ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 267/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 19 tháng 02 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2024
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 282/TTr-SKHCN ngày 07/02/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm
2024, gồm 03 Đề tài:
1. Phát triển kinh tế cộng đồng dựa vào nguồn nội lực cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Phước.
2. Giải pháp xây dựng xã hội học tập trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
3. Xây dựng và hoàn thiện quy trình bảo quản trái cây sau thu hoạch tại tỉnh Bình Phước bằng hệ thống Plasma lạnh.
(Mục tiêu, sản phẩm dự kiến, phương thức thực hiện của từng nhiệm vụ: Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Thống nhất 05 Đề tài thuộc Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2023 theo Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 20/02/2023 của UBND tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện trong năm 2024, gồm:
1. Tên Đề tài:
1.1. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nano và công nghệ số trong canh tác cây hồ tiêu an toàn và bền vững tại tỉnh Bình Phước.
- Tên Đề tài theo Quyết định số 205/QĐ-UBND ngày 20/02/2023: “Xây dựng quy trình canh tác tiêu an toàn bền vững tại tỉnh Bình Phước ứng dụng công nghệ nano và công nghệ số”;
- Được Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh họp ngày 19/7/2023 thống nhất đề nghị đổi tên Đề tài thành: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nano và công nghệ số trong canh tác cây hồ tiêu an toàn và bền vững tại tỉnh Bình Phước”.
1.2. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học từ lá trầu không (Piper betel) kết hợp với nano bạc trong phòng chống một số bệnh hại chính trên cây điều tỉnh Bình Phước.
1.3. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và rối loạn tiêu hóa từ cây Tiêu lốt (Piper longum L.) trồng tại Bình Phước.
1.4. Thực trạng và giải pháp nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) tỉnh Bình Phước trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
1.5. Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất kế hoạch bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc có hiệu quả kinh tế cao tại tỉnh Bình Phước.
2. Phương thức thực hiện:
- Chấp thuận kết quả tuyển chọn và nội dung Thuyết minh chi tiết của các Đề tài nêu trên đã được Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh thông qua trong năm 2023 (kèm theo các Biên bản họp Hội đồng).
- Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ thẩm định kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: thực hiện các thủ tục thẩm định kinh phí các Đề tài nêu trên để triển khai thực hiện trong năm 2024, đảm bảo đúng quy định.
Điều 3. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
Điều 4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
MỤC TIÊU, SẢN PHẨM DỰ KIẾN, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN CỦA CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH NĂM 2024
STT |
Tên đề tài |
Định hướng mục tiêu |
Yêu cầu đối với sản phảm |
Phương thức thực hiện |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
1 |
Phát triển kinh tế cộng đồng dựa vào nguồn nội lực (Asset-Based Community Development) cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Phước |
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cách tiếp cận ABCD (Phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và do người dân làm chủ) và phát triển kinh tế cộng đồng. - Đánh giá thực trạng các nguồn lực tại cộng đồng (nhân lực, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, và văn hóa). - Xây dựng và thử nghiệm mô hình phát triển kinh tế cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số dựa vào nguồn lực tại cộng đồng. - Đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm phát triển kinh tế cộng đồng tại địa phương dựa vào nguồn lực tại cộng đồng. |
- 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài. - 01 Báo cáo tóm tắt. - 02 mô hình phát triển kinh tế cộng đồng dựa vào nguồn lực. - 01 Báo cáo về hệ thống giải pháp thực tiễn (mô hình, chính sách, ứng dụng CNTT) trong phát triển kinh tế cộng đồng. - Tài liệu hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quảng bá các sản phẩm/mô hình phát triển kinh tế cộng đồng. - 01 cuốn danh bạ các nguồn lực/mạng lưới xã hội. - 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành. |
Tuyển chọn đơn vị thực hiện |
|
2 |
Giải pháp xây dựng xã hội học tập trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước |
- Đánh giá thực trạng xây dựng xã hội học tập trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại tỉnh Bình Phước từ năm 2012 đến nay. - Đề xuất các giải pháp xây dựng xã hội học tập trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tiếp theo. |
- 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài. - 01 Báo cáo tóm tắt. - 01 Báo cáo đề xuất giải pháp. - 01 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành. |
Tuyển chọn đơn vị thực hiện. |
|
3 |
Xây dựng và hoàn thiện quy trình bảo quản trái cây sau thu hoạch tại tỉnh Bình Phước bằng hệ thống Plasma lạnh |
- Đánh giá hiện trạng quy trình xử lý trái cây sau thu hoạch nhằm xác định những yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình bảo quản. - Đánh giá hiện trạng các điều hiện bảo quản (như: nhiệt độ, độ ẩm, thực tế việc nhiễm vi sinh vật bề mặt, côn trùng…) nhằm đưa ra các điều kiện bảo quản hiệu quả. - Đề xuất thực hiện mô hình bảo quản gồm các quy trình xử lý, đóng gói, lưu trữ nhằm khắc phục các hạn chế hiện có và nâng cao được thời gian bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Kết hợp hệ thống máy Plasma và vật liệu hút ẩm công nghệ mới đã được Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng nghiên cứu để hoàn thiện quy trình xử lý và bảo quản trái cây sau thu hoạch phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Phước. |
- 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài. - 01 Báo cáo tóm tắt. - 01 Báo cáo thực trạng bảo quản trái cây sau thu hoạch tại tỉnh Bình Phước. - Xây dựng mô hình bảo quản tối ưu, kết hợp với hệ thống Plasma đã được nghiên cứu, nhằm nâng cao thời gian bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm bảo quản. - Quy trình bảo quản trái cây sau thu hoạch tại tỉnh Bình Phước bằng hệ thống Plasma lạnh. - 01 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí chuyên ngành. |
Tuyển chọn đơn vị thực hiện |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.