ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 268/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 09 tháng 6 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017-2020
UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông báo Kết luận số 40/TB-UBND ngày 22/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh tại phiên họp UBND tỉnh ngày 18/5/2017;
Xét Tờ trình của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh tại Văn bản số 92/VNC-MTKD ngày 01/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng chương trình hỗ trợ khởi nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2017-2020,
Tạo dựng môi trường khởi nghiệp thuận lợi, hun đúc tinh thần khởi nghiệp, làm giàu trong nhân dân; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thông qua những chính sách, công cụ hỗ trợ đầu tư kinh doanh, các quỹ đầu tư, các tổ chức ươm tạo và đào tạo nhân lực, phát triển ý tưởng khởi nghiệp, các hoạt động tư vấn và phát triển doanh nghiệp,...
Khơi dậy và hun đúc tinh thần khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân trong đội ngũ thanh niên, doanh nghiệp; khơi dậy tính sáng tạo, năng động trong sản xuất, lao động và tinh thần sẵn sàng, dám nghĩ, dám làm.
Tạo ra sự kết nối giữa thanh niên, nhà đầu tư/doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước để thiết lập ý tưởng, xây dựng và triển khai ý tưởng, sáng tạo trong khởi nghiệp.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho mọi người dân, doanh nhân tự tin, yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh lâu dài, biết tận dụng cơ hội để khởi nghiệp; kiến tạo một môi trường khởi nghiệp thực chất để mọi người dân tự tin, lập nghiệp, làm giàu chính đáng.
3.1. Truyền thông khởi nghiệp
Đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo góp phần nâng cao nhận thức khởi nghiệp cho xã hội, kích thích tinh thần khởi nghiệp trong mỗi người dân, đặc biệt là trong thanh niên, sinh viên về văn hóa khởi nghiệp, kinh doanh, đề cao và xây dựng tinh thần doanh nhân, doanh trí và nhân bản cho các doanh nhân trẻ và những người muốn tạo lập sự nghiệp kinh doanh riêng.
Các hoạt động chủ yếu: Biên soạn và triển khai chương trình giáo dục khởi nghiệp; Tuyên truyền qua phương tiện thông tin, truyền thông; Tổ chức gặp gỡ, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề: Tổ chức cho những người có ý tưởng, hoài bão, kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt đi nghiên cứu, học tập, tham quan các cơ sở sản xuất kinh doanh, các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng khoa học.
3.2. Sàng lọc và triển khai ý tưởng khởi nghiệp
Hỗ trợ nhằm tuyển chọn ý tưởng, dự án khởi nghiệp để từ đó có phương án hỗ trợ về văn phòng làm việc cùng cơ sở vật chất; đào tạo các nghiệp vụ kỹ năng trong lập kế hoạch kinh doanh, phát triển dự án và quản trị kinh doanh như quản trị nhân sự, marketing, tài chính doanh nghiệp, kỹ năng đàm phán thương mại; tư vấn các vấn đề pháp lý; kết nối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động doanh nghiệp; hỗ trợ, tư vấn về R&D, phát triển và hoàn thiện sản phẩm đầu ra của dự án; xem xét giới thiệu nhà đầu tư sau khi hoàn thiện dự án khởi nghiệp.
3.3. Hỗ trợ về vốn
Thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Chương trình hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Bắc Ninh đề ra nhiệm vụ tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong đó xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Quỹ Đầu tư phát triển; bổ sung đối tượng doanh nghiệp (kể cả Hợp tác xã) khởi nghiệp vào danh mục đầu tư trực tiếp và cho vay của Quỹ đầu tư phát triển nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án khởi nghiệp có tiềm năng phát triển. Sử dụng nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm có hiệu quả, ưu tiên cho vay các dự án khởi nghiệp của thanh niên để khuyến khích thanh niên tham gia khởi nghiệp.
Triển khai ký kết các thỏa thuận hợp tác với các tổ chức, ngân hàng, doanh nghiệp, trường đại học nước ngoài về việc hỗ trợ nguồn vốn vay, chương trình đào tạo cho cộng đồng khởi nghiệp Bắc Ninh.
3.4. Hỗ trợ về gia nhập thị trường
Hỗ trợ thông tin và kết nối với cơ quan Nhà nước, tạo thuận lợi để gia nhập thị trường, tư vấn miễn phí hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho doanh nghiệp khởi nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính như thời gian cấp mới Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,…Tạo thuận lợi trong tiếp cận đất đai, thuê mặt bằng theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng phát triển và ý tưởng đổi mới sáng tạo.
Tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí nhằm giúp các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận thông tin pháp luật, hạn chế các rủi ro trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc trên địa bàn nông thôn, nhất là trong nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn, sinh thái, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
3.5. Hỗ trợ về tiếp cận thị trường
Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để tiếp cận thị trường thế giới.
Hỗ trợ khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử và xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ.
3.6. Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Hàng năm bố trí kinh phí hỗ trợ trang bị kiến thức về khởi sự doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng thành lập doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh; các hộ kinh doanh có mức thuế môn bài bậc 1, bậc 2 có khả năng đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động làng nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy khởi nghiệp làng nghề, khởi nghiệp vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.7. Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp
Giao Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội tỉnh chủ trì tổ chức các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (theo Chương trình số 151/CTr-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ).
3.8. Phát triển khởi nghiệp đô thị
UBND các huyện, thành phố, thị xã trong vùng quy hoạch đô thị rà soát về quy hoạch đô thị, tạo thuận lợi cho thanh niên (thông qua Đoàn thanh niên) thuê đất cho khởi nghiệp đô thị; hình thành các khu thương mại tiện ích, văn minh, tập trung một số hoạt động dịch vụ đô thị để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận mặt bằng thúc đẩy khởi nghiệp.
