BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2621/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2023 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại Phiếu trình số 54/PTr-TCDS ngày 29/5/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ
GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THUỘC TIỂU DỰ ÁN 2, DỰ ÁN 9, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2621/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2023 của
Bộ Y tế)
Để triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ của Tiểu dự án 2 - Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Dự án 9 Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (viết gọn vùng ĐBDTTS&MN); Bộ Y tế hướng dẫn chuyên môn về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như sau:
Nâng cao năng lực cho cán bộ dự án trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu dự án 2 góp phần thực hiện mục tiêu giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3%-5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao.
1. Địa bàn
Tại 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối tượng
2.1. Đối tượng sử dụng hướng dẫn: Cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện dự án.
2.2. Đối tượng can thiệp của tiểu dự án:
- Nhóm vị thành niên, thanh niên là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù;
- Nhóm phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù tảo hôn, kết hôn cận huyết thống;
- Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số;
- Các bậc cha mẹ và học sinh thuộc trường phổ thông dân tộc nội trú.
1. Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
1.1. Các hoạt động truyền thông vận động về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
1.1.1. Phương thức thực hiện: Cung cấp thường xuyên, đầy đủ các thông tin liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho lãnh đạo các cấp chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và người có uy tín trong cộng đồng.
1.1.2. Nội dung truyền thông vận động: Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng này và các giải pháp, biện pháp can thiệp giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tình hình triển khai, kết quả giải pháp can thiệp của các chương trình, đề án liên quan đến giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống góp phần nâng cao chất lượng dân số tại trung ương và địa phương.
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu:
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí tại trung ương và địa phương:
+ Tại Trung ương: Lồng ghép nội dung về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào các cuộc giao ban thường kỳ của lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí trung ương với Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương mỗi quí 1 lần;
+ Tại địa phương: Lồng ghép nội dung về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào các cuộc giao ban thường kỳ của lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí địa phương với Lãnh đạo của tỉnh; các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2025;
- Sản xuất và cung cấp bản tin, tài liệu truyền thông vận động; nhân bản và cung cấp;
- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, giao lưu, tọa đàm đối thoại chính sách về giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...
1.2. Các hoạt động truyền thông, giáo dục cho các đối tượng có liên quan trực tiếp đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
1.2.1. Phương thức thực hiện: Tổ chức truyền thông cho nhóm vị thành niên, thanh niên là người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; các bậc cha mẹ và học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; nhóm phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số thuộc các dân tộc gặp tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; các cặp vợ chồng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
1.2.2. Nội dung truyền thông chuyển đổi hành vi:
- Thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại địa phương, các địa bàn triển khai dự án;
- Hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối cá nhân, gia đình và cộng đồng (tập trung vào vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình và chất lượng dân số, dinh dưỡng, phát triển thể chất):
+ Hệ lụy đối với phụ nữ và bà mẹ: Đối mặt với vấn đề về sức khỏe thể chất (sức khỏe sinh sản; sức khỏe trước, trong và sau khi mang thai đặc biệt mang thai tuổi vị thành niên; tăng tỷ lệ tử vong mẹ...) và sức khỏe tinh thần.
+ Hệ lụy đối với trẻ em: Tăng tỷ lệ tử vong trong năm đầu đời của trẻ; suy giảm chất lượng dân số (nguy cơ mắc một số bệnh, tật bẩm sinh di truyền, suy dinh dưỡng, các vấn đề về thể chất...).
+ Một số các hệ lụy khác như thất học, mù chữ, nghèo đói, lạm dụng và bạo lực, sức khỏe tâm thần, bị cô lập và bỏ rơi...
1.2.3. Các hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng: Thực hiện hàng năm, mỗi năm tổ chức ít nhất 01 cuộc/xã thuộc địa bàn dự án;
- Tuyên truyền trực tiếp tới đối tượng tại địa bàn cư trú thông qua cán bộ làm công tác dân tộc, dân số, nhân viên y tế thôn bản, tư pháp và tuyên truyền viên tại cộng đồng, báo cáo viên;
- Tổ chức tuyên truyền tư vấn trực tiếp cho nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn; vị thành niên, thanh niên; các cặp vợ chồng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, hoạt động sinh hoạt cộng đồng lồng ghép trong các hoạt động văn hóa xã hội khác;
- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn...theo các tài liệu hướng dẫn chuyên ngành y tế (tài liệu “Hướng dẫn truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên” ban hành kèm theo Quyết định số 2885/QĐ-BYT ngày 22/10/2022 của Bộ Y tế,...);
- Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm truyền thông mẫu để địa phương nhân bản và cấp phát;
- Xây dựng các cụm pa-nô, áp phích tuyên truyền tại địa bàn xã thực hiện dự án;
- Xây dựng các phóng sự, các tin bài và chuyên trang trên báo, đài, truyền hình trung ương và địa phương, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh huyện, xã;
- Phát triển tài liệu truyền thông số về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên website và các nền tảng mạng xã hội.
2. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện dự án
2.1. Phương thức thực hiện: Tổ chức các lớp tập huấn; các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm; các đoàn giao lưu học hỏi tại các địa phương tiêu biểu.
