ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 260/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 28 tháng 01 năm 2016 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012-2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 13/TTr-STP ngày 18 tháng 01 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2016.
Điều 2. Giao Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 260/QĐ-UBND
ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
- Nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và tạo chuyển biến mạnh mẽ ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương;
- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và địa phương tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật làm cho hoạt động này ngày càng đi vào nền nếp, có hiệu quả;
- Nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước, phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thông qua công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức;
- Tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở khu vực nông thôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ giúp cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu biết và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
- Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật; đảm bảo hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đối tượng, địa bàn, tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá hiệu quả;
- Đổi mới hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, áp dụng mô hình phổ biến pháp luật mới, có hiệu quả trong thực tiễn, hướng công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cơ sở;
- Gắn giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục văn hóa và bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức và mọi tầng lớp nhân dân.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.
1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Phổ biến các văn bản pháp luật cho các đối tượng.
Nhiệm vụ trọng tâm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016: Tập trung tuyên truyền các văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành trong năm 2016, văn bản pháp luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, văn bản pháp luật thuộc ngành, địa phương quản lý, đồng thời triển khai các nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật theo sự chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; tùy từng đối tượng để tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:
- Đối với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
+ Tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến đời sống của người dân như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật Căn cước công dân, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hộ tịch, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, nghĩa vụ quân sự, giao thông, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, lao động, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng...
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng phục vụ khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao nhận thức pháp luật về biên giới lãnh thổ, như: Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các Tuyên bố của Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
+ Đối với người dân nông thôn: Chú trọng phổ biến các quy định của pháp luật về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đất đai, tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực pháp luật khác gắn với đời sống sản xuất của nông dân.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
+ Tập trung phổ biến, quán triệt sâu rộng Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Căn cước công dân, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Trưng cầu ý dân, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Công chứng, Luật Hộ tịch, Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.... các văn bản pháp luật mới được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII.
+ Riêng ở cấp huyện và cấp xã: Tập trung phổ biến các văn bản pháp luật mới của Trung ương và của tỉnh; các văn bản phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước, tập trung các lĩnh vực pháp luật như: Đất đai, dân sự, môi trường, văn hóa, phòng chống tội phạm; tệ nạn xã hội, giao thông, quy chế tiếp công dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chế độ chính sách đối với người có công, xử lý vi phạm hành chính, phí, lệ phí, giải quyết khiếu nại tố cáo, quản lý hộ tịch, hộ khẩu, trật tự an toàn xã hội, pháp luật về tổ chức bộ máy, chính quyền địa phương, bầu cử...
- Đối với lực lượng vũ trang: Tăng cường phổ biến các chính sách pháp luật về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới như: Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia, Luật Biên giới quốc gia, Luật Biển Việt Nam, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự; các văn bản pháp luật về công an nhân dân, lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, cư trú, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xử lý vi phạm hành chính, xuất cảnh, nhập cảnh, các quy định pháp luật về quân sự, quốc phòng, an ninh và các văn bản khác có liên quan.
- Đối với người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp: Tập trung phổ biến Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Hải quan, Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định khác của pháp luật lao động.
- Đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên: Tập trung phổ biến giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thanh niên, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, các quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, HIV/AIDS.
b) Thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về phổ biến giáo dục pháp luật.
Tiếp tục tổ chức thực hiện và tổng kết các Đề án về phổ biến giáo dục pháp luật của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 và các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành: Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016”; Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016”; Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013- 2016”; Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2013-2016 trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình”; Kế hoạch thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013- 2016” và Kế hoạch của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thực hiện Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2013-2016”.
Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch khác như: Pháp luật về phòng chống tham nhũng; pháp luật cho người dân nông thôn; người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp; phổ biến pháp luật trong trường học; triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở; chương trình, kế hoạch, quy chế phối hợp liên ngành giữa các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể xã hội.
Gắn việc phổ biến giáo dục pháp luật với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
c) Tổ chức rà soát, đánh giá về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tiếp tục củng cố kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp đủ về số lượng, nâng cao chất lượng; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện theo tinh thần của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Chú trọng nâng cao chất lượng, củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế, giáo viên giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân, hòa giải viên ở cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ và chuyên sâu theo từng lĩnh vực pháp luật. Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ này.
d) Công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục hướng dẫn triển khai, thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm bố trí kinh phí bổ sung đầu sách, tài liệu pháp luật mới cho tủ sách pháp luật.
