ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2542/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020;
Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh về ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 38/2016/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 của UBND tỉnh về quy định chỉ tiêu các nội dung trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Thực hiện Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình nông thôn mới tỉnh tại cuộc họp ngày 03/8/2017 về ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020;
Xét đề nghị của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tại Văn bản số 337/VPĐP-NVĐP ngày 25/8/2017 (sau khi có hướng dẫn của các sở, ngành liên quan),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI VÀ
XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2017-2020 THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm
theo Quyết
định số: 2542/QĐ-UBND
ngày 31/8/2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh)
MỤC LỤC
PHẦN I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017-2020
l. TIÊU CHÍ QUY HOẠCH
II. TIÊU CHÍ GIAO THÔNG
III. TIÊU CHÍ THỦY LỢI
IV. TIÊU CHÍ ĐIỆN
V. TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC
VI. TIÊU CHÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA
VII. TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
VIII. TIÊU CHÍ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
IX. TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ
X. TIÊU CHÍ THU NHẬP
XI. TIÊU CHÍ HỘ NGHÈO
XII. TIÊU CHÍ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM
XIII. TIÊU CHÍ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
XIV. TIÊU CHÍ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
XV. TIÊU CHÍ Y TẾ
XVI. TIÊU CHÍ VĂN HÓA
XVII. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
XVIII. TIÊU CHÍ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
XIX. TIÊU CHÍ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
XX. TIÊU CHÍ KHU DÂN CƯ NTM KIỂU MẪU
PHẦN II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
PHỤ LỤC SỔ TAY
A. PHỤ LỤC SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017-2020
B. PHỤ LỤC SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017-2020
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí Quy hoạch khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt, quy hoạch phải đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, thể hiện rõ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường nông thôn; được công bố công khai đúng thời hạn.
- Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.
- Hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới các tuyến đường giao thông, khu trung tâm hành chính xã, các khu chức năng, khu cụm công nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao và khu vực cấm xây dựng theo quy hoạch được duyệt
2. Việc đánh giá thực hiện, lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và quản lý quy hoạch chung xây dựng xã, áp dụng theo quy định tại Văn bản số 254/SXD-QLN2 ngày 27/02/2017 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí Quy hoạch, Nhà ở dân cư ban hành tại Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017của UBND tỉnh.
2.1. Cách thức triển khai thực hiện các tiêu chí:
- Hoàn thành việc lập quy hoạch theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT. Đối với các xã thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo TTLT13 cần rà soát, bổ sung các văn bản pháp lý để có cơ sở quản lý.
- Việc công bố quy hoạch bao gồm: Công bố tại hội nghị cốt cán xã, công bố tại thôn; niêm yết bản đồ quy hoạch tại trụ sở xã (gồm các bản: Bản đồ định hướng phát triển không gian xã, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, bản đồ quy hoạch khu trung tâm xã), tại hội quán thôn và các nút giao thông chính (Bản đồ định hướng phát triển không gian xã hoặc bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật hoặc bản đồ quy hoạch sử dụng đất).
- Thực hiện việc lập hồ sơ quản lý cắm mốc (bao gồm hồ sơ dự toán, quyết định phê duyệt mốc giới, hồ sơ lưu trữ về mốc giới (sơ đồ cắm mốc), hồ sơ bàn giao mốc thực địa để quản lý); triển khai cắm mốc giới theo quy hoạch (Mốc chỉ giới đường đỏ hoặc mốc chỉ giới xây dựng) tại các tuyến giao thông, khu trung tâm hành chính xã, các khu chức năng, khu cụm công nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, các công trình thủy lợi, nghĩa trang và các khu vực cấm xây dựng.
- UBND xã lập quy định quản lý quy hoạch trình UBND cấp huyện phê duyệt.
2.2. Hướng dẫn một số nội dung về điều chỉnh quy hoạch NTM của các xã
- Các trường hợp thực hiện điều chỉnh quy hoạch NTM thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng, cụ thể:
+ Đối với những xã đã có quy hoạch xây dựng nông thôn được duyệt nhưng chưa đáp ứng các chỉ tiêu về nông thôn mới quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xã, cấp huyện có liên quan theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
+ Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn xuất hiện những thay đổi về chính sách, chủ trương, các quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng nông thôn.
+ Các biến động về địa lý tự nhiên như: Thay đổi ranh giới hành chính, sụt lở, lũ lụt, động đất và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nguyên tắc điều chỉnh tổng thể quy hoạch NTM thực hiện theo quy định Điều 36 Luật Xây dựng 2014, cụ thể:
+ Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển.
+ Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định; nội dung không điều chỉnh của đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt vẫn được thực hiện.
+ Việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch khi: tính chất, chức năng, quy mô của vùng, của khu vực lập quy hoạch thay đổi hoặc nội dung dự kiến điều chỉnh làm thay đổi cơ cấu, định hướng phát triển chung của vùng, khu vực quy hoạch và phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của vùng, của khu vực trong tương lai, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng và cảnh quan, bảo đảm tính kế thừa và không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai.
+ Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng: chỉ áp dụng đối với khu chức năng đặc thù; điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô ranh giới, định hướng phát triển chung của khu vực quy hoạch và giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng và phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng hiện có trên cơ sở phân tích, làm rõ nguyên nhân điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh; giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
- Trình tự điều chỉnh tổng thể quy hoạch nông thôn mới
+ Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yếu tố tác động đến quá trình phát triển vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn; điều kiện điều chỉnh và sau khi rà soát quy hoạch xây dựng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng.
+ Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng chấp thuận về chủ trương điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng.
+ Việc tổ chức lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch xây dựng, công bố quy hoạch xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17 và các mục 2, 3, 4 và 5 Luật Xây dựng 2014.
- Việc rà soát quy hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 15 Luật Xây dựng 2014, Điều 2 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ.
- Yêu cầu đối với quá trình thực hiện điều chỉnh NTM thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng, cụ thể:
Khi điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn xác định rõ các yêu cầu, để đề xuất nội dung điều chỉnh như: sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian cho từng khu vực, giải pháp cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng, dịch vụ phù hợp với khả năng, nguồn lực và yêu cầu phát triển, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Xử lý đối với các đồ án quy hoạch đã được phê duyệt
Theo nội dung quy định xử lý chuyển tiếp của Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 thì các đồ án đã được phê duyệt theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 vẫn giữ nguyên giá trị, trường hợp có các điều kiện phải điều chỉnh quy hoạch như nêu trên thì thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch.
2.2. Về hồ sơ đánh giá tiêu chí:
Thực hiện theo Văn bản số 254/SXD-QLN2 ngày 27/02/2017 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí Quy hoạch, Nhà ở dân cư (chi tiết có phụ lục kèm theo).
1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại quanh năm.
1.1. Yêu cầu theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND:
100% tuyến đường trục xã, liên xã nằm trong quy hoạch xây dựng NTM của xã phải được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn, trong đó:
- Các tuyến trục xã, liên xã xây dựng từ năm 2016 trở về trước có tối thiểu Bn=6,5m, Bm=3,5m, chất lượng mặt đường còn tốt, đảm bảo cho phương tiện giao thông đi lại thuận lợi thì được đánh giá là đạt chuẩn.
