ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2717/QĐ-UBND |
Sóc Trăng, ngày 24 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;
Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ giữa các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 13/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ giữa các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành trong tỉnh; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA
CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 2717/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2017 của UBND tỉnh Sóc Trăng)
Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, phương thức, trách nhiệm phối hợp của các đơn vị trong quản lý và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành, các Trường Chính trị, Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Sư phạm (gọi tắt là các đơn vị), các tổ chức và cá nhân có liên quan trong quản lý hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
1. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về KH&CN, bảo đảm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh của địa phương; thống nhất đầu mối theo dõi, trao đổi thông tin đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ, tiến độ kịp thời, chặt chẽ, thống nhất, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót trong việc giải quyết nhiệm vụ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển hoạt động KH&CN trong tỉnh, nhất là hoạt động KH&CN ở cơ sở.
2. Cơ quan nhận được yêu cầu phối hợp trong quản lý, triển khai hoạt động KH&CN của cơ quan đề xuất phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lĩnh vực, chuyên môn quản lý của đơn vị mình và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN. Đảm bảo yêu cầu phối hợp, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định được duy trì thường xuyên và có sự thống nhất chung.
3. Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của từng đơn vị để hoạt động KH&CN gắn kết chặt chẽ hơn với các hoạt động trong từng ngành, lĩnh vực đạt hiệu quả cao nhất.
4. Công tác quản lý hoạt động KH&CN của tỉnh được Thực hiện thống nhất thông qua cơ quan đầu mối là Sở KH&CN.
1. Tổ chức các sự kiện KH&CN; tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động KH&CN.
2. Xây dựng kế hoạch, chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động KH&CN.
3. Tham mưu xử lý đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN của Ủy ban nhân dân cấp huyện với Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất, theo dõi, quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp bộ, cấp Nhà nước được triển khai tại địa phương. Tổ chức sử dụng, nhân rộng các kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống; đánh giá hiệu quả sử dụng, nhân rộng các kết quả nghiên cứu sau thời gian sử dụng.
4. Công tác sở hữu trí tuệ, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; truyền thông, thông tin và thống kê về KH&CN; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ, thiết bị.
1. Phối hợp trao đổi bằng văn bản;
2. Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị sơ, tổng kết;
3. Tổ chức thành lập các Hội đồng KH&CN chuyên ngành, tổ chuyên viên giúp việc, đoàn kiểm tra, khảo sát;
4. Trao đổi trực tiếp, cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu;
5. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA CÁC ĐƠN VỊ
Điều 6. Các đơn vị trong tỉnh có trách nhiệm
1. Chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các quy định của pháp luật về KH&CN bằng các hình thức phù hợp; nâng cao kiến thức, trách nhiệm tham gia các hoạt động KH&CN đến các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của đơn vị.
2. Phối hợp với Sở KH&CN đề xuất đặt hàng, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN các cấp để giải quyết các vấn đề thực tiễn phát sinh, cải tiến chất lượng nâng cao hiệu quả các hoạt động trong phạm vi, trách nhiệm quản lý của đơn vị. Tiếp nhận, tổ chức triển khai sử dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN do ngành mình đề xuất đặt hàng hoặc đặt hàng sau khi đánh giá, nghiệm thu và định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả ứng dụng về Sở KH&CN;
Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân trong đơn vị đề xuất ý tưởng sáng tạo khoa học, nhiệm vụ KH&CN các cấp; thực hiện các biện pháp khai thác thông tin KH&CN, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích; phát động thi đua nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong sản xuất và đời sống;
Tổ chức xác định và triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, sử dụng và nhân rộng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở và báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ KH&CN về Sở KH&CN theo quy định;
Hỗ trợ Hội đồng KH&CN cấp huyện xác định và triển khai nhiệm vụ KH&CN thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của đơn vị.
3. Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức KH&CN trực thuộc (nếu có) đăng ký hoạt động KH&CN, chuyển đổi cơ chế hoạt động, theo quy định về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập.
4. Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN theo quy định tại Thông tư số 05/2010/TT-BKHCN ngày 02/7/2010 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định chế độ báo cáo thống kê cơ sở về KH&CN. Thu thập thông tin về nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành; đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN. Tham gia cộng tác tin, bài phản ánh về hoạt động KH&CN của đơn vị với Sở KH&CN.
5. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động KH&CN thuộc phạm vi quản lý.
6. Khi xây dựng các dự án đầu tư, chương trình phát triển kinh tế - xã hội sử dụng ngân sách nhà nước phải lập hạng mục chi cho ứng dụng, nghiên cứu và phát triển phục vụ xây dựng căn cứ khoa học trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giải quyết vấn đề KH&CN phát sinh trong quá trình thực hiện theo quy định tại Điều 43 và 44 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN.
7. Căn cứ tình hình thực tế, phân công công chức làm đầu mối theo dõi, quản lý hoạt động KH&CN trong đơn vị, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hoạt động KH&CN hằng năm của đơn vị và gửi Sở KH&CN xem xét tổng hợp vào kế hoạch hoạt động KH&CN của tỉnh, báo cáo định kỳ tình hình hoạt động KH&CN để Sở KH&CN tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 7. Sở Khoa học và Công nghệ
1. Xây dựng và thông báo định hướng nội dung phát triển KH&CN của tỉnh; tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN do các đơn vị đề xuất trình Hội đồng Xác định nhiệm vụ và Tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN tỉnh Sóc Trăng xem xét, quyết định; thông báo kết quả xác định nhiệm vụ, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hoặc đề nghị Bộ KH&CN, các tổ chức có liên quan hỗ trợ kinh phí thực hiện.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, thiết bị, tham gia nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm hàng hóa, tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện công bố hợp quy theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
3. Chủ trì kiểm tra định lượng hàng đóng gói sẵn đối với sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác quản lý chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp trong phạm vi quản lý được giao.
