UỶ BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2620/QĐ-UBND |
Thanh Hoá, ngày 10 tháng 8 năm 2011 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Chỉ thị số 30/2005/CT-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
Căn cứ các Thông tư: số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ; số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1901/QĐ-UBND ngày 15/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt bổ sung danh mục các dự án lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu thực hiện trong kế hoạch năm 2011 của tỉnh Thanh Hoá;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 86/TTr-SNN&PTNT ngày 20/7/2011 về việc đề nghị phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:
I. Tên dự án: Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.
II. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hoá.
III. Chủ dự án: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hoá.
IV. Mục tiêu và yêu cầu của dự án:
1. Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng hệ thống giết mổ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; quy hoạch xây dựng hệ thống các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, cung cấp thịt đủ tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm cho thị trường; đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách để duy trì hệ thống giết mổ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Yêu cầu:
- Hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm phải tuân thủ tuyệt đối yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng (cả trực tiếp và gián tiếp) đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng;
- Hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm phải đảm bảo tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thú y, hạn chế tới mức thấp nhất khả năng lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong vùng;
- Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu thịt gia súc, gia cầm cho nhân dân trong tỉnh và nhu cầu chế biến xuất khẩu;
- Được chính quyền địa phương và các ngành chức năng đồng ý cho tồn tại và phát triển.
- Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn trực tiếp đối với chủ đầu tư, người tiêu dùng và nhà quản lý;
- Phương pháp cộng tác viên;
- Phương pháp hội thảo chuyên đề, trưng cầu ý kiến chuyên gia;
- Kế thừa số liệu của các cấp, các ngành hữu quan;
- Phương pháp phân tích tổng hợp và dự báo;
- Sử dụng hệ thống định mức tính toán.
VI. Phạm vi lập quy hoạch: Quy hoạch được lập trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, chia thành 3 khu vực:
- Khu vực I: Thành phố Thanh Hóa;
- Khu vực II: Các thị xã: Sầm Sơn, Bỉm Sơn và khu kinh tế Nghi Sơn;
- Khu vực III: Các huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.
VII. Nội dung nghiên cứu xây dựng quy hoạch
1. Thực trạng hệ thống giết mổ và cung ứng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
1.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển chăn nuôi nói chung và giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nói riêng.
- Điều kiện tự nhiên: Các yếu tố thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi; các yếu tố về đất đai, địa hình; các yếu tố về nguồn nước, thuỷ văn.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, lao động, chất lượng lao động; tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp.
1.2. Thực trạng sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm
1.2.1. Thực trạng về sản xuất chăn nuôi
- Tăng trưởng và phân bố đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010;
- Thống kê về sản lượng thịt hơi, tính toán tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005 - 2010;
- Các hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: nuôi công nghiệp tập trung, nuôi bán thâm canh, nuôi truyền thống,…
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2. Các chính sách phát triển chăn nuôi: Chính sách của Trung ương, của tỉnh. Đánh giá về kết quả triển khai và hiệu quả của các chính sách đối với phát triển chăn nuôi của tỉnh,...
1.2.3. Tổng hợp đánh giá về công tác thú y phòng chống dịch bệnh:
- Diễn biến tình hình dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm,… trong thời gian qua; đánh giá công tác xây dựng vùng cơ sở an toàn dịch giai đoạn 2005 - 2010;
- Tổng hợp thông tin số liệu về hệ thống thú y phòng chống dịch trên địa bàn các huyện: Hệ thống trạm thú y; đầu tư trang thiết bị chuyên dụng;
- Đánh giá về công tác dự phòng và kết quả dập dịch. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
1.2.4. Phương thức vận chuyển gia súc, gia cầm sống đến cơ sở giết mổ.
1.2.5. Đánh giá tình hình công tác giết mổ, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật.
1.3. Hiện trạng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm
1.3.1. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hiện có
- Địa điểm xây dựng;
- Chủ đầu tư;
- Vốn đầu tư;
- Loại hình sản xuất: Thủ công, công nghiệp,...
