UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 05 tháng 01 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Quyết định số 2191/QĐ-CT ngày 16/7/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 257/TTr-SCT ngày 23/10/2012 và đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:
- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là trách nhiệm của toàn dân dưới sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước; phải huy động mọi nguồn lực để đảm bảo phát triển bền vững và ổn định;
- Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặt trong mối quan hệ tương hỗ với quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch đô thị, kết hợp hài hòa nhiều loại hình kinh tế với công nghệ, thiết bị thích hợp, kết hợp hiện đại với truyền thống, thiết bị tiên tiến với tay nghề thủ công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;
- Kết hợp hài hòa với phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn lao động, tài nguyên đất, nguyên liệu sẵn có tại địa phương, gắn liền với du lịch làng nghề…nhằm không ngừng nâng cao mức sống của cư dân nông thôn, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị;
- Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có lợi thế cạnh tranh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, giúp khu vực nông thôn phá được thế thuần nông, hướng tới các ngành có năng suất và thu nhập cao hơn;
- Bảo tồn, phát huy được những nét văn hóa truyền thống của địa phương, của dân tộc và bảo vệ môi trường.
1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm xóa đói, giảm nghèo cho các vùng sâu, vùng xa; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội; giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, góp phần thực hiện mục tiêu được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV: Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
2. Mục tiêu cụ thể từng giai đoạn
a) Giai đoạn 2011-2015:
- Khôi phục và phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp có sức cạnh tranh, bền vững trên thị trường trong và ngoài nước, hướng tới xuất khẩu;
- Tốc độ tăng GTSX của tiểu thủ công nghiệp từ 17-18,5%/năm; phấn đấu đến năm 2015, GTSX TTCN (theo giá cố định 1994) tăng từ 2,2-2,3 lần so với hiện nay;
- Thu hút thêm từ 1.200-1.500 lao động hàng năm cho tiểu thủ công nghiệp;
- Đến năm 2015 sẽ hình thành 20 cụm công nghiệp trên địa bàn với diện tích 367,6 ha nhằm đưa hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ra khỏi khu dân cư, tạo điều kiện phát triển các nghề TTCN, bảo vệ môi trường;
- Phấn đấu đến năm 2015 có 30-35 làng nghề đạt tiêu chuẩn của tỉnh;
- Phấn đấu 40-50% số xã có khu sản xuất tập trung theo quy hoạch nông thôn mới.
b) Giai đoạn 2016-2020:
- Phát triển và nhân rộng các nghề TTCN trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững.
- Tốc độ tăng GTSX của tiểu thủ công nghiệp từ 7,5-8,5%/năm; phấn đấu đến 2020, GTSXTTCN (theo giá cố định 1994) tăng từ 1,4-1,5 lần so với năm 2015;
- Thu hút thêm từ 800-1.000 lao động hàng năm cho tiểu thủ công nghiệp;
- Phấn đấu đến năm 2020 sẽ hình thành 31 cụm công nghiệp trên địa bàn với diện tích 547,16 ha
- Phấn đấu đến năm 2020 có 40-45 làng nghề đạt tiêu chuẩn của tỉnh.
- Phấn đấu 75-80% số xã có khu sản xuất tập trung theo quy hoạch nông thôn mới.
c) Tầm nhìn đến năm 2030:
- Duy trì các nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, dân tộc;
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn liền với du lịch, dịch vụ, không ngừng nâng cao điều kiện sống của nhân dân, góp phần nâng cao tỷ trọng công nghiệp – xây dựng – dịch vụ chiếm 96,5% trở lên; trong đó, dịch vụ - thương mại chiếm tỷ lệ ngày càng cao.