- Các tuyến trục xã, liên xã làm mới hoặc nâng cấp, mở rộng từ năm 2017 trở về sau phải đảm bảo tối thiểu Bnền=9,0m, Bmặt=5,0m.
- Tuyến đường trục xã, liên xã quy hoạch đi qua trung tâm hành chính xã phải đảm bảo tối thiểu Bnền=9,0m, Bmặt=5,0m.
1.2. Một số trường hợp bất khả kháng1 hoặc đặc thù được xem xét đánh giá như sau:
- Các tuyến đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa từ năm 2016 trở về trước có mặt đường rộng đạt tối thiểu 3m, chất lượng mặt đường còn tốt, nền đường rộng ≥6,5m, lề đường đảm bảo yêu cầu, thoát nước tốt, sạch sẽ. Yêu cầu cắm mốc quy hoạch với phạm vi nền đường rộng tối thiểu 9,0m để sau này mở rộng.
- Tuyến đường trục chính xã (có thể đi qua trung tâm hành chính xã) đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa từ năm 2016 trở về trước, mặt đường rộng tối thiểu 5,0m, nền đường rộng tối thiểu 6,5m (do điều kiện chưa thể mở rộng được 9,0m), lề đường đảm bảo yêu cầu, thoát nước tốt, sạch sẽ. Yêu cầu cắm mốc quy hoạch với phạm vi nền đường rộng tối thiểu 9,0m để sau này mở rộng.
- Các tuyến đường trục xã, liên xã làm mới hoặc nâng cấp đã được phê duyệt đầu tư, về nguyên tắc phải đảm bảo quy định tối thiểu Bn=9,0m, Bm=5,0m; tuy nhiên, trong trường hợp dự án đã được phê duyệt và đã có Quyết định bố trí nguồn vốn theo kế hoạch đầu tư trung hạn (giai đoạn 2016-2020) hoặc chưa thể GPMB trong giai đoạn hiện tại thì chấp nhận đầu tư xây dựng với quy mô tối thiểu Bn=6,5m, Bm=3,5m nhưng phải cắm mốc quy hoạch với phạm vi nền đường rộng tối thiểu 9m để sau này mở rộng.
2. Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm:
2.1. Yêu cầu theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND:
Tối thiểu 70% tuyến đường trục thôn, liên thôn nằm trong quy hoạch xây dựng NTM của xã phải được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tối thiểu Bnền=5,0m, Bmặt=3,5m. Các tuyến đường trục thôn, liên thôn còn lại phải được cứng hóa với Bnền =5,0m, Bmặt =3,5m (bằng cấp phối hoặc đá dăm, gạch vỡ, cuội suối,... được lu lèn) đảm bảo cho phương tiện giao thông đi lại thuận lợi.
2.2. Một số trường hợp đặc thù được xem xét đánh giá như sau:
- Các tuyến đường trục thôn đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa mặt đường rộng từ 3m đến 3,5m, chất lượng mặt đường còn rất tốt, nền đường rộng ≥ 5,0m, lề đường đảm bảo yêu cầu, thoát nước tốt, sạch sẽ.
- Trường hợp bất khả kháng: Tuyến đường đi qua nhiều nhà cửa, vật kiến trúc không thể GPMB được thì yêu cầu phải đảm bảo mặt đường rộng tối thiểu 3,0m, hai bên lề đường đảm bảo mặt đường không bị xói lở, có bố trí các điểm tránh xe ô tô(2) với khoảng cách tối thiểu 300m/điểm.
3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa:
3.1. Yêu cầu theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND:
Tối thiểu 70% tuyến đường ngõ xóm nằm trong quy hoạch xây dựng NTM của xã phải được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tối thiểu Bnền =5,0m, Bmặt=3,0m. Các tuyến đường ngõ, xóm còn lại phải được cứng hóa với Bmặt =5,0m, Bmặt=3,0m (bằng cấp phối hoặc đá dăm, gạch vỡ, cuội suối, ... được lu lèn) đảm bảo cho phương tiện giao thông đi lại thuận lợi; tất cả các tuyến đường ngõ, xóm phải thoát nước tốt để đảm bảo sạch sẽ và không lầy lội vào mùa mưa.
3.2. Một số trường hợp đặc thù được xem xét đánh giá như sau:
- Các tuyến đường ngõ, xóm đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, mặt đường rộng từ 2,5m đến 3,0m, chất lượng mặt đường còn rất tốt, nền đường rộng ≥ 4,0m, lề đường đảm bảo yêu cầu, thoát nước tốt, sạch sẽ.
- Trường hợp bất khả kháng: Tuyến đường đi qua nhiều nhà cửa, vật kiến trúc không thể GPMB được thì yêu cầu phải đảm bảo mặt đường rộng tối thiểu 2,5m, hai bên lề đường đảm bảo mặt đường không bị xói lở, có bố trí các điểm tránh xe ô tô với khoảng cách tối thiểu 300m/điểm.
4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa quanh năm:
4.1. Yêu cầu theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND: tối thiểu 70% tuyến đường trục chính nội đồng nằm trong quy hoạch xây dựng NTM của xã phải được cứng hóa đảm bảo tối thiểu Bnền=5,0m, Bmặt =3,0m, xe cơ giới đi lại thuận lợi.
4.2. Một số trường hợp đặc thù được xem xét đánh giá như sau:
Các tuyến đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa với quy mô tối thiểu Bnền=4,0m, Bmặt=3,0m, lề đường đảm bảo yêu cầu, có bố trí điểm tránh xe với khoảng cách trung bình tối thiểu 300m/điểm.
5. Các đoạn đường trục xã và trục thôn trong khu dân cư có rãnh tiêu thoát nước 2 bên đường:
- Yêu cầu tối thiểu 70% các tuyến đường trục xã, trục thôn đi qua khu dân cư phải có rãnh thoát nước. Tiết diện rãnh thoát nước có thể là hình thang, hình tam giác hoặc hình chữ U; kết cấu rãnh có thể bằng bê tông, gạch xây, đá xây hoặc rãnh đất nhưng phải đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
- Rãnh thoát nước phải được bố trí ngoài phạm vi nền đường. Trường hợp bố trí trong phạm vi nền đường phải làm rãnh kín, sức chịu tải của nắp rãnh, của rãnh phải tương ứng với tải trọng khai thác của tuyến đường.
- Đối với các đoạn tuyến đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn qua khu dân cư có nền đường đắp cao hoặc một bên đường là kênh, rạch, sông, suối... khả năng thoát nước nền, mặt đường tốt thì không phải làm rãnh.
6. Đường trục xã có trồng cây bóng mát (đối với những đoạn có thể trồng được), khoảng cách cây tùy loại cây nhưng đảm bảo khả năng giao tán sau khi trưởng thành:
- Yêu cầu 100% các tuyến đường trục xã (trừ những đoạn tuyến không đủ điều kiện trồng cây xanh) phải trồng cây bóng mát, khoảng cách giữa các cây tùy loại cây nhưng đảm bảo có khả năng giao tán sau khi cây trưởng thành. Ngoài ra, khuyến khích trồng cây bóng mát đối với các tuyến giao thông khác như đường trục thôn, ngõ xóm, trục chính nội đồng (ưu tiên đường ra nghĩa trang).
