ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2676/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 31 tháng 7 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 435/TTr-TNMT ngày 21 tháng 4 năm 2020 và Văn bản số 5096/STNMT-CCBVMT ngày 01 tháng 7 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 (mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 cụ thể kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa triển khai thực hiện.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2676/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai)
1. Về phạm vi, thành phần môi trường quan trắc
Mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 thực hiện quan trắc các thành phần môi trường (nước mặt, dòng chảy, trầm tích, nước dưới đất, không khí và đất) trên địa bàn thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các huyện: Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch.
2. Về mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của việc xây dựng mạng lưới
a) Mục tiêu:
Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, áp dụng công nghệ quan trắc tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp số liệu cơ bản về các thành phần môi trường. Ngoài ra, mạng lưới xây dựng với mức độ ổn định lâu dài có thể kết hợp với các nhiệm vụ khác về bảo vệ môi trường của tỉnh.
Bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác quản lý, bảo vệ môi trường và dự báo các nguy cơ xảy ra ô nhiễm, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững giữa 03 yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường.
b) Nguyên tắc thiết kế:
- Gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tuân thủ các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quan trắc, đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
- Xây dựng mạng lưới quan trắc của tỉnh phù hợp với mạng lưới quan trắc Quốc gia.
- Tiếp tục khai thác và kế thừa mạng lưới quan trắc của tỉnh qua các năm nhằm đảm bảo tính liên tục của hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc. Đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, loại bỏ, tạm ngưng các vị trí quan trắc phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Mạng lưới quan trắc môi trường có tính mở và động, thích nghi với những yêu cầu và xu thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
c) Về yêu cầu:
- Mạng lưới quan trắc phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại, các điểm quan trắc phải có tính đại diện cao, phản ánh được hiện trạng khu vực quan trắc.
- Mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh phải có tính kế thừa, tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có; đầu tư xây dựng mới phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu số liệu, thông tin điều tra cơ bản về môi trường của tỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển xã hội.
- Mạng lưới quan trắc phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo về chất lượng, thời gian thực hiện, có tính khả thi và phù hợp với nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả.
- Mạng lưới quan trắc phải tuân thủ các cơ sở pháp lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn đối với việc xây dựng mạng lưới.
a) Quan trắc gián đoạn, định kỳ:
Mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 gồm các thành phần chính sau:
- Mạng lưới quan trắc nước mặt:
+ Quan trắc chất lượng nước:
Giai đoạn 2020 - 2025: 169 vị trí (gồm 19 sông, 21 hồ, 56 suối, rạch nhỏ).
Giai đoạn 2025 - 2030: 171 vị trí (gồm 19 sông, 23 hồ, 56 suối, rạch nhỏ).
+ Quan trắc dòng chảy:
Giai đoạn 2020 - 2025: 29 vị trí (gồm 08 sông, 13 suối).
Giai đoạn 2025 - 2030: 29 vị trí (gồm 08 sông, 13 suối).
- Mạng lưới quan trắc trầm tích:
+ Giai đoạn 2020 - 2025: 56 vị trí (gồm 12 sông, 02 hồ, 17 suối, rạch nhỏ).
+ Giai đoạn 2025 - 2030: 56 vị trí (gồm 11 sông, 02 hồ, 16 suối, rạch nhỏ).
- Mạng lưới quan trắc nước dưới đất:
+ Giai đoạn 2020 - 2025: 127 công trình gồm: Thành phố Biên Hòa (15 công trình), thành phố Long Khánh (07 công trình), huyện Tân Phú (10 công trình), huyện Định Quán (22 công trình), huyện Thống Nhất (04 công trình), huyện Trảng Bom (06 công trình), huyện Vĩnh Cửu (13 công trình), huyện Xuân Lộc (18 công trình), huyện Cẩm Mỹ (06 công trình), huyện Long Thành (12 công trình), huyện Nhơn Trạch (14 công trình).
+ Giai đoạn 2025 - 2030: Tiếp tục quan trắc 127 công trình.
- Mạng lưới quan trắc môi trường không khí:
+ Giai đoạn 2020 - 2025: Thực hiện 148 vị trí quan trắc gồm: Khu vực nền (02 vị trí), khu vực công nghiệp (70 vị trí), khu vực dân cư (25 vị trí), khu vực sân bay (16 vị trí), khu vực giao thông (17 vị trí), khu vực xử lý chất thải rắn (09 vị trí), khu vực khai thác đá (09 vị trí).
+ Giai đoạn 2025 - 2030: Thực hiện 145 vị trí quan trắc gồm: Khu vực nền (02 vị trí), khu vực công nghiệp (81 vị trí), khu vực dân cư (25 vị trí), khu vực giao thông (21 vị trí), khu vực xử lý chất thải rắn (07 vị trí), khu vực khai thác đá (09 vị trí).
