BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2695/QĐ-BNV |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2018 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quy chế làm việc của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 1475/QĐ-BNV ngày 21/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật; lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Bộ, các Thứ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.
Bộ trưởng phân công công tác các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong từng lĩnh vực công tác của Bộ Nội vụ.
2. Các Thứ trưởng thực thi nhiệm vụ theo sự phân công của Bộ trưởng; kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng những vấn đề quan trọng. Những công việc liên quan đến các Thứ trưởng khác thì chủ động phối hợp giải quyết, trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Bộ trưởng.
3. Trong phạm vi các lĩnh vực được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn thay mặt Bộ trưởng:
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng các văn bản, chương trình, đề án, đề tài và các văn bản quy phạm pháp luật để báo cáo Bộ trưởng xem xét ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.
b) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và các nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách.
c) Chủ trì xử lý những vấn đề cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, xử lý những ý kiến, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong phạm vi được phân công.
d) Theo dõi, chỉ đạo, xử lý những vấn đề về công tác nội bộ của các cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách.
đ) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được Bộ trưởng phân công.
4. Khi Bộ trưởng vắng mặt từ 02 ngày trở lên, Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền thay mặt Bộ trưởng lãnh đạo, điều hành công tác của Bộ.
5. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt thì Bộ trưởng trực tiếp xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng.
6. Căn cứ tình hình thực tế, Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh việc phân công công việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Bộ.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng
1. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân:
a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.
b) Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác:
- Công tác tổ chức, cán bộ;
- Công tác văn phòng;
- Công tác thanh tra;
- Công tác pháp chế.
c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị:
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Văn phòng Bộ;
- Thanh tra Bộ;
- Vụ Pháp chế.
2. Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa:
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực công tác:
- Công tác tôn giáo;
- Công tác quản lý đội ngũ công chức, viên chức;
- Công tác kế hoạch, tài chính;
- Công tác cải cách hành chính;
- Khi Bộ trưởng vắng mặt từ 02 ngày trở lên, Bộ trưởng ủy quyền Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa thay mặt Bộ trưởng điều hành công tác của Bộ; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, ủy quyền của Bộ trưởng.
b) Phụ trách các đơn vị:
- Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Vụ Công chức - Viên chức;
- Vụ Kế hoạch - Tài chính;
- Vụ Cải cách hành chính.
3. Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng:
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực công tác:
- Công tác tổ chức, biên chế;
- Công tác chính sách về tiền lương;
- Công tác hợp tác quốc tế;
- Công tác văn thư lưu trữ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Bộ trưởng.
b) Phụ trách các đơn vị:
- Vụ Tổ chức - Biên chế;
- Vụ Tiền lương;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực công tác:
- Công tác chính quyền địa phương;
- Công tác hội, quỹ và tổ chức phi chính phủ;
- Công tác thanh niên;
- Công tác thông tin, tuyên truyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Bộ trưởng.
b) Phụ trách các đơn vị:
- Vụ Chính quyền địa phương;
- Vụ Tổ chức phi chính phủ;
- Vụ Công tác thanh niên;
- Trung tâm Thông tin;
- Tạp chí Tổ chức nhà nước.
5. Thứ trưởng Triệu Văn Cường:
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực công tác:
- Công tác tổng hợp;
- Công tác nghiên cứu khoa học;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Bộ trưởng.
b) Phụ trách các đơn vị:
- Vụ Tổng hợp;
- Viện Khoa học tổ chức nhà nước;
- Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
- Học viện Hành chính Quốc gia;
- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
6. Thứ trưởng Trần Thị Hà:
a) Giúp Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác:
- Công tác thi đua, khen thưởng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Bộ trưởng.
b) Phụ trách đơn vị:
- Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019; thay thế các văn bản phân công công tác của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ Nội vụ trước đây.
Điều 4. Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Nội vụ, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.