- Cây phải được trồng thẳng hàng, có rào bảo vệ và chăm sóc, trồng cách vai đường tối thiểu 1m đối với đoạn đường không đào, không đắp, cách chân mái taluy đắp tối thiểu 1,0m đối với đoạn có nền đường đắp. Trường hợp đoạn đường phải làm rãnh tiêu thoát nước, cây được trồng cách mép ngoài rãnh thoát nước tối thiểu 1m.
- Tuyệt đối không được trồng cây trên lề đường hoặc mái taluy nền đường (nếu vi phạm sẽ đánh giá là không đạt chuẩn). Việc trồng cây bóng mát phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hành lang lưới điện.
- Trường hợp đoạn tuyến trục xã qua khu dân cư vướng nhà dân, công trình kiên cố, đoạn ngoài khu dân cư vướng đất sản xuất; đoạn qua địa hình rừng núi đã có nhiều cây xanh bóng mát... thì không bắt buộc phải trồng cây.
2. Về hồ sơ đánh giá tiêu chí.
Thực hiện theo Văn bản số 3131/SGTVT-KHTC ngày 18/9/2015 của Sở Giao thông vận tải (chi tiết có phụ lục kèm theo).
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí Thủy lợi khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có tối thiểu 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu chủ động, trong đó, ít nhất 20% diện tích đất sản xuất cây lâu năm (cam, bưởi, chè...) được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đây bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm), đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
- Đối với chỉ tiêu ít nhất 20% đất sản xuất cây lâu năm cam, bưởi, chè,… được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thì áp dụng công nghệ tiên tiến nói chung hoặc chi tiết kiệm nước cũng được tính và chỉ áp dụng đối với cây lâu năm là sản phẩm hàng hóa chủ lực liền vùng (đối với chè diện tích tối thiểu 1 ha, đối với cây ăn quả (cam, bưởi,...) diện tích tối thiểu 0,5 ha).
b) Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
- Về tổ chức bộ máy
+ Có Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ) và hàng năm được kiện toàn;
+ Phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Về nguồn nhân lực
+ Hàng năm 100% cán bộ tham gia trực tiếp công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn nhằm nâng cao năng lực, trình độ (cấp xã);
+ Thường xuyên duy trì hoạt động của các đội xung kích phòng, chống thiên tai nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng quản lý đê nhân dân (nếu có) đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra;
+ Tối thiểu 70% số người dân thuộc vùng thường xuyên ảnh hưởng của thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai.
- Hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh
+ Có kế hoạch phòng, chống thiên tai (cấp xã) được phê duyệt và rà soát, cập nhật, bổ sung hàng năm theo quy định của Luật, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống thiên tai tại chỗ;
+ Có phương án cụ thể, chi tiết để ứng phó với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình khi thiên tai xảy ra;
+ Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã phải chuẩn bị, duy trì thường xuyên hoặc có phương án sẵn sàng huy động từ 70% trở lên số lượng của từng loại vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về cơ sở hạ tầng thiết yếu
+ Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng: Thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các Quy hoạch: sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch về đê điều (nếu có); 100% cơ sở hạ tầng được xây dựng mới phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trước thiên tai hoặc được lồng ghép nội dung an toàn trước thiên tai;
+ Thông tin, cảnh báo và ứng phó thiên tai: Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai và đảm bảo 100% người dân được tiếp nhận một cách kịp thời, đầy đủ; 100% những điểm có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai được lắp đặt hệ thống cảnh báo và hướng dẫn;
+ Tất cả các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời ngăn chặn không để phát sinh những vụ vi phạm mới xảy ra hoặc phải kiểm tra, phát hiện.
2. Hồ sơ đánh giá
a) Về tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên.
- Đối với chỉ tiêu tưới, cấp nước (nuôi trồng thủy sản và làm muối) chủ động phải có hồ sơ xác định tổng diện tích sản xuất đất nông nghiệp của xã (theo sổ địa chính hoặc kế hoạch quản lý sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt) và biên bản nghiệm thu diện tích tưới, cấp nước;
- Đối với chỉ tiêu tiêu chủ động: đối với vùng tiêu bằng động lực (trạm bơm) thì phải có biên bản nghiệm và Kế hoạch diện tích tiêu bằng đông lực;
b) Về đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
- Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
+ Quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã và phân công cụ thể trách nhiệm của từng bộ phận và các thành viên Ban chỉ huy của năm đánh giá;
+ Quyết định thành lập đội xung kích cấp xã; Báo cáo hoạt động của đội xung kích trong năm đánh giá; Chứng chỉ đào tạo hoặc xác nhận của tổ chức đã tập huấn, đào tạo cho cán bộ cấp xã và đội xung kích;
+ Thống kê số lượng dân cư ở vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai trên, địa bàn xã tại năm đánh giá; Báo cáo số lượng người dân được phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai (cụ thể số lượng theo các hình thức đã tổ chức phổ biến có tài liệu minh chứng như nội dung của chương trình truyền thanh, nội dung tờ rơi, kịch bản các buổi văn nghệ cộng đồng, biên bản họp thôn, xóm...).
- Về hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có kiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh
+ Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã (năm đánh giá);
+ Phương án ứng phó thiên tai cấp xã (năm đánh giá);
+ Hợp đồng nguyên tắc với các đơn vị, cá nhân cung ứng vật tư, phương tiện, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống thiên tai hoặc số lượng thực tế đã chuẩn bị tại địa phương.
- Về cơ sở hạ tầng thiết yếu
+ Các Quy hoạch của cấp xã bao gồm: Sử dụng đất; phát triển dân sinh - kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có;
+ Các Quy hoạch chuyên ngành về cơ sở hạ tầng hoặc thiết kế cụ thể các loại công trình: Trường học, trạm y tế, trụ sở công, nhà văn hóa cộng đồng, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, điểm dân cư nông thôn, khu đô thị;
+ Báo cáo số lượng hệ thống truyền thanh cấp xã, và các thiết bị tối thiểu phục vụ thông tin, dự báo, cảnh báo như sau: Máy tính có kết nối internet; điện thoại, máy Fax mỗi loại phải có ít nhất 01 chiếc đang còn hoạt động tốt;
+ Danh sách các điểm có nguy cơ cao về thiên tai; ảnh chụp hệ thống biển báo tại các vị trí này;
+ Biên bản vi phạm pháp luật về công trình phòng, chống thiên tai; Quyết định tạm đình chỉ hành vi vi pháp luật về công trình phòng, chống thiên tai; Ảnh chụp ghi lại hiện trạng tại thời điểm lập Biên bản vi phạm; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm; các văn bản khác liên quan (nếu có).
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí Điện khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tiêu chí 4.1: Hệ thống điện đạt chuẩn.
(Hệ thống điện bao gồm: Đường dây trung áp; Trạm biến áp phân phối; Đường dây hạ áp; Dây dẫn về hộ gia đình sau công tơ điện và công tơ điện).
- Tiêu chí số 4.2: Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn ≥ 98%.