III. Định hướng quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
1. Gốm mỹ nghệ:
- Chuyển hướng sang sản xuất đa năng, đa dạng sản phẩm ở các làng nghề gốm truyền thống, cùng với đồ sành truyền thống, cần phát triển sản xuất đồ gốm thường, đồ gốm gia dụng, đồ gốm mỹ thuật, đồ gốm tráng men, đồ gốm trang trí nội thất, gốm sứ cách điện…với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nghiên cứu tìm kiếm thị trường, xây dựng phương án sản xuất tổng hợp với các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn…huy động mọi nguồn vốn để đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, đào tạo lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Gắn kết việc khôi phục phát triển làng nghề với việc phát triển du lịch, “xuất khẩu tại chỗ” trên địa bàn tỉnh đảm bảo đầu ra cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
2. Mây tre đan lát:
- Tiếp tục hỗ trợ nhằm phát triển nghề mây tre đan giải quyết nhiều việc làm ở khu vực nông thôn, tận dụng được thời gian nông nhàn và khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
- Hình thành các doanh nghiệp hạt nhân tạo sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, các địa bàn nông thôn trong tỉnh để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, sẵn sàng đủ điều kiện tìm kiếm, trực tiếp ký kết hợp đồng xuất khẩu đảm bảo ổn định sản xuất và phát triển;
3. Chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ:
- Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy thế mạnh rừng trồng trên địa bàn tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Coi trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và ý thức cho người lao động; xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu làng nghề; giảm chi phí sản xuất.
- Bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống cần chủ động tìm kiếm thêm những thị trường mới.
4. Chế tác đá:
- Ứng dụng công nghệ, máy móc khai thác, chế tác như máy khoan, máy dùi, máy cắt, máy mài, máy tiện, máy đánh bóng sản phẩm…để giảm nhẹ sức lao động và thực hiện yêu cầu của tác phẩm ngay từ khâu khai thác;
- Nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, góp phần tăng thu nhập cho người lao động đồng thời quản lý được mỏ, tránh tình trạng khai thác bừa bãi, lãng phí nguồn nguyên liệu;
- Hàng năm cần đào tạo khoảng 20 lao động có trình độ tay nghề cao theo công nghệ mới, làm nòng cốt để phát triển làng nghề.
5. Công cụ cầm tay:
- Quy hoạch, mở rộng khu sản xuất tập trung (cụm công nghiệp) tạo mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn.
- Hướng tới các sản phẩm cơ giới hóa, đầu tư thiết bị công nghệ, với dây chuyền sản xuất bán tự động tạo ra các sản phẩm mới như roto, cổ góp, máy khoan, máy cắt, máy mài…thay thế những sản phẩm phải nhập khẩu và tiến đến xuất khẩu. Nhân rộng các mô hình trình diễn đã được hỗ trợ theo Chương trình khuyến công nhằm khuyến khích việc phát triển ngành cơ khí, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Góp phần giải quyết việc làm, tang thu nhập cho người lao động.
6. Sản xuất gạch không nung:
- Thực hiện đúng lộ trình thay thế gạch không nung theo Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 với tỷ lệ sử dụng vật liệu không nung là đến năm 2015, 2020 tương ứng đạt 20-25% và 30-40%.
- Tập trung nghiên cứu phát triển ba chủng loại vật liệu xây dựng không nung được dùng là gạch xi măng-cốt liệu, gạch nhẹ và các loại gạch khác.
- Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ chuyển đổi đầu tư sản xuất vật liệu không nung hướng đến phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên.
7. Chế biến nông sản thực phẩm:
- Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá thành và sức cạnh tranh sản phẩm; hình thành được vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo ổn định hoạt động của ngành;
- Quan tâm, chú trọng việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh.
- Hướng đến sản xuất hàng hóa sản phẩm nông sản cuối cùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện xuất khẩu.
- Hình thành trung tâm đầu mối về chế biến nông sản trong khu vực.
8. Cơ khí nhỏ, sản xuất các sản phẩm kim loại, phương tiện vận tải thô sơ và phục vụ việc sửa chữa tại chỗ:
- Phát triển TTCN cơ khí sản xuất sửa chữa gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân, chế tác các kết cấu công trình, các phương tiện thô sơ, các dụng cụ dùng cho sản xuất và sinh hoạt.
9. Tái chế phế liệu:
- Quy hoạch phát triển hạ tầng nhằm thu hút các ngành nghề tái chế vào cụm công nghiệp và khu sản xuất tập trung. Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển đảm bảo tính ốn định bền vững.
- Phát triển TTCN tái chế phế liệu theo hướng gắn với bảo vệ môi trường.
