BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2737/QĐ-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THI THỂ THAO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ III - NĂM 2009
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
- Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Hội thi Thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ III - năm 2009.
Điều 2. Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi kết thúc Hội thi.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Kế hoạch - Tài chính, Giáo dục trung học, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng trường có vận động viên tham dự giải, Ban Tổ chức, Ban Trọng tài và các thành viên tham gia giải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
HỘI THI THỂ
THAO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ III - NĂM 2009
(Ban hành kèm
theo Quyết định số: 2737 /QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
- Chào mừng “Ngày Quốc tế người tàn tật” – 03/12 hàng năm của Liên hợp quốc; Hưởng ứng tháng hành động vì trẻ thơ Việt Nam.
- Tạo cơ hội cho học sinh khuyết tật được thường xuyên tập luyện, học tập, vui chơi trong mọi môi trường và đời sống của xã hội.
- Tạo cơ hội để các em học sinh khuyết tật có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mọi năng lực sẵn có, tăng cường sức khoẻ, lạc quan yêu đời, hoà nhập cộng đồng xã hội. Thông qua hoạt động thể dục thể thao nhằm tuyển chọn phát hiện và đào tạo sớm các vận động viên khuyết tật có năng khiếu ngay từ khi còn nhỏ, chuẩn bị lực lượng cho việc tham dự các giải thể thao dành cho người khuyết tật trong nước và quốc tế.
- Các sở giáo dục và đào tạo quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện giúp đỡ các trường về mặt chuyên môn, tổ chức cho học sinh tập luyện và tích cực chuẩn bị, tuyển chọn, thành lập đoàn để tham gia Hội thi; đồng thời tạo được không khí vui tươi, phấn khởi và đoàn kết, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các thành phần kinh tế cùng tham gia. Đặc biệt cần lưu ý đến tình trạng sức khoẻ và khả năng của các vận động viên (VĐV) khuyết tật trong khâu tuyển chọn VĐV trước khi đưa vào đội tuyển của trường.
- Các thày giáo, cô giáo trao đổi các kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thúc đẩy được hiệu quả trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật và góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước.
- Việc tổ chức Hội thi Thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ III - năm 2009 (sau đây gọi tắt là Hội thi) phải sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị chuyên biệt đã được cơ quan chuyên môn thẩm định, cho phép sử dụng, đảm bảo an toàn.
Mỗi sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập một đoàn thể thao học sinh khuyết tật tham gia Hội thi theo quy định của Điều lệ.
- Là học sinh khuyết tật đang học tập tại các trường, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật.
- Là học sinh khuyết tật đang học hoà nhập và bán hoà nhập tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trong toàn quốc.
- Học sinh khuyết tật tham gia hội thi phải có giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận đủ sức khoẻ để tham gia Hội thi.
- Để phục vụ cho công tác làm thẻ Hội thi, mỗi thành viên trong đoàn(Trưởng, phó đoàn, cán bộ, HLV, VĐV...) gửi kèm theo bản đăng ký, kèm 02 ảnh 3 x 4 (mầu).
- Các đoàn về tham dự Hội thi phải đảm bảo có ít nhất 01 cán bộ y tế chuyên trách cùng đi theo đoàn.
- Tuổi của các VĐV không quá 16 tuổi (sinh sau năm 1992).
- Các môn thi đấu có 2 lứa tuổi sẽ được tính tuổi như sau:
+ Lứa tuổi từ 14 đến 16: Sinh sau 1992 đến trước năm 1996.
+ Lứa tuổi từ 13 trở xuống: Sinh sau năm 1995.
- Đăng ký: Mỗi đơn vị đều phải đăng ký sơ bộ tham gia Hội thi theo phụ lục 1 (gửi kèm theo) và Bản đăng ký dự thi đầy đủ theo phụ lục 2 (gửi kèm theo).
- Bản đăng ký dự thi sơ bộ và đầy đủ phải do Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ký và đóng dấu;
- Giấy Khai sinh của học sinh (bản chính hoặc bản sao theo qui định của Nhà nước);
- Giấy xác nhận tình trạng khuyết tật (do cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận).
III. Môn thi và các quy định khác
- Điền kinh: Chạy 60m (nam, nữ) khiếm thị, khiếm thính, Bật xa tại chỗ (nam, nữ) khiếm thị, khiếm thính ( 2 lứa tuổi: từ 14 - 16 tuổi và từ 13 tuổi trở xuống).
