BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 255TCT/QĐ/KH |
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2001 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG MẪU BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn
cứ Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) về việc thành lập Hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và
Thông tư số 38 TC/TCCB ngày 25/8/1990 của Bộ Tài chính qui định chức năng,
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống thu thuế Nhà nước;
Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế; Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Doanh
nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 305/TC/QĐ/TCT ngày 21/8/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
v/v ban hành chế độ thống kê thuế áp dụng trong ngành thuế;
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Kế hoạch – Kế toán – Thống kê Tổng cục thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này “Hệ thống mẫu biểu báo cáo thống kê thuế” áp dụng trong ngành thuế.
Điều 2. Hệ thống mẫu biểu này áp dụng thống nhất trong ngành thuế từ ngày 1/1/2002 và thay thế các qui định về mẫu biểu báo cáo thống kê thuế trước ngày ban hành quyết định này.
Điều 3. Cục trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng các phòng thuộc Văn phòng Tổng cục thuế chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ |
HỆ THỐNG MẪU BIỂU BÁO CÁO
THỐNG KÊ THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
255TCT/QĐ/KH ngày 28 tháng 3 năm 2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc
ban hành hệ thống mẫu biểu báo cáo thống kê thuế)
I. DANH MỤC MẪU BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ:
1- Danh bạ, doanh nghiệp nhà nước (mẫu TKT 1A);
2- Danh bạ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (mẫu TKT 1B);
3- Danh bạ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (mẫu TKT 1C);
4- Thống kê thuế môn bài (mẫu TKT 2);
5- Thống kê thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với cơ sở tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu từ - mẫu TKT 3A);
6- Thống kê thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng đối với cơ sở tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, giá trị gia tăng xác định theo tỷ lệ % trên doanh thu – mẫu TKT 3B);
7- Thống kê thuế giá trị gia tăng (áp dụng đối với cơ sở tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng – mẫu TKT 3C);
8- Thống kê hoàn thuế giá trị gia tăng (mẫu TKT 3D);
9- Thống kê thuế tiêu thụ đặc biệt (mẫu TKT 04);
10- Thống kê thuế tài nguyên (mẫu TKT 05);
11- Thống kê kết quả lập bộ thuế nhà đất (mẫu TKT 07);
12- Thống kê thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (mẫu TKT 08);
13- Thống kê thu lệ phí trước bạ (mẫu TKT 10);
14- Thống kê kết quả lập bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp (mẫu TKT 11);
15- Thống kê thu tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển (mẫu TKT 12);
16- Thống kê thu phí, lệ phí (mẫu TKT 15);
17- Thống kê thu phí xăng dầu (mẫu TKT 16);
II. CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ VIỆC LẬP CÁC CHỈ TIÊU BÁO CÁO:
1. Các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước là số phát sinh phải nộp trong kỳ báo cáo. Số phải nộp này không bao gồm các khoản nộp thừa hoặc nộp thiếu của kỳ trước kết chuyển.
Riêng số tiền thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt phản ánh trong các biểu danh bạ doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt của doanh nghiệp phải nộp ở khâu nhập khẩu.
2. Chỉ tiêu tổng doanh thu hoặc doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra trong các mẫu TKT-1A, TKT-1B, TKT-1C và TKT - 3A là doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng.
3. 20 ngành nghề đã quy định trong Hệ thống Mục lục ngân sách được xếp thành 7 ngành nghề chính như sau:
3.1. Ngành sản xuất, gồm:
- Loại 01 “Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi”
- Loại 02 “Thủy sản”.
- Loại 03 “Công nghiệp khai thác mỏ”.
- Loại 04 “Công nghiệp chế biến”.
- Khoản 01 và 02 – Loại 04 của ngân sách xã (Chương D).
- Loại 05 “Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước”.
- Khoản 03 – Loại 04 của ngân sách xã (Chương D).
3.2. Ngành xây dựng, gồm:
- Loại 6 “Xây dựng”.
- Khoản 04 – Loại 04 của ngân sách xã (Chương D).
3.3. Ngành vận tải, gồm:
- Loại 09 “Giao thông vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc”.
- Khoản 01 – Loại 07 của ngân sách xã (Chương D).
3.4. Ngành ăn uống, gồm:
- Loại 08 Khoản 02 “Nhà hàng, bar và căng tin”.
- Khoản 02 – Loại 07 của ngân sách xã (Chương D).
3.5. Ngành thương nghiệp, gồm:
- Loại 07 “Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng cá nhân và gia đình”
- Khoản 03 và 07 – Loại 07 của ngân sách xã (Chương D).