2. Nội dung thực hiện.
2.1. Hệ thống điện đạt chuẩn
Đánh giá đầy đủ các nội dung quy định tại mục I- Phụ kèm theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương và kèm theo bản thuyết minh làm rõ các nội dung:
- Tổng quan về hệ thống điện của các xã: Tổng số trạm biến áp phân phối, tổng công suất (kVA), chiều dài đường dây trung áp, chiều dài đường dây hạ áp, số hộ sử dụng điện (số hộ sử dụng điện sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
- An toàn hành lang lưới điện: thống kê, giải trình các điểm vi phạm an toàn lưới điện trung áp (nếu có); danh sách các tuyến đường dây (chiều dài, vị trí) vi phạm hàng lang an toàn lưới điện hạ áp; danh sách các điểm, tuyến đường dây có cáp viễn thông gây mất an toàn điện và mỹ quan; danh sách các điểm dây điện đi qua đường giao thông không đảm bảo khoảnh cách an toàn điện.
- Cung cấp điện và chất lượng điện năng: vị trí (thôn, xóm) có điện áp thấp không đảm bảo; vị trí (thôn, xóm) cần bổ sung TBA.
- Kết cấu chịu lực: số lượng cột điện trung áp, hạ áp không đảm bảo, nằm ở vị trí nào; chiều dài đường dây 0,4kV, và 0,2kV cần nâng cấp, cải tạo, nằm ở vị trí nào.
- Vận hành: Cung cấp số liệu công tơ đo đếm còn trong thời gian kiểm định, nguyên kẹp chì/tổng số công tơ điện.
- Những nội dung khác phải giải trình làm rõ trong biểu.
2.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn ≥ 98%.
Đánh giá việc sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn quy định chi tiết tại mục II- phụ lục kèm theo Quyết định 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương.
3. Hồ sơ đánh giá:
Thực hiện theo Công văn số 978/SCT-KHTCTH, ngày 14/8/2017 của Sở Công thương về hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới tại QĐ 05/2017/QĐ-UBND (chi tiết có Phụ lục kèm theo).
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí Trường học khi Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia ≥80%
2. Hướng dẫn nội dung thực hiện theo tiêu chí
- Trường Mầm non: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ GDĐT và Văn bản hợp nhất số 01/VBBN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GDĐT;
- Trường Tiểu học: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1) thực hiện theo quy định tại Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GDĐT và Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ GDĐT;
- Trường Trung học cơ sở: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT và Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ GD&ĐT;
- Trường Tiểu học và Trung học cơ sở: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GDĐT và Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ GDĐT; Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ GDĐT (đối với các lớp THCS); Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ GDĐT (đối với các lớp tiểu học).
Các nhà trường, địa phương tiếp tục rà soát, phê duyệt quy hoạch chi tiết trường học. Trên cơ sở quy hoạch đã phê duyệt, xây dựng kế hoạch thực hiện vừa phù hợp với điều kiện về nguồn lực và các yếu tố khác, vừa đảm bảo yêu cầu của trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Các nhà trường, địa phương cần có giải pháp tìm kiếm, khai thác nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học ngày càng hiện đại và từng bước phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học và đổi mới giáo dục, trong đó cần tập trung ưu tiên xây dựng, nâng cấp phòng học, phòng bộ môn, phòng phục vụ học tập và các thiết bị phục vụ dạy học,...
Cùng với mục tiêu phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất trường học ngày càng khang trang, hiện đại; trước mắt, do điều kiện nguồn lực còn khó khăn, các địa phương, nhà trường chưa thực hiện được đồng bộ về cơ sở vật chất thì các hạng mục sau có thể thực hiện theo lộ trình:
- Hàng rào xung quanh trường nếu chưa có điều kiện xây dựng kiên cố có thể làm hàng rào bằng cây xanh, cắt tỉa gọn gàng và đảm bảo an toàn.
- Đối với các trường trong điều kiện thiếu số ít phòng hành chính thì có thể bố trí, sắp xếp dùng chung một cách hợp lý và phải đảm bảo các điều kiện khác để hoạt động hiệu quả.
- Đối với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo của trường Mầm non xây dựng trước thông tư 02/2014/TT-BGDĐT (tháng 3 năm 2014) hiện đang còn giá trị sử dụng lâu dài nếu cải tạo để bố trí bổ sung phòng ngủ riêng phải đảm bảo quy hoạch, kết cấu, cảnh quan theo hướng bền vững và đạt chuẩn chuẩn của Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT;
- Đối với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo của trường Mầm non có giá trị sử dụng không còn lâu dài thì không tiến hành cải tạo, cơi nới để có phòng ngủ riêng mà trước mắt sắp xếp hợp lý chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, ấm về mùa đông, an toàn tuyệt đối và phải có kế hoạch, lộ trình để xây mới;
- Đối với khu luyện tập thể dục, thể thao: nếu chưa bố trí được trong khuôn viên nhà trường, có thể sử dụng sân vận động của xã hoặc khu luyện tập thể dục, thể thao của trường bên cạnh nhưng phải có thống nhất việc sử dụng đảm bảo hoạt động có hiệu quả của cả các bên tham gia sử dụng, an toàn, thuận tiện và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục của trường có khu luyện tập thể dục, thể thao;
- Đối với phòng giáo dục thể chất hoặc nhà tập đa năng của trường tiểu học, trước mắt chưa có thì có thể sử dụng nhà tập đa năng của trường bên cạnh (nếu có) nhưng phải có thống nhất việc sử dụng đảm bảo hoạt động có hiệu quả của cả các bên tham gia sử dụng, đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn, thuận tiện và không ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục của trường có nhà tập đa năng;
- Đối với phòng họp, phòng giáo viên của trường tiểu học, có thể tích hợp thành 1 phòng;
- Đối với khu nhà ăn, nhà nghỉ bán trú của học sinh tiểu học nếu chưa có nhu cầu của phụ huynh, học sinh thì chưa tiến hành xây dựng;
2.1. Trường Mầm non:
Đối với các trường xây dựng từ năm 2014 về trước thì đánh giá theo Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 và Công văn số 405/SGDĐT-GDMN ngày 7/4/2014 của Sở GD&ĐT về việc quy hoạch và xây dựng trường mần non đạt chuẩn quốc gia, cụ thể như sau:
*Mức độ 1:
1. Tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú.
2. Nhà trường, nhà trẻ đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
3. Các công trình của nhà trường, nhà trẻ được xây dựng kiên cố. Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính có biển tên trường, trong khu vực nhà trường, nhà trẻ có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
4. Các phòng chức năng:
a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
- Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo trung bình 1,5 - 1,8 m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ.
- Phòng ngủ: Đảm bảo trung bình 1,2 -1,5 m2 cho một trẻ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông với đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ;
- Phòng vệ sinh: Đảm bảo trung bình 0,4 - 0,6 m2 cho một trẻ; được xây khép kín hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình 10 trẻ có 1 bồn cầu vệ sinh.
- Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) đảm bảo trung bình 0,5- 0,7 m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1 m; có lan can bao quanh cao 0,8 -1 m; khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1 m; thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng.
b) Khối phòng phục vụ học tập:
- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: có diện tích tối thiểu là 60 m2, có gương áp tường và gióng múa, có trang bị các thiết bị điện tử và nhạc cụ, có tủ đồ dùng, đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ múa.
c) Khối phòng tổ chức ăn:
- Khu vực nhà bếp đảm bảo trung bình 0,3- 0,35 m2 cho một trẻ được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều: Nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn. Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện;
- Kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
d) Khối phòng hành chính quản trị: Gồm Văn phòng trương, Phòng Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Phòng hành chính quản trị, Phòng Y tế, Phòng bảo vệ, Phòng dành cho nhân viên, Khu vệ sinh giáo viên, khu để xe đảm bảo diện tích và các trang thiết bị theo quy định.