- Cờ Vua (nam, nữ) khiếm thính ( 2 lứa tuổi: từ 14 - 16 tuổi và từ 13 tuổi trở xuống).
- Bóng đá mini nam (5-5) khiếm thị và khiếm thính
- Kéo co (7-7) khiếm thính (nam, nữ)
- Cầu lông (nam, nữ) khiếm thính ( 2 lứa tuổi: từ 14 - 16 tuổi và từ 13 tuổi trở xuống).
- Bóng bàn (nam, nữ) khiếm thính ( 2 lứa tuổi: từ 14 - 16 tuổi và từ 13 tuổi trở xuống).
2. Thể thức thi đấu: Tuỳ thuộc vào số lượng VĐV đăng ký cụ thể ở từng môn, từng nội dung sẽ thi đấu theo thể thức loại trực tiếp hoặc thi đấu vòng tròn.
- Các vận động viên được phép đăng ký tham dự các nội dung thi đấu của tối đa là 02 môn thi nhưng phải chấp hành theo lịch thi đấu của Ban Tổ chức.
- VĐV phải mặc đồng phục có in tên đơn vị khi tham dự các môn thi tập thể.
- Các đoàn tham dự Hội thi phải tự túc các dụng cụ cá nhân phục vụ cho thi đấu.
- Trọng tài sẽ do Ban Tổ chức tuyển chọn và mời làm nhiệm vụ.
- Mỗi đơn vị đăng ký từ 01 đến 02 tiết mục văn nghệ tham dự giao lưu.
- Nơi gửi đăng ký tham dự:
+ Vụ Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Điện thoại và fax: 04.38684485. Mobile: 098.365.3563.
+ Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk. Điện thoại và fax: 0500.3811208; Mobile: 091.347.1337.
Lưu ý: Đăng ký sơ bộ số lượng người từng môn thi (không cần tên cụ thể) và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 05 tháng 11 năm 2009, bản đăng ký đầy đủ (gồm tên tuổi cụ thể) gửi trước ngày 20 tháng 11 năm 2009.
- Thời gian: Từ 01/12 đến 10/12 năm 2009
- Địa điểm: Thành phố Buôn Mê Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
- Lịch cụ thể:
- Ngày 01/12/2009: Đón tiếp và kiểm tra nhân sự, làm thẻ VĐV các đoàn tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, số 4 Nguyễn Tất Thành, TP. Buôn Mê Thuật.
- Ngày 02/12/2009: + Từ 8h00 đến 9h30: Họp Trưởng đoàn tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk.
+ Từ 8h00 đến 10h30: Họp chuyên môn các môn thi và bốc thăm thi đấu. (Thành phần gồm: Tổng trọng tài và Thư ký các môn thi, lãnh đội, huấn luyện viên) tại tại Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk.
+ Từ 14h00 đến 16h30: Tập huấn trọng tài các môn thể thao tại các điểm thi.
- Ngày 03/12/2009: 8h00 Khai mạc Hội thi và thi đấu các môn thể thao theo lịch.
- Từ ngày 04/12/2009 đến 09/12/2009: Thi đấu các môn thể thao theo lịch; Giao lưu văn nghệ.
1. Các đơn vị tự túc kinh phí:
- Bồi dưỡng tập luyện và thi đấu, tiền tàu xe, ăn, ở, đi lại, nước uống, thuốc chữa bệnh trong thời gian thi đấu.
- Trang phục trình diễn, in tên đơn vị và trang phục thi đấu thống nhất của đơn vị mình.
2. Ban Tổ chức Hội thi: Chịu trách nhiệm về tổ chức phí, giải thưởng, huy chương.
- Các điều kiện đảm bảo tuyệt đối an toàn về mọi mặt cho Hội thi và các thành viên tham gia Hội thi (công an, bảo vệ, y tế...).
- Cơ sở vật chất phục vụ cho thi đấu.
- Tổ chức Lễ Khai mạc và Bế mạc.
- Tổ chức giao lưu văn nghệ và trò chơi giữa các đoàn dự thi và các học sinh tỉnh Đắk Lắk.
3. Đơn vị được uỷ nhiệm tổ chức giải:
- Thông báo cho các đơn vị dự thi về giá cả ăn, ở, sinh hoạt.