3.6. Ngành dịch vụ, gồm:
- Loại 08 “Khách sạn, nhà hàng và du lịch”, trừ 0802.
- Khoản 14 – Loại 14 của ngân sách xã (Chương D).
- Loại 12 “Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản, dịch vụ, tư vấn
- Loại 18 “Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng”.
- Loại 19 “Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân”.
3.7. Ngành khác, gồm:
- Loại 10 “Tài chính, tín dụng”
- Loại 11 “Hoạt động khoa học và công nghệ”.
- Loại 13 “Quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc”
- Loại 14 “Giáo dục và đào tạo”.
- Loại 15 “Y tế và các hoạt động xã hội”
- Loại 16 “Hoạt động văn hóa và thể thao”
- Loại 17 “Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội”
- Loại 20 “Hoạt động của các tổ chức và hiệp hội quốc tế”.
- Hộ kinh doanh vãng lai.
III. THỜI GIAN LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO:
Thời gian lập và gửi các mẫu biểu thống kê thuế ở Cục thuế, Chi cục thuế cho cơ quan thuế cấp trên thực hiện theo phụ lục số 1 ban hành kèm theo qui định này.
1. Danh bạ các đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh, huyện (mẫu TKT 1A, TKT 1B và TKT 1C):
1.1. Hàng năm cơ quan thuế các cấp phải lập danh bạ doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thuế của mình; đồng thời phải tổng hợp, phân nhóm đối tượng theo cấp quản lý (trung ương, địa phương), theo khu vực doanh nghiệp (DNNN, DN NQD, DN có vốn đầu tư NN) và theo 7 ngành kinh tế nói trên. Thời điểm lập báo cáo là ngày 31/12 hàng năm. Đối với các doanh nghiệp có năm tài chính không trùng với năm dương lịch thì tổng hợp số liệu của 4 quý thuộc năm báo cáo.
1.2- Căn cứ lập báo cáo gồm có:
- Báo cáo tài chính năm (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính) của doanh nghiệp;
- Đăng ký thuế, sổ thuế, quyết toán thuế;
- Giấy phép đầu tư;
- Hệ thống Mục lục NSNN và các tài liệu liên quan khác.
1.3- Hướng dẫn lập một số chỉ tiêu
-“Nguồn vốn chủ sở hữu” ghi tại cột 6 – mẫu TKT – 1A và 1B: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, các quỹ của doanh nghiệp và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên. Căn cứ vào số liệu của mã số 400 trong Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN).
- “Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu do NSNN cấp” ghi tại cột 7 – mẫu TKT-1A: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước được ngân sách cấp. Căn cứ vào số liệu của mã số 411 trong Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN).
- “Vốn đầu tư” ghi tại cột 3 đến cột 6 – mẫu TKT-1C: Phản ánh toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của DN có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó chia ra vốn pháp định do các nhà đầu tư góp vốn. Chỉ tiêu này được phản ánh bằng đồng đô la Mỹ (USD).
-“Tổng doanh thu” ghi tại cột 8, cột 9 – mẫu TKT – 1A và 1B; cột 9, cột 10 – mẫu TKT-1C: phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu của mã số 01 và 02 trong phần I - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (mẫu số B02-DN).
- “Tổng chi phí sản phẩm tiêu thụ” ghi tại cột 10 mẫu TKT – 1A và 1B; cột 11 – mẫu TKT -1C là chỉ tiêu phản ánh tổng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo. Căn cứ vào số liệu của mã số 21 và 22 trong phần I- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (mẫu số B02-DN).
- “Thu nhập (lãi, lỗ) “ghi tại cột 11 và 12 mẫu TKT – 1A và 1B; cột 12 và 13 - mẫu TKT – 1C: phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản bất thường trong kỳ báo cáo. Căn cứ vào số liệu của mã số 60 trong phần I – Báo cáo Kết quả sản xuất kinh doanh (mẫu số B02-DN).
- Các khoản phát sinh phải nộp ngân sách: phản ánh tổng số tiền thuế và các khoản khác phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo. Căn cứ vào số liệu của mã số từ 10 đến 20 trong phần II – Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (mẫu số B02-DN).
2. Thống kê thuế môn bài (mẫu TKT 02):
- Chỉ thống kê theo 7 ngành kinh tế đối với hộ cá thể; đối với khối doanh nghiệp và tập thể chỉ thống kê theo khu vực và loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước (Trung ương, tỉnh, thành phố, quận; huyện), doanh nghiệp có vốn đầu tư NN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty TNHH DN tư nhân, HTX).