5. Sân vườn: Diện tích sân chơi quy hoạch, thiết kế phù hợp. Có cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường.
* Mức độ 2: Đạt các quy định của mức độ 1 và bổ sung các tiêu chuẩn sau:
1. Nhà trường, nhà trẻ có ít nhất 5 nhóm, lớp, được tập trung tại 1 điểm. Tất cả các nhóm, lớp đều chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú.
2. Phòng vi tính: có diện tích tối thiểu 40 m2 với đầy đủ thiết bị phục vụ các hoạt động.
3. Phòng hội trường: Có điện tích tối thiểu 70 m2 phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ lớn; có thể kết hợp là nơi trưng bày hiện vật, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi chung của toàn trường.
4. Sân vườn có ít nhất 10 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời, có khu chơi giao thông và sân khấu ngoài trời.
* Đồng thời thực hiện các yêu cầu sau: Các trường phải hoàn thành quy hoạch, có kế hoạch và lộ trình xây dựng khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có phòng sinh hoạt chung và phòng ngủ riêng, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó lộ trình xây dựng từng năm phải được thực hiện ngay từ năm tỉnh kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia và hoàn thành đưa vào sử dụng sau nhiều nhất 4 năm học kế tiếp.
Đối với các trường xây dựng sau năm 2014 thì được đánh giá theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 8/02/2014 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
* Mức độ 1:
1) 100% các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tổ chức cho trẻ ăn bán trú
2) Nhà trường, nhà trẻ đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
3) Quy mô trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi.
4) Địa điểm trường: trường mầm non đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
5) Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: diện tích mặt bằng sử dụng của trường mầm non bình quân tối thiểu cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Các công trình của nhà trường, nhà trẻ (kể cả các điểm lẻ) được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Khuôn viên ngăn cách với bên ngoài bằng tường gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trong khu vực trường mầm non có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.
6) Các phòng chức năng
a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:
- Phòng sinh hoạt chung: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ hoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. Tất cả đồ dùng, thiết bị phải đảm bảo theo quy cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Phòng ngủ: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ;
- Phòng vệ sinh: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ và các yêu cầu theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, được xây khép kín hoặc gần với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình 10 trẻ có 1 bồn cầu vệ sinh; chỗ đi tiêu, đi tiểu được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2m. Đối với trẻ nhà trẻ dưới 24 tháng trung bình 4 trẻ có 1 ghế ngồi bô. Có đủ nước sạch, bồn rửa tay có vòi nước và xà phòng rửa tay. Các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ;
- Hiên chơi (vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ): thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng; đảm bảo quy cách và diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Lan can của hiên chơi có khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không quá 0,1m.
b) Khối phòng phục vụ học tập:
- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: có diện tích tối thiểu 60 m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ (đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ múa, giá vẽ, vòng tập...).
c) Khối phòng tổ chức ăn:
- Khu vực nhà bếp đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều theo trình tự: nơi sơ chế, nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn. Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện khi sử dụng;
- Kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
d) Khối phòng hành chính quản trị:
- Văn phòng trường: diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các biểu bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng hiệu trưởng: diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách;
- Phòng các phó hiệu trưởng: diện tích và trang bị phương tiện làm việc như phòng hiệu trưởng;
- Phòng hành chính quản trị: diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;
- Phòng y tế: diện tích tối thiểu 12m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khỏe trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ; có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ;
- Phòng bảo vệ, thường trực: diện tích tối thiểu 6m2; có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách;
- Phòng dành cho nhân viên: diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân;
- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích tối thiểu 9m2; có đủ nước sử dụng, có bồn rửa tay và buồng tắm riêng;
- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên đảm bảo an toàn, tiện lợi.
7) Sân vườn: Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp. Có cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường. Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi được lát gạch (hoặc láng xi măng) và trồng thảm cỏ, có ít nhất 5 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
* Mức độ 2: Đạt các quy định của mức độ 1 trên và các yêu cầu sau:
1) Xã, phường nơi trường đặt trụ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
2) Phòng vi tính: có diện tích tối thiểu 40m2 với thiết bị công nghệ thông tin phù hợp, phục vụ các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ.
3) Phòng hội trường: có diện tích tối thiểu 70m2 phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ; có thể kết hợp là nơi trưng bày hiện vật truyền thống, lưu niệm, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi tự làm... của nhà trường.
4) Sân vườn có ít nhất 10 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có khu chơi giao thông và sân khấu ngoài trời.
2.2. Trường Tiểu học: Thực hiện theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Mức độ 1:
1) Diện tích, khuôn viên; sân chơi, sân tập
Diện tích, khuôn viên, sân chơi, sân tập thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học:
- Đối với những trường ở thành phố, thị xã và thị trấn đã được xây dựng từ năm 1997 trở về trước, do điều kiện đặc thù, có thể vận dụng để tính diện tích khuôn viên nhà trường là diện tích mặt bằng sử dụng; có sân chơi, sân tập đảm bảo yêu cầu cho học sinh luyện tập thường xuyên, có hiệu quả; tổ chức được ít nhất 1 buổi/tháng cho học sinh học tập thực tế ở ngoài lớp học;
- Bảo đảm yêu cầu môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh học tập, vui chơi; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường; môi trường xung quanh khu vực trường sạch, đẹp, an toàn;
- Diện tích sân chơi, sân tập thể dục thể thao (hoặc nhà đa năng) được bố trí, xây dựng theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học; sân trường có trồng cây bóng mát và có thảm cỏ.
2) Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh
- Trường có tối đa không quá 30 lớp; mỗi lớp có tối đa không quá 35 học sinh. Có đủ 1 phòng học/1 lớp. Diện tích phòng học đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
- Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc bàn ghế học sinh bảo đảm quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
3) Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị thực hiện theo quy định hiện hành tại Điều lệ trường tiểu học; nhà bếp, nhà nghỉ phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn, vệ sinh.
4) Có Khu vệ sinh, nhà để xe đảm bảo; hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường
5) Có thư viện đạt chuẩn trở lên theo quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh và được bổ sung tài liệu hàng năm.
6) Có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp được quy định trong Chương trình giáo dục Tiểu học.
* Mức độ 2: Đạt yêu cầu theo quy định tại mức độ 1 trên và bổ sung một số yêu cầu sau:
1) Bàn ghế học sinh
Đảm bảo theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
2) Khối phòng, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, dạy và học
a) Có các phòng riêng biệt để dạy các môn âm nhạc, mĩ thuật và tin học; có phòng thường trực, có phòng để dạy riêng cho học sinh có khó khăn đặc biệt;
b) Các phòng chức năng có các thiết bị thiết yếu được sắp xếp hợp lý, khoa học để phục vụ các hoạt động của nhà trường và được ghi đầy đủ trong sổ nhật ký;
c) Khu nhà bếp, nhà ăn của học sinh, nhà nghỉ phải đảm bảo điều kiện sức khỏe và an toàn, vệ sinh cho học sinh;
d) Có nơi lưu trữ hồ sơ, tài liệu chung.