- Bố trí sân, xếp lịch tập luyện cho các đội.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trong sinh hoạt, công tác cho các thành viên của Ban tổ chức và các đoàn về tham dự.
- Bố trí lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ các đoàn và Ban Tổ chức.
- Xếp hạng đồng đội môn thi và toàn đoàn: Theo tổng huy chương vàng, bạc, đồng đạt được của các môn thi, đoàn nào nhiều huy chương vàng hơn xếp trên, nếu vẫn bằng nhau thì tính đến tổng huy chương bạc, huy chương đồng, bốc thăm.
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục II – Chương I
2. Nội dung: Thi đấu theo 2 lứa tuổi: từ 14 - 16 tuổi và từ 13 tuổi trở xuống.
- Chạy 60m (nam, nữ) khiếm thính.
- Chạy 60m (nam, nữ) khiếm thị.
- Bật xa tại chỗ (nam, nữ) khiếm thính.
- Bật xa tại chỗ (nam, nữ) khiếm thị.
3. Thể thức thi đấu: Thi cá nhân.
4. Số lượng VĐV dự thi: Mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 02 VĐV tham gia ở mỗi nội dung thi.
5. Luật thi đấu: áp dụng luật thi đấu Thể thao người khuyết tật của tổ chức Thể thao nguời khuyết tật Quốc tế( TPC) và các Liên đoàn Thể thao Quốc tế cho nguời khuyết tật.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đối với nội dụng chạy 60m khiếm thị:
+ Tất cả các VĐV dự thi phải đeo băng bịt mắt, băng này phải được BTC phê duyệt.
+ VĐV có quyền lựa chọn người dẫn đường cho mình ( người của đoàn mình).
+ VĐV và người dẫn đường không bao giờ được cách nhau quá 0,5m cho dù dùng dây hay không dùng dây.
+ Khi về đích người dẫn đường không được vượt quá (chạy trước) VĐV, người dẫn đường và VĐV được coi là một đội. Khi VĐV qua vạch đích, người dẫn đường phải ở ngay đằng sau và cũng phải qua đích.
+ Có 02 đường chạy: 1 đường chạy dành cho VĐV và 1 đường chạy cho người dẫn đường.
+ Người dẫn đường phải mặc áo khác màu với VĐV.
- Đối với nội dung bật xa:
+ VĐV sẽ dậm nhảy trong một khung hình chữ nhật do Ban Tổ chức quy định.
+ VĐV bắt buộc phải dậm nhảy bằng 2 chân cùng lúc.
+ Thành tích sẽ được tính từ mép ngoài của khung dậm nhảy trong hình chữ nhật tới điểm gần nhất mà cơ thể VĐV để lại dấu sau khi thực hiện lần bật đó.
+ Mỗi VĐV được thực hiện 3 lần liên tiếp và lấy thành tích cao nhất để xếp hạng.
6. Xếp hạng: Theo thành tích cá nhân đạt được ở nội dung thi.
7. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục II – Chương I
2. Nội dung: Thi đấu cá nhân và đồng đội (nam, nữ) theo 2 lứa tuổi: từ 14 - 16 tuổi và từ 13 tuổi trở xuống.
- Theo hệ Thuỵ Sĩ trong 7 ván nếu có từ 11 đến 20 VĐV hoặc 9 ván nếu có 21 VĐV trở lên. Trường hợp nếu có 10 VĐV trở xuống thì thi đấu vòng tròn 1 lượt.
- Thời gian thi đấu quy định cho mỗi đấu thủ để hoàn thành ván cờ là 60 phút.
4. Số lượng VĐV dự thi: Mỗi đơn vị được đăng ký dự thi 2 VĐV nam và 2 VĐV nữ ở mỗi nội dung thi.
5. Luật thi đấu: Theo Luật Cờ vua hiện hành của Tổng cục Thể dục thể thao.
6. Cách tính điểm và xếp hạng:
- Xếp hạng cá nhân theo điểm, hệ số, số ván thắng, số ván cầm quân đen, số ván thắng bằng quân đen, ván giữa các đấu thủ (nếu gặp nhau) và màu quân của ván này; nếu vẫn bằng nhau thì bốc thăm xếp hạng.