3.9. Tạo môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thực hiện Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Đánh giá khả năng và giải pháp thu hút đầu tư vào khu đào tạo và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Bắc Ninh theo định hướng thúc đẩy phát triển cụm ngành và trở thành động lực phát triển hành lang sáng tạo.
Hỗ trợ khởi nghiệp trong kết nối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, kết nối cung cấp dịch vụ cho các khu công nghiệp trên cơ sở thực hiện lồng ghép các chính sách và giải pháp về phát triển công nghiệp hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho các khu công nghiệp.
Hoàn thiện các thủ tục để chuyển giao khu công công nghệ thông tin về tỉnh quản lý, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kêu gọi đầu tư gắn với các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện để hỗ trợ khởi nghiệp trong quá trình triển khai xây dựng đô thị thông minh.
Triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc tại Bắc Ninh ngày 12/2/2017 (Thông báo số 132/TB-VPC ngày 13/3/2017 của Văn phòng Chính phủ), Bắc Ninh đăng ký tham gia thí điểm thực hiện chương trình, đề án của Chính phủ về cách mạng công nghiệp 4.0 do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp.
3.10. Phát triển hợp tác xã khởi nghiệp
Hợp tác xã khởi nghiệp là mô hình có tính sáng tạo, chủ động trong khởi nghiệp ở nông thôn. Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển hợp tác xã khởi nghiệp thu hút đông đảo người dân tham gia, chú trọng trong lực lượng thanh niên trên địa bàn tỉnh.
1. Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng nhiệm vụ được giao bổ sung, lồng ghép các chỉ tiêu khởi nghiệp trong các chương trình phát triển đã có; chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các Chương trình này, kết hợp với thực hiện Chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020; chuẩn hóa quy trình theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông; ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, tập trung vào các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, tạo thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp; rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ tài chính (khuyến công, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi hộ kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp,…) phù hợp, tránh trùng lắp.
2. Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế- xã hội có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai Chương trình này gắn với các Chương trình cải thiện môi trường kinh doanh; định kỳ hàng quý báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (trước ngày 20 tháng cuối quý).
3. Sở Tài chính rà soát hoạt động của các Quỹ tài chính và nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức Quỹ tài chính, đầu tư đề tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu suất hoạt động, tham gia trợ giúp tài chính cho hoạt động khởi nghiệp.
4. Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền nỗ lực mới của tỉnh về hỗ trợ khởi nghiệp theo Chương trình này.
5. Văn phòng UBND tỉnh căn cứ vào Chương trình này tham mưu đề xuất các Đề án liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2017; phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội theo dõi, đôn đốc thực hiện Chương trình này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội tỉnh Bắc Ninh; các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH |
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2017)
STT |
Cơ quan chủ trì |
Tên chương trình |
|
|||
1 |
Đài truyền hình Bắc Ninh |
Talk show Khởi nghiệp |
|
|||
Bản tin “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp” |
|
|||||
2 |
Báo Bắc Ninh |
Chuyên mục Khởi nghiệp |
|
|||
3 |
Cổng thông tin điện tử tỉnh |
Chuyên trang Khởi nghiệp |
|
|||
4 |
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Học tập, tham quan cơ sở doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu, trung tâm nghiên cứu |
|
|||
5 |
Quỹ Đầu tư phát triển |
Hỗ trợ tiếp cận vốn, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp |
|
|||
6 |
Tỉnh Đoàn |
Chương trình khởi nghiệp thanh niên |
|
|||
7 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Đào tạo kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp khởi nghiệp |
|
|||
Phát triển khu CNTT và khởi nghiệp trong xu thế cách mạng công nghệ 4.0 |
|
|||||
8 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Đào tạo khởi sự doanh nghiệp |
|
|||
Phát hành tài liệu hướng dẫn một số thủ tục đầu tư ngoài khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh |
|
|||||
Phát hành tài liệu hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp, sổ tay hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp |
|
|||||
Tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI |
|
|||||
Khuyến khích, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp |
|
|||||
Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV |
|
|||||
Chương trình xúc tiến đầu tư |
|
|||||
9 |
Sở Tư pháp |
Phát hành tài liệu phổ biến pháp luật kinh doanh |
|
|||
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp khởi nghiệp |
|
|||||
10 |
Sở Công thương |
Chương trình xúc tiến thương mại |
|
|||
Chương trình khuyến công cho doanh nghiệp khởi nghiệp |
|
|||||
Tổ chức Hội chợ Khởi nghiệp |
|
|||||
11 |
Sở Ngoại vụ |
Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước thông qua các đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài để tiếp cận thị trường thế giới |
|
|||
12 |
Sở Khoa học Công nghệ |
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ |
|
|||
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo |
|
|||||
13 |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
Đào tạo lao động nông thôn |
|
|||
14 |
Sở Tài chính |
Rà soát hoạt động và xây dựng Đề án tổ chức Quỹ tài chính, đầu tư tập trung |
|
|||
15 |
Liên minh các Hợp tác xã |
Chương trình hợp tác xã khởi nghiệp |
|
|||
16 |
Ban Quản lý các Khu công nghiệp |
Hỗ trợ khởi nghiệp trong kết nối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, kết nối cung cấp dịch vụ cho các khu công nghiệp |
|
|||
17 |
Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế-xã hội |
Biên soạn tài liệu Khởi nghiệp |
|
|||
Thí điểm ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp |
|
|||||
Chương trình “Một tuần thực hành khởi nghiệp” |
|
|||||
Chương trình “Khởi nghiệp làng nghề” |
|
|||||
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.