IV. Định hướng quy hoạch theo không gian lãnh thổ.
1. Thành phố Vĩnh Yên:
- Định hướng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng Giá trị sản xuất (GTSX) bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 15-16%/năm; giai đoạn 2016-2020, khoảng 14-15%/năm.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2015 tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm khoảng 54%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 44,6% và khu vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm khoảng 1,4%. Đến năm 2020 các tỷ lệ tương ứng là 60,0%; 39,3%; 0,7%.
- Khu vực dịch vụ trở thành ngành đóng góp lớn vào kinh tế thành phố, hình thành các lĩnh vực dịch vụ hiện đại, các khu du lịch nghỉ dưỡng và các điểm tham quan được đông đảo du khách quan tâm.
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề theo hướng thân thiện môi trường, phục vụ du lịch, sinh hoạt và hướng tới xuất khẩu.
2. Thị xã Phúc Yên:
- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng phát tiển nhanh khu vực dịch vụ và công nghiệp; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng xuất lao động cao.
- Tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp; giảm nông nghiệp; Đến năm 2030 tỷ trọng nông nghiệp còn rất nhỏ, các ngành dịch vụ chiếm 45-50% trong tổng số, tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của thị xã và tỉnh.
- Xây dựng các cụm công nghiệp: Xuân Hòa – Cao Minh (50ha); Nam Viêm (50ha) thu hút các ngành công nghiệp – TTCN sạch, công nghiệp chế biến có sử dụng nhiều lao động.
- Phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ô tô, xe máy, lắp ráp sản phẩm điện tử gia dụng và văn phòng, thiết bị viễn thông, sản xuất phụ tùng thay thế, dệt may da giày, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất đồ dân dụng, gia công xuất khẩu…
3. Huyện Bình Xuyên:
- Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, điện tử tin học, chế biến nông sản thực phẩm, phát triển các làng nghề truyền thống như gốm Hương Canh, mộc Thanh Lãng và phát triển thêm một số ngành phù hợp với điều kiện của địa phương như may thêu, mây tre đan.
Xây dựng các cụm công nghiệp: Hương Canh (40ha); Hương Canh 2 (11,565ha); Thanh Lãng (17,76ha) thu hút các dự án đầu tư phát triển TTCN.
4. Huyện Tam Dương:
- Thu hút mạnh mẽ đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp vào địa bàn huyện; xây dựng một số cụm công nghiệp tập trung thu hút đầu tư phát triển mạnh các ngành, nghề sản xuất công nghiệp hỗ trợ như điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, chế biến nông sản thực phẩm;
- Phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lát, thêu ren, sản xuất gạch không nung…
Xây dựng các cụm công nghiệp: Đạo Tú (30ha); Hoàng Đan (10ha); Hợp Thịnh (50ha); Thanh Vân-Đạo Tú (5ha); Hợp Hòa (5ha).
5. Huyện Tam Đảo:
- Tập trung phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng, khai thác vật liệu xây dựng, phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch, sinh hoạt;
- Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm…tạo thêm việc làm cho người lao động;
Xây dựng cụm công nghiệp Tam Quan với quy mô 5ha.
6. Huyện Yên Lạc:
- Xây dựng các cụm công nghiệp: Thị trấn Yên Lạc (4,23ha); Tề Lỗ (22,91ha); Đồng Văn (26,48ha); Đại tự (5ha); Nguyệt Đức (2,5ha); Trung Kiên (1,5ha); Tam Hồng (5ha); Yên Đồng (3,7ha); Minh Phương (25ha); các làng nghề truyền thống làm động lực phát triển kinh tế và hình thành cơ cấu ngành công nghiệp huyện với nhóm sản phẩm chủ lực phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đầu tư có chọn lọc các ngành công nghiệp thế mạnh của huyện như chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế sắt, sản xuất đồ gia dụng, đồ gỗ dân dụng…
- Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở các xã, gắn với quảng bá và phát triển du lịch. Phấn đấu đưa mức giá trị sản xuất/đầu người (giá 1994) đạt 16,8 triệu đồng năm 2015 và 26,6 triệu đồng năm 2020.