- Xếp hạng đồng đội: Tổng điểm đạt được của 2 VĐV nam hoặc nữ, nếu bằng nhau tính tổng thứ hạng VĐV.
- Xếp hạng toàn đoàn: Tổng điểm của các đội, tổng thứ hạng của các đội.
7. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
1.Tính chất: Thi đấu đồng đội nam (7 VĐV), nữ (7 VĐV), tuổi từ 16 trở xuống (sinh sau năm 1992)
Mỗi địa phương đăng ký thi đấu 1 đội nam, 1 đội nữ; mỗi đội gồm: Huấn luyện viên, săn sóc viên và 10 VĐV (7 chính thức; 3 dự bị).
3. Trang phục thi đấu: Mặc trang phục thể thao.
- Kích thước dây :
+ Chu vi dây từ 10 cm (100 mm) đến 12,5 cm (125 mm).
+ Chiều dài dây tối thiểu là 33,5 m.
- Điểm đánh dấu của dây (xem hình 1):
+ 1 điểm đánh dấu ở giữa dây - Giới hạn điểm bắt đầu kéo (a).
+ 2 điểm đánh dấu ở 2 bên so với điểm giữa và mỗi điểm cách điểm giữa là 4 m - Giới hạn phân định kéo thắng (b).
+ 2 điểm đánh dấu ở 2 bên so với điểm giữa và mỗi điểm cách điểm giữa là 5 m - Giới hạn nắm dây của VĐV 2 đội (c).
+ Đánh dấu vị trí (a), (b) và (c) bằng 3 mầu khác nhau.
- Sân bãi (xem Hình 2) :
Trên nền đất (bằng phẳng) hoặc sân xi măng, kẻ khu vực kéo co có chiều dài tối thiểu là 36 m, chiều rộng 1,5 m ở giữa sân kẻ 1 đường trung tâm (a) - giới hạn ban đầu của dây và giới hạn phân định thắng thua; kẻ 2 đường ở 2 bên (b) so với đường trung tâm, mỗi đường cách đường trung tâm là 5 m - giới hạn
VĐV của các đội được xác định cân trước buổi thi đấu. Số cân của từng VĐV của mỗi đội được cộng lại để xác định tổng số cân của đội (7 VĐV chính thức, sao cho đội nam không vượt quá 400 kg, nữ không quá 350 kg); nếu đội nào vượt quá số cân quy định mà không có VĐV thay thế sẽ phải thi đấu ít người hơn.
6. Hình thức thi đấu và cách tính điểm:
Căn cứ theo số đội tham gia, Ban Tổ chức sẽ quyết định thể thức thi đấu.
- Nếu thi đấu vòng tròn, cách tính điểm như sau:
+ Đội thắng 2 hiệp đấu liền (tỷ số 2-0) sẽ được 3 điểm và đội thua 0 điểm.
+ Đội thắng 2 hiệp đấu và thua 1 hiệp đấu (tỷ số 2-1) sẽ được 2 điểm và đội thua được 1 điểm.
- Nếu 2 hay nhiều đội bằng điểm nhau thì lần lượt xét:
+ Tỷ số hiệp thắng thua.
+ Kết quả trận đấu trực tiếp.
+ Tổng số cân thấp hơn.
- Nếu thi đấu loại trực tiếp phân định kết quả bằng trận đấu thắng thua (thắng thi đấu tiếp, thua bị loại).
7. Nhiệm vụ và quyền hạn của vận động viên, huấn luyện viên và chăm sóc viên:
a. Quyền hạn và nghĩa vụ của VĐV
- VĐV phải chấp hành Điều lệ giải, phải tuân thủ quyết định của Trọng tài.
- VĐV không được tự dừng trận đấu và không được rời sân khi Trọng tài chính chưa cho phép.
- Nếu có VĐV bị chấn thương hoặc có vấn đề gì xảy ra thì báo cho đội trưởng để xin phép Trọng tài chính được dừng trận đấu.
- Nếu VĐV bị chấn thương không thi đấu được thì đội đó chỉ thi đấu với số VĐV còn lại.
- Nghiêm cấm VĐV nói thô tục thiếu văn hoá hoặc có hành động thô bạo, phi thể thao; nếu vi phạm tuỳ theo mức độ có thể bị nhắc nhở, cảnh cáo đến truất quyền thi đấu.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của huấn luyện viên
- Mỗi đội có 1 huấn luyện viên để chỉ đạo đội mình thi đấu và chịu trách nhiệm về các VĐV của đội tham gia thi đấu.