3) Thư viện phải đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và có sổ nhật ký ghi đầy đủ hoạt động của thư viện.
4) Thiết bị phục vụ dạy và học
a) Nhà trường có một số thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu projector) để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập;
b) Có tủ đựng hồ sơ, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh tại mỗi phòng học;
c) Thiết bị phục vụ dạy học và thiết bị dạy học tự làm được sử dụng hiệu quả cao và được tăng cường, bổ sung hàng năm.
2.3. Trường THCS: Theo Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 7/12/2012 của Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn trường THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn.
1) Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo quy định hiện hành.
2) Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt.
a. Các trường nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh;
b. Các trường khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh;
c. Đối với trường trung học được thành lập từ sau năm 2001 phải bảo đảm có diện tích mặt bằng theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học;
3) Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.
4) Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm:
a. Khu phòng học, phòng bộ môn:
a.1. Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn;
a.2. Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
b. Khu phục vụ học tập:
b.1. Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Quy định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học;
b.2. Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi...; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;
b.3. Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học;
c. Khu văn phòng:
Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng Phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, kho;
d. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát;
e. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường;
g. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn;
h. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáo viên học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh;
5. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.
(Cán bộ kiểm tra bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia của UBND tỉnh nếu có)
Lưu ý: Nếu trường chưa đạt chuẩn thì kiểm tra biên bản đánh giá, rà soát cơ sở vật chất trường học của sở Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với trường hoặc biên bản làm việc của phòng giáo dục, UBND xã làm việc với trường để biết cụ thể trường còn thiếu những gì.
3. Hướng dẫn hồ sơ đánh giá:
Thực hiện theo Công văn 1191/SGDĐT-VP, ngày 15/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện tiêu chí theo Quyết định 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh (Chi tiết có phụ lục kèm theo)
VI. TIÊU CHÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã.
- Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định.
- Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt 100%.
- Hàng rào của nhà văn hóa, khu thể thao thôn bằng cây xanh hoặc hàng rào khác được phủ cây xanh.
2. Nội dung thực hiện.
1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã:
a) Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng xã:
- Có quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Diện tích đất: Đồng bằng tối thiểu 500m2; miền núi tối thiểu 300m2.
- Vùng đồng bằng 200 chỗ ngồi trở lên; vùng núi 150 chỗ ngồi trở lên.
- Hội trường có sân khấu, có lối vào cánh gà hai bên sân khấu, bàn, ghế, phông màn, cờ, sao, tượng Bác Hồ, bục nói chuyện; thiết bị âm thanh, ánh sáng đảm bảo tổ chức tốt hội nghị và biểu diễn chương trình nghệ thuật.
- Công trình phụ trợ: Nhà để xe (quy mô tối thiểu để 100 xe máy); khu vệ sinh (tự hoại); sân vườn, cây cảnh, nhà kho, cây xanh bóng mát.
- Sân khấu ngoài trời: vị trí xây dựng tại khu A hoặc B (không bố trí khu C&D) của sân vận động. Sân khấu xây cứng, có bậc lên xuống, lát nền, độ cao từ 0,5m đến 0,8m; diện tích tối thiểu 7m x12m; có khung, giàn để trang trí.
- Phòng hành chính: Nơi làm việc của bộ phận văn hóa xã.
- Phòng đọc - thư viện: có tủ hoặc giá sách (tối thiểu 1000 cuốn không kể báo, tạp chí...), tối thiểu 04 máy tính kết nối Internet, có bàn đọc, ghế ngồi (từ 15 chỗ trở lên).
- Phòng Thông tin truyền thanh: Nơi thực hiện chức năng phát thanh của xã, có bộ máy phát thanh đến các thôn (không dây hoặc có dây).
- Phòng sinh hoạt các câu lạc bộ hoặc tập các môn thể thao đơn giản là nơi tổ chức sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ tại xã. Có tài liệu, bàn, ghế, dụng cụ, nhạc cụ, đạo cụ, thiết bị thể thao phù hợp các môn thể thao ở địa phương (bóng bàn, nhà cầu lông, thể hình, thẩm mỹ, erobic, dưỡng sinh...), tài liệu đảm bảo theo loại hình chuyên môn câu lạc bộ.
Khuyến khích các xã xây dựng phòng truyền thống (có thể gắn chung với phòng thư viện).
Các phòng chức năng nên bố trí liền kề nhà văn hóa, trường hợp đặc biệt không thể liền kề thì bố trí tách rời nhưng phải đảm bảo thuận lợi việc quản lý và khai thác sử dụng.
- Bảng, biển báo: Biển tên Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; biển tên các phòng chức năng; bảng nội quy hoạt động; bảng ghi lịch công việc; các biển báo, chỉ dẫn nhà để xe, khu vệ sinh...
* Các xã xây mới nhà văn hóa xã, khi thiết kế nên tham vấn ý kiến của phòng VHTT huyện để được tư vấn thiết kế phù hợp.
b) Khu thể thao xã:
- Có quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch.
- Khu thể thao diện tích 2.000m2 trở lên, bao gồm sân bóng chuyền và sân các môn thể thao khác (chưa tính sân vận động).
- Sân vận động xã: về việc quy hoạch từ năm 2017 trở đi thì diện tích tối thiểu 13.000m2; việc xây dựng theo khả năng nguồn lực, chưa yêu cầu phải đảm bảo tất cả các nội dung theo quy hoạch nhưng về mặt bằng phải đảm bảo diện tích tối thiểu 10.800m2 và đủ điều kiện để tổ chức các hoạt động phổ thông.
- Sân vận động mặt cỏ phẳng, khô, thoáng, có cây xanh bóng mát, hàng rào, mương thoát nước (có nắp đậy). Trong sân vận động bố trí sân bóng đá (kích thước, 60m x 90m, 70m x 100m hoặc 75m x 110m), sân khấu, hành lang và các thiết bị tập luyện các môn thể thao khác phù hợp với địa phương.
Hàng rào sân vận động: Khuyến khích trồng hàng rào xanh, không nhất thiết phải xây hàng rào cứng (có thể làm hàng rào bằng các trụ bê tông song sắt tròn, dây xích hoặc bằng các loại hàng rào khác nhưng phải đảm bảo mỹ quan, an toàn trong hoạt động và ngăn chặn gia súc vào sân).
Tùy điều kiện thực tế của từng xã, địa điểm công trình văn hóa, thể thao xã có thể liền kề hoặc tách rời nhau nhưng phải đúng quy hoạch. Công trình văn hóa, thể thao đảm bảo có trang thiết bị, dụng cụ hoạt động phù hợp.
* Lưu ý:
- Đối với các sân vận động thiếu dưới 1/3 diện tích quy định tại Quyết định 05 (thiếu dưới 4.400m2) nhưng đã được xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật khác ngoài diện tích (có hàng rào tối thiểu cột bê tông nối song sắt hoặc dây thép, xây mương tiêu thoát, mặt sân phẳng, có sân khấu, cây xanh,... đủ điều kiện tổ chức các hoạt động) thì được chấp nhận nhưng phải có hồ sơ quy hoạch tối thiểu 10.800m2 được cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện cắm mốc đầy đủ và có kế hoạch, lộ trình thực hiện.
