BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2710/QĐ-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH DU LỊCH”
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-BVHTTDL ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch phát triển du lịch số giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 3570/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ ÁN
HỆ THỐNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH DU LỊCH
(Kèm theo Quyết định
số 2710/QĐ-BVHTTDL ngày 17 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch)
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
1.1. Quan điểm
- Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành du lịch đảm bảo là cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến du lịch, nghiên cứu, quảng bá xúc tiến du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành du lịch, hướng đến phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch trở thành một trong những nền tảng góp phần phát triển Chính phủ điện tử bền vững.
- Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia.
- Thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch phải được chuẩn hóa, chia sẻ và khai thác hợp lý, hiệu quả, tạo giá trị mới, đồng thời được kế thừa và phát triển từ các nguồn tài nguyên thông tin có sẵn đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
- Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về du lịch tại địa phương; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Phát triển, hoàn thiện hệ thống CSDL ngành du lịch hướng đến theo thời gian thực, đảm bảo tính xác thực; tránh việc triển khai xây dựng các nội dung thông tin, dữ liệu trùng lặp.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch được xây dựng, phát triển toàn diện thống nhất trên phạm vi toàn quốc, nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch, đồng thời góp phần quảng bá xúc tiến du lịch.
Khai thác, kết nối, đồng bộ các cơ sở dữ liệu gắn với cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản trị nhà nước dựa trên công nghệ hiện đại, xác định dữ liệu làm nền tảng phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Phát triển, duy trì và cập nhật thông tin, dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới.
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và phương án kỹ thuật liên quan một cách đồng bộ phù hợp với khả năng và nhu cầu về quản lý, khai thác dữ liệu dùng chung của các đơn vị, bộ, ngành, địa phương.
c) Tiếp tục chuẩn hóa, kết nối, tích hợp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hiện có để tổng hợp thành cơ sở dữ liệu toàn diện ngành du lịch.
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch có tính mở, có khả năng tuỳ biến, nâng cấp cao, đáp ứng kết nối, chia sẻ và tương tác dữ liệu giữa các cơ quan, bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân và khách du lịch.
đ) Các cơ sở dữ liệu thành phần ngành du lịch được xây dựng, kết nối và chia sẻ trên toàn quốc, tạo nền tảng phát triển du lịch số với các thông tin theo yêu cầu quản lý của ngành. Cụ thể:
- Hoàn thiện CSDL về doanh nghiệp lữ hành (100% doanh nghiệp lữ hành bao gồm cả quốc tế và nội địa được đưa vào CSDL);
- Tiếp tục duy trì, nâng cấp CSDL về hướng dẫn viên du lịch (100% thẻ hướng dẫn viên du lịch được đưa vào CSDL);
- Phát triển hoàn thiện CSDL về cơ sở lưu trú du lịch (tối thiểu 80% các cơ sở lưu trú du lịch được đưa vào CSDL);
- Xây dựng thử nghiệm CSDL về tài nguyên du lịch.
1.2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Tiếp tục phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu có thể thu nhận, lưu trữ thêm các dữ liệu khác từ công nghệ vạn vật kết nối internet (IoT), áp dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) là các công nghệ chính để xử lý, phân tích dữ liệu phục vụ phân tích, đánh giá, quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong ngành Du lịch và các tổ chức, cá nhân liên quan.
b) Tiếp tục duy trì, nâng cấp, hoàn thiện các CSDL trong lĩnh vực du lịch (doanh nghiệp lữ hành; cơ sở lưu trú du lịch; hướng dẫn viên du lịch; khu du lịch, điểm du lịch; thống kê du lịch).