7. Huyện Vĩnh Tường:
- Tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của huyện để phát triển công nghiệp, dịch vụ trở thành cực phát triển công nghiệp tại khu vực Tây – Tây Nam của tỉnh, tạo sự phát triển cân đối theo vùng lãnh thổ. Ưu tiên phát triển công nghệ cao;
- Xây dựng các cụm công nghiệp: Tân Tiến (18,74ha), Lý Nhân (10,06ha), An Tường (16,29ha); Đồng Sóc-Vũ Di (49,35ha); Đại Đồng (30ha); Việt Xuân (10ha); Vĩnh Sơn (20,87ha).
- Phát triển công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, tin học, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, các ngành nghề tiểu thủ công…. Phấn đấu tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,3%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 21,5%/năm, giai đoạn 2021-2030 là 12,0%/năm.
- Ưu tiên các ngành nghề công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm đồ uống, dệt may, phụ tùng xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng để phát huy lợi thế của những địa phương tiếp giáp với các tuyến đường giao thông quan trọng.
- Tăng cường công tác đào tạo thợ thủ công tại các làng nghề với số lượng lớn, tập trung, đảm bảo toàn bộ thợ thủ công được đào tạo tay nghề.
- Hướng dẫn các làng nghề đăng ký thương hiệu và bảo vệ thương hiệu. Phát triển làng nghề gắn với quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
8. Huyện Lập Thạch:
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, công nghiệp giữ vai trò động lực và nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế huyện.
- Xây dựng một số cụm công nghiệp: Thị trấn Lập Thạch (7,2ha); Triệu Đề (3ha); Thái Hòa-Bắc Bình (9ha) và một số điểm tiểu thủ công nghiệp ở một số nơi thuận lợi. Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các nghề truyền thống.
- Tăng cường du nhập ngề vào nông thôn, phát triển làng nghề mới. Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt trên 26%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt trên 22%/năm.
9. Huyện Sông Lô:
- Đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp chế biến nhằm tạo sản phẩm chất lượng cao có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường.
- Gắn khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, hạn chế bán, xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc sơ chế, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường.
Xây dựng cụm công nghiệp Hải Lựu với quy mô 2 ha.
(Chi tiết danh sách các cụm công nghiệp theo biểu đính kèm thay thế danh mục Quy hoạch cụm công nghiệp đã được ban hành tại Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc “V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”)
V. Giải pháp thực hiện quy hoạch
- Phát triển kết cấu hạ tầng: Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản, nhất là hạ tầng ở khu vực nông thôn để thu hút, vận động, thu hút các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp.
- Về đầu tư: Hỗ trợ đầu tư; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng-kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp theo cơ chế tại Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày 22/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, mặt bằng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp; hỗ trợ thành lập doanh nghiệp; hỗ trợ về chính sách thuế; hỗ trợ về tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại theo hướng xuất khẩu. Phát huy hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
- Về nguồn nhân lực: Thực hiện hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, truyền nghề, nhân cấy nghề; đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất và quản lý trong các ngành nghề. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015.
- Về khoa học công nghệ và môi trường: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với chuyển giao công nghệ, đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; tập trung các cơ sở sản xuất vào trong cụm công nghiệp, xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh.
- Về tổ chức điều hành quy hoạch: Xây dựng các cơ chế, chính sách, mô hình quản lý nhằm đảm bảo cho sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo đúng định hướng quy hoạch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Sở Công thương:
- Công bố công khai quy hoạch được phê duyệt theo quy định. Chủ trì, phối hợp các Sở, Ngành, địa phương triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để thực hiện quy hoạch trình Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh xem xét quyết định. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội tham mưu, đề xuất trình UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
- Hướng dẫn các huyện tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện theo nội dung quy hoạch này.
- Phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành xây dựng các chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nội dung quy hoạch được duyệt.
2. Sở Kế hoạch đầu tư, Tài chính: Phối hợp với Sở Công thương bố trí vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp theo cơ chế hiện hành.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Công thương xây dựng chính sách phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và nông thôn mới.
4. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành, thị quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp theo danh mục đã được duyệt.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Quy hoạch sử dụng đất cho các cụm công nghiệp; Hướng dẫn các chủ đầu tư xây dựng-kinh doanh hạ tầng trong việc thuê, cho thuê đất tại các cụm công nghiệp.
6. Sở Giao thông Vận tải: Bố trí các điểm đấu nối vào cụm công nghiệp và quy hoạch hệ thống đường giao thông tới hành rào các cụm công nghiệp.
7. Các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã:
Chủ động phối hợp với ngành Công thương tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch, xây dựng các chính sách, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của ngành, cấp mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh; Các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CỤM CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC QH ĐẾN NĂM 2020
( Kèm theo Quyết định số 26/QĐ - UBND ngày 05 tháng 01 năm 2013 của UBND tỉnh)
STT |
Tên cụm Công nghiệp |
Diện tích QH (ha) |
Dự kiến QH 2012-2015 |
Dự kiến QH 2016-2020 |
Ghi chú |
I |
Phúc Yên |
100 |
0 |
100 |
|
1 |
Xuân Hòa - Cao Minh |
50 |
|
50 |
|
2 |
Nam Viêm |
50 |
|
50 |
|
II |
Bĩnh Xuyên |
69,325 |
59,765 |
9,56 |
|
1 |
Hương Canh |
40 |
40 |
|
Đang hoạt động |
2 |
Hương Canh 2 |
11,57 |
11,565 |
|
Đã QHCT & giao chủ đầu tư |
3 |
Thanh Lãng |
17,76 |
8,2 |
9,56 |
Đang đầu tư XDHT |
III |
Vĩnh Tường |
155,31 |
125,31 |
30 |
|
1 |
Tân Tiến |
18,74 |
18,74 |
|
Đang hoạt động |
2 |
Lý Nhân |
10,06 |
10,06 |
|
Đang hoạt động |
3 |
An Tường |
16,29 |
16,29 |
|
Đã QHCT |
4 |
Đồng Sóc - Vũ Di |
49,35 |
49,35 |
|
Đang hoạt động |
5 |
Đại Đồng |
30 |
|
30 |
|
6 |
Việt Xuân |
10 |
10 |
|
|
7 |
Vĩnh Sơn |
20,87 |
20,87 |
|
Đã QHCT |
IV |
Yên Lạc |
96,32 |
82,32 |
14 |
|
1 |
Thị trấn Yên Lạc |
4,23 |
4,23 |
|
Đang hoạt động |
2 |
Tề Lỗ |
22,91 |
22,91 |
|
Đang hoạt động |
3 |
Đồng Văn |
26,48 |
26,48 |
|
Đang đầu tư XDHT |
4 |
Đại Tự |
5 |
|
5 |
|
5 |
Nguyệt Đức |
2,5 |
|
2,5 |
|
6 |
Trung Kiên |
1,5 |
|
1,5 |
|
7 |
Tam Hồng |
5 |
|
5 |
|
8 |
Yên Đồng |
3,7 |
3,7 |
|
Đang đầu tư XDHT |
9 |
Minh Phương |
25 |
25 |
|
|
V |
Tam Dương |
100 |
90 |
10 |
|
1 |
Đạo Tú |
30 |
30 |
|
|
2 |
Hoàng Đan |
10 |
10 |
|
|
3 |
Hợp Thịnh |
50 |
50 |
|
Đang hoạt động |
4 |
Thanh Vân - Đạo Tú |
5 |
|
5 |
|
5 |
Hợp Hòa |
5 |
|
5 |
|
VI |
Tam Dđảo |
5 |
0 |
5 |
|
1 |
Tam Quan |
5 |
|
5 |
|
VII |
Lập Thạch |
19,2 |
10,2 |
9 |
|
1 |
Thị trấn Lập Thạch |
7,2 |
7,2 |
|
Đang đầu tư XDHT |
2 |
Triệu Đề |
3 |
3 |
|
|
3 |
Thái Hòa - Bắc Bình |
9 |
|
9 |
|
VIII |
Sông Lô |
2 |
2 |
0 |
|
1 |
Hải Lựu |
2 |
2 |
|
|
|
Cộng |
547,155 |
367,595 |
179,56 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.