BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2544/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hóa chất và Chánh Văn phòng Bộ Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung trong lĩnh vực Hóa chất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Hóa chất và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HÓA CHẤT THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BỘ
CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 2544/QĐ-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương)
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
TT |
Tên thủ tục hành chính |
Ngành, lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương |
|||
1 |
Cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
2 |
Cấp lại Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
3 |
Cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
B. Thủ tục hành chính cấp Tỉnh |
|||
1 |
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
2 |
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
3 |
Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
2. Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
TT |
Mã số TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Ngành, lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương |
||||
1 |
2.001550 |
Cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
2 |
2.002091 |
Cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
3 |
1.005375 |
Cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
4 |
1.005374 |
Gia hạn giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
5 |
1.003980 |
Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
6 |
1.003891 |
Cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
7 |
2.001614 |
Cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
8 |
2.002093 |
Cấp giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
9 |
2.002094 |
Cấp lại giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
10 |
2.002095 |
Cấp điều chỉnh giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
11 |
1.003683 |
Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
12 |
2.001555 |
Khai báo hóa chất nhập khẩu |
Hóa chất |
Cục Hóa chất |
B. Thủ tục hành chính cấp Tỉnh |
||||
1 |
2.001547 |
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
2 |
2.001175 |
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
3 |
2.001172 |
Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
4 |
1.002758 |
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
5 |
2.001161 |
Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
6 |
2.000652 |
Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp |
Hóa chất |
Sở Công Thương |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1.1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hóa chất (Bộ Công Thương);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép theo quy định;
c) Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Mẫu Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định số 82/2022/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
1.3. Thành phần hồ sơ
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản kê khai từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất;
d) Bản sao quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất;
đ) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất, kho chứa hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa, Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất;
h) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất; Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
i) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định 82/2022/NĐ-CP ;
k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định.
g) Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
1.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
1.5. Thời hạn giải quyết: 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)
1.8. Phí, Lệ phí:
Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
1.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đính kèm theo).
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Điều kiện sản xuất
+ Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
+ Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
+ Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
- Điều kiện kinh doanh
+ Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
+ Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
+ Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
+ Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
+ Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
+ Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
2.1. Trình tự thực hiện
a) Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi cơ quan cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất (Bộ Công Thương).
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
2.3. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01đ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
- Bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng.
2.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất (Bộ Công Thương).
2.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
2.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01đ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
* Điều kiện chung:
* Điều kiện sản xuất
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
* Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
- Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng
*Điều kiện riêng:
- Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân.
2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
3.1. Trình tự thực hiện
a) Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi cơ quan cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép theo quy định;
c) Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Mẫu Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định số 82/2022/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất (Bộ Công Thương).
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
3.3. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01e quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP ;
- Bản chính Giấy phép đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh.
3.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
3.5. Thời hạn giải quyết: 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.
3.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất (Bộ Công Thương).
3.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
3.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01e quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
* Điều kiện chung:
* Điều kiện sản xuất
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
* Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
- Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
*Điều kiện riêng:
- Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh.
3.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
B. Thủ tục hành chính cấp Tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c, điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ;
- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP , cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP , cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 của Nghị định số 82/2022/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
1.3. Thành phần hồ sơ
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản kê khai từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất;
d) Bản sao quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất;
đ) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất, kho chứa hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa, Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất;
h) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất; Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
i) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ;
k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định.
1.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
1.5. Thời hạn giải quyết:
- 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính.
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất và kinh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính
1.8. Phí, Lệ phí:
Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
1.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01a quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đính kèm theo).
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Điều kiện sản xuất
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
* Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
2.1. Trình tự thực hiện
a) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
2.3. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.
2.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
2.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
2.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01b Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đính kèm theo)
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
* Điều kiện chung
* Điều kiện sản xuất
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
* Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
*Điều kiện riêng:
- Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân
2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
3.1. Trình tự thực hiện
- Trường hợp có thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c, điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ;
- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP , cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 của Nghị định số 82/2022/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
3.3. Thành phần hồ sơ
* Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh.
3.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
3.5. Thời hạn giải quyết:
- 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính.