- Đối với các sân hiện nay đang thiếu 4.400m2 trở lên so với quy định tối thiểu thì phải điều chỉnh quy hoạch để mở rộng diện tích đạt chuẩn (nơi không có điều kiện mở rộng thì mức tối thiểu là 10.800 m2).
2. Xã có điểm vui chơi, giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định.
Trung tâm Văn hóa thể thao xã là thiết chế cộng đồng thu hút mọi đối tượng đến tham gia trong đó có trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy, các xã bố trí tại trung tâm Văn hóa thể thao xã một điểm sinh hoạt phù hợp như sau:
- Với trẻ em: đảm bảo không gian rộng tử 100m2 trở lên, mặt sàn phẳng, sạch, không trơn trượt; có lắp đặt các thiết bị đồ chơi, thiết bị phục vụ giải trí cho trẻ em tối thiểu từ 05 loại trở lên đảm bảo quy chuẩn an toàn.
- Với người cao tuổi: không gian thoáng, mát, sạch sẽ, có cây xanh, ghế đá và các thiết bị phù hợp với nhóm hoạt động thư giãn như: đi bộ, tập dưỡng sinh, tập thể dục, thể thao, chơi bóng, chơi cờ; văn nghệ, đọc sách báo...
Điểm vui chơi giải trí cho trẻ em và người cao tuổi cũng có thể bố trí trong nhà hoặc ngoài trời, ở điểm bất kỳ trên địa bàn xã tùy vào điều kiện phù hợp với địa phương (không tính điểm vui chơi trong các trường học).
Trung tâm văn hóa thể thao xã, quản lý, hướng dẫn và hỗ trợ các hoạt động vui chơi giải trí gắn với hoạt động của Trung tâm văn hóa thể thao xã nhằm thu hút đông đảo các cụ và các cháu tham gia.
* Gợi ý một số thiết bị đồ chơi trẻ em thường dùng hiện nay: thú nhún, cầu trượt, cầu bậc thang, bập bênh, cầu thăng bằng, đu quay, bàn đạp, bệ nhún nhảy, nhà bóng, xà đơn, xà kép, bể bơi, phao bơi với các dung cụ chống đuối nước; tủ sách thiếu nhi và các thiết bị khác vv...
* Lưu ý:
- Trung tâm văn hóa - thể thao xã là điểm phục vụ sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho cộng đồng trong đó có trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy, xã sử dụng các công trình thuộc Trung tâm văn hóa thể thao xã kết hợp gắn các hoạt động như đọc sách báo tại thư viện (có tủ sách trẻ em), chơi thể thao tại khu thể thao, hoạt động thư giãn, tập dưỡng sinh, đi bộ, nghỉ ngơi trong khuôn viên trung tâm, trong sân vận động, hoạt động văn hóa văn nghệ tại nhà văn hóa xã,...
- Khuyến khích các xã xây dựng quảng trường gắn với khu vui chơi giải trí, đầu tư trang thiết bị thiết bị bơi, tài liệu, hình ảnh, các nội dung tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Tùy vào điều kiện địa phương, điểm vui chơi giải trí trẻ em và người cao tuổi cũng có thể bố trí địa điểm khác trên địa bàn nếu thuận lợi cho người dân hoạt động (không tính điểm vui chơi trong các trường học).
3. Thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
a) Nhà văn hóa thôn:
- Có quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch, diện tích đất đồng bằng tối thiểu 300m, miền núi tối thiểu 200m2.
- Quy mô xây dựng: Vùng đồng bằng 100 chỗ ngồi trở lên, vùng núi 80 chỗ ngồi trở lên, có sân khấu từ 25-30m2.
- Nhà văn hóa thôn có thể xây mới hoặc nâng cấp từ nhà cũ nhưng phải đảm bảo quy mô, được đóng trần, lát gạch sàn, sơn tường và có hệ thống cửa chắc chắn (nếu nâng cấp phải xác định đảm bảo khung dầm, tường đang chắc chắn, dự kiến sử dụng tốt từ 4 - 6 năm và có kế hoạch lộ trình xây mới).
- Trang thiết bị nhà văn hóa thôn:
+ Bàn ghế: Có tối thiểu 3 bàn (mỗi bàn dài từ 2,2m -2,5m); ghế ngồi là loại ghế có tựa lưng (ghế đơn hoặc ghế băng), có đủ chỗ ngồi theo quy định.
+ Bộ khánh tiết gồm: phông màn, cờ, sao, liềm búa, bục nói chuyện, bục tượng, tượng bán thân Bác Hồ;
+ Thiết bị truyền thanh, ánh sáng, loa máy, đèn, quạt điện, tủ tài liệu, tủ sách (sách trên 200 cuốn không kể báo, tạp chí), tranh ảnh tuyên truyền phục vụ thiếu nhi;
+ Các nhạc cụ phổ thông, truyền thống phù hợp với địa phương như: trống, chiêng, đàn, sáo, nhị, cờ, kiệu, trang phục biểu diễn, trang phục lễ hội...
- Hệ thống bảng, biển: Biển tên thôn; bản đồ quy hoạch nông thôn mới; bảng niêm yết tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa; bảng tin; hương ước; nội quy hoạt động thôn.
- Hệ thống giấy khen, bằng khen, danh hiệu và các giấy chứng nhận khác được đóng khung sắp xếp hợp lý, thể hiện sự gọn gàng, đẹp, trang nghiêm.
- Công trình phụ trợ: nhà vệ sinh, nhà kho, cột cờ, cổng, hàng rào xanh, nhà xe tối thiểu 20m2 (trường hợp nhà văn hóa đã có mái che có thể kết hợp để xe).
- Thường xuyên chăm sóc sạch sẽ; khuôn viên có các bồn hoa, cây xanh, cây cảnh, ghế đá, không để đất hoang trống, bụi rậm, ao nước đọng, có cây bóng mát.
Một số thôn có đình làng, giếng cổ và các di tích khác phải có biện pháp bảo quản, tôn tạo và khai thác sử dụng hợp lý nhằm giữ gìn, khôi phục bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
b) Khu thể thao thôn:
+ Có quy hoạch và thực hiện đúng quy hoạch. Diện tích 500m2 trở lên đối với vùng đồng bằng; 300m2 trở lên đối với vùng núi (chưa kể sân bóng đá).
+ Sân bóng đá: diện tích 45 x 90m, 60 x 100m hoặc 70 x 110m, mặt sân cỏ phẳng, khô thoáng, có cầu môn. Trường hợp đặc biệt thôn không thể bố trí sân bóng đá lớn thì có thể xây dựng sân bóng đá mini tối thiểu 25x42m.
+ Dụng cụ thể thao: Một số dụng cụ thể thao phổ thông và dụng, cụ thể thao truyền thống phù hợp với phong trào của địa phương như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền hơi, cờ thẻ, bóng ném, bóng rổ...
Tùy vào điều kiện thực tế của từng thôn, địa điểm công trình văn hóa, thể thao thôn có thể liền kề hoặc tách rời nhau nhưng phải phù hợp quy hoạch và khai thác hiệu quả.
Khu thể thao thôn có cây xanh, cây bóng mát, khoảng cách các cây phù hợp, khuyến khích trồng thêm hàng rào xanh.