- Chỉ được phép thay đổi VĐV (trong số đã đăng ký) trước trận đấu và phải đảm bảo tổng số cân của đội như đã quy định (nam 400kg, nữ 350kg); trong thi đấu không được thay đổi VĐV.
- Khi thấy có điều gì không rõ, không hợp lý, có quyền hỏi hoặc khiếu nại lên Ban Tổ chức sau khi sự việc xảy ra không quá 15 phút. Những ý kiến khiếu nại phải ghi bằng văn bản và nói rõ nội dung, chứng cứ, chức danh, ký tên.
- Tham gia các cuộc họp với Ban Tổ chức, Trọng tài về chuyên môn.
c. Nhiệm vụ của chăm sóc viên
- Được phép chăm sóc VĐV trước và sau các hiệp đấu (thời gian nghỉ).
- Không dùng lời nói, la hét chỉ đạo VĐV mình thi đấu.
- Ngồi đúng vị trí do Ban Tổ chức quy định.
8. Quyền hạn, trách nhiệm của Trọng tài chính, Trọng tài biên và Thư ký
a. Trọng tài chính
- Là người điều khiển duy nhất của trận đấu theo Điều lệ Hội thi.
- Đứng ở giữa sân ra ký hiệu cho 2 đội cầm dây chuẩn bị, xác định vị trí đánh dấu giữa dây (điểm a Hình 1) trùng với vị trí đánh dấu giữa sân (điểm a Hình 2), sau đó ra khẩu lệnh (kết hợp ký hiệu) cho 2 đội bắt đầu kéo.
- Trong thời gian thi đấu: Xác định VĐV vi phạm lỗi và quyết định đội thắng, thua.
- Có quyền nhắc nhở, cảnh cáo, truất quyền thi đấu VĐV, đội vi phạm Điều lệ.
2. Trọng tài biên
Có 2 Trọng tài biên ở 2 bên sân, có nhiệm vụ :
- Di chuyển dọc theo sân theo dõi thi đấu để giúp Trọng tài chính xác định VĐV và đội phạm lỗi.
- Thông báo quyết định của Trọng tài chính cho đội thi đấu.
c. Thư ký : Lập danh sách, ghi biên bản thi đấu.
a. Nắm dây : VĐV phải dùng tay để giữ, kéo dây; lòng bàn tay úp vào nhau; dây phải nằm giữa cơ thể và cánh tay (dưới nách); không được tạo nút, móc khoá trên dây kéo hoặc vòng dựa dây vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể; VĐV phải nắm dây ở phía sau điểm đánh dấu (điểm c Hình 1).
b. Vị trí của dây khi bắt đầu kéo sao cho điểm đánh dấu giữa dây (điểm a Hình 1) trùng với vạch trung tâm của sân (điểm a Hình 2); khi đúng vị trí Trọng tài ra lệnh kéo.
c. Hiệp đấu và trận đấu
- Hiệp đấu được xác định là 1 lần kéo thắng, thua của 2 đội; thời gian nghỉ giữa 2 hiệp là 3 phút.
- Trận đấu gồm 3 hiệp đấu thắng 2; sau mỗi hiệp kéo sẽ đổi sân giữa 2 đội; khi xác định sân kéo của 2 đội ở hiệp 1 và 3 phải tiến hành bốc thăm.
d. Phân định thắng thua
Đội thắng khi:
- Kéo được dây (khoảng cách quy định 4m) ở điểm đánh dấu bên đối phương (điểm b hình 1) qua điểm đánh dấu giữa sân trên mặt đất (điểm a Hình 2).
- Đối phương có 2 lần phạm lỗi trong 1 hiệp.
- Đối phương bỏ cuộc.
- Đối phương bị truất quyền thi đấu.
đ. Phạm lỗi trong thi đấu
- Nắm giữ dây không đúng như đã quy định ở mục 9.1 và 9.2
- Cố ý ngồi trên đất hoặc khi bị trượt ngã không trở lại ngay về vị trí kéo.
- Khoá dây để cản trở đến sự chuyển động của dây.
- Bỏ tay ra khỏi dây hoặc rời tay kéo dây liên tục.