c) Phát triển hoàn thiện các cơ sở dữ liệu:
- Hoàn thiện CSDL về cơ sở lưu trú du lịch (100% các cơ sở lưu trú du lịch được đưa vào CSDL);
- Hoàn thiện CSDL về khu du lịch, điểm du lịch (100% các khu du lịch, điểm du lịch được đưa vào CSDL);
- Hoàn thiện CSDL về xúc tiến du lịch;
- Hoàn thiện CSDL về cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (100% cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên toàn quốc được đưa vào cơ sở dữ liệu);
- Hoàn thiện CSDL về cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (100% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được đưa vào cơ sở dữ liệu);
- Hoàn thiện CSDL về cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (100% cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được đưa vào cơ sở dữ liệu);
- Hoàn thiện CSDL về cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (100% cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được đưa vào cơ sở dữ liệu);
- Hoàn thiện CSDL về cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (100% cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được đưa vào cơ sở dữ liệu);
- Phát triển hoàn thiện CSDL thống kê du lịch (lưu trữ, tích hợp các chỉ tiêu thống kê ngành du lịch);
- Phát triển hoàn thiện CSDL về tài nguyên du lịch.
1.3. Phạm vi của Đề án
a) Hệ thống CSDL ngành du lịch được hình thành bao gồm các CSDL thành phần tương ứng với các lĩnh vực do ngành du lịch quản lý được nêu trong luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch, tạo nền tảng dùng chung trên phạm vi toàn quốc.
b) Thời gian thực hiện của đề án: Từ năm 2024 đến năm 2030. Đề án chia thành hai giai đoạn thực hiện, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 (2024-2025): Ưu tiên hoàn thiện, xây dựng một số CSDL thành phần chính ngành du lịch để kết nối và chia sẻ trên toàn quốc.
- Giai đoạn 2 (2026-2030): Tiếp tục duy trì, nâng cấp, phát triển mở rộng các CSDL thành phần đã được hoàn thiện, xây dựng trong giai đoạn 1. Hoàn thiện các CSDL thành phần còn lại tạo nên hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện ngành du lịch.
c) Đối tượng sử dụng và hưởng lợi của đề án:
- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch;
- Cơ quan chuyên môn về du lịch;
- Doanh nghiệp/ cơ sở kinh doanh liên quan đến du lịch;
- Người dân;
- Khách du lịch;
- Các cơ quan liên quan.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
A. NỘI DUNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
2.1. Mô hình tổ chức dữ liệu
Hệ thống CSDL ngành du lịch gồm nhiều cấu phần nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, nghiên cứu, xúc tiến, quảng bá du lịch.
2.1.1. Các cơ sở dữ liệu thành phần
Hệ thống CSDL ngành du lịch bao gồm các CSDL thành phần chính sau:
(1) Doanh nghiệp lữ hành (doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa);
(2) Cơ sở lưu trú du lịch;
(3) Khu du lịch, điểm du lịch;
(4) Tài nguyên du lịch;
(5) Hướng dẫn viên du lịch (quốc tế, nội địa và tại điểm);
(6) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(7) Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(8) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(9) Cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(10) Cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;
(11) Xúc tiến du lịch;
(12) Thống kê du lịch.
2.1.2. Mô hình luồng dữ liệu
a) Hệ thống CSDL ngành du lịch khi được xây dựng và đưa vào vận hành đảm bảo các yêu cầu:
- Thống nhất tiêu chuẩn, đồng bộ dữ liệu toàn ngành;
- Dữ liệu thu nhận được theo thời gian thực;
- Tiết kiệm tối đa thời gian khi thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành mang tính chất tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn.
- Đối với từng lĩnh vực (từng CSDL thành phần), ngoài việc sử dụng dữ liệu gốc thuộc phạm vi quản lý, còn có thể sử dụng dữ liệu các lĩnh vực khác từ các bộ, ngành liên quan và từ các địa phương,… để tăng cường hiệu quả tối đa trong công tác xử lý, phân tích, đưa ra các báo cáo đánh giá, hỗ trợ ra quyết định kịp thời và chính xác.
b) Mô hình luồng dữ liệu được khái quát như sau:
Hình 1: Mô hình luồng dữ liệu
c) Các nguồn dữ liệu đầu vào:
- Dữ liệu du lịch từ các lĩnh vực chuyên ngành thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Dữ liệu liên quan đến du lịch từ các bộ, ngành liên quan;
- Dữ liệu liên quan đến du lịch từ địa phương;
- Dữ liệu liên quan đến du lịch từ các tổ chức như: Hiệp hội du lịch, các tổ chức đào tạo, nghiên cứu có liên quan đến du lịch… và các cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch;
- Thông tin liên quan đến du lịch từ cá nhân bao gồm khách du lịch và người dân địa phương.
