ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2016/QĐ-UBND |
Long An, ngày 31 tháng 5 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 264/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh,
Xét đề nghị của Sở Y tế tại tờ trình số 1097/SYT-TCCB ngày 23/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA TỈNH
(kèm theo Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh sự ủng hộ của các ngành, các cấp trong tỉnh, ngành Y tế đã ổn định và có những bước phát triển, nguồn nhân lực y tế ngày càng được tăng cường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 18/7/2011 của HĐND tỉnh và Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND ngày 01/8/2011 của UBND tỉnh về Đề án đào tạo nguồn nhân lực Ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020 của tỉnh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Qua quá trình thực hiện, việc bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế góp phần ổn định, phát triển, tăng cường về số lượng cũng như chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Việc cử đào tạo các bậc học y, dược và cử nhân vượt chỉ tiêu: 931/812, đạt 115%, chỉ tiêu vượt so với kế hoạch là 119 người góp phần tháo gỡ khó khăn về thiếu nhân lực bác sĩ khám chữa bệnh tại các bệnh viện, cụ thể: Bác sĩ chính quy 201/200 đạt 100%; bác sĩ liên thông 277/150, đạt 185%; cử nhân hệ liên thông 175/45, đạt tỷ lệ cao trên 200%, chuyên khoa I là 174/165 đạt 105%.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu chính quy khác không đạt do thí sinh thi không đạt điểm tuyển sinh và phụ thuộc việc phân bổ chỉ tiêu của các Trường Đại học như: Tiến sĩ 1/5, đạt 20%; thạc sĩ 19/31, đạt 61%; chuyên khoa II 14/41, đạt 34% dược sĩ chính quy 13/70 đạt 19% và Cử nhân hệ chính quy 6/45 đạt 13%.
Song song với công tác đào tạo nhân lực ngành Y tế, UBND tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/2012/NQ-HĐND ngày 7/12/2012 của HĐND tỉnh về quy định chế độ hỗ trợ kinh phí đối với sinh viên, bác sĩ, dược sĩ trong và ngoài tỉnh về công tác tại tỉnh Long An. Qua 4 năm thực hiện từ năm 2012 cho đến nay, tuy có thu hút được lực lượng các bác sĩ, dược sĩ trong và ngoài tỉnh vào công tác trong ngành Y tế nhưng số lượng còn ít, hiệu quả thu hút tương đối thấp, chỉ thu hút được 32 bác sĩ, dược sĩ chính quy (trong đó có 28 bác sĩ chính qui).
Nguồn nhân lực y tế tính đến thời điểm 31/12/2015 hiện có như sau:
- Tổng số: 5.456 (nữ 3.871), bình quân 36,7 nhân lực y tế trên vạn dân; so với Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND là 41 nhân lực y tế vào năm 2015, chưa đạt kế hoạch.
- Bác sĩ 855 đạt 5,75 trên vạn dân, so với Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND là 8 bác sĩ trên vạn dân vào năm 2015, chưa đạt kế hoạch.
- Dược sĩ 77 đạt 0,52 trên vạn dân so với Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND là 1,5 Dược sĩ trên vạn dân vào năm 2015, chưa đạt kế hoạch.
- 100% Trạm y tế xã có ít nhất 1 bác sĩ so với Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND , đạt kế hoạch.
- Theo trình độ đào tạo: Sau đại học 477; đại học 1.063; cao đẳng 121; trung học 3.448; sơ cấp 117; khác 230.
- Theo trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 2; thạc sĩ 40; bác sĩ chuyên khoa II 41; bác sĩ chuyên khoa I 361; dược sĩ chuyên khoa II 1; dược sĩ chuyên khoa I 13; chuyên khoa I y tế công cộng 8; bác sĩ 420; dược sĩ đại học 63; điều dưỡng đại học - cao đẳng 127; hộ sinh đại học - cao đẳng 88; kỹ thuật y đại học - cao đẳng 41; cử nhân y tế công cộng 5; y sĩ 1.134; kỹ thuật viên y 91; điều dưỡng trung học 1.194; hộ sinh trung học 369; dược sĩ trung học 492; còn lại 966 (đối tượng khác).
Trong giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Long An, nhân lực ngành Y tế đã được tăng cường, bổ sung cho y tế các tuyến, đáp ứng cơ bản yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND và Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND đã quyết định các chỉ tiêu đào tạo từng năm cụ thể của ngành Y tế từ năm 2011 đến năm 2015 và mục tiêu chung đến năm 2020, nhưng chưa quyết định các chỉ tiêu đào tạo cụ thể trong giai đoạn 2016 - 2020.
Mặt khác, hiện nay Chính phủ, Bộ Y tế đã điều chỉnh bổ sung các chỉ tiêu nhân lực y tế và qui hoạch phát triển hệ thống y tế trong cả nước giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn đến 2030; bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực y tế cho các bệnh viện mới, nâng hạng bệnh viện, bệnh viện vệ tinh, nâng cấp các trường, đưa Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Sản Nhi của tỉnh đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả giai đoạn 2016 - 2020,... nên việc ban hành Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Y tế giai đoạn 2016 - 2020” để có đủ nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo là rất cần thiết.
1. Căn cứ pháp lý ban hành Đề án
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
- Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020;
- Nghị quyết số 264/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đào tạo nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh.
2. Mục tiêu chung
Đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, công tác dân số, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
3. Chỉ tiêu cụ thể
Đến năm 2020:
- Đạt tỷ lệ 8 bác sĩ/10.000 dân.
- Đạt tỷ lệ 2 dược sĩ/10.000 dân.
- Đạt tỷ lệ 16 điều dưỡng/10.000 dân.