- Ra ngoài sân kéo.
- Không tích cực chủ động kéo (kéo phòng thủ) trong thời gian 5 phút.
10. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
A. Bóng đá mini nam (5 người) cho học sinh khiếm thính
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục II – Chương I
2. Nội dung: Bóng đá mini nam (5 người)
3. Thể thức thi đấu: Tuỳ thuộc vào số lượng đội tham gia để đấu Loại trực tiếp hoặc chia bảng đấu vòng tròn 1 lượt.
4. Thời gian của 1 trận đấu:
Trận đấu được tổ chức với 2 hiệp mỗi hiệp 20 phút, nghỉ giữa 2 hiệp 15 phút.
5. Số lượng VĐV dự thi: 01 đội gồm 12 VĐV (5 chính thức; 7 dự bị)
6. Luật thi đấu: áp dụng Luật Bóng đá, Luật Bóng đá mini (5 người) hiện hành của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Những điều cần lưu ý trong thi đấu bóng đá dành cho người khiếm thính:
- Do các VĐV khiếm thính không nghe được còi của trọng tài, nên mọi ký hiệu trên sân của trọng tài đều bằng cờ.
- Thống nhất một số ký hiệu thường dùng trên sân thi đấu:
+ Trọng tài phất cờ lên: VĐV dừng lại (tính bóng ngoài cuộc)
+ Trọng tài giữ cờ tay cao, khi phất cờ xuống là cho phép VĐV tiếp tục đá bóng.
- Bóng thi đấu: Do Ban Tổ chức quyết định.
- Giày thi đấu: Nếu thi đấu trong nhà dùng giày ba ta đế cao su thường, thi đấu ngoài trời có thể dùng giày đế mềm có núm chống trơn.
- Nhất thiết phải có bọc ống quyển theo quy định của Luật.
- Sân bãi và cột gôn có bảo hiểm an toàn.
7. Xếp hạng: Theo kết quả đạt được của các đội.
8. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
B. Bóng đá mini nam (5 người) cho học sinh khiếm thị
1. Ngoài các quy định như đối với học sinh khiếm thính ở trên, các VĐV bóng đá khiếm thị khi thi đấu cần tuân thủ các qui định:
- Các VĐV khiếm thị phải đeo băng bịt mắt. Riêng thủ môn không phải đeo băng bịt mắt (cũng là người khiếm thị nhưng có khả năng quan sát)
- Phải có đai bảo vệ đầu trong suốt thời gian thi đấu (dùng băng quấn đầu).
- Phải có bọc ống quyển.
2. Những điều cần lưu ý trong thi đấu bóng đá dành cho người khiếm thính:
- Sân thi đấu phải có khu vực an toàn, rộng không dưới 3m bao quanh 4 mặt sân thi đấu ( có rào chắn bằng nệm )
- Các cột gôn phải được bọc nệm.
- Không hạn chế việc thay người.
- Thủ môn không được phép tham gia đá phạt.
- Bóng thi đấu: Bóng có chuông.
1. Đối tượng: Học sinh khiếm thính theo quy định tại mục II, chương I.
2. Nội dung thi đấu: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ theo 2 lứa tuổi: từ 14 - 16 tuổi và từ 13 tuổi trở xuống.
- Mỗi VĐV được phép tham gia thi đấu không quá 3 nội dung.
- Mỗi đơn vị tham gia thi đấu được đăng ký: 02 đơn nam, 02 đơn nữ, 01 đôi nam, 01 đôi nữ, 02 đôi nam nữ ở mỗi lứa tuổi.
- Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào số lượng VĐV tham dự để bốc thăm chia bảng đấu vòng tròn hay loại trực tiếp.
- Các trận đấu diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp 21 điểm.
- áp dụng Luật thi đấu Cầu lông hiện hành của Tổng cục TDTT.
- Cách tính điểm và xếp hạng trong thi đấu vòng tròn:
+ Cách tính điểm: Thắng 2 điểm, thua 1 điểm, bỏ cuộc 0 điểm.
+ Cách xếp hạng: Tổng điểm, Nếu có 2 đôi (đơn) bằng điểm nhau thì đôi (đơn) thắng trong trận gặp nhau trực tiếp xếp trên. Nếu có 3 đôi (đơn) bằng điểm nhau sẽ tính tỷ số hiệp thắng/thua, điểm thắng/thua của các đôi (đơn) đó với nhau.
