BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2681/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 970/QĐ-BYT ngày 29/3/2014 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc Ban hành Tài liệu Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm trẻ khuyết tật;
Căn cứ Quyết định số 5039/QĐ-BYT ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc Thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng chỉnh sửa, bổ sung Tài liệu Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định và nghiệm thu Tài liệu sửa đổi, bổ sung Tài liệu “Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm trẻ khuyết tật” ban hành tại Quyết định số 970/QĐ-BYT ngày 29/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Tài liệu hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm trẻ khuyết tật (sau đây gọi tắt là Hội đồng), gồm các Ông, Bà có tên theo danh sách kèm theo.
Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ sau:
1. Thẩm định và nghiệm thu Tài liệu thay thế Tài liệu ban hành tại Quyết định số 97Q/QĐ-BYT ngày 29/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tài liệu “Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm trẻ khuyết tật”.
2 Nhiệm vụ cụ thể các thành viên Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công.
3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có nhiệm vụ tiếp thu ý kiến của Hội đồng, báo cáo Ban soạn thảo để chỉnh sửa, hoàn thiện Tài liệu thay thế.
Điều 3. Kinh phí hoạt động của hội đồng do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, thông qua Dự án “Tăng cường năng lực mạng lưới dịch vụ và trị liệu cho Trẻ em khuyết tật từ 0 đến 6 tuổi” (Dự án DISTINCT) do Trung tâm Phát triển sức khỏe bền vững (VietHealth) thực hiện và các nguồn viện trợ hợp pháp khác (nếu có). Việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5. Các Ông/Bà Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các Ông, Bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
1. Tên Tài liệu 1: Hướng dẫn tổ chức thực hiện Phát hiện sớm - Can thiệp sớm
2. Thành phần Hội đồng:
- PGS.TS. Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng;
- TS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng;
- GS.TS. Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng;
- TS. Trịnh Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Ủy viên;
- PGS.TS. Phạm Văn Minh, Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên;
- ThS. Nguyễn Minh Hạnh, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Ủy viên thư ký.
1. Tên Tài liệu 2: Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm một số dạng khuyết tật thường gặp
2. Thành phần Hội đồng:
- PGS.TS. Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội phục hồi chức năng Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng;
- TS. Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng;
- GS.TS. Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng;
- TS. Trịnh Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Ủy viên;
- PGS.TS. Phạm Văn Minh, Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng, Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên;
PGS.TS. Lê Ngọc Tuyến - Trưởng khoa phẫu thuật tạo hình -Thẩm mỹ - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội;
- ThS. Lê Anh Tuấn - Trưởng Khoa Tai Mũi Họng trẻ em, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương;
- ThS. Nguyễn Minh Hạnh, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Ủy viên thư ký.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.