- Trong báo cáo kỳ 2, chỉ thống kê các đối tượng nộp thuế phát sinh thêm sau báo cáo kỳ 1.
3. Thống kê thuế GTGT dùng cho các cơ sở tính thuế theo phương pháp khấu trừ (mẫu TKT 3A):
- Cột (2) “Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT” căn cứ số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 2, cột 3 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT)
- Cột (3) “Thuế GTGT đầu ra” căn cứ số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 2, cột 4 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT).
- Cột (4) “Thuế GTGT được khấu trừ” căn cứ số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 5, cột 4 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT).
- Cột (5) “Thuế GTGT (+)” và cột (6) “Thuế GTGT (-)” căn cứ số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 6, cột 4 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT).
4. Thống kê thuế GTGT và thuế TNDN (mẫu TKT 3B): Biểu này dùng để thống kê cơ sở xác định số thuế GTGT và thuế TNDN phát sinh trong tháng của các đối tượng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, GTGT xác định theo tỷ lệ (%) tính trên doanh thu.
- Cột (1) “Tổng số hộ quản lý” phản ánh tổng số hộ quản lý thu thuế trên địa bàn theo từng ngành nghề. Căn cứ vào số liệu trong sổ thuế môn bài và cột 1 “số ĐTNT” của thống kê thuế môn bài (mẫu TKT 02) để lập báo cáo.
- Cột (2) “Tổng số hộ lập sổ thuế” phản ánh số lượng hộ đã đưa vào quản lý thu thuế hàng tháng trên địa bàn theo từng ngành nghề.
- Cột (3) “Tổng doanh thu” phản ánh tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra trong kỳ; Căn cứ vào số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 1.4 và dòng II.1, cột 3 của tờ khai thuế GTGT và thuế TNDN (mẫu số 07B/GTGT).
- Cột (4) “GTGT chịu thuế”, Cột (6) “Thu nhập chịu thuế” phản ánh GTGT và thu nhập chịu thuế phát sinh trong kỳ; Căn cứ vào số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng I.6 và dòng II.4 cột 3 của tờ khai thuế GTGT và thuế TNDN (mẫu số 07B/GTGT).
- Cột (5) “Thuế GTGT phải nộp”, Cột (7) “Thuế TNDN phải nộp” phản ánh số thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp trong kỳ; Căn cứ vào số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng I.7 và dòng II.5, cột 3 của tờ khai thuế GTGT và thuế TNDN (mẫu số 07B/GTGT).
5. Thống kê thuế GTGT áp dụng đối với các cơ sở tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, trong đó bao gồm cả các cơ sở xây lắp có công trình xây lắp khác ở địa phương nơi đóng trụ sở chính – (mẫu TKT 3C):
- Cột (2) “Tổng số hộ lập sổ thuế” phản ánh số lượng đối tượng nộp thuế đã đưa vào quản lý thuế hàng tháng trên địa bàn theo từng ngành nghề.
- Cột (3) “Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra “phản ánh tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra trong kỳ: Căn cứ vào số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 4, cột 3 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 07A/GTGT).
- Cột (4) “Giá vốn của hàng hóa dịch vụ mua ngoài” phản ánh giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra trong kỳ; Căn cứ vào số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 3, cột 3 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 07A/GTGT).
- Cột (5) “GTGT phát sinh trong kỳ” phản ánh GTGT chịu thuế phát sinh trong kỳ; Căn cứ vào số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 5, cột 3 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 07A/GTGT) và dòng 1, cột 3 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 07C/GTGT).
- Cột (6) “Thuế GTGT phải nộp” phản ánh số thuế GTGT trong kỳ: Căn cứ vào số liệu trong sổ thuế, tương ứng với số liệu ở dòng 6, cột 3 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 07A/GTGT) và dòng 2, cột 3 của tờ khai thuế GTGT (mẫu số 07C/GTGT).
6. Thống kê hoàn thuế GTGT (mẫu TKT 3D): để tổng hợp, báo cáo kết quả hoàn thuế GTGT cho các ĐTNT và kết quả kiểm tra sau hoàn thuế. Nguồn số liệu: căn cứ vào các quyết định hoàn thuế, trên bản kiểm tra và quyết định thu hồi số tiền thuế đã hoàn của các đơn vị vi phạm.