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
3.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
3.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
3.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01c Phụ lục 01 của Thông tư 32/2017/TT-BCT (đính kèm theo).
3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
* Điều kiện chung:
* Điều kiện sản xuất
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
* Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
*Điều kiện riêng:
Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất
3.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
A. Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
1.1 Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập 01 bộ hồ sơ gửi qua Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện
Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
1.3. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu 2a quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
b) Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu;
c) Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;
d) Báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1.
1.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
1.5. Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
1.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
1.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu 2a quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
1.12 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
2. Cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
2.1. Trình tự thực hiện
- Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân; tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi cơ quan cấp phép Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra, cấp lại, Giấy phép cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp không cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện
- Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
2.3 Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu 2c quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
- Bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng.
2.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
2.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
2.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
2.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập
khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu 2c quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm
theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP (File đính kèm)
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân.
2.12 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
3. Cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
3.1. Trình tự thực hiện
- Trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng, thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ hoặc hóa đơn; Tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập 1 (một) bộ hồ sơ gửi Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra, cấp điều chỉnh Giấy phép cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp không cấp điều chỉnh Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3.2. Cách thức thực hiện
Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
3.3. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu 2d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
- Giấy tờ, tài liệu xác nhận đối với các nội dung điều chỉnh.
3.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
3.5. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
3.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
3.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
3.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu 2d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP
3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng, thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ hoặc hóa đơn.
3.12 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
4. Gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
4.1. Trình tự thực hiện
- Trước khi Giấy phép hết hạn tối thiểu 05 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn Giấy phép phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép gửi cơ quan cấp phép qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra, gia hạn Giấy phép cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp không gia hạn Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
4.2. Cách thức thực hiện
Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
4.3. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị Gia hạn Giấy phép nhập khẩu (xuất khẩu) tiền chất công nghiệp theo mẫu 2b quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
- Bản sao Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp đã được cấp.
4.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
4.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
4.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
4.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Văn bản đề nghị Gia hạn Giấy phép nhập khẩu (xuất khẩu) tiền chất công nghiệp theo mẫu 2b quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP (File đính kèm)
4.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép được gia hạn trong trường hợp hết thời hạn ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP nhưng việc xuất khẩu, nhập khẩu chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa xong. Giấy phép chỉ được gia hạn một lần.
4.12 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
5. Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
5.1. Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định;
- Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
5.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
5.3. Thành phần hồ sơ
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP.
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;
e) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;
g) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;
h) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của 82/2022/NĐ-CP ;
i) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.
k) Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh
5.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
5.5. Thời hạn giải quyết: 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
5.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất.
5.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
5.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
5.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
5.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Điều kiện sản xuất:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
- Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng
5.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
File đính kèm
………………….
6. Cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
6.1. Trình tự thực hiện
- Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất kiểm tra, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp không cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
6.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
6.3. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01đ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
- Bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng.
6.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
6.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
6.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất.
6.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
6.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp
6.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01đ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP.
6.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
* Điều kiện chung:
Điều kiện sản xuất:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
- Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng
*Điều kiện riêng:
Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân.
6.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
7.1. Trình tự thực hiện
- Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Hóa chất thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định;
- Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Hóa chất có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp điều chỉnh Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
7.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
7.3. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01e quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
- Bản chính Giấy phép đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh.
7.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
7.5. Thời hạn giải quyết: 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
7.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất.
7.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất
7.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
7.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01e quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
7.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
*Điều kiện chung:
- Điều kiện sản xuất:
+ Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 1, 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
+ Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
+ Các đối tượng quy định phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
+ Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng
*Điều kiện riêng:
Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh
7.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm:
8. Cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
8.1. Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Hóa chất thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định;
- Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Hóa chất có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
8.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
8.3. Thành phần hồ sơ
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
đ) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
h) Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
i) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định 82/2022/NĐ-CP ;
k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
8.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
8.5. Thời hạn giải quyết: 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
8.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
8.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất.
