ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2599/2016/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 15 tháng 8 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên bộ: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 68/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 21/5/2013 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án 3 và Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1553/TTr-SNN&PTNT ngày 31/5/2016 và Văn bản số 2397/SNNPTNT-KHTC ngày 03/8/2016; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp số 74/BC-STP ngày 27/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định mức hỗ trợ thực hiện Dự án (phương án) hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Phạm vi áp dụng và đối tượng hỗ trợ
1. Phạm vi áp dụng:
Quy định áp dụng mức chi hỗ trợ đối với các Dự án (phương án) hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành.
2. Đối tượng hỗ trợ:
- Hộ nghèo, cận nghèo: Theo quy định hiện hành.
- Nhóm hộ: Phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Được lựa chọn công khai, dân chủ từ thôn trên cơ sở tự nguyện, gồm những hộ nghèo, cận nghèo và những hộ khác có uy tín đang sinh sống trên cùng địa bàn, có kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo trong nhóm vươn lên thoát nghèo. Nhóm hộ có 1 trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm (ưu tiên phụ nữ làm trưởng nhóm);
+ Có cam kết và quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ để thực hiện kế hoạch, dự án (phương án) sản xuất đã được xác định và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên. Việc thành lập nhóm hộ do UBND cấp xã quyết định; trong nhóm số hộ không phải là hộ nghèo không quá 20% tổng số hộ của nhóm và phải có sự đồng nhất của đa số hộ nghèo, cận nghèo. Nhóm hộ tự xây dựng nội quy hoạt động, được trưởng thôn đồng thuận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt.
Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ và nội dung hỗ trợ
1. Nguyên tắc hỗ trợ:
- Các mức chi quy định tại Quyết định này là mức chi tối đa cho các nội dung của dự án (phương án) được phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào nguồn lực thực tế của địa phương để quyết định mức hỗ trợ cho từng nội dung cụ thể nhưng không vượt quá mức hỗ trợ của Quy định này;
- Khuyến khích các hộ dân tổ chức liên kết sản xuất, mua sắm thiết bị, máy móc làm dịch vụ phát triển sản xuất để tránh lãng phí, manh mún...;
- Hạn chế hỗ trợ đối với những máy móc, công cụ sản xuất nhỏ lẻ, công cụ cầm tay. Nếu thấy thực sự cần thiết thì căn cứ vào nhu cầu thực tế của các hộ tại địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải khảo sát thực tế thẩm định, phê duyệt đảm bảo chi tiết và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tính hiệu quả của dự án (phương án);
- Một lần hỗ trợ, hộ dân chỉ được hỗ trợ 1 trong 2 nội dung tại mục 2 tại phụ lục số 01 hoặc 1 trong 3 nội dung tại phụ lục số 02 được ban hành kèm theo Quyết định này (người dân tham gia các hoạt động tập huấn, tham quan, hội thảo, tổng kết không tính là 1 lần hỗ trợ);
- Hộ dân chỉ được hỗ trợ không quá 02 lần trong cả giai đoạn để phát triển sản xuất; một loại cây trồng, vật nuôi chỉ được hỗ trợ lần 2 khi mở rộng quy mô sản xuất, không áp dụng hỗ trợ lần 2 đối với các đối tượng là trâu, bò, trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, cụ thể do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định;
- Ưu tiên các hộ dân đăng ký thoát nghèo;
- Không yêu cầu các hộ dân đóng góp bằng tiền mặt.
2. Điều kiện hỗ trợ
- Các nội dung hỗ trợ phải phù hợp với chủ trương, định hướng của huyện, tỉnh;
- Các hộ dân tham gia có đủ điều kiện về đất đai, sức lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng các nội dung của dự án (phương án);
- Đối với các dự án (phương án) thực hiện theo nhóm hộ tối đa không quá 05 hộ.
3. Các nội dung được hỗ trợ.
3.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công giúp người dân nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai có hiệu quả.
3.2. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, có giá trị cao trên thị trường theo quy hoạch phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn và phù hợp với điều kiện của địa phương; hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ vật tư phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.
3.3. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.
3.4. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư về dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm; giúp hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận các dịch vụ, kiến thức khoa học kỹ thuật, nâng cao nhận thức và vận dụng vào kế hoạch sản xuất của hộ, nhóm hộ đã được xác định để phát triển sản xuất trên địa bàn xã.
