ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2015/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 24 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị du lịch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 201/TTr-STNMT ngày 04/8/2015 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 148/BC-STP ngày 14/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành ở tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI
HỢP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2015 của
UBND tỉnh Ninh Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định mục đích, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An (sau đây gọi tắt là khu Di sản).
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong khu Di sản.
1. Thiết lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, các đơn vị có liên quan trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu Di sản.
2. Nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, ngành, các tổ chức khác có liên quan; tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu di sản.
3. Nâng cao hiệu quả khai thác, quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị du lịch khu Di sản.
1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu Di sản.
2. Việc thực hiện các nhiệm vụ phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tránh hình thức, chồng chéo nhiệm vụ; tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Không cản trở các hoạt động khai thác, sử dụng hợp pháp tài nguyên và các hoạt động hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân trong khu di sản.
Điều 4. Các hành vi sau đây bị cấm
1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên trong khu vực di sản.
2. Phá hoại, xâm chiếm trái phép các hệ sinh thái trong khu vực di sản
3. Săn bắn, khai thác các loài động, thực vật bằng các biện pháp hủy diệt.
4. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
5. Các hoạt động khác xâm hại môi trường, giá trị khu di sản.
CÁC NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 5. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và các đơn vị có liên quan:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, nâng cao nhận thức đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu di sản, trong đó tập trung vào các hình thức tuyên truyền chủ yếu như: Tuyên truyền, phổ biến các quy định mới, giải đáp, hướng dẫn trên Website; tổ chức các hội nghị tuyên truyền; in ấn, phát các tài liệu tuyên truyền, sổ tay hướng dẫn.
2. Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 6. Phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong vùng di sản
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường khu di sản. Kiêm tra, rà soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi đã được ban hành.
2. Các Sở, ban, ngành khác ở tỉnh có liên quan có trách nhiệm: Tham gia ý kiến đối với văn bản quy phạm pháp luật do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo trong khu di sản. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đề xuất, kiến nghị các cấp về sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường khu di sản.
3. UBND các huyện, thành phố trong vùng di sản có trách nhiệm: Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi được giao quản lý và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường. Đề xuất, kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường việc tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực tế.
Điều 7. Phối hợp trong công tác quản lý đất đai
1. Phối hợp lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
a) Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở, ngành có liên quan, Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An và UBND các huyện, thành phố trong khu di sản tham mưu việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
b) Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An có trách nhiệm:
- Tham gia ý kiến về dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong vùng di sản.
- Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất đối với các dự án đầu tư trong vùng di sản.
- Cung cấp các thông tin, số liệu về thực trạng các dự án đầu tư trong vùng di sản; thông tin, số liệu về những địa điểm cần bảo vệ, tôn tạo.
c) UBND các huyện, thành phố trong vùng di sản có trách nhiệm:
- Cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất thuộc phạm vi địa phương quản lý.
- Các định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên đất và các giải pháp quản lý.
- Tham gia ý kiến về dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong vùng di sản. Phối hợp thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; báo cáo định kỳ hằng năm về tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Phối hợp trong công tác thu hồi đất, giao đất
a) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Rà soát các đơn vị đang được giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư trong vùng di sản, xem xét lại thời hạn giao đất, cho thuê đất đã được phê duyệt để tiến hành áp dụng thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tạo điều kiện cho sự phát triển của đơn vị đầu tư.
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ; hướng dẫn các sở, ban, ngành có liên quan trong việc lập và xác nhận bản đồ khoanh vùng bảo vệ khu Di sản.
b) Trách nhiệm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An và UBND các huyện, thành phố trong vùng di sản:
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này.
- Kiểm tra, rà soát các đơn vị đầu tư xây dựng sử dụng quỹ đất không hiệu quả, thiếu hợp lý, phối hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tạo điều kiện cho chuyển nhượng lại dự án cho nhà đầu tư mới hoặc thu hồi diện tích đất đang sử dụng đất.
- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá xác định những vị trí là vùng đệm bảo vệ di sản, xác định những vị trí ranh giới có nguy cơ bị xâm hại.
Điều 8. Phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường
1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối hợp phổ biến trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở, chủ cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp lữ hành, các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển khách du lịch tại khu di sản theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, giáo dục và vận động các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học khu di sản;
b) Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở, chủ cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu di sản.
2. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với các hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội trong khu di sản, bảo vệ và phát huy giá trị di sản;
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu di sản;
c) Xây dựng tiêu chuẩn và xét tặng các danh hiệu thân thiện môi trường cho tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, quản lý di sản thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường; thông tin, tuyên truyền về các tổ chức, cá nhân điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường và tổ chức nhân rộng trong thực tiễn.