8.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất
8.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
8.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
8.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
- Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng
8.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
9. Cấp lại Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
9.1. Trình tự thực hiện
- Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép và gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất kiểm tra, cấp lại Giấy phép cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp không cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
9.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
9.3. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
- Bản chính Giấy phép đã được cấp trong trường hợp Giấy phép bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy phép trong trường hợp Giấy phép bị hư hỏng.
9.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
9.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
9.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp.
9.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
9.8. Phí, lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất
9.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp
9.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01d quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
9.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
*Điều kiện chung:
- Điều kiện kinh doanh
+ Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
+ Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
+ Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
+ Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
+ Các đối tượng quy định phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
+ Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng
*Điều kiện riêng:
Trường hợp Giấy phép bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân
9.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
10.1. Trình tự thực hiện
- Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép và gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục Hóa chất thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép quy định;
- Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp điều chỉnh Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
- Trường hợp không cấp điều chỉnh Giấy phép, Cục Hóa chất phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
10.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
10.3. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01e quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP .
- Bản chính Giấy phép đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh
10.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
10.5. Thời hạn giải quyết: 16 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
10.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Công nghiệp.
10.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất.
10.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất
10.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
10.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01e Phụ lục 1 của Thông tư 32/2017/TT-BCT
10.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
*Điều kiện chung:
- Điều kiện kinh doanh:
+ Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
+ Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
+ Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
+ Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
+ Các đối tượng quy định phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
+ Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp phải được tồn trữ, bảo quản ờ một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng.
*Điều kiện riêng:
Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh
10.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
11. Thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
11.1. Trình tự thực hiện
- Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định.
- Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu.
- Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
- Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
11.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
11.3. Thành phần hồ sơ
* Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu 04 quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ;
b) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản. Cách trình bày, bố cục và nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP .
11.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
11.5. Thời hạn giải quyết: 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
11.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
11.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Công Thương.
11.8. Phí, Lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
11.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
11.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu 04 quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP
11.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.
11.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
12. Khai báo hóa chất khi nhập khẩu
12.1. Trình tự thực hiện
- Đối với Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và các hỗn hợp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung khoản 14 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP):
+ Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
+ Tạo tài khoản đăng nhập theo mẫu quy định trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bao gồm các thông tin, tệp tin đính kèm;
+ Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ nêu trên ở dạng bản in;
+ Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu 05a quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;
+ Sau khi khai báo, thông tin sẽ tự động chuyển đến hệ thống của Bộ Công Thương, khi đó hệ thống của Bộ Công Thương sẽ tự động phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới các tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan, thông tin phản hồi như một bằng chứng xác nhận hoàn thành khai báo hóa chất, làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan làm thủ tục thông quan.
+ Trường hợp phát sinh sự cố hệ thống, tổ chức, cá nhân không thể thực hiện khai báo qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, trong thời gian chờ khắc phục sự cố, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu qua hệ thống dự phòng do Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo quy định.
- Đối với các hóa chất sau: dinitơ monoxit, các hợp chất của xyanua, thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân:
+ Trong thời hạn 16 giờ làm việc, kể từ thời điểm hệ thống của Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ khai báo, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo của Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và phản hồi thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khai báo.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo của Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) gửi phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đến tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Các trường hợp hồ sơ không hợp lệ bao gồm: tổng khối lượng hóa chất nhập khẩu tính từ đầu năm đến thời điểm khai báo lớn hơn khối lượng được cấp phép trong năm, các tài liệu đính kèm không đúng theo quy định tại điểm b khoản 14 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP , thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu chưa chính xác.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo của Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) phê duyệt hồ sơ và phản hồi thông tin khai báo, thông tin được phản hồi qua Cổng thông tin một cửa quốc gia tới tổ chức, cá nhân khai báo và cơ quan hải quan.”.
12.2. Cách thức thực hiện
Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
12.3. Hồ sơ (Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu)
- Thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo mẫu 05a quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP .
- Hóa đơn mua, bán hóa chất;
- Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;
- Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.
12.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01
12.5. Thời gian giải quyết:
- Phản hồi ngay sau khi khai báo đối với Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và các hỗn hợp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP trừ các hóa chất sau: dinitơ monoxit, các hợp chất của xyanua, thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân.