Theo đó, hệ thống CSDL ngành du lịch sẽ được cập nhật, tổ chức và quản lý các dữ liệu sau khi được phân tích, xử lý (dữ liệu thứ cấp) để công bố, chia sẻ và phục vụ khai thác.
d) Các dữ liệu được cung cấp, khai thác phục vụ:
Dữ liệu gốc được thu nhận từ các nguồn sẽ được tích hợp, quản lý trong CSDL ngành du lịch nhằm:
- Cung cấp thông tin giải quyết các vấn đề chuyên ngành của từng lĩnh vực;
- Cung cấp thông tin giải quyết các vấn đề đa lĩnh vực;
- Công bố, cung cấp thông tin, dữ liệu gốc về du lịch trên cổng thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các website và nền tảng số của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
- Dữ liệu gốc được xử lý, phân tích phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ của các lĩnh vực như thị trường khách du lịch, thống kê du lịch, xúc tiến du lịch…
2.1.3. Mô hình tổ chức dữ liệu tổng thể
a) Hình thành Trung tâm dữ liệu có nhiệm vụ tổ chức, lưu trữ, phân tích dữ liệu đã thu nhận, phục vụ nhu cầu khai thác, chia sẻ thông tin. Trung tâm dữ liệu phải đạt các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo Thông tư số 03/2013/TT- BTTTT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu và Thông tư số 23/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với trung tâm dữ liệu tại “Điều 4. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng”, cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9250:2021 (hoặc tiêu chuẩn ANSI/TIA-942-B:2017), hoặc tiêu chuẩn Tier của Uptime Institute;
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông, ký hiệu QCVN 32:2020/BTTTT;
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông ký hiệu QCVN 9:2016/BTTTT;
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, ký hiệu QCVN 06:2021/BXD.
b) Hệ thống CSDL ngành du lịch là một hệ thống mở, liên tục được cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu. Mô hình tổng thể hệ thống CSDL du lịch được khái quát như trong hình 2.
(1)Nguồn dữ liệu và thu nhận, tích hợp dữ liệu: dữ liệu du lịch được thu nhận, tích hợp vào hệ thống bao gồm:
- Dữ liệu du lịch từ các lĩnh vực chuyên ngành thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, dữ liệu liên quan đến du lịch từ các vụ, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Dữ liệu liên quan đến du lịch từ các bộ, ngành liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải…);
- Dữ liệu liên quan đến du lịch từ các địa phương (cơ quan chuyên môn về du lịch của 63 tỉnh/thành phố; ban quản lý các khu du lịch, điểm tham quan du lịch tại địa phương…);
- Dữ liệu liên quan đến du lịch từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch như: Doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch,.. và các tổ chức du lịch như: hiệp hội du lịch, các tổ chức đào tạo, nghiên cứu có liên quan đến du lịch…
- Dữ liệu liên quan đến du lịch từ các cá nhân: khách du lịch (trong nước và quốc tế), người dân…
- Dữ liệu liên quan đến du lịch từ các tổ chức, đơn vị khác như: các tổ chức phi chính phủ…
(2) Phương thức thu nhận dữ liệu về Trung tâm dữ liệu:
- Nhập dữ liệu;
- Chuẩn hóa, chuyển đổi;
- Đồng bộ, tích hợp từ các nguồn;
- Kết nối, chia sẻ.
(3) Thông tin, dữ liệu phục vụ khai thác, chia sẻ bao gồm:
- Thông tin, dữ liệu gốc;
- Dữ liệu đặc tả (Metadata);
- Báo cáo;
- Dịch vụ dữ liệu;
- Dịch vụ phân tích dữ liệu.
(4) Các nhóm đối tượng khai thác, chia sẻ thông tin:
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Các bộ, ngành liên quan khác;
- Các cơ quan chuyên môn về du lịch tại địa phương;
- Người dân, khách du lịch (trong nước và quốc tế);
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch;
- Đối tượng liên quan khác (các tổ chức du lịch, cơ sở đào tạo du lịch, nhà nghiên cứu…).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.