ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2607/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 22 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 418/QĐ- TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020;
Căn cứ Chương trình hành động số 14/CTr/TU ngày 22/01/2013 của Tỉnh ủy Phú Yên về thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương sáu (khóa VI) về phát triển Khoa học và Công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 974/QĐ- UBND ngày 5/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kết quả nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “xây dựng Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2013- 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên tại Tờ trình số 124/TTr-KHCN ngày 10 tháng 12 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2015. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH |
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2607/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2015
của UBND Tỉnh)
I. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ
1. Khoa học và công nghệ (KHCN) của Tỉnh phải phát huy đầy đủ nội lực, tranh thủ triệt để ngoại lực, xứng đáng là động lực trực tiếp, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cao cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tạo tiềm lực to lớn, bền vững ở giai đoạn phát triển tiếp theo; chủ động hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới; thu hút các nguồn lực khoa học và công nghệ có trình độ và chất lượng cao và giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ của Tỉnh.
2. Phát triển KHCN là nhiệm vụ của Nhà nước và tất cả các thành phần kinh tế nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Nhà nước có vai trò định hướng, hỗ trợ nghiên cứu và trực tiếp nghiên cứu thông qua xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các luật, chính sách phát triển và đầu tư ngân sách nhà nước cho KHCN hằng năm.
3. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo quan trọng nhất trong việc xác lập nhiệm vụ KHCN, đó là nhiệm vụ giải quyết các vấn đề bức xúc của kinh tế - xã hội, giải quyết được các vấn đề về tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, chuyển giao các công nghệ mới trong phát triển doanh nghiệp, các vấn đề về khoa học quản lý nhà nước.
4. Đầu tư cho KHCN phải được xem là đầu tư cho phát triển; phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, phải đúng tầm và đến ngưỡng; tăng cường đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các sản phẩm chủ lực của Tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
5. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ Tỉnh gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích đổi mới, sáng tạo khoa học và công nghệ.
6. Liên kết và hội nhập về khoa học và công nghệ là mục tiêu, đồng thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ Tỉnh sớm đạt tiềm lực KHCN bằng mức trung bình tiên tiến cả nước. Khai thác triệt để những thành tựu khoa học và công nghệ đã có; phát triển khoa học và công nghệ phải dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế của Tỉnh.
II. Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ
1. Mục tiêu chung
Phát triển khoa học và công nghệ phải góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh theo hướng phát triển bền vững, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Nâng cao tiềm lực KHCN theo kịp mức trung bình tiên tiến của cả nước, với các chỉ tiêu về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu - triển khai và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, để hoạt động khoa học và công nghệ đủ khả năng phục vụ đắc lực, hiệu quả, giải quyết kịp thời những nhu cầu xã hội cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội đặt ra ở địa phương và trở thành động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Trong giai đoạn 2015 - 2020, khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên phấn đấu đạt các nhóm mục tiêu, chỉ tiêu sau đây:
a) Nhóm mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội
- Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) từ hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh đến năm 2015 – 2020 đạt từ 32% - 35%.
- Phấn đấu đổi mới công nghệ tăng bình quân từ 10%/năm; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao khoảng 15%.
b) Nhóm mục tiêu cụ thể về tăng cường tiềm lực KHCN của tỉnh; tăng cường mối liên kết KHCN giữa Phú Yên và các tỉnh, thành khác trong khu vực
- Phát triển hệ thống tổ chức KHCN
+ Phát triển Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên với các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra ngành nghề mới, sản phẩm mới, hàng hóa có chất lượng phù hợp.
+ Phát triển các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đồng thời với tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN và phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Hình thành từ 5-10 doanh nghiệp và tổ chức hoạt động KHCN, đưa từ 1-2 tổ chức hoạt động KHCN công lập tỉnh trở thành những đơn vị nòng cốt trong thử nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đạt trình độ quốc gia. Tập trung nghiên cứu các đề tài, dự án KHCN phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
- Phát triển nguồn nhân lực KHCN
+ Hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ KHCN và công nhân kỹ thuật có trình độ cao. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55%, trong đó đào tạo nghề đạt 41%; đến năm 2020 đạt 67%, trong đó đào tạo nghề đạt 51%.
+ Phát triển mạnh nguồn nhân lực KHCN, xây dựng đội ngũ cán bộ KHCN có trình độ cao, chuyên gia công nghệ giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao đủ về số lượng và có chất lượng tốt, đủ sức tiếp thu, thích ứng, cải tiến và đưa vào ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHCN mới vào sản xuất và đời sống. Thực hiện Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Phú Yên đến giai đoạn 2011- 2020; phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên có tỷ lệ nhân lực KHCN so với tổng nhân lực làm việc trong các ngành kinh tế là 1: 16, tương đương 41.722 nhân lực KHCN trong tổng số 667.550 nhân lực đã qua đào tạo.
+ Kết hợp giữa phát triển nguồn nhân lực với việc bố trí lại lực lượng KHCN của tỉnh theo hướng tập trung cao vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên và các đối tượng ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020.
- Đầu tư tài chính cho KHCN, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách cho KHCN. Phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ đầu tư cho KHCN, tăng cường huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Tỉnh cho hoạt động KHCN.
- Tăng cường mối liên kết, phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn Tỉnh. Hợp tác, liên kết với thị trường KHCN trong vùng, quốc gia và quốc tế.
c) Nhóm mục tiêu cụ thể về đổi mới cơ chế quản lý KHCN (quản lý nhà nước về KHCN, tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ KHCN, quản lý các tổ chức KHCN, cơ chế quản lý tài chính)
- Tạo bước chuyển biến cơ bản trong đổi mới cơ chế quản lý KHCN. Đổi mới cơ chế xác định nhiệm vụ KHCN; cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN; cơ chế đánh giá, nghiệm thu và sử dụng kết quả các nhiệm vụ KHCN.
- Nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
d) Nhóm mục tiêu cụ thể về phát triển KHCN gắn với xây dựng cơ chế, chính sách của Tỉnh
Phát triển KHCN, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cần gắn chặt với quá trình xây dựng các cơ chế, chính sách của Tỉnh để KHCN thực sự là “cơ quan tư vấn/tham mưu” cho các cấp lãnh đạo Tỉnh trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách.