- Cầu thi đấu: Do Ban Tổ chức quy định
- Trang phục thể thao.
6. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
1. Đối tượng: Học sinh khiếm thính theo quy định tại mục II, chương I
2. Nội dung thi đấu: Đơn nam, đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ, đôi nam nữ theo 2 lứa tuổi: từ 14 - 16 tuổi và từ 13 tuổi trở xuống.
- Mỗi VĐV được phép tham gia thi đấu không quá 3 nội dung
- Mỗi đơn vị tham gia thi đấu được đăng ký: 02 đơn nam, 02 đơn nữ, 01 đôi nam, 01 đôi nữ, 01 đôi nam nữ ở mỗi lứa tuổi.
- Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào số lượng VĐV tham dự để bốc thăm chia bảng thi đấu vòng tròn hay loại trực tiếp.
- Các trận đấu sẽ diễn ra trong 5 ván, mỗi ván 11 điểm.
- áp dụng Luật thi đấu Bóng bàn hiện hành của Tổng cục TDTT.
- Cách tính điểm và xếp hạng trong thi đấu vòng tròn:
+ Cách tính điểm: Thắng 2 điểm, thua 1 điểm, bỏ cuộc 0 điểm.
+ Cách xếp hạng: Tổng điểm, Nếu có 2 đôi (đơn) bằng điểm nhau thì đôi (đơn) thắng trong trận gặp nhau trực tiếp xếp trên. Nếu có 3 đôi (đơn) bằng điểm nhau sẽ tính tỷ số hiệp thắng/thua, điểm thắng/thua của các đôi (đơn) đó với nhau.
- Trang phục thể thao.
6/ Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì và 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, KHEN THƯỞNG, KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
- Hội thi Thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc lần thứ III - năm 2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo, cơ quan thường trực là Vụ Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Điện thoại và fax: 04. 38694983, 38684485.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trao tặng:
- Cờ toàn đoàn, giải thưởng cho các đoàn nhất, nhì, ba.
- Huy chương vàng, bạc, đồng và giải thưởng cho các cá nhân VĐV đạt giải nhất, nhì và 2 giải ba ở từng nội dung thi.
- Cờ thưởng, huy chương vàng, bạc, đồng và giải thưởng cho các đội đạt giải nhất, nhì và 2 giải ba.
- Các tiết mục văn nghệ sẽ có phần thưởng kèm theo.
a. Các khiếu nại về chuyên môn, kỹ thuật:
- Chỉ có lãnh đạo đoàn, huấn luyện viên mới có quyền khiếu nại. Khi khiếu nại phải có văn bản nộp cho Ban Trọng tài cuộc thi khi xảy ra sự cố. Các khiếu nại về kỹ thuật, Luật sẽ do Ban Trọng tài cuộc thi giải quyết tại chỗ.
- Ban Trọng tài cuộc thi phải giải quyết trước buổi thi đấu kết thúc. Mọi cá nhân, đơn vị có liên quan phải phục tùng các quyết định của của Ban Trọng tài cuộc thi về những vấn đề khiếu nại. Nếu thấy chưa thấy thoả đáng có quyền khiếu nại lên Ban Tổ chức Hội thi.
b. Các khiếu nại về nhân sự:
- Chỉ có Trưởng đoàn mới có quyền khiếu nại và phải có văn bản nộp cho Ban Tổ chức cuộc thi. Ban Tổ chức sẽ giải quyết tại chỗ, trường hợp hợp chưa có đủ điều kiện xử lý ngay, Ban Tổ chức sẽ bảo lưu để thẩm tra và xử lý sau và sẽ thông báo lại với đơn vị có đơn khiếu nại.
- Tập thể, cá nhân vi phạm Điều lệ , gây mất đoàn kết và ảnh hưởng xấu đến mục đích, ý nghĩa và công tác tổ chức của Hội thi đều bị xử lý nghiêm khắc từ khiển trách đến truất quyền thi đấu và thông báo trước toàn ngành chủ quản.
- Tập thể, cá nhân có các hành vi làm tổn hại đến nhân phẩm, danh dự của VĐV khuyết tật sẽ bị xử lý theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo và Pháp luật hiện hành.
- Chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền thay đổi hoặc bổ sung Điều lệ này.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.