- 16 giờ làm việc đối với các hóa chất sau: dinitơ monoxit, các hợp chất của xyanua, thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân.
12.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất
12.7. Cơ quan thực hiện: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương
12.8. Phí, lệ phí: Quy định tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
12.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phản hồi thông tin khai báo
12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
File đính kèm
B. Thủ tục hành chính cấp Tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận;
c) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
1.3. Thành phần hồ sơ
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
d) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng nhà xưởng, kho chứa, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho tàng, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất và kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;
e) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của cơ sở sản xuất hóa chất;
g) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất;
h) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ;
i) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất theo quy định.
1.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
1.5. Thời hạn giải quyết:
- 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính.
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính
1.8. Phí, lệ phí: Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
1.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01a quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đính kèm theo).
1.11. Yêu cầu điều kiện:
Điều kiện sản xuất:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
2.1. Trình tự thực hiện
a) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
2.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
2.3. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng;
2.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
2.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính
2.8. Phí, Lệ phí: Phí thẩm định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
2.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01b Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đinh kèm theo).
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
*Điều kiện chung:
- Điều kiện sản xuất
+ Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP
+ Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
+ Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
*Điều kiện riêng:
Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân
2.7. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
3.1. Trình tự thực hiện
a) Trường hợp có thay đổi địa điểm cơ sở sản xuất hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận;
c) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
3.3. Thành phần hồ sơ
* Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh;
3.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
3.5. Thời hạn giải quyết:
- 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính.
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
3.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính
3.8. Phí, Lệ phí: Phí thẩm định cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
3.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01c Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đính kèm theo).
3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
*Điều kiện chung:
Điều kiện sản xuất:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong sản xuất theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
*Điều kiện riêng:
Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất
3.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
4.1. Trình tự thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở chính;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận;
c) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
4.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
4.3. Thành phần hồ sơ
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh;
d) Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
đ) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng của từng địa điểm kinh doanh, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào khu vực kho hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất;
g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất;
h) Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất;
i) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh theo quy định.
4.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4.5. Thời hạn giải quyết:
- 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính.
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính.
4.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
4.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính
4.8. Phí, Lệ phí: Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
4.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01a Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đính kèm theo).
4.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
4.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm
5.1. Trình tự thực hiện
- Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin đăng ký thành lập của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký trụ sở chính.
- Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
5.2. Cách thức thực hiện
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
5.3. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp Giấy chứng nhận bị sai sót hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân; phần bản chính còn lại có thể nhận dạng được của Giấy chứng nhận trong trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng;
5.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
5.5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
5.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính
5.8. Phí, lệ phí: Phí thẩm định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
5.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
5.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01b Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đính kèm theo)
5.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
*Điều kiện chung:
Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
*Điều kiện riêng:
Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân, tổ chức, cá nhân
5.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm:
6.1. Trình tự thực hiện
a) Trường hợp có thay đổi địa điểm cơ sở kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất kinh doanh, tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận và gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
c) Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
6.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến
6.3. Thành phần hồ sơ
* Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện;
- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện đã được cấp; giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng được điều kiện kinh doanh đối với các nội dung điều chỉnh;
6.4. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
6.5. Thời hạn giải quyết:
- 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính.
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính.
6.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
6.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính.
6.8. Phí, Lệ phí: Phí thẩm định cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp tại Thông tư số 08/2018/TT-BTC ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động hóa chất.
6.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp
6.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Đơn đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp theo mẫu 01c Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 82/2022/NĐ-CP (đính kèm theo).
6.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
*Điều kiện chung:
Điều kiện kinh doanh:
- Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định tại Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP ;
- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
- Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất.
- Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải được huấn luyện an toàn hóa chất.
*Điều kiện riêng:
Trường hợp có thay đổi về địa điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; loại hình, quy mô, chủng loại hóa chất sản xuất, kinh doanh
6.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
File đính kèm:
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.