4. Hàng rào của nhà văn hóa, khu thể thao thôn bằng cây xanh hoặc hàng rào khác được phủ cây xanh đạt ≥ 70%
Khuôn viên nhà văn hóa thôn phải có hàng rào xanh, trường hợp đã có hàng rào cứng thì phải làm bồn trồng cây xanh phù hợp.
Hàng rào cây xanh được cắt, tỉa gọn gàng, tránh tình trạng lấn chiếm lòng đường gây mất mỹ quan ảnh hưởng giao thông và sinh hoạt của nhân dân.
Gợi ý một số cây thường dùng: phi lao, dâm bụt, chè mận hảo, chuỗi ngọc, nguyệt quế, tre trúc, cây chè lá, ngũ gia bì, hoa giấy, bông ngọt, ngâu, thanh táo, chiều tím, huỳnh anh, hắc ó, mắt nai, cây huyết dụ, mật nhân, vv...
Lưu ý: Việc thực hiện tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa, ngoài diện tích, quy mô xây dựng và trang thiết bị, cần bố trí con người chuyên môn theo quy định, hằng năm tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn; khai thác phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tiêu chí.
3. Hồ sơ đánh giá tiêu chí
Thực hiện theo Công văn số 130/HD-SVHTTDL ngày 16/8/2017 của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc Hướng dẫn thực hiện tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới về Cơ sở vật chất văn hóa và Văn hóa (chi tiết có Phụ lục kèm theo)
VII. TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Xã có chợ trong quy hoạch của tỉnh (trong kỳ quy hoạch) phải xây dựng đạt chuẩn theo quy định.
- Xã không quy hoạch chợ hoặc chợ có trong quy hoạch của tỉnh nhưng ở giai đoạn hiện tại chưa thực hiện, phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
Có ít nhất 01 siêu thị mini đạt chuẩn và có trên 30% cửa hàng kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tạp hóa) đạt chuẩn.
Có ít nhất 02 cửa hàng tiện lợi đạt chuẩn (đối với xã có trên 10.000 dân), ít nhất 01 cửa hàng tiện lợi đạt chuẩn (đối với xã có dưới 10.000 dân) và trên 40% cửa hàng kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tạp hóa) đạt chuẩn.
2. Nội dung
2.1. Chợ nông thôn
Chợ nông thôn đạt tiêu chuẩn khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Về diện tích, mặt bằng
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ, bố trí diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ (trông giữ xe, vệ sinh công cộng).
- Chỉ tiêu sử dụng đất của số điểm kinh doanh trong chợ trên tổng diện tích đất chợ: đối với các chợ có quy mô 100 điểm kinh doanh trở xuống chỉ tiêu sử dụng đất trên một điểm kinh doanh là 16 m2; các chợ tại xã thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được xem xét áp dụng chỉ tiêu sử dụng đất trên một điểm kinh doanh là 12 m2.
- Diện tích tối thiểu cho một điểm kinh doanh là 3m2; lối đi phải đảm bảo quy định, lối đi chính có chiều rộng không nhỏ hơn 3,6 m, lối đi phụ có chiều rộng không nhỏ hơn 2,4 m.
- Tỷ lệ diện tích sân vườn, cây xanh phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chợ Việt Nam (9211:2012); tỷ lệ diện tích mua bán ngoài trời lớn hơn 25% tổng diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ.
b) Kết cấu nhà chợ chính
Đình chợ được xây dựng kiên cố (chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm) hoặc bán kiên cố (chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm).
c) Yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình
- Bảng hiệu thể hiện tên chợ, địa chỉ, thư điện tử, số điện thoại của tổ chức quản lý chợ.
- Nền chợ tại khu vực các đình, dãy ki ốt và lối đi lại phải được bê tông hóa hoặc lát bằng tấm lát bê tông đúc sẵn.
- Khu vệ sinh bố trí nam, nữ riêng và đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Bãi đậu xe (ngoài trời hoặc có mái che) phù hợp với lưu lượng người vào chợ, bố trí đảm bảo trật tự, an toàn cho người và tài sản, các hoạt động giao thương tại chợ.
- Bố trí khu thu gom rác hoặc thiết bị thu gom rác và có phương án vận chuyển rác về khu xử lý tập trung của địa phương; có hệ thống cống, rãnh thoát nước và được vệ sinh thường xuyên.
- Có phương án, thiết bị cấp điện, nước sạch, phòng cháy chữa cháy đáp ứng yêu cầu.
- Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng và đúng quy định; khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống phải xây bằng vật liệu xây dựng đảm bảo; mặt lát bằng gạch men, đá grannit hoặc vật liệu có tính năng tương tự, có độ dày từ 2cm trở lên; bố trí nguồn nước, các thiết bị sử dụng thuận lợi.
- Có khu vực ưu tiên trưng bày, bán hàng hóa nông sản sản xuất tại địa phương.
d) Điều hành quản lý chợ
- Đã chuyển đổi mô hình quản lý theo mô hình hợp tác xã/doanh nghiệp quản lý hoặc xã hội hóa đầu tư, kinh doanh, quản lý theo quy định hiện hành; việc tổ chức kinh doanh, khai thác, quản lý chợ thực hiện theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Nghị định 114/2009/NĐ-CP và Điều 7, Nghị định 02/2003/NĐ-CP.
- Có nội quy chợ được UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt và niêm yết công khai để điều hành hoạt động, xử lý vi phạm tại chợ; có phương án, niêm yết sơ đồ sắp xếp bố trí các ngành hàng, mặt hàng khoa học, phân theo các khu vực, chủng loại hàng hóa riêng đảm bảo cho phòng chống dịch bệnh, không lây nhiễm chéo, phòng chống cháy, nổ.
- Cán bộ quản lý, nhân viên làm việc, kinh doanh tại chợ có ý thức cải thiện, đẩy mạnh văn minh thương mại, văn hóa ứng xử trong kinh doanh; có trên 70% cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại đơn vị quản lý chợ đã được tập huấn, đào tạo kiến thức và cấp chứng chỉ trở lên về nghiệp, vụ quản lý chợ.
- Có cân đối chứng, thiết bị đo lường đặt ở vị trí thuận lợi để người tiêu dùng tự kiểm tra.
2.2. Siêu thị mini
- Siêu thị mini tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới khi đáp ứng các yêu cầu tại Mục II, Chương II, Quyết định số 4800/QĐ-BCT, cụ thể:
- Có bảng hiệu thể hiện tên, địa chỉ, thư điện tử và số điện thoại của các tổ chức, cá nhân quản lý.
- Có diện tích kinh doanh từ 200m2 trở lên.
- Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên.
- Công trình kiến trúc được xây dựng kiên cố, có thiết kế và trang bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có kho và thiết bị kỹ thuật bảo quản hàng hóa, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh.
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng văn minh khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân.
- Có đủ trang thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá, giỏ, ....) để bảo quản hàng hóa và đáp ứng yêu cầu mua sắm của khách hàng.
- Hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại siêu thị không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định pháp luật; có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng theo quy định hiện hành.
- Cán bộ quản lý, nhân viên bán hàng tại siêu thị có thái độ phục vụ khách hàng lịch sự, tận tình, chu đáo; giữ chữ tín