4. Hỗ trợ hoạt động KH&CN cho các đơn vị, các tổ chức và cá nhân thông qua các dịch vụ thông tin KH&CN, sở hữu công nghiệp, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm định; là cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp của tỉnh về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
5. Hướng dẫn nghiệp vụ và tuyên truyền phổ biến các quy định về hoạt động KH&CN đến các đơn vị trong tỉnh, trong trường hợp đặc biệt, khi có yêu cầu sẽ cử công chức, viên chức đến các đơn vị hỗ trợ nghiệp vụ hoạt động KH&CN.
6. Tham mưu cho UBND tỉnh, đề xuất các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân đề xuất ý tưởng sáng tạo khoa học, nhiệm vụ KH&CN; khai thác thông tin KH&CN, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thi đua nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong sản xuất và đời sống.
Điều 8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc đề xuất đặt hàng, đặt hàng nhiệm vụ KH&CN các cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; phối hợp với Sở KH&CN quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo quy định. Tập trung việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, nâng cao trình độ sản xuất, cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất vùng biển và ven biển, xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức triển khai sử dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng, nhân rộng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Sở đề xuất đặt hàng sau khi được đánh giá, nghiệm thu theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Chủ trì phối hợp với các tổ chức và cá nhân có liên quan tổ chức các hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phát động phong trào nghiên cứu ứng dụng KH&CN nhất là trong doanh nghiệp, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
3. Chủ trì phối hợp với Sở KH&CN các tổ chức có liên quan đề xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản có tính đặc trưng, quan trọng của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phù hợp để xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc sản của tỉnh dưới hình thức Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu chứng nhận.
4. Thực hiện Điều 6 của Quy chế này.
1. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, tác tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN các cấp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại; phối hợp với Sở KH&CN quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo quy định. Tập trung khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến, ứng dụng bức xạ trong công nghiệp, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, năng lượng mới năng lượng tái tạo, cơ giới hóa, tự động hóa, đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xử lý môi trường phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Tổ chức triển khai sử dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng, nhân rộng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Sở đề xuất đặt hàng sau khi được đánh giá, nghiệm thu theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Phối hợp với Sở KH&CN hướng dẫn, hỗ trợ Phòng Kinh tế các thị xã và thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.
3. Phối hợp với các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về giá, chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ đối với các hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là mặt hàng vật tư nông nghiệp, xăng dầu, hóa chất.
4. Thực hiện Điều 6 của Quy chế này.
Điều 10. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở KH&CN tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động KH&CN theo khả năng cân đối vốn trong từng giai đoạn.
2. Cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan cho cơ quan có liên quan trong việc đăng ký nhãn hiệu; phối hợp trong việc xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp khi có yêu cầu.
3. Thực hiện Điều 6 của Quy chế này.
1. Phối hợp với Sở KH&CN tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp KH&CN hàng năm để đảm bảo cho các hoạt động KH&CN, xây dựng Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh theo khả năng cân đối ngân sách địa phương và theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
2. Thực hiện Điều 6 của Quy chế này.
Điều 12. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng trong phạm vi, lĩnh vực quản lý thực hiện công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền phổ biến kiến thức, các quy định pháp luật về hoạt động KH&CN.
2. Phối hợp với Sở KH&CN triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
3. Thực hiện Điều 6 của Quy chế này.
Điều 13. Các cơ quan báo chí trong tỉnh
1. Dành thời lượng thỏa đáng cho hoạt động thông tin tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển KH&CN đến các tầng lớp nhân dân. Thông tin phổ biến các kết quả hoạt động KH&CN, các tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
2. Tăng cường phối hợp với các đơn vị để thông tin kịp thời các sự kiện KH&CN, các hoạt động KH&CN trọng tâm của tỉnh, của từng đơn vị, địa phương; thông tin các mô hình ứng dụng KH&CN, đổi mới công nghệ, thiết bị, các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hiệu quả, thông tin dự báo xu thế phát triển KH&CN, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại phù hợp điều kiện hội nhập quốc tế.
Điều 14. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Các đơn vị xây dựng kế hoạch hàng năm và báo cáo tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý hoạt động KH&CN thuộc lĩnh vực được phân công về Sở KH&CN định kỳ 6 tháng một lần trước ngày 10 tháng 6, ngày 10 tháng 12 hàng năm và khi có yêu cầu.
2. Sở KH&CN định kỳ 6 tháng một lần và khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo và đề xuất những vấn đề phát sinh với UBND tỉnh về tình hình thực hiện công tác quản lý hoạt động KH&CN của các đơn vị.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, các Trường Chính trị, Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Sư phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình chịu trách nhiệm thực hiện tốt Quy chế này.
2. Các văn bản viện dẫn trong Quy chế này khi có sự thay đổi thì thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật, đề nghị phản ánh về Sở KH&CN để phối hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.