đ) Tổ chức cuộc thi sân khấu hóa “Hòa giải viên giỏi năm 2016” trên phạm vi toàn tỉnh (có văn bản chỉ đạo cụ thể sau).
e) Tổ chức triển khai Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Viêt Nam.
Cơ quan Tư pháp các cấp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp, cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành tham mưu lãnh đạo các sở, ban, ngành triển khai thực hiện Ngày Pháp luật hằng tháng và Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11 hằng năm để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
g) Thực hiện kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra định kỳ, đột xuất, đánh giá về công tác phổ biến giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
2. Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn các văn bản pháp luật mới ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng: Tăng cường, nâng cao chất lượng các chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên Công báo; Trang Thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
- Biên soạn, in ấn và phát hành rộng rãi các loại tài liệu (đề cương giới thiệu luật, sách báo, tờ rơi, tờ gấp) phù hợp với từng đối tượng để phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Ngày Pháp luật hằng tháng tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Thực hiện tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình điểm chấp hành pháp luật tốt như: Câu lạc bộ phòng chống ma túy, Câu lạc bộ phòng chống tội phạm; xã, thôn, dòng họ không có ma túy và tệ nạn xã hội; các tổ tự quản về an toàn giao thông, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường... Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hội nghị sinh hoạt của Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở; chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Phổ biến pháp luật thông qua hoạt động xét xử lưu động, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và hòa giải ở cơ sở, tủ sách pháp luật và áp dụng các hình thức tuyên truyền pháp luật phù hợp khác.
- Chủ trì, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
- Rà soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; hướng dẫn xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
- Biên soạn và phát hành các loại tài liệu, đề cương tuyên truyền pháp luật cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật; tuyên truyền viên; hòa giải viên, cán bộ và nhân dân;
- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, trường học; chỉ đạo hướng dẫn sinh hoạt của các Câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý;
- Chủ trì triển khai tuyên truyền các luật mới và văn bản hướng dẫn thi hành thuộc phạm vi quản lý của ngành.
2. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tăng thời lượng phát sóng, mở thêm chuyên mục mới để đưa những nội dung pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân như: Mở rộng chuyên mục, phỏng vấn, trả lời bạn nghe đài, xem truyền hình, giới thiệu văn bản chính sách mới, trả lời hộp thư truyền hình, tổ chức nhiều buổi giao lưu, toạ đàm...
- Tăng cường phổ biến gương người tốt, việc tốt, các tập thể, cá nhân điển hình về chấp hành, thực hiện tốt pháp luật, đồng thời phản ánh kịp thời tình hình vi phạm pháp luật để phòng ngừa, giáo dục chung.
- Phối hợp cùng các cấp, các ngành tăng cường giới thiệu các văn bản pháp luật mới của Trung ương và địa phương ban hành.
3. Sở Tài chính: Thẩm định và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán ngân sách đảm bảo kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của ngành triển khai, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tất cả các cấp học, bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Tiếp tục xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng số lượng bài viết tuyên truyền pháp luật trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ định hướng công tác tuyên truyền pháp luật trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về thực hiện nếp sống văn hóa, lồng ghép vào tiêu chí gia đình văn hóa, thôn, làng, tổ dân phố, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa.
7. Các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các đoàn thể của tỉnh:
- Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016 và triển khai chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện; trong đó chú trọng những luật mới ban hành thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của ngành. Tiếp tục triển khai thực hiện Ngày Pháp luật hằng tháng, hằng năm tại cơ quan, đơn vị mình.
- Chủ động đảm bảo kinh phí và nguồn nhân lực để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Định kỳ 6 tháng, 01 năm sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động về Sở Tư pháp - cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016 tại địa phương. Tiếp tục kiện toàn, củng cố tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Tiếp tục triển khai thực hiện Ngày Pháp luật hằng tháng tại địa phương mình.
- Tăng cường lực lượng làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ này để đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới.
- Chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật và bố trí kinh phí mua bổ sung sách luật. Chủ động hoặc phối hợp thực hiện việc kiểm tra, tự kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương. Định kỳ 6 tháng, 01 năm sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị và địa phương năm 2016.
Trên đây là Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2016 trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Căn cứ kế hoạch này các sở, ban, ngành, địa phương chủ động xây dựng Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.