- Mạng lưới quan trắc môi trường đất:
+ Giai đoạn 2020 - 2025: Thực hiện 92 vị trí quan trắc gồm: Khu vực đất nền (04 vị trí), khu vực đất công nghiệp (39 vị trí), khu vực đất nông nghiệp (31 vị trí), khu vực đất dân sinh (03 vị trí), khu vực phụ cận sân bay (06 vị trí), khu vực phụ cận các khu xử lý chất thải rắn (09 vị trí).
+ Giai đoạn 2025 - 2030: Thực hiện 96 vị trí quan trắc gồm: Khu vực đất nền (04 vị trí), khu vực đất công nghiệp (51 vị trí), khu vực đất nông nghiệp (31 vị trí), khu vực đất dân sinh (03 vị trí), khu vực phụ cận các khu xử lý chất thải rắn (07 vị trí).
b) Quan trắc tự động, liên tục:
- Giai đoạn 2020 - 2025:
+ Môi trường nước mặt: Tiếp tục vận hành 11 trạm quan trắc nước mặt tự động, trong đó gồm: 04 trạm do tỉnh đầu tư, 01 trạm dự án thủy lợi Phước Hòa, 06 trạm do Ngân hàng Thế giới đầu tư), đầu tư lắp đặt thêm 05 trạm quan trắc tự động tại sông La Ngà (01 trạm tại khu vực cá bè La Ngà), sông Buông (01 trạm) và khu vực nuôi trồng thủy sản huyện Nhơn Trạch (03 trạm).
+ Môi trường không khí: Tiếp tục vận hành 02 trạm quan trắc không khí tự động cố định và 01 xe quan trắc không khí tự động di động (quan trắc tự động không khí xung quanh tại khu dân cư, nút giao thông và các khu vực khai thác đá trên địa bàn tỉnh). Đề xuất lắp đặt thêm 04 trạm quan trắc không khí tự động cố định: KCN Tập trung Nhơn Trạch (01 trạm), Sân bay Quốc tế Long Thành (01 trạm), tuyến đường chuyên dụng vận chuyển vật liệu xây dựng cụm mỏ đá Tân Cang (01 trạm) và Ngã tư Hiệp Phước - huyện Nhơn Trạch (01 trạm).
- Giai đoạn 2025 - 2030:
+ Môi trường nước mặt: Tiếp tục vận hành 16 trạm quan trắc nước mặt tự động giai đoạn 2020 - 2025.
+ Môi trường không khí: Tiếp tục vận hành 06 trạm quan trắc không khí tự động cố định và 01 xe quan trắc không khí tự động di động, bổ sung 01 vị trí quan trắc tự động liên tục cố định tại nút giao thông Dầu Giây.
4. Thông số và tần suất thực hiện
Đối với từng thành phần mạng lưới quan trắc việc lựa chọn thông số và tần suất thực hiện được tuân thủ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội tương ứng với từng thời điểm triển khai để lựa chọn cho phù hợp.
a) Bổ sung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường:
Để đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường đến năm 2030, cần có kế hoạch bổ sung nguồn lực để thực hiện, đặc biệt là tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn viên chức có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện nhiệm vụ quan trắc.
b) Đào tạo nguồn nhân lực:
- Tổ chức và tham gia các lớp tập huấn chuyên môn về công tác quan trắc môi trường. Các nội dung cần đào tạo: Kỹ năng lấy mẫu và phân tích mẫu; quản lý, phân tích dữ liệu; cập nhật, truy xuất thông tin và ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động quan trắc.
- Mở rộng và tăng cường hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Ngoài ra, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ quan trắc tự động nhằm cảnh báo sớm ô nhiễm, xử lý, phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường.
6. Về nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường và đầu tư các trang thiết bị quan trắc được lấy từ nguồn sự nghiệp môi trường hàng năm của tỉnh và huy động thêm nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn khác.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì thực hiện các nội dung của mạng lưới quan trắc, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh để kịp thời đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tổ chức thực hiện, ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành, địa phương các đơn vị có nhu cầu theo quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện công khai các dữ liệu quan trắc theo quy định, trừ các thông tin, số liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng và thực hiện đề án, dự án tăng cường năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quan trắc nhằm đảm bảo khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và kiến nghị những vấn đề mới phát sinh vượt thẩm quyền.
b) Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa:
Phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường trong công tác quan trắc các thành phần môi trường, tổng hợp, đánh giá nguyên nhân ô nhiễm môi trường kịp thời báo cáo UBND tỉnh các giải pháp phù hợp và số vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện các nội dung của công tác quan trắc./.
(Đính kèm:
Phụ lục I: Mạng lưới quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phụ lục II: Mạng lưới quan trắc dòng chảy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phụ lục III: Mạng lưới quan trắc trầm tích trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phụ lục IV: Mạng lưới quan trắc nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phụ lục V: Mạng lưới quan trắc môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Phụ lục VI: Mạng lưới quan trắc môi trường đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030)./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.