Điều 4. Chi cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công.
1. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo:
- Các khoản chi phí theo thực tế phục vụ trực tiếp lớp học;
- Chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chỗ ở đối với người học là hộ nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhóm hộ không hưởng lương từ ngân sách trong thời gian tập huấn;
- Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên.
2. Xây dựng mô hình trình diễn.
Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến phù hợp; Xây dựng mô hình trình diễn cơ giới hóa, bảo quản chế biến, ngành nghề nông thôn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tại vùng đặc biệt khó khăn.
(Mức chi được quy định chi tiết tại phụ lục số 01 kèm theo)
(Mức chi được quy định chi tiết tại phụ lục số 02 kèm theo).
Điều 6. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông.
1. Nội dung chi: Hỗ trợ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ các cấp thực hiện Chương trình 135.
2. Mức chi: Thực hiện Quyết định số 2716/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý; Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính về quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn có liên quan (nếu có).
Điều 7. Chi phí quản lý dự án (phương án).
- Đối với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện: Thực hiện theo Khoản 3, Điều 5 Thông tư Liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng. Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí hoạt động cụ thể cho các cơ quan, Thường trực Chương trình 135, cơ quan thực hiện hợp phần dự án của Tỉnh và Ban chỉ đạo Chương trình 135 của huyện.
- Đối với đơn vị trực tiếp thực hiện dự án (phương án) phát triển sản xuất: thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 10, Điều 5 Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.
Điều 8. Nguồn lực đầu tư dự án hỗ trợ sản xuất:
- Nguồn ngân sách hàng năm phân bổ cho Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Các Sở, ban, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quyết định Quy định mức hỗ trợ thực hiện Dự án (phương án) Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đảm bảo đúng quy định.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm.
- Lập kế hoạch 5 năm, kế hoạch chi tiết từng năm và xây dựng các dự án (phương án) đầu tư phát triển sản xuất đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương; tổng hợp báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm kết quả thực hiện của địa phương về Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tổ chức tuyên truyền các cơ chế chính sách của Tỉnh, của Trung ương về hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135; thông tin về thị trường, về khoa học kỹ thuật, về các mô hình sản xuất mới có hiệu quả tới các người dân trên địa bàn.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt dự án (phương án) và quyết định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ cụ thể cho các hộ dân nhưng không được vượt quá mức hỗ trợ tại Quy định này.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công cán bộ phụ trách địa bàn, đến từng hộ, nhóm hộ hướng dẫn thực hiện có hiệu quả dự án (phương án) đã được phê duyệt, định kỳ nghe báo cáo kết quả.
- Đề xuất với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các dự án, mô hình mới đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất của địa phương.
- Chủ động lồng ghép các nguồn vốn có cùng mục tiêu đầu tư trên địa bàn và bố trí nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện Chương trình và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các quyết định của mình.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo đúng trình tự quy định tại Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện dự án dân chủ, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
- Kiểm tra đôn đốc các hộ, nhóm hộ thực hiện tốt nội dung dự án (phương án);
- Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện dự án định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Các nội dung khác không nêu tại Quy định này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2013/TTLT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn và các văn bản hướng dẫn có liên quan (nếu có).
1. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và được áp dụng thực hiện từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2020.
2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC NỘI DUNG CHI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM,
KHUYẾN NGƯ VÀ KHUYẾN CÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 2599/2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2016 của
UBND tỉnh Quảng Ninh)
TT |
Lĩnh vực hỗ trợ |
Nội dung hỗ trợ |
Mức hỗ trợ |
1 |
Hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo |
Các khoản chi phí theo thực tế phục vụ trực tiếp lớp học. |
Thực hiện theo quy định tại mục 1.8, Điều 3, Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn (nếu có). |
Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chỗ ở đối với người học là nông dân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhóm hộ không hưởng lương từ ngân sách trong thời gian tập huấn.