3. Trách nhiệm của Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức lễ hội theo quy định tại Chương III, Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di lịch;
b) Tham mưu thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại khu di sản;
c) Bố trí hợp lý nơi thắp hương, hóa sớ bảo đảm an toàn và phòng, chống cháy nổ; bố trí hệ thống thông gió tại những nơi thắp hương không phải ngoài trời, có nhiều người thắp hương trong cùng thời điểm;
d) Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, cá nhân sinh sống, hoạt động kinh doanh dịch vụ bên ngoài khu Di sản thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh di sản;
đ) Đưa nội dung quy định bảo vệ môi trường tại cơ sở, trách nhiệm bảo vệ môi trường của du khách vào tài liệu hướng dẫn khu Di sản;
e) Hướng dẫn, chỉ đạo về bảo vệ môi trường trong hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hoặc xây mới hạng mục liên quan đến di tích; bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ theo quy định tại Điều 15, 16 của Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di lịch.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố trong khu vực di sản:
a) Phát triển các hình thức tự quản, hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường trong khu vực dân cư. Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại các địa điểm tập trung đông du khách. Xây dựng, sửa chữa nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường;
b) Sắp xếp, kiểm soát các phương tiện vận chuyển, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và các nguyên nhân khác phát sinh khí thải, bụi, chất thải vượt giới hạn cho phép, ảnh hưởng tới du khách và cộng đồng dân cư tại nơi diễn ra lễ hội;
c) Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tiếp nhận và xử lý những thông tin được phản hồi về bảo vệ môi trường; xây dựng phương án thu gom, xử lý chất thải rắn xây dựng và các loại chất thải khác phát sinh.
4. Trách nhiệm của các tổ chức khác và cá nhân có liên quan:
a) Tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở, chủ cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại khu vực di sản khi lập dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa, bảo quản, tu bổ, phục hồi phải căn cứ vào nội dung, quy mô của dự án để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
b) Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh tại cơ sở và trách nhiệm bảo vệ môi trường của du khách thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ trương Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị du lịch.
Điều 9. Phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản
1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Rà soát, hoàn chỉnh khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó khoanh định ranh giới khu vực di sản vào khu vực cấm báo cáo UBND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Khoáng sản;
b) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình khai thác và sau khi kết thúc khai thác đối với các mỏ được cấp phép khai thác giáp ranh khu di sản.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành khác ở tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thành phố khu vực di sản
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản;
Điều 10. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
1. Khi xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm về tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, UBND huyện, thành phố trong vùng di sản thống nhất về các đối tượng thanh tra.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, UBND huyện, thành phố trong vùng di sản cử cán bộ tham gia và hỗ trợ phương tiện kỹ thuật cần thiết, tạo điều kiện làm việc cho Đoàn thanh tra. Kết thúc thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo kết luận thanh tra đối với các đơn vị có liên quan để cùng theo dõi, quản lý.
3. UBND huyện, thành phố, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên, toàn diện việc thực hiện các nội dung về quản lý đất đai, bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư.
Khi thực hiện kiểm tra, giám sát, UBND huyện, thành phố, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cử Thanh tra viên, Công an tỉnh cử cán bộ tham gia thành viên đoàn. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Ban Quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An là đơn vị đầu mối theo dõi, giám sát, đôn đốc việc chấp hành xử phạt và thực hiện khắc phục các vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 11. Phối hợp trao đổi thông tin
1. Những thông tin, tài liệu Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo, gửi, cung cấp trên Website của Sở, của tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo UBND tỉnh bao gồm:
a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với vùng di sản;
b) Kết quả cung cấp dịch vụ môi trường: báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết của các dự án kèm theo Quyết định phê duyệt;
c) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Kết quả thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);
d) Kết luận thanh tra; Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
2. Những thông tin, tài liệu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, UBND huyện, thành phố trong vùng di sản có trách nhiệm thông báo, gửi, cung cấp trên Website của Sở, của tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo UBND tỉnh bao gồm:
a) Danh sách các dự án đầu tư trong vùng di sản kèm theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, sản xuất;
b) Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật;
c) Kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm và các văn bản kèm theo;
d) Kết luận, thông báo kết quả kiểm tra;
đ) Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
Điều 12. Phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về đất đai và môi trường
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá tình trạng vi phạm về đất đai; tình hình ô nhiễm môi trường trong phạm vi vùng di sản;
b) Tổ chức đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động; xác định nguyên nhân vi phạm, gây ô nhiễm; xác định, khoanh vùng đệm để bảo vệ vùng di sản;
c) Tổ chức hoạt động theo dõi, giám sát; phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và địa phương xử lý kịp thời các vi phạm xảy ra nhất là vi phạm trong lĩnh vực môi trường, tránh để xảy ra các sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
d) Hướng dẫn UBND huyện, thành phố trong vùng di sản thực hiện các quy định về quản lý đất đai và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, UBND huyện, thành phố trong vùng di sản có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường điều tra, đánh giá tình trạng vi phạm, ô nhiễm, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong vùng di sản;
b) Chỉ đạo các cán bộ, công nhân viên chức chuyên trách tham gia kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường.
1. Các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố trong khu Di sản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, lực lượng trực thuộc phối hợp thực hiện những nội dung có liên quan được quy định tại Quy chế này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ phối hợp quy định tại Quy chế này.
3. Các sở, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan và UBND huyện, thành phố trong khu di sản có trách nhiệm cử cơ quan đầu mối phối hợp và gửi thông báo về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh vướng mắc, không phù hợp thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện Quy chế, các tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.