7. Thống kê thuế TTĐB (mẫu TKT 04): nhằm đáp ứng được yêu cầu tổng hợp các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu, phục vụ tốt cho công tác dự báo, chỉ đạo quản lý thu thuế, qui định thống kê theo các loại mặt hàng, dịch vụ chịu thuế TTĐB chủ yếu, như: Bia, Thuốc lá, Ô tô và các mặt hàng khác.
+ Cột “sản lượng”: thống kê theo số lượng đối với từng loại mặt hàng có đơn vị tính là hiện vật; các mặt hàng khác để trống, chỉ thống kê tổng doanh thu tính thuế ở cột số 3.
8. Thống kê thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (mẫu TKT 08): để tổng hợp kết quả thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo các chỉ tiêu về số lượt người nộp thuế, thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp hàng quí.
Cột B “đối tượng quản lý thu nộp thuế”: bao gồm các đối tượng nộp thuế theo 2 loại thu nhập (thu nhập thường xuyên và không thường xuyên); đồng thời chi tiết theo từng bậc.
Đối với thu nhập thường xuyên thì thống kê theo 2 loại đối tượng nộp thuế: người Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
9. Thống kê thuế tài nguyên (mẫu TKT 05): để tổng hợp kết quả thu thuế tài nguyên theo các chỉ tiêu về sản lượng tính thuế, giá tính thuế bình quân và số thuế phải nộp hàng quí.
+ Chỉ thống kê theo nhóm, loại tài nguyên chủ yếu như: Điện, than, gỗ, quặng sắt, thiếc, thủy hải sản, nước thiên nhiên dùng cho thủy điện.
+ Cột “sản lượng”: thống kê theo số lượng đối với từng sản phẩm có đơn vị tính là hiện vật; các sản phẩm khác để trống, chỉ thống kê tổng trị giá tính thuế ở cột số 4.
10. Thống kê, kết quả lập bộ thuế nhà đất và thuế SD sử dụng đất nông nghiệp (mẫu TKT 07 và TKT 11): được thực hiện hàng năm, để tổng hợp kết quả lập bộ thuế nhà đất và thuế SD đất NN hàng năm theo qui định các Luật, Pháp lệnh thuế.
Cột B “Đơn vị hành chính”; tổng hợp kết quả lập bộ thuế theo từng đơn vị hành chính. Ví dụ: báo cáo của Chi cục thuế, cột này phản ánh kết quả lập bộ thuế của từng xã, phường, báo cáo của Cục thuế, cột này phản ánh kết quả lập bộ thuế của từng huyện, thị. Riêng thuế SD đất NN của các nông trường QD được thống kê kết quả lập bộ thuế của từng nông trường.
11. Thống kê tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển (mẫu TKT 12): để tổng hợp kết quả lập bộ thu tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển theo các chỉ tiêu về diện tích, giá tính thuê bình quân và số tiền thuê đất phải nộp hàng năm của các doanh nghiệp; đồng thời phân nhóm theo khu vực và loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp Nhà nước (Trung ương, tỉnh, thành phố, quận, huyện), doanh nghiệp có vốn đầu tư NN (DN 100% vốn đầu tư nước ngoài và DN liên doanh) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty TNHH, DN tư nhân, HTX).
12. Thống kê thu phí, lệ phí (mẫu TKT 15) để tổng hợp kết quả thu phí, lệ phí theo các chỉ tiêu về số tiền phí, lệ phí đã thu; số tiền được để lại theo chế độ; số tiền phải nộp và số tiền đã nộp hàng tháng.
+ Cột B “tên đơn vị thu, nộp phí”: thống kê chi tiết các đơn vị thu, nộp phí theo từng cấp quản lý (Trung ương, tỉnh, huyện và xã).
+ Các chỉ tiêu: “số thu”, “số được để lại theo chế độ”, “số còn phải nộp”, “số nộp” và “số tồn cuối kỳ” (cột 1 đến cột 9), được tổng hợp theo số thực tế phát sinh trong tháng và lũy kế đến cuối tháng báo cáo.
+ Cơ sở lập báo cáo: căn cứ vào sổ tổng hợp thu phí, lệ phí.
1. Căn cứ vào các quy định trên đây, Cục trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan thuế cấp dưới thực hiện. Tùy theo tình hình và yêu cầu quản lý cụ thể của từng địa phương, cơ quan thuế các cấp có thể bổ sung thêm biểu mẫu hoặc chỉ tiêu ngoài các chỉ tiêu Tổng cục thuế đã qui định.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Cục thuế địa phương cần báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để nghiên cứu, giải quyết.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.