2.2. Tầm nhìn phát triển Khoa học và Công nghệ đến năm 2030
Tương ứng với sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện này, từ năm 2021 đến năm 2030, Phú Yên hướng đến mục tiêu KHCN có khả năng sáng tạo các công nghệ mới, làm chủ nhiều công nghệ cao, góp phần đưa sự nghiệp phát triển kinh tế của Tỉnh hướng đến một nền kinh tế tri thức, tạo lập cơ sở thực tiễn để quá trình phát triển thực sự bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh; mở rộng giao thương. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển KHCN theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực như:
- Tăng cường phát triển tiềm lực KHCN cho công nghệ sinh học; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học đảm bảo đủ cán bộ cho nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị ứng dụng công nghệ sinh học của Tỉnh; liên kết với các cơ quan nghiên cứu Trung ương, các địa phương khác và nước ngoài nhằm thu hút, đầu tư phát triển công nghệ sinh học.
- Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống. Phát triển ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phục vụ y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Xây dựng và tăng cường cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương, trên cơ sở các cơ chế chính sách của Trung ương nhằm thúc đẩy và phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của tỉnh; chú trọng các chính sách thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, chính sách khuyến khích hỗ trợ các hoạt động chuyển giao và áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất kinh doanh; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư và ứng dụng công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, là các định hướng cho chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của tỉnh Phú Yên.
III. Phương án phát triển khoa học và công nghệ lựa chọn
1. Yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) từ hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp vào GDP từ năm 2015- 2020 đạt từ 32% - 35%.
2. Đầu tư toàn xã hội cho khoa học và công nghệ /GDP từ năm 2015 – 2020 là 1,5% -2%.
3. Tỷ lệ lao động khoa học và công nghệ trên tổng số lao động trong các ngành kinh tế từ năm 2015 – 2020 đạt tỷ lệ đến 1:16, tương ứng là 41.722 người.
IV. Nhiệm vụ chính của KHCN trong giai đoạn Chiến lược
1. Nhóm các chương trình, đề án, dự án KHCN quốc gia được Chính phủ phê duyệt
Xây dựng kế hoạch, đề án, dự án để thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án khoa học và công nghệ quốc gia trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
- Tiếp tục thực hiện các dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước chuyển tiếp thực hiện trên địa bàn Tỉnh thuộc chương trình quốc gia phát triển tài sản trí tuệ và chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ nông thôn, miền núi.
- Tập trung nguồn lực, huy động các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ tham gia thực hiện, triển khai 09 chương trình, đề án quốc gia sau đây trên địa bàn Tỉnh từ nay đến năm 2020: chương trình phát triển sản phẩm quốc gia; chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; chương trình đổi mới công nghệ; chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ; chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam; chương trình hỗ trợ hình thành, phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thúc đẩy tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.
2. Nhóm các chương trình áp dụng khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế của tỉnh
2.1. Chương trình KHCN phục vụ CNH, HĐH Nông nghiệp, nông thôn mới
- Nghiên cứu mô hình nông lâm kết hợp theo quy mô trang trại trên vùng gò - đồi và vùng cát.
- Nghiên cứu chọn lọc giống lúa thâm canh và xây dựng quy trình trồng lúa năng suất cao, chất lượng cao gắn thị trường tiêu thụ lúa gạo ở địa phương.
- Khảo nghiệm và ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, đưa vào đại trà để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế. Đặc biệt tập trung vào cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh như lúa, sắn, mía, hồ tiêu, rừng trồng nguyên liệu, chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản.
- Ứng dụng KHCN nhằm bảo tồn và phát triển các vật nuôi phù hợp ở Phú Yên cho vùng nông thôn, miền núi (bảo tồn và phát triển các giống bản địa và hoang dã).
- Nghiên cứu hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; thông qua việc nghiên cứu về thị trường nông sản, giải quyết được đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất một số loại giống thủy sản có giá trị, phục vụ nhu cầu của Tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Ứng dụng các giải pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả trên cây lương thực, cây công nghiệp, rau màu, cây ăn quả và hoa giúp nông dân hạn chế được dịch bệnh, nâng cao năng suất và thu nhập.
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm phòng chống bệnh cây trồng do nấm gây bệnh trên một số loại cây trồng ở Phú Yên.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
- Ứng dụng mô hình chăn nuôi quy mô công nghiệp, hạn chế tối đa dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thịt.
- Nghiên cứu ứng dụng KHCN trong khai thác, chế biến, bảo quản thủy sản, đảm bảo hiệu quả, chất lượng trong chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
- Áp dụng công nghệ mới trong công tác thú y và bảo vệ thực vật.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển gen trong cải biến giống vi sinh vật, cây trồng để có những giống vật nuôi, cây trồng có sản lượng cao, thích nghi được với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và đặc điểm sinh thái của tỉnh.
- Phối hợp với chương trình phát triển nông thôn mới, chương trình phát triển vùng lúa chất lượng cao, chương trình phát triển cây đậu phụng tập trung, chương trình phát triển vùng trồng sắn nguyên liệu, chương trình phát triển cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, tiêu), chương trình phát triển chăn nuôi, chương trình trồng rừng, chương trình bảo vệ và phát triển rừng, chương trình phát triển kinh tế trang trại, chương trình nuôi trồng thủy sản, giống thủy sản, cây trồng vật nuôi (là các chương trình ưu tiên nghiên cứu thực hiện theo đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030).
2.2. Chương trình KHCN phục vụ các ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong bảo quản sau thu hoạch, sơ chế các sản phẩm nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến có chất lượng cao.
- Nghiên cứu ứng dụng KHCN trong sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản phục vụ nhu cầu của tỉnh.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu ứng dụng KHCN trong sản xuất một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ; ứng dụng các tiến bộ KHCN trong khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống.
- Phát triển các công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng,..
- Nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo,..nhằm cải thiện môi trường và đảm bảo nhu cầu điện cho các xã vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ các ngành công nghiệp phù hợp với hội nhập quốc tế.
- Phối hợp với chương trình đóng mới, cải hoán tàu đánh cá xa và trung bờ, chương trình phát triển các khu, cụm công nghiệp- làng nghề (là các chương trình ưu tiên nghiên cứu thực hiện theo đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030); phối hợp với các chiến lược, chương trình KHCN trong lĩnh vực công nghiệp của quốc gia.
2.3. Chương trình KHCN phục vụ du lịch
- Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp khoa học và công nghệ để đa dạng hoá các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp liên kết phát triển du lịch.
- Nghiên cứu các mô hình hiện đại, có hiệu quả để phát triển du lịch của tỉnh trong bối cảnh hội nhập.
- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KHCN nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch mới.
- Nghiên cứu ứng dụng KHCN phát triển các sản phẩm của các làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch; mở rộng thị trường một số sản phẩm mang thương hiệu “Phú Yên”.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ phục vụ khách đạt tiêu chuẩn quốc tế; các phương thức quảng bá thương hiệu du lịch.