- Đạt 20% tổng số điều dưỡng có trình độ cao đẳng và đại học.
- Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có ít nhất 50% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I trở lên và tương đương.
- Mỗi bệnh viện tuyến huyện/Trung tâm Y tế cấp huyện có giường bệnh có ít nhất 5 bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc các chuyên ngành chủ yếu gồm: Nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa và truyền nhiễm.
- Đối với hệ chính quy: Học sinh phổ thông thi vào các trường Đại học Y Dược.
- Đối với hệ liên thông, hệ vừa học vừa làm: Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện có từ trung cấp lên đại học.
5. Phân kỳ thực hiện đầu vào như sau
a) Sau đại học:
Đối tượng được cử đi đào tạo |
Nhu cầu cần cử đi đào tạo |
Phân kỳ thực hiện theo từng năm |
||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
||
Tiến sĩ |
3 |
|
1 |
1 |
1 |
|
Thạc sĩ |
30 |
5 |
6 |
6 |
6 |
7 |
Chuyên khoa I |
200 |
40 |
40 |
40 |
40 |
40 |
Chuyên khoa II |
30 |
14 |
4 |
4 |
4 |
4 |
TỔNG CỘNG |
263 |
59 |
51 |
51 |
51 |
51 |
Đối tượng được cử đi đào tạo |
Nhu cầu cần cử đi đào tạo |
Phân kỳ thực hiện theo từng năm |
||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
||
1. Hệ chính quy - Bác sĩ - Dược sĩ - Cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên Y 2. Hệ liên thông - Bác sĩ - Dược sĩ - Cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên Y |
480 380 50 50 345 120 25 200 |
70 50 10 10 115 70 5 40 |
90 70 10 10 95 50 5 40 |
100 80 10 10 45 0 5 40 |
100 80 10 10 45 0 5 40 |
120 100 10 10 45 0 5 40 |
Từ kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ
a) Sau đại học:
ĐVT: Nghìn đồng
Đối tượng được cử đi đào tạo |
Số đang đào tạo |
Nhu cầu cần cử đi đào tạo |
Thời gian đào tạo |
Kinh phí/người |
Tổng kinh phí |
Tiến sĩ |
|
3 |
3 năm |
55.550 |
377.740 |
Thạc sĩ |
5 |
30 |
2 năm |
37.550 |
3.161.710 |
Chuyên khoa I |
66 |
200 |
2 năm |
47.550 |
31.696.830 |
Chuyên khoa II |
2 |
30 |
2 năm |
57.550 |
5.317.620 |
Tổng cộng |
40.553.900 |
Bằng chữ: Bốn mươi tỷ năm trăm năm mươi ba triệu chín trăm nghìn đồng.
ĐVT: Nghìn đồng
Đối tượng được cử đi đào tạo |
Số đang đào tạo |
Nhu cầu cần cử đi đào tạo |
Thời gian đào tạo |
Kinh phí/người |
Tổng kinh phí |
1. Hệ chính quy - Bác sĩ - Dược sĩ - Cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên Y |
213 13 35 |
380 50 50 |
6 năm 5 năm 4 năm |
33.550 33.550 32.050 |
72.628.360 61.993.690 6.032.290 4.602.380 |
2. Hệ liên thông - Bác sĩ - Dược sĩ - Cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên Y |
105 23 23 |
120 25 200 |
4 năm 4 năm 4 năm |
33.550 33.550 31.550 |
56.119.860 31.302.150 3.395.260 21.422.450 |
Tổng cộng |
128.748.220 |
Bằng chữ: Một trăm hai mươi tám tỷ bảy trăm bốn mươi tám triệu hai trăm hai mươi nghìn đồng.
c) Kinh phí hỗ trợ đào tạo theo từng năm
ĐVT: Nghìn đồng
Kinh phí hỗ trợ đào tạo |
Kinh phí/người |
Năm 2016 |
18.312.960 |
Năm 2017 |
27.022.300 |
Năm 2018 |
34.096.040 |
Năm 2019 |
41.884.420 |
Năm 2020 |
47.986.400 |
TỔNG CỘNG |
169.302.120 |
Bằng chữ: Một trăm sáu mươi chín tỷ ba trăm lẻ hai triệu một trăm hai mươi nghìn đồng.
7. Tổ chức thực hiện
a) Sở Y tế:
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án gồm các sở ngành liên quan: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,... trong đó Sở Y tế làm nhiệm vụ thường trực, nhằm tạo thuận lợi trong quá trình điều hành, triển khai thực hiện Đề án.
- Theo dõi, rà soát nắm chắc nguồn nhân lực để lập kế hoạch đào tạo cụ thể hàng năm sát với yêu cầu thực tế, trong đó ưu tiên những chuyên khoa đang thiếu nguồn nhân lực.
- Liên hệ với các trường Đại học y khoa để ký hợp đồng liên kết đào tạo theo kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các sở ngành liên quan đề xuất chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học ngành y dược, bác sĩ, dược sĩ về tỉnh công tác.
- Phối hợp các sở ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả công tác đào tạo theo địa chỉ.
- Chủ trì triển khai thực hiện Đề án kịp thời, hiệu quả; hàng năm sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền vận động, khuyến khích học sinh phổ thông trung học thi vào các trường Đại học y khoa để có điều kiện về phục vụ tại tỉnh.
c) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp, cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án hàng năm.
d) Sở Nội vụ:
Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong việc tổ chức xét chọn các ứng viên đủ điều kiện theo quy định trình UBND tỉnh quyết định cử đi học; theo dõi kết quả thực hiện Đề án, thẩm định kế hoạch đào tạo hàng năm, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.