- Các hạng mục xây dựng chủ yếu: Trại nhốt gia súc, gia cầm sống, nhà giết mổ, kho lạnh, phương tiện vận chuyển thịt gia súc, gia cầm... (so sánh với định mức xây dựng hiện hành);
- Công suất thiết kế;
- Công suất thực tế;
- Phương thức hoạt động: Giết mổ thuê, nhập thịt hơi xuất thịt xẻ và phụ phẩm, cho thuê cơ sở giết mổ,... Thị trường tiêu thụ sản phẩm: chế biến xuất khẩu, bán buôn, bán lẻ,...
- Nguồn nguyên liệu: Trong tỉnh, nhập từ các tỉnh khác;
- Thời gian đưa vào hoạt động;
- Tình trạng hiện tại: Hiệu quả kinh doanh, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường,...
- Ý kiến của chủ đầu tư: Định hướng của cơ sở, kiến nghị,...
1.3.2. Các dự án đầu tư giết mổ gia súc, gia cầm đã được phê duyệt, chuẩn bị xây dựng
- Địa điểm xây dựng của dự án;
- Chủ đầu tư dự án;
- Vốn đầu tư;
- Loại hình sản xuất: Thủ công, công nghiệp,...
- Các hạng mục xây dựng chủ yếu: Trại nhốt gia súc, gia cầm sống, nhà giết mổ, kho lạnh, phương tiện vận chuyển thịt gia súc, gia cầm,...
- Công suất thiết kế;
- Phương án xử lý chất thải;
- Phương thức hoạt động: Giết mổ thuê, nhập thịt hơi xuất thịt xẻ và phụ phẩm, cho thuê,... Dự báo thị trường tiêu thụ: chế biến xuất khẩu, bán buôn, bán lẻ,...
- Nguồn nguyên liệu: trong tỉnh, nhập từ các tỉnh khác;
- Thời gian khởi công;
- Thời gian đưa vào hoạt động.
1.4. Đánh giá hoạt động của hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm hiện có
a) Phân tích, đánh giá về sự hợp lý của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
- Đánh giá sự hợp lý trong phân bố các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm;
- Đánh giá về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm;
- Đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
- Đánh giá về đảm bảo vệ sinh môi trường của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
b) Phân tích nguyên nhân
- Tập quán và ý thức của người dân (kể cả người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng);
- Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm;
- Công tác tuyên truyền, khuyến cáo đến người dân;
- Hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật: Chất lượng văn bản, triển khai văn bản.
- Khả năng thực thi nhiệm vụ của các cơ quan quản lý: Nhiệm vụ cụ thể; sự phối hợp trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
2. Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
a) Hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm phải đảm bảo giải quyết tối đa nhu cầu tiêu dùng thịt gia súc, gia cầm của toàn tỉnh.
b) Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải được bố trí hợp lý trong một hệ thống:
- Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng thịt ở từng vùng trên địa bàn tỉnh.
- Hạn chế tối đa quãng đường vận chuyển gia súc, gia cầm sống (gắn cơ sở giết mổ với các vùng sản xuất gia súc, gia cầm).
c) Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải được xây dựng theo hướng hiện đại hoá với hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
d) Khuyến khích việc xã hội hoá đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch được duyệt.
2.2. Căn cứ quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm
2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch hệ thống giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.
- Định hướng quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội;
- Mối quan hệ liên vùng của Thanh Hoá với các tỉnh khác trong phát triển kinh tế - xã hội;
- Định hướng quy hoạch hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ;
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020;
2.2.2. Xác định nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm: số lượng và chủng loại thịt.
- Nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc gia cầm tươi sống trên địa bàn tỉnh;
- Nhu cầu thịt gia súc, gia cầm cho chế biến xuất khẩu;
- Nhu cầu thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
2.2.3. Xác định nhu cầu giết mổ: số lượng và chủng loại thịt.
2.3. Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm
2.3.1. Chọn địa điểm thiết kế xây dựng quy mô hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm.
Căn cứ lựa chọn địa điểm và quy mô hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm:
- Tối thiểu hoá cự ly vận chuyển từ vùng sản xuất đến cơ sở giết mổ và hạn chế quãng đường vận chuyển gia súc, gia cầm sống qua khu tập trung dân cư.
- Quy mô của từng cơ sở giết mổ trong hệ thống phải đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong phạm vi phục vụ đã được xác định.
- Cơ sở giết mổ phải được bố trí tiện đường giao thông, thuận tiện cấp nước và tiêu nước thải.
- Cơ sở giết mổ phải được bố trí phù hợp với quy hoạch xây dựng chung của tỉnh.
- Cơ sở giết mổ phải được bố trí phù hợp với quy hoạch quy hoạch sử dụng đất trên từng địa bàn của tỉnh.
- Địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải được chính quyền địa phương (thành phố, huyện, thị xã và xã, phường) nhất trí, chấp thuận bằng văn bản.
2.3.2. Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm
a) Quy hoạch bố trí từng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
- Tên cơ sở;
- Địa điểm đầu tư xây dựng;
- Phạm vi phục vụ (theo đơn vị hành chính);
- Công suất giết mổ, loại sản phẩm chủ yếu;
- Giải pháp về kinh tế, xã hội, môi trường của từng cơ sở;
b) Phân loại các cơ sở giết mổ và kế hoạch đầu tư xây dựng
- Phân loại các cơ sở giết mổ theo đơn vị hành chính:
+ Cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung quy mô lớn;
+ Cơ sở giết mổ công nghiệp kết hợp thủ công;
+ Cơ sở giết mổ thủ công là chính.
- Kế hoạch đầu tư xây dựng:
+ Cơ sở giết mổ hiện có cần tổ chức lại;
+ Cơ sở giết mổ đã được phê duyệt dự án đầu tư cần điều chỉnh, bổ sung;
+ Cơ sở giết mổ mới cần lập dự án đầu tư.
c) Thiết kế mẫu và quy trình sản xuất của một số cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm.
2.4. Đề xuất giải pháp đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm
- Giải pháp về đất đai;
- Giải pháp về đầu tư kết cấu hạ tầng;
- Giải pháp về vốn đầu tư;
- Giải pháp về truyền thông, quảng cáo và thị trường;
- Cơ chế thu hút đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm;
- Cơ chế liên kết trong hệ thống sản xuất - giết mổ - tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm;
- Giải pháp về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
2.5. Vốn đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm
2.5.1. Tổng mức đầu tư
- Vốn cố định;
- Vốn lưu động;
2.5.2. Nguồn vốn đầu tư
3. Kết luận và kiến nghị
4. Thời gian thực hiện và sản phẩm giao nộp
4.1. Thời gian thực hiện: Hoàn thành và trình duyệt quy hoạch trong quý I năm 2012
4.2. Sản phẩm giao nộp:
a) Báo cáo quy hoạch hệ thống các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
b) Bản đồ hiện trạng, quy hoạch tỷ lệ 1/100.000 (mỗi loại 3 bộ)
- Bản đồ hiện trạng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tỷ lệ 1/100.000;
- Bản đồ quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tỷ lệ 1/100.000.
Trên bản đồ thể hiện: Địa giới hành chính; hệ thống giao thông; các vùng chăn nuôi tập trung; hiện trạng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm; quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm (kèm theo các thông số chủ yếu); phạm vi phục vụ của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
c) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
d) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm.
Điều 2. Trách nhiệm của các sở
1. Sở Nông nghiệp và PTNT (chủ đầu tư) có trách nhiệm lập dự toán kinh phí quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020; triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch theo đúng các nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này và các quy định hiện hành của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Tài chính căn cứ đề cương được phê duyệt tại Quyết định này, thẩm định dự toán lập quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.