ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2634/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 26 tháng 11 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-BNV ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 148/QĐ-UBND ngày 21/01/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT . CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
XÁC ĐỊNH
“CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC
HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH CÀ MAU”
(Kèm theo Quyết định số: 2634/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu
1. Mục tiêu: Xác định Chỉ số cải cách hành chính (viết tắt là Chỉ số CCHC) để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành tỉnh (gọi tắt là đơn vị cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt là đơn vị cấp huyện) thuộc tỉnh Cà Mau.
2. Yêu cầu
a) Chỉ số CCHC phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính theo chỉ đạo của cấp trên và chương trình, đề án, kế hoạch... của địa phương.
b) Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai cải cách hành chính hàng năm của các đơn vị.
c) Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai cải cách hành chính của các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện.
d) Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong theo dõi, đánh giá Chỉ số CCHC.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng
1. Phạm vi điều chỉnh: Công tác theo dõi, đánh giá kết quả triển khai thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Trong đó, 02 cơ quan đặc thù là Ban Dân tộc và Thanh tra tỉnh vẫn thực hiện việc đánh giá, chấm điểm nhưng không xếp hạng Chỉ số CCHC như các đơn vị khác.
Chương II
CÁC LĨNH VỰC, TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN, THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Điều 3. Xác định Chỉ số CCHC các đơn vị cấp tỉnh
1. Các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần: Chỉ số CCHC các đơn vị cấp tỉnh được xác định trên 7 lĩnh vực, 37 tiêu chí và 70 tiêu chí thành phần.
2. Thang điểm đánh giá
- Thang điểm đánh giá là 100;
- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 37,5/100;
- Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Phụ lục 1 (kèm theo).
3. Phương pháp đánh giá
- Tự đánh giá của các đơn vị cấp tỉnh: Các đơn vị cấp tỉnh tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC các đơn vị cấp tỉnh và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Điểm các đơn vị tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá” của Phụ lục 1.
- Đánh giá qua điều tra xã hội học: Số tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học là 33, được thể hiện tại cột “Ghi chú” và các dòng có chữ viết tắt “ĐTXHH” của Phụ lục 1. Việc điều tra xã hội học được tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau.
- Điểm tự đánh giá của các đơn vị cấp tỉnh sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện. Tổng hợp điểm qua điều tra xã hội học và điểm Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá là “Điểm đạt được” thể hiện tại các cột tương ứng của Phụ lục 1, là căn cứ để tính Chỉ số CCHC cho từng đơn vị cấp tỉnh.
- Chỉ số CCHC được xác định bằng tỉ lệ % giữa “Tổng điểm đạt được” và “Tổng điểm tối đa”.
Điều 4. Xác định Chỉ số CCHC các đơn vị cấp huyện
1. Các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần: Chỉ số CCHC cấp huyện được xác định trên 8 lĩnh vực, 47 tiêu chí và 71 tiêu chí thành phần.
2. Thang điểm đánh giá
- Thang điểm đánh giá là 100;
- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 31,5/100;
- Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Phụ lục 2 (kèm theo).
3. Phương pháp đánh giá
- Tự đánh giá của các huyện: Các huyện tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của huyện và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số CCHC cấp huyện và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Điểm các huyện tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá” của Phụ lục 2.
- Đánh giá qua điều tra xã hội học: Số tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học là 29, được thể hiện tại cột “Ghi chú” và các dòng có chữ viết tắt “ĐTXHH” của Phụ lục 2. Việc điều tra xã hội học được tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau.
- Điểm tự đánh giá của các huyện sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là điểm do Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện. Tổng hợp điểm qua điều tra xã hội học và điểm Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá là “Điểm đạt được” thể hiện tại các cột tương ứng của Phụ lục 2, là căn cứ để tính Chỉ số CCHC cho từng đơn vị cấp huyện.
- Chỉ số CCHC được xác định bằng tỉ lệ % giữa “Tổng điểm đạt được” và “Tổng điểm tối đa”.
Điều 5. Quy định điểm trừ trong chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC
1. Trừ 01 điểm đối với mỗi văn bản đề nghị rút kinh nghiệm của lãnh đạo Tỉnh ủy hoặc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chất lượng quản lý, điều hành.
2. Trừ 02 điểm đối với mỗi văn bản phê bình của lãnh đạo Tỉnh ủy hoặc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về chất lượng quản lý, điều hành; mỗi đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo được kết luận là đúng sự thật về thái độ, hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Ban hành văn bản hướng dẫn việc xác định Chỉ số CCHC; hàng năm, dự toán kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC.
2. Tập huấn, bồi dưỡng cho công chức về công tác theo dõi, đánh giá và xác định Chỉ số CCHC; theo dõi, đôn đốc việc triển khai, thực hiện của các cơ quan, đơn vị.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền về Chỉ số CCHC trong kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính hàng năm.
4. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xác định nhóm đối tượng điều tra xã hội học; xây dựng bộ câu hỏi điều tra xã hội học và chủ trì tổ chức điều tra xã hội học đối với các đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC của tỉnh.
6. Tổng hợp, xử lý số liệu để xác định Chỉ số CCHC của các đơn vị cấp tỉnh, các huyện thông qua Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC của tỉnh; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố .
7. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức công bố Chỉ số CCHC các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện hàng năm.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát nội dung Chỉ số CCHC để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện
1. Triển khai việc xác định Chỉ số CCHC trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan, đơn vị theo quy định.
2. Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo xác định Chỉ số CCHC của cơ quan, đơn vị.
3. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức điều tra xã hội học để xác định Chỉ số CCHC.
4. Các sở, ban, ngành tỉnh được giao chủ trì các nội dung cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thẩm định, đánh giá kết quả xác định Chỉ số CCHC của các đơn vị cấp tỉnh, các huyện hàng năm.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ban hành quy định và triển khai thực hiện việc xác định Chỉ số CCHC hàng năm đối với các xã, phường, thị trấn trực thuộc.
Điều 8. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có).
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai xác định Chỉ số CCHC hàng năm thực hiện theo quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.