2.4. Chương trình nghiên cứu- triển khai, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh
- Phổ biến, giới thiệu các công nghệ mới, hiện đại phù hợp với từng đối tượng dưới các hình thức khác nhau.
- Hỗ trợ trong việc lựa chọn chuyên gia, các dịch vụ tư vấn, các kiến thức và kỹ năng trong quá trình chuyển giao công nghệ.
- Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao năng lực quản lý về thị trường công nghệ, hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ chế phối hợp trong quản lý thị trường khoa học và công nghệ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng KHCN tiên tiến trong các hoạt động xử lý môi trường, khắc phục, giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu gây nên.
- Điều tra, thống kê, đánh giá nhu cầu công nghệ, khả năng cung ứng công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghệ, thị trường khoa học và công nghệ để xúc tiến hoạt động tìm kiếm đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
2.5. Chương trình KHCN phục vụ các sản phẩm đặc thù và có lợi thế so sánh của Tỉnh
- Quy hoạch phát triển các sản phẩm đặc thù của Tỉnh.
- Nghiên cứu xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
3. Nhóm các chương trình phục vụ phát triển bền vững
3.1. Chương trình Khoa học xã hội - nhân văn và Khoa học quản lý
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tham mưu cho các cấp ủy Đảng và Nhà nước về các chủ trương, chính sách phát triển trên địa bàn Tỉnh.
- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về khoa học xã hội và nhân văn trong thực tiễn về các hoạt động kinh tế- xã hội: xây dựng các mô hình phát triển, các mô hình đổi mới phù hợp với từng thời kỳ phát triển phục vụ CNH, HĐH.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng của Tỉnh (miền núi, đồng bằng, ven biển hải đảo, đảo, đô thị, khu công nghiệp).
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giải pháp tổ chức sản xuất trong các loại hình hợp tác xã, trang trại, kinh tế hộ và tổng kết thực tiễn các mô hình kinh tế, văn hóa, xã hội, các vấn đề xã hội có tính bức xúc... diễn ra trong tỉnh. Nghiên cứu về thị trường phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa của tỉnh.
- Nghiên cứu về nguồn nhân lực, bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo và cải cách hành chính địa phương.
- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về khoa học quản lý vào các hoạt động quản lý nhà nước nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các văn kiện, chủ trương, chính sách của Tỉnh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa đến đời sống, văn hóa và sức khỏe của nhân dân.
- Nghiên cứu những tác động tích cực và những bất cập của các chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế.
- Nghiên cứu phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa dân gian phục vụ cuộc sống và lao động sản xuất của các dân tộc trên địa bàn, đề xuất giải pháp gìn giữ bản sắc các nền văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, cơ chế quản lý KHCN, cơ chế quản lý y tế của Tỉnh.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách, qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực và vùng của tỉnh (miền núi, đồng bằng, ven biển hải đảo, đảo, đô thị, khu công nghiệp).
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giải pháp tổ chức sản xuất trong các loại hình hợp tác xã trang trại, kinh tế hộ và tổng kết thực tiễn các mô hình kinh tế, văn hóa, xã hội, các vấn đề xã hội có tính bức xúc... diễn ra trong tỉnh. Nghiên cứu về thị trường phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa của Tỉnh.
- Nghiên cứu truyền thống lịch sử địa phương, văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn Tỉnh.
- Nghiên cứu sự tác động của các chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa và liên khu vực. Mô hình sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang ven biển của Phú Yên
3.2. Chương trình khoa học phục vụ Y và Dược
- Nghiên cứu ứng dụng KHCN tiên tiến hỗ trợ trong việc phòng, chống dịch bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dịch bệnh từ Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Trung tâm y tế huyện, thành phố, các Bệnh viện tuyến tỉnh đến Sở y tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh.
- Khảo sát, đánh giá tình hình dịch bệnh trong cộng đồng.
- Ứng dụng các phương pháp khoa học, công nghệ của y học hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Nghiên cứu tiếp thu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ trong chẩn đoán và điều trị bệnh; công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm để giải quyết vấn đề vô sinh; các thành tựu về công nghệ di truyền, y sinh học phân tử, công nghệ nuôi cấy mô làm thuốc và phục vụ khám chữa bệnh, sản xuất thuốc và sinh phẩm y tế.
- Quy hoạch nuôi trồng, khai thác, chế biến các vùng dược liệu tại các địa bàn có thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với các cây, con làm thuốc.
- Nghiên cứu, đầu tư, tiếp thu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng mang thương hiệu bản địa từ các loài cây thuốc có ở Phú Yên.
- Nghiên cứu, ứng dụng các bài thuốc dân gian, cổ truyền phục vụ khám chữa bệnh trong nhân dân.
3.3. Chương trình KHCN điều tra cơ bản, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
- Ứng dụng các công nghệ mới trong điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng tài nguyên khoáng sản, đất đai làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khai thác đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, tránh thất thoát, lãng phí, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ và phương pháp hiện đại trong quan trắc, thu thập, xử lý và quản lý các dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
- Nghiên cứu và phát triển về chiều sâu các công nghệ trong khai thác khoáng sản.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học về biển; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám, các mô hình thủy động lực đánh giá tài nguyên và biến động tài nguyên.
- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KHCN mới nhằm hạn chế, ngăn chặn xử lý suy thoái, ô nhiễm môi trường đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất, khai thác.
- Điều tra nguồn gen, các giải pháp bảo đảm sự đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng KHCN trong xử lý rác thải, đặc biệt là vấn đề rác thải nông thôn và rác thải y tế.
4.1. Chương trình phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn Tỉnh
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về thực trạng công nghệ của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh; xây dựng các biện pháp, chính sách phát triển thị trường công nghệ.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển các tổ chức thông tin, môi giới, tư vấn công nghệ và các tổ chức chuyển giao công nghệ; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia các hội chợ công nghệ, đặc biệt là doanh nghiệp.
- Đào tạo các kiến thức về quản trị công nghệ, quản lý đổi mới, quản lý chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập những bộ phận chuyên trách về chuyển giao công nghệ.
- Hỗ trợ hợp tác trong tổ chức nghiên cứu, hội thảo về phát triển thị trường công nghệ, quản lý thị trường công nghệ.
- Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp với tổ chức khuyến nông, tổ chức KHCN trong hoạt động chuyển giao công nghệ cho nông dân. Phát triển các hình thức liên kết song phương, đa phương. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò người tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ cho nông dân; đào tạo về chuyển giao công nghệ.