|
- Hỗ trợ tiền ăn: Lớp tổ chức tại tỉnh: Hỗ trợ không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người; Lớp tổ chức tại cấp huyện: Hỗ trợ không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người; Lớp tổ chức tại các xã: Hỗ trợ không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người; - Hỗ trợ tiền đi lại: Nếu nơi học cách nơi cư trú từ 15 km trở lên được hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé phương tiện giao thông công cộng, tối đa 2 lượt/ngày, nhưng không quá 200.000 đồng/người/khóa học; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng được thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học. - Hỗ trợ chỗ ở: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); Trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí. |
||
Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên (đã bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng). |
Thực hiện theo quy định tại mục 1.1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. |
||
2 |
Xây dựng mô hình trình diễn. |
|
|
a |
Xây dựng mô hình trình diễn về sản xuất nông lâm ngư nghiệp. |
- Mua giống và các vật tư thiết yếu; - Triển khai mô hình trình diễn (Tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tổng kết mô hình...); |
- Hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: Các loại phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản, vaccin); tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ. - Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tổng kết: mức chi theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 của Quyết định này. |
b |
Xây dựng mô hình trình diễn về cơ giới hóa, bảo quản chế biến. |
- Mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị; - Triển khai mô hình trình diễn (Tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tổng kết mô hình...) |
- Hỗ trợ 100% chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị; tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ. - Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tổng kết: Mức chi theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 của Quyết định này. |
3 |
Chi tham quan, học tập mô hình trong nước. |
- Thuê phương tiện đi lại, tiền ăn, tiền ngủ, nước uống và các chi phí khác (nếu có). |
Thực hiện theo quy định tại mục 1.9, Điều 3, Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn (nếu có). |
DANH MỤC NỘI DUNG HỖ TRỢ CHO NGƯỜI
DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)
(Kèm theo Quyết định số: 2599/2016/QĐ-UBND
ngày 15 tháng 8 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh)
TT |
Lĩnh vực hỗ trợ |
Nội dung hỗ trợ |
Mức hỗ trợ |
|
Ngân sách nhà nước |
Hộ dân đối ứng |
|||
1 |
Hỗ trợ dự án (phương án) đầu tư giống cây trồng. |
Các loại giống cây trồng được địa phương khuyến khích phát triển và được phê duyệt dự án (phương án); Các vật tư chủ yếu: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...; Tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết. |
- Hỗ trợ tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện dự án (phương án). - Hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ. - Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết: Mức chi theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 của Quyết định này. |
Hộ dân đối ứng bằng công lao động, phân bón tự sản xuất (phân hữu cơ) … |
2 |
Hỗ trợ dự án (phương án) đầu tư giống vật nuôi. |
Các loại giống vật nuôi, thủy sản được địa phương khuyến khích phát triển và được phê duyệt dự án (phương án); Các vật tư chủ yếu: Thuốc thú y, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm và các vật tư khác; Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản; Tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết. |
- Hỗ trợ tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện dự án (phương án). - Hỗ trợ tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ đối với trâu, bò. - Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết: Mức chi theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 của Quyết định này. |
Hộ dân đối ứng bằng tự đầu tư xây dựng sửa chữa chuồng trại, ngày công lao động, thức ăn chăn nuôi tự sản xuất,.. |
- Hỗ trợ tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện dự án (phương án). - Hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ đối với vật nuôi khác và thủy sản. - Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết: Mức chi theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 của Quyết định này. |
Hộ dân đối ứng bằng tự đầu tư xây dựng sửa chữa chuồng trại, ngày công lao động, thức ăn chăn nuôi tự sản xuất,.. |
|||
3 |
Hỗ trợ dự án (phương án) đầu tư trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. |
Đối với máy móc, công cụ sản xuất nhỏ lẻ, công cụ cầm tay (hỗ trợ cho các hộ đơn lẻ); Tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết. |
- Hỗ trợ tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện dự án (phương án). - Hỗ trợ đa không quá 10 triệu đồng/hộ. - Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết: Mức chi theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 của Quyết định này. |
Hộ dân đối ứng bằng nhiên liệu, thiết bị bảo dưỡng, vận hành … |
Đối với thiết bị máy móc, máy chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch (áp dụng cho nhóm hộ); Tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết. |
- Hỗ trợ tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện dự án (phương án). - Hỗ trợ bình quân trong nhóm hộ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ. - Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết: Mức chi theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 của Quyết định này. |
Hộ dân đối ứng bằng xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị bảo hộ, ngày công lao động … |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.