ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2018/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 20 tháng 7 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Định;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2018 và bãi bỏ Quyết định số 702/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở Tài chính, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÂN
CẤP THẨM QUYỀN XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ TÀI SẢN VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH
BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Quy định này quy định phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Định.
2. Phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Định.
1. Cơ quan, người có thẩm quyền được phân cấp xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Phân cấp thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Định được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với:
a) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm; bất động sản vô chủ; bất động sản không có người thừa kế; tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa; tài sản của các vụ việc xử lý bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản;
b) Tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh (trừ tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh).
c) Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động;
d) Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giải thể hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là cấp huyện) quyết định giải thể theo ủy quyền;
đ) Tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án đối tác công tư đối với trường hợp cơ quan ký hợp đồng dự án thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với: Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế không thuộc phạm vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án xử lý tài sản, bao gồm:
a) Các tài sản đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quy định tại Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 4 Quy định này.
b) Các tài sản đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Quy định này, bao gồm các tài sản: nhà, đất, xe ô tô, phương tiện vận tải khác, các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc gói tài sản có giá trị 01 tỷ đồng trở lên (trừ tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia).
c) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu do cơ quan, người có thẩm quyền cấp tỉnh tịch thu theo thẩm quyền hoặc do cơ quan, người có thẩm quyền khác ra quyết định tịch thu, chuyển giao theo thẩm quyền.
d) Vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu gồm: nhà, đất, xe ô tô, phương tiện vận tải khác do cơ quan, người có thẩm quyền cấp huyện ra quyết định thi hành án chuyển giao.
2. Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt phương án xử lý tài sản được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Quy định này là các tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc gói tài sản có giá trị dưới 01 tỷ đồng (trừ các tài sản: nhà, đất, xe ô tô, phương tiện vận tải khác, tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia).
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án xử lý tài sản, bao gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu do cơ quan, người có thẩm quyền cấp huyện ra quyết định tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu do cơ quan, người có thẩm quyền cấp huyện ra quyết định thi hành án chuyển giao (trừ các tài sản thuộc phạm vi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này).
- Các tài sản đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc phạm vi quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này.
1. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
c) Tổ chức việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo đúng quy định của pháp luật.
d) Tổng hợp, báo cáo kê khai, thực hiện cập nhật thông tin, bảo đảm kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo và triển khai thực hiện Quy định này thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định pháp luật.
b) Báo cáo kê khai tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gửi Sở Tài chính để tổng hợp.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật, đồng thời thực hiện báo cáo tài sản gửi Sở Tài chính để tổng hợp
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét xử lý hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.