4.2. Chương trình phát triển quan hệ hợp tác, liên kết nghiên cứu và phát triển KHCN với các địa phương
- Hợp tác tổ chức chợ thiết bị công nghệ:
+ Chào bán thiết bị công nghệ; phối hợp tổ chức sự kiện trình diễn cung- cầu khu vực.
+ Tổ chức hội thảo khoa học, trao đổi thông tin KHCN.
+ Tư vấn khoa học công nghệ, tập trung vào hoạt động đổi mới thiết bị công nghệ phù hợp giữa các chuyên gia và chủ doanh nghiệp.
+ Giới thiệu các thiết bị công nghệ, sản phẩm mới, thương hiệu nổi tiếng của địa phương.
- Hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ:
+ Tập trung vào những chương trình KHCN mà các địa phương đang đồng thời triển khai.
+ Tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; công nghệ chế biến nông sản, thuỷ sản.
- Hợp tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ:
+ Tổ chức gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa hai bên về: quản lý các đề tài, dự án; công tác thẩm định, giám định và đánh giá trình độ công nghệ, sở hữu trí tuệ, hổ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; công tác thông tin khoa học và công nghệ, hoạt động quản lý tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng; triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ...
+ Chia sẻ nguồn thông tin và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động bằng hình thức liên kết Website của các bên để trao đổi.
- Đào tạo nguồn nhân lực: Hỗ trợ xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho tỉnh (các sở, ban, ngành, doanh nghiệp...).
5. Chương trình phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
Từ nay đến năm 2025, phấn đấu hình thành 02 nhóm dự án KHCN với các dự án thành phần, nhằm phát triển tiềm lực KHCN của Tỉnh.
5.1. Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực KHCN
- Đề án 1: Xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực KHCN của tỉnh đến năm 2025.
- Đề án 2: Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế về công tác tại Phú Yên.
5.2. Dự án xây dựng và đầu tư tăng cường cơ sở vật chất KHCN
a) Giai đoạn 2015-2020
- Dự án 1: Xây dựng và nâng cao năng lực cho Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên.
- Dự án 2: Xây dựng và nâng cao năng lực đạt chuẩn quốc gia cho Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng thuộc Sở KHCN Phú Yên.
- Dự án 3: Xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển Yến sào Phú Yên.
- Dự án 4: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên.
- Dự án 5: Xây dựng đề án Trạm quan trắc phóng xạ môi trường tại Phú Yên.
b) Giai đoạn 2021-2025
- Dự án 6: Hỗ trợ đầu tư các thiết bị công nghệ cho các tổ chức KHCN trên địa bàn Phú Yên thuộc các ngành: khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường, các trường đào tạo nghề, giao thông vận tải, văn hóa - thể thao, công nghệ thông tin, truyền thông; cụ thể như sau:
+ Đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng, hiệu quả của khoa học hình sự trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm.
+ Đầu tư trang thiết bị nâng cao hiệu quả công tác dạy và học tại các trường phổ thông, một số trường cao đẳng, trung cấp, trường đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh.
+ Đầu tư trang thiết bị nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
+ Đầu tư trang thiết bị nâng cao công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân tại một số đơn vị y tế trên địa bàn Tỉnh.
+ Đầu tư trang thiết bị nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KHCN trên địa bàn Tỉnh.
- Dự án 7: Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và xây dựng, quảng bá thương hiệu, áp dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
- Dự án 8: Hỗ trợ đầu tư các trang thiết bị công nghệ cao phục vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
5.3. Đề án lĩnh vực công nghệ cao "xây dựng Trung tâm sinh học và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao"
- Phân tích sự cần thiết đối với việc hình thành trung tâm.
- Chức năng, nhiệm vụ và các điều kiện yêu cầu khi xây dựng trung tâm.
- Đề xuất khả năng xây dựng trung tâm về các mặt: cơ cấu tổ chức và quản lý; nhân lực; đầu tư tài chính; hạ tầng cơ sở, máy móc, thiết bị; cơ chế hợp tác và liên doanh liên kết; quy chế tổ chức và hoạt động.
6. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ quản lý
- Ứng dụng KHCN trong công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính.
- Xây dựng đề án rà soát, đánh giá năng lực hoạt động, bố trí nguồn lực, kiện toàn các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc các sở trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tăng cường phân cấp cho các địa phương, các ngành trong quản lý, triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.
- Khảo sát, tìm kiếm, xây dựng nguồn lực thông tin, tiếp cận công nghệ, đặc biệt là các công nghệ tiên tiến của các nước phát triển nhằm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa có lợi thế của Tỉnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động xây dựng, xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phục vụ mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, quảng bá thương hiệu trên thị trường. Đẩy mạnh hoạt động sáng kiến; cung ứng dịch vụ khai thác sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các chuẩn mực quốc tế nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI mạnh dạn và an tâm đầu tư và chuyển giao công nghệ và trong Tỉnh.
- Đảm bảo 100% cơ sở bức xạ đều được kiểm tra đủ điều kiện hoạt động. Thẩm định kịp thời việc vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội.
- Nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đồng thời bảo vệ hợp pháp và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn Tỉnh.
- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008.
- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ công về khoa học và công nghệ: dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng.
- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Phú Yên.
7. Nhu cầu vốn đầu tư (kèm theo Phụ lục)
- Tổng vốn dự kiến đầu tư cho giai đoạn 2015 - 2025 là 507,17 tỷ đồng.
- Phân kỳ vốn cho các giai đoạn:
+ Giai đoạn 2015-2020 là: 386,17 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2021-2025 là: 121,0 tỷ đồng.
V. Định hướng nhiệm vụ trọng tâm phát triển KHCN đến năm 2030
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Phú Yên đến năm 2030 phải có quy mô ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và vị thế của Tỉnh trong giai đoạn này. Tương ứng với sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện này, từ năm 2021 đến năm 2030, Phú Yên hướng đến mục tiêu đưa sáng tạo các công nghệ mới, làm chủ nhiều công nghệ cao, góp phần đưa sự nghiệp phát triển kinh tế của Tỉnh hướng đến một nền kinh tế tri thức, tạo lập cơ sở thực tiễn để quá trình phát triển thực sự bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh nhà; mở rộng giao thương, trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển KHCN theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học theo các nội dung sau:
- Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho công nghệ sinh học; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học đảm bảo đủ cán bộ cho nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng theo định hướng phát triển kinh tế- xã hội; tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị ứng dụng công nghệ sinh học của Tỉnh; liên kết với các cơ quan nghiên cứu Trung ương, các địa phương khác và nước ngoài nhằm thu hút, đầu tư phát triển công nghệ sinh học.
- Đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống. Phát triển ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phục vụ y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Xây dựng và tăng cường cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương trên cơ sở các cơ chế chính sách của Trung ương nhằm thúc đẩy và phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ CNH, HĐH của tỉnh; chú trọng các chính sách thu hút, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, chính sách khuyến khích hỗ trợ các hoạt động chuyển giao và áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất kinh doanh; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư và ứng dụng công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, là các định hướng cho Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Phú Yên với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của tỉnh.
VI. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Đảng đối với khoa học và công nghệ, nâng cao nhận thức và hành động thực tế của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò của KHCN là nền tảng và động lực là quốc sách hàng đầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong thực thi chính sách phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới quản lý KHCN. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về khoa học và công nghệ đến cán bộ và nhân dân trong Tỉnh.
- Tăng cường hệ thống thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ của tỉnh, cập nhật và phổ biến rộng rãi thông tin đến đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, đông đảo tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức đa dạng phong phú, để nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân về KHCN, nhằm đưa việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trở thành nhu cầu tự thân và phổ biến trong sản xuất và đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực; động viên mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ trí thức tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
2. Gắn Khoa học và Công nghệ với phát triển kinh tế xã hội
2.1. Giải pháp KHCN góp phần phát triển lĩnh vực mũi nhọn, khâu đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh
Hình thành và thực hiện nhiệm vụ KHCN trọng điểm của tỉnh trong một số lĩnh vực mũi nhọn, sản phẩm chủ lực, sản phẩm triển vọng là thế mạnh của tỉnh Phú Yên; nhiệm vụ khoa học và công nghệ về thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Các nhiệm vụ KHCN này tập trung giải quyết các vấn đề KHCN liên quan tới phát triển mạnh một số sản phẩm có lợi thế của tỉnh, phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch. Xây dựng các quan hệ liên kết khoa học và công nghệ với các tỉnh vùng Duyên hải Nam miền Trung-Tây nguyên và các địa phương khác, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
2.2. Giải pháp Khoa học và Công nghệ góp phần phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH
- Hình thành và thực hiện nhiệm vụ KHCN trọng điểm của tỉnh về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và nông thôn mới theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển các kênh chuyển giao công nghệ vào nông, lâm nghiệp và nông thôn. Đặc biệt chú ý đến vai trò chuyển giao công nghệ cho nông dân, cho doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản. Nghiên cứu bảo quản, chế biến sau thu hoạch một số nông sản đặc trưng, có thế mạnh của tỉnh Phú Yên. Xây dựng quan hệ phối kết hợp giữa các lực lượng KHCN hoạt động trong lĩnh nông, lâm nghiệp và địa bàn nông thôn.
- Khuyến khích và hỗ trợ các quan hệ liên kết giữa cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp (đặc biệt ở các vùng sản xuất hàng hóa) với tổ chức và cá nhân hoạt động KHCN (trong và ngoài tỉnh); tăng cường đầu tư phát triển nhanh khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên theo Quyết định số 2292/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên; đầu tư xây dựng trung tâm sinh học và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao vào giai đoạn 2021-2025.
2.3. Giải pháp Khoa học và Công nghệ góp phần phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phục vụ CNH-HĐH
- Hình thành và thực hiện nhiệm vụ KHCN trọng điểm của tỉnh về phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp phục vụ CNH-HĐH.
- Khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ, đặc biệt trong các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong ngành công nghiệp có thế mạnh của Tỉnh.
- Khuyến khích và hỗ trợ việc xây dựng các đơn vị nghiên cứu- triển khai trong doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu- triển khai trong và ngoài Tỉnh.
2.4. Giải pháp Khoa học và Công nghệ góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, quản lý, bảo vệ tài nguyên và cải thiện môi trường sinh thái
- Hình thành và thực hiện các nhiệm vụ KHCN về nâng cấp các công trình giao thông; phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường; ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.
- Khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công nghệ nhằm góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, quản lý, bảo vệ tài nguyên và cải thiện môi trường sinh thái.
2.5. Giải pháp Khoa học và Công nghệ góp phần phát triển xã hội với phát triển kinh tế
- Hình thành và thực hiện các nhiệm vụ KHCN về nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao; giải pháp mở rộng đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật cho người lao động, chú trọng đào tạo nghề cho khu vực nông thôn.
- Tiến hành các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh-quốc phòng của Tỉnh.
3. Đổi mới cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ của Tỉnh
3.1. Đổi mới về cơ chế quản lý Khoa học và Công nghệ
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về KHCN ở địa phương và tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức quản lý nhà nước về KHCN phù hợp với đặc thù của tỉnh; đổi mới cách tiếp cận, quản lý KHCN để có thể tham gia, hội nhập với khu vực và thế giới.
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về KHCN nhằm nâng cao tính chủ động cho các Sở, ban, ngành và các huyện, thị, thành phố trong Tỉnh. Các Sở, ban, ngành và huyện, thị, thành phố có vai trò quyết định trong việc lựa chọn các định hướng phát triển và đổi mới công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các điều kiện cụ thể của ngành, huyện, thị, thành phố, đồng thời chịu trách nhiệm thực thi các chính sách KHCN trong phạm vi thẩm quyền của mình. Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho lãnh đạo tỉnh thực thi chính sách khoa học và công nghệ quốc gia trên địa bàn, xem xét phân bổ kinh phí từ ngân sách của tỉnh cho các chương trình và dự án phát triển KHCN.
- Tăng cường phối hợp giữa chính sách phát triển KHCN trên địa bàn tỉnh với chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp và dịch vụ, giữa các cơ quan quản lý tổng hợp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KHCN của tỉnh, sớm hình thành chính sách đổi mới trên địa bàn Tỉnh.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác xác định nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KHCN ở địa phương theo hướng phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường phối hợp giữa các ngành trong việc xây dựng nhiệm vụ KHCN, đồng thời đẩy mạnh phân cấp nhiệm vụ KHCN giữa cấp tỉnh với cấp ngành và huyện, thị, thành phố trong tỉnh, nhằm chuyển một phần các nhiệm vụ chuyên ngành hẹp nằm trong hệ thống nhiệm vụ KHCN do tỉnh quản lý về cấp thấp hơn; hướng mạnh về hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các nhiệm vụ đổi mới công nghệ.
