năng quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh.
3. Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xuất nhập cảnh, pháp luật về lao động đối với người nước ngoài và các văn bản pháp luật liên quan khác cho các tổ chức, doanh nghiệp có người nước ngoài lao động, làm việc trên địa bàn.
4. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về lao động, xuất nhập cảnh của người nước ngoài tại địa phương. Tổ chức thực hiện việc nắm tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú và quản lý việc cư trú, hoạt động của người nước ngoài tại địa bàn.
5. Cung cấp cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh thông tin các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài hoạt động thực tế tại địa phương mình theo chức năng quản lý.
1. Quản lý người nước ngoài được mời, bảo lãnh, đón tiếp, làm việc theo đúng mục đích nhập cảnh và chương trình đã đăng ký với cơ quan chức năng trong thời gian đến địa phương. Thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (nơi đăng ký bảo lãnh) hoặc Sở Ngoại vụ về việc thôi không bảo lãnh, kết thúc chương trình đón tiếp, làm việc với người nước ngoài.
2. Phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh giải quyết vấn đề phát sinh liên quan người nước ngoài được mời, bảo lãnh, đón tiếp, làm việc. Phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
3. Đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người nước ngoài thực hiện nghiêm túc quy trình tuyển chọn, quản lý, sử dụng lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam.
5. Các cơ sở lưu trú có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc quy định khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, thống kê báo cáo cơ quan chức năng về tình hình liên quan người nước ngoài tạm trú tại cơ sở lưu trú. Thực hiện các yêu cầu của cơ quan chức năng khi tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Kinh phí bảo đảm cho công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp hiện hành.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế. Định kỳ hàng năm (trước 15/11) báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh qua Công an tỉnh (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - số 50 Trần Cao Vân, phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
2. Công an tỉnh là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả công tác phối hợp quản lý người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh và kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, quản lý người nước ngoài trên địa bàn.
3. Quá trình tổ chức, triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trao đổi với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.