2.2. Các hoạt động chủ yếu:
- Biên soạn và cung cấp tài liệu tập huấn;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động các nội dung về hôn nhân, gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá gồm khảo sát đầu vào, lập kế hoạch, triển khai thực hiện hoạt động, giám sát, đánh giá kết quả, hiệu quả các hoạt động của tiểu dự án;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất
3. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
3.1. Phương thức thực hiện: Phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thực thi quy định của pháp luật.
3.2. Các hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, chính sách của nhà nước liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cân huyết thống cho cán bộ thực hiện dự án;
- Tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Xây dựng quy chế, hương ước, quy ước, cam kết, thực thi các biện pháp can thiệp khi vi phạm pháp luật về Hôn nhân và gia đình;
- Các tổ chức, đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức, thực hiện giám sát đánh giá việc thực hiện pháp luật của nhà nước liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Định kỳ tổ chức bình xét để biểu dương khen thưởng các tổ chức thực hiện tốt quy định liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
4. Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, đánh giá
- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát đầu vào để thu thập thông tin về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa bàn triển khai; nhận thức và kỹ năng của cán bộ quản lý, cán bộ truyền thông...
- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện các hoạt động dự án tại các cấp.
5. Mô hình can thiệp giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
5.1. Mục đích: Giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống góp phần nâng cao chất lượng dân số.
5.2. Phương thức thực hiện:
- Lồng ghép các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ kết hợp với các mô hình, hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất.
+ Đối với các địa phương đang triển khai các mô hình thuộc Đề án Giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025 (Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ); lồng ghép cung cấp các dịch vụ về về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất trong các hoạt động của các mô hình.
+ Đối với các địa phương khác tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động của mô hình.
5.3. Địa bàn:
- Địa bàn thực hiện Mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao vùng đồng bào DTTS&MN.
- Số lượng, quy mô thực hiện mô hình do UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và trường học xem xét, quyết định.
5.4. Đối tượng tác động của mô hình:
- Lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, cán bộ tham gia chỉ đạo, quản lý, triển khai thực hiện mô hình các cấp; những người có uy tín trong cộng đồng;
- Các bậc cha mẹ, những người trong độ tuổi sinh đẻ; Vị thành niên, thanh niên đặc biệt là nhóm phụ nữ và nam giới đã tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; các bà mẹ, phụ nữ mang thai trước tuổi kết hôn hoặc kết hôn cận huyết thống.
5.5. Các hoạt động chủ yếu:
- Tổ chức các hoạt động truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi theo hướng dẫn tại Mục 1. Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi;
- Thực hiện tư vấn tại cộng đồng, tư vấn trực tiếp cho các đối tượng là vị thành niên, thanh niên có nguy cơ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại địa bàn;
- Đưa nội dung giáo dục về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào các chương trình, hoạt động của công tác dân số đang triển khai cho học sinh trong trường học trung học tại khu vực triển khai dự án;
- Tư vấn, cung cấp các dịch vụ phù hợp cho từng đối tượng thuộc mô hình: (Đối với các nội dung cung cấp dịch vụ, địa phương cần rà soát và kết hợp với các dự án trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 để tránh trùng lắp đối tượng gồm Dự án 7; Dự án 8)
+ Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em: Lồng ghép, phối hợp triển khai việc cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc trước, trong, sau sinh và chăm sóc sức khỏe trẻ em trong khuôn khổ các Dự án 7 (theo Quyết định 2415/QĐ-BYT ngày 05/09/2022 của Bộ Y tế) và Dự án 8 (Hướng dẫn số 04/HĐ-ĐCT ngày 28/07/2022 của Trung ương Hội LHPN) của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.
+ Kế hoạch hóa gia đình, không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con.
+ Nâng cao chất lượng dân số gồm tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh: Thực hiện theo hướng dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18/8/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; Thông tư số 30/2019/TT-BYT ngày 03/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 34/2017/TT-BYT ; quy định các gói dịch vụ Y tế cơ bản do Trạm Y tế xã thực hiện...); theo các chương trình, văn bản hướng dẫn chuyên môn (Chương trình 1999 Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày 21/4/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh...).
- Theo dõi và quản lý đối với các cặp vợ chồng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống để thực hiện tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số phù hợp.
1. Tổng cục Dân số - KHHGĐ (sau này là Cục Dân số)
Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan hướng dẫn chuyên môn; tổ chức triển khai và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, định kỳ báo cáo Bộ Y tế tình hình thực hiện tại địa phương các nội dung chuyên môn:
- Cung cấp thông tin về các hoạt động của tiểu dự án tới chính quyền các cấp. Tuyên truyền, vận động các đoàn thể, tổ chức, người có uy tín trong cộng đồng và người dân ủng hộ, tham gia thực hiện tiểu dự án. Lồng ghép với các hoạt động, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ liên quan;
- Phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động người dân và cộng đồng thực hiện nghiêm các quy định về cấm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; thanh niên không tảo hôn, không kết hôn cận huyết. Huy động các đoàn thể, bộ đội biên phòng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, biên giới, hải đảo tham gia giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống;
- Tư vấn cộng đồng, vận động thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; phụ nữ mang thai thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh; trẻ sơ sinh được thực hiện sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh bẩm sinh; kế hoạch hóa gia đình;
- Cung cấp dịch vụ về tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; kế hoạch hóa gia đình.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
- Hướng dẫn các địa phương lồng ghép các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong khuôn khổ các Dự án, Tiểu Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025;
- Hướng dẫn chuyên môn, cung cấp tài liệu và tổ chức đào tạo giảng viên tuyến tỉnh để các địa phương triển khai các hoạt động truyền thông - giáo dục về CSSKSS cho vị thành niên trong các trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Tham gia xây dựng các tài liệu truyền thông về CSSKSS, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
3. Viện Dinh dưỡng
- Xây dựng, phổ biến các tài liệu truyền thông, hướng dẫn cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ vị thành niên, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ dưới 5 tuổi.
- Nghiên cứu các chế độ ăn dựa vào thực phẩm địa phương và sản phẩm dinh dưỡng cho người bệnh Thalassemia.
4. Sở Y tế các tỉnh, thành phố
Phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan cấp dưới thực hiện các nội dung chuyên môn thuộc Tiểu dự án.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.