- Kiện toàn hội đồng KHCN tỉnh theo hướng tăng cường bổ sung cán bộ KHCN của tỉnh có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và một số chuyên gia có uy tín trong hoạt động KHCN; hàng năm khi có thay đổi về tổ chức cán bộ của sở, ngành, kịp thời bổ sung thành viên hội đồng KHCN; hội đồng mở rộng hoạt động tham mưu, tư vấn, thẩm định giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy Sở Khoa học và Công nghệ theo hướng chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp KHCN theo cơ chế tự chịu trách nhiệm; tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện luân chuyển, điều chuyển bố trí hợp lý, nhất là cán bộ quản lý các phòng thuộc sở và các đơn vị trực thuộc để làm nhiệm vụ quản lý hoạt động KHCN, quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, an toàn bức xạ hạt nhân và tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.
- Kiện toàn hội đồng KHCN cấp huyện, thị, thành phố: tăng cường bổ sung cán bộ KHCN của huyện, thị, thành phố có trình độ đại học chính quy, thạc sĩ và một số chuyên gia có uy tín trong hoạt động KHCN để nâng cao nhiệm vụ tư vấn cho UBND huyện, thị, thành phố về phương hướng, nhiệm vụ phát triển KHCN, các biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng, nhân rộng tiến bộ KHCN trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện, thị, thành phố như: văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước về KHCN được cụ thể hoá vào điều kiện của huyện, thị, thành phố; phương hướng phát triển KHCN của các ngành thuộc huyện, thị, thành phố; nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch KHCN 5 năm và hàng năm của huyện, thị, thành phố, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và áp dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất, đời sống; phương hướng và biện pháp đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KHCN của huyện, thị, thành phố; kiến nghị khen thưởng các sáng kiến, kết quả nghiên cứu có giá trị và những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản xuất, đời sống trên địa bàn các huyện, thị, thành phố; nội dung và biện pháp phối hợp lực lượng KHCN của các cơ sở thuộc huyện, thị, thành phố với các cơ sở của tỉnh, trung ương đóng tại địa phương nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, KHCN của huyện, thị, thành phố.
- Tăng cường vai trò tư vấn, tham mưu của các hội đồng KHCN chuyên ngành để hỗ trợ cho việc ra quyết định lựa chọn các định hướng ưu tiên phát triển, tuyển chọn các dự án đầu tư, thẩm định và đánh giá khách quan, nghiêm túc chất lượng các hoạt động KHCN.
- Đẩy mạnh công tác thống kê KHCN: bổ sung hệ thống biểu mẫu và các chỉ tiêu về KHCN để phù hợp với thực tế của tỉnh; định kỳ tiến hành điều tra thống kê, phân loại, đánh giá và dự báo tình hình hoạt động KHCN trên địa bàn tỉnh; công bố kết quả thống kê nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước và phát triển kinh tế -xã hội.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về KHCN trên địa bàn.
3.2. Đổi mới cơ chế lập kế hoạch Khoa học và Công nghệ
- Đổi mới cơ chế lập kế hoạch phát triển KHCN chủ yếu tập trung vào việc tổ chức xây dựng, thực hiện, và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN, sao cho gắn chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kế hoạch về phát triển KHCN của tỉnh phải được xây dựng trên cơ sở các định hướng, nhu cầu chiến lược gắn liền với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút sự tham gia của cộng đồng, các doanh nghiệp và các nhà quản lý vào hoạt động KHCN.
- Thực hiện dân chủ và công khai rộng rãi trong việc đề xuất nhiệm vụ KHCN, tuyển chọn đơn vị, cá nhân nhà khoa học làm chủ trì và chủ nhiệm các đề tài, dự án KHCN nhằm thu hút được các nguồn lực, trí tuệ của các đơn vị, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ KHCN của Tỉnh.
- Xã hội hóa việc xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ. Đổi mới mô hình hoạt động đối với một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Tạo điều kiện thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, để thu hút các nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ.
- Xã hội hóa việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển khoa học và công nghệ.
- Xã hội hóa các nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư để phát triển khoa học và công nghệ.
- Nâng cao chất lượng hội thi sáng tạo khoa học và kỹ thuật. Phát huy vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp.
5. Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Khoa học và Công nghệ
- Đổi mới chính sách về cán bộ KHCN, hoàn thiện và tổ chức tốt các chính sách ở các khâu đào tạo, thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ và sử dụng trí thức KHCN; các ngành, các cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ KHCN.
- Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng nhân lực KHCN, tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ cả về số lượng và trình độ chuyên môn; chính sách tuyển dụng và các chế độ thoả đáng về lương, điều kiện làm việc, chỗ ở nhằm thu hút mạnh cán bộ khoa học, công nghệ giỏi về tỉnh làm việc.
- Có chính sách tôn vinh nhân tài, chính sách khen thưởng các kết quả sáng tạo KHCN, các ứng dụng KHCN, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đem lại hiệu quả cao.
- Xây dựng và nâng cấp trung tâm, phòng thí nghiệm, phân tích, thử nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng trọng điểm của Tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiến tới đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng và nâng cấp hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn, các lĩnh vực, ngành mà tỉnh ưu tiên đầu tư phát triển như công nghệ cao, công nghệ mới, hiện đại, đạt tiêu chuẩn về trang thiết bị, với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao.
7.1. Đa dạng hóa các mối quan hệ và các hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ tiếp cận với thực tiễn sản xuất và đời sống của tỉnh, để họ góp phần phát hiện các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài đặt ra cho KHCN của tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó tìm kiếm các giải pháp, các phương án khả thi để thực hiện thông qua con đường liên doanh, liên kết hai bên hoặc nhiều bên, mua bán và trao đổi công nghệ, hợp tác nghiên cứu - triển khai, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp tác KHCN theo các kênh của Chính phủ, của các Hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân,…
7.2. Đưa hợp tác Khoa học và Công nghệ của Tỉnh với các tổ chức trong nước và quốc tế thành một nội dung quan trọng gắn liền với hợp tác về kinh tế - xã hội.
Trong quá trình thu hút đầu tư và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với tỉnh ngoài, nước ngoài, cần làm rõ các yêu cầu đổi mới và chuyển giao công nghệ cũng như các điều kiện đảm bảo để tiếp thu, làm chủ các công nghệ được chuyển giao, đưa vấn đề hợp tác KHCN thành một nội dung quan trọng gắn liền với hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
7.3. Đầu tư đúng mức cho việc hợp tác nghiên cứu - triển khai để thích ứng các công nghệ mới được nhập vào trên địa bàn Tỉnh.
- Để có thể làm chủ và cải tiến công nghệ nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh, cần đầu tư đúng mức không chỉ để tiếp thu, làm chủ mà còn phải đầu tư thỏa đáng cho việc hợp tác nghiên cứu - triển khai để thích ứng các công nghệ nhập đó.
- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác KHCN với bên ngoài nhằm tranh thủ thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế phát triển KHCN Phú Yên, học hỏi những kinh nghiệm có ích và từng bước mở rộng sự tham gia của KHCN Phú Yên vào giải quyết các vấn đề chung. Thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
+ Tham gia tích cực vào các nhiệm vụ KHCN của quốc gia, tạo điều kiện thu hút các hoạt động KHCN của các cơ quan trung ương về địa bàn Phú Yên.
+ Tăng cường liên kết với các địa phương khác trong hoạt động KHCN thông qua chương trình liên kết về nghiên cứu, phối hợp tổ chức chợ thiết bị công nghệ,...
+ Đề xuất sáng kiến hình thành các chương trình liên kết KHCN theo hành lang kinh tế Duyên hải Nam miền Trung- Tây nguyên. Chủ động và tích cực tham gia vào xây dựng thể chế liên kết KHCN trong vùng.
+ Bên cạnh mở rộng các quan hệ KHCN cấp tỉnh (như ký kết giữa Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên với các Sở Sở Khoa học và Công nghệ của các tỉnh, thành phố khác), khuyến khích các ngành, địa phương trong tỉnh chủ động mở rộng các mối quan hệ với bên ngoài bằng nhiều phương thức, sáng kiến khác nhau.
+ Sở Khoa học và Công nghệ làm đầu mối duy trì và đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ bên ngoài; xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá tình hình thực hiện hàng năm.
8. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở địa phương
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật có khả năng tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ có tính cạnh tranh trên thị trường.
- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới để tạo ra thị trường khoa học và công nghệ.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chợ thiết bị công nghệ Techmart để có điều kiện mua bán và quảng bá công nghệ, thiết bị. Tăng cường nghiên cứu đầu tư xây dựng sàn giao dịch thiết bị, công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu cho chợ ảo thiết bị và công nghệ.
9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
- Tiếp tục thực hiện đổi mới thể chế, bộ máy quản lý và cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo hướng tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước, tách bạch với các nhiệm vụ sự nghiệp.
- Xây dựng cơ chế đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu - triển khai khoa học và công nghệ (R&D) cho các tổ chức khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng hoặc điều chỉnh bổ sung cơ chế quản lý các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm.
- Đẩy mạnh công tác quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý công nghệ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường đầu tư vào tỉnh Phú Yên.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra trong các lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ, lĩnh vực tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng, sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ.
1. Các cấp, các ngành, địa phương căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Phú Yên để xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm của đơn vị, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng, cụ thể hóa các chương trình, đề án, dự án trình UBND tỉnh phê duyệt và giao cho các tổ chức có liên quan thực hiện. Đồng thời theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, đề án, dự án tại các Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ; đề xuất việc điều chỉnh sửa đổi Chiến lược trình UBND tỉnh xem xét, quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ xác định tỷ lệ ngân sách hàng năm chi cho khoa học và công nghệ, đảm bảo việc thực hiện Chiến lược.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ huy động các nguồn tài chính để đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho các tổ chức khoa học và công nghệ.
5. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở, ngành liên quan xây dựng các chính sách, cơ chế đối với cán bộ khoa học và công nghệ; quy hoạch đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghệ./.
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN CHÍNH SÁCH KH&CN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2015- 2025
TT |
Nội dung |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Dự kiến vốn thực hiện (tỷ đồng) |
Phân kỳ vốn thực hiện (tỷ đồng) |
|||
Tổng số |
Doanh nghiệp |
Nhà nước |
Đến-2020 |
2021- 2025 |
|||||
A |
NHÓM CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN KH&CN QUỐC GIA ĐƯỢC CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT (tiếp tục thực hiện) |
||||||||
1 |
Nghiên cứu đổi mới công nghệ, dây chuyền chế biến nước uống giải khát và các sản phẩm khác từ cây diệp hạ châu ở tỉnh Phú Yên (thực hiện trong Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia) |
Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên (PYFINCO) |
Viện thực phẩm chức năng- Hà Nội; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2017 |
3,0 |
0,3 |
2,7 |
3,0 |
0 |
2 |
Ứng dụng công nghệ bảo quản thực phẩm CAS (Cells Alive System) của Nhật Bản cho sản phẩm cá ngừ đại dương và tôm hùm tại Phú Yên (Thực hiện trong Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020) |
Công ty Cổ phần Bá Hải |
Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH &CN) phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát; Vụ Công nghệ cao; chuyên gia Nhật Bản; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2015 |
120,0 |
84,0 |
36,0 |
120,0 |
0 |
3 |
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhà nuôi chim yến và quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến tại Phú Yên (Thực hiện trong Chương trình ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn miền núi giai đoạn 2011- 2015) |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH &CN) phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ; Công ty Yến sào Khánh Hòa; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2016 |
7,0 |
4,315 |
TW:2,28
ĐP:0,405 |
7,0 |
0 |
4 |
Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Ô Loan” cho sản phẩm sò huyết đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên (Thực hiện trong Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, dự án do TW quản lý) |
Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và Môi trường phía Nam |
Các đơn vị quản lý chương trình thuộc Bộ KH&CN; UBND huyện Tuy An; các đơn vị khác của địa phương có liên quan |
2015-2016 |
1,2 |
0 |
1,2 |
1,2 |
0 |
5 |
Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Muối Tuyết Diêm” dùng cho sản phẩm muối của làng muối Tuyết Diêm, xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu (Thực hiện trong Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; dự án Ủy quyền địa phương quản lý) |
Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và Môi trường phía Nam |
Các đơn vị quản lý chương trình thuộc Bộ KH&CN; UBND huyện Tuy An; các đơn vị khác của địa phương có liên quan |
2015-2016 |
0,970 |
0,370 |
0,6 |
0,970 |
0 |
6 |
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học - công nghệ để khắc phục hiện tượng bồi lấp cửa ra vào sông Đà Diễn, Đà Nông và Tiên Châu phục vụ phát triển KT- XH tỉnh Phú Yên (Nhiệm vụ KH&CN độc lập cấp quốc gia) |
Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội |
Sở KH&CN; Sở NN & PTNT; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; ; UBND các huyện, thị, thành phố liên quan; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2016 |
3,0 |
0 |
3,0 |
3,0 |
0 |
7 |
- Xử lý chất thải lồng nuôi tôm hùm thuộc Nhiệm vụ KH&CN độc lập cấp quốc gia. - Công nghệ phân tử PCR xác định bệnh tôm thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia) do Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên chủ trì và Viện Nghiên cứu công nghệ sinh học . |
Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh chủ trì nghiên cứu và chuyển giao công nghệ |
Sở KH&CN; Sở NN & PTNT; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; ; UBND các huyện, thị, thành phố liên quan; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2016 |
2,0 |
0 |
2,0 |
2,0 |
0 |
|
TỔNG CỘNG(A): |
2015-2020 |
137,17 |
88,985 |
48,185 (TW:47,78; ĐP: 0,405) |
137,17 |
0 |
||
B |
NHÓM CÁC CHƯƠNG TRÌNH ÁP DỤNG KH&CN VÀO CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA TỈNH |
||||||||
1 |
Chương trình KH&CN phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Khoa học và công nghệ; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
15,0 |
0 |
15,0 |
5,0 |
10,0 |
2 |
Chương trình KH&CN phục vụ các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp |
Sở Công thương |
Sở Khoa học và công nghệ; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
10,0 |
0 |
10,0 |
2,0 |
8,0 |
3 |
Chương trình KH&CN phục vụ du lịch |
Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch |
Sở Khoa học và công nghệ; Sở Thông tin- Truyền thông; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
10,0 |
0 |
10,0 |
5,0 |
5,0 |
4 |
Chương trình nghiên cứu - triển khai, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Y tế; Sở Công Thương; Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
10,0 |
0 |
10,0 |
3,0 |
7,0 |
5 |
Chương trình KH&CN phục vụ các sản phẩm đặc thù và có lợi thế so sánh của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Văn hóa -Thể thao -Du lịch; Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
6,0 |
0 |
6,0 |
2,0 |
4,0
|
|
TỔNG CỘNG (B): |
2015-2025 |
51,0 |
0 |
51,0 |
17,0 |
34,0 |
||
C |
NHÓM CÁC CHƯƠNG TRÌNH KH&CN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG |
||||||||
1 |
Chương trình Khoa học xã hội - nhân văn và Khoa học quản lý
|
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Văn hóa -Thể thao -du lịch; Sở Thông tin- Truyền thông; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở GD&ĐT; Sở Thương binh và xã hội; các Ban đảng; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
6,0 |
0 |
6,0 |
2,0 |
4,0 |
2 |
Chương trình KH&CN phục vụ y và dược |
Sở Y tế |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
8,0 |
0 |
8,0 |
3,0 |
5,0 |
3 |
Chương trình KH&CN điều tra cơ bản, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa -Thể thao -Du lịch; Ủy ban nhân dân; các huyện, thị, thành phố; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
10,0 |
0 |
10,0 |
3,0 |
7,0 |
|
TỔNG CỘNG (C): |
2015-2025 |
24,0 |
0 |
24,0 |
8,0 |
16,0 |
||
D |
ĐỀ ÁN LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ CAO |
||||||||
1 |
Xây dựng Trung tâm sinh học và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2021-2025 |
50,0 |
0 |
50,0 |
0 |
50,0 |
|
TỔNG CỘNG (D): |
2021-2025 |
50,0 |
0 |
50,0 |
0 |
50,0 |
||
Đ |
NHÓM CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ HỢP TÁC – LIÊN KẾT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN KH&CN |
||||||||
1 |
Chương trình phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Thông tin và truyền thông; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
6,0 |
0 |
6,0 |
2,0 |
4,0 |
2 |
Chương trình phát triển quan hệ hợp tác, liên kết nghiên cứu và phát triển KH&CN với các địa phương |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Thông tin và truyền thông; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2025 |
6,0 |
0 |
6,0 |
2,0 |
4,0 |
|
TỔNG CỘNG (Đ): |
2015-2025 |
12,0 |
0 |
12,0 |
4,0 |
8,0 |
||
E |
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TIỀM LỰC KH&CN |
||||||||
1 |
Xây dựng: Đề án phát triển nguồn nhân lực KH&CN (Đề án 1- 2) |
Sở Nội vụ |
Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Thương binh và xã hội; Sở Thông tin và truyền thông; các đơn vị khác của địa phương có liên quan; các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn và trung ương. |
2015-2017 |
2,0 |
0 |
2,0 |
2,0 |
0 |
2 |
Dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất KH&CN (Dự án 1 – 8) |
||||||||
2.1 |
Dự án xây dựng và nâng cao năng lực cho Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ; |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở NN & PTNT; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2020 |
72,0 |
0 |
TW: 57,6
ĐP:14,4
|
72,00 |
0 |
2.2 |
Dự án xây dựng và nâng cao năng lực đạt chuẩn quốc gia cho Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở NN & PTNT; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2020 |
128,0 |
0 |
Tw:102,4
Đp:25,6 |
128,0 |
0 |
2.3 |
Dự án xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển Yến sào Phú Yên |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Công ty Yến sào Khánh Hòa; Sở NN & PTNT; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2020 |
10,0 |
5,0 |
5,0 |
10,0 |
0 |
2.4 |
Dự án hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở KH&CN; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2020 |
3,0 |
1,0 |
2,0 |
3,0 |
0 |
2,5 |
Xây dựng: Đề án Trạm quan trắc phóng xạ môi trường tại Phú Yên |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở KH&CN; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2015-2020 |
5,0 |
0 |
5,0 |
5,0 |
0 |
2,6 |
Hỗ trợ đầu tư các trang thiết bị công nghệ cao phục vụ đào tạo nguồn nhân lực KH&CN. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở NN & PTNT; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2018-2020 |
3,0 |
0 |
3,0 |
0 |
3,0 |
2,7 |
Hỗ trợ đầu tư các thiết bị công nghệ cho các tổ chức KH&CN trên địa bàn Phú Yên thuộc các ngành: Khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường, các trường đào tạo nghề, giao thông vận tải, văn hóa - thể thao, công nghệ thông tin, truyền thông; cụ thể như sau:
|
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở NN & PTNT; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các Sở Khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường, các trường đào tạo nghề, giao thông vận tải, văn hóa - thể thao, công nghệ thông tin, truyền thông; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2021-2025 |
5,0 |
0 |
5,0 |
0 |
5,0 |
2,8 |
Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và xây dựng, quảng bá thương hiệu, áp dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở NN & PTNT; Sở Tài chính; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN; các đơn vị khác của địa phương có liên quan. |
2021-2025 |
5,0 |
0 |
5,0 |
0 |
5,0 |
|
TỔNG CỘNG (E): |
2015-2025
|
233,0 |
6,0 |
227,0 (TW:187,0; ĐP: 40,0 |
220,0 |
13,0 |
||
|
TỔNG CỘNG (A+B+C+D+Đ+E): |
2015-2025 |
507,17 |
94,985 |
412,185 (TW:371,78; ĐP: 40,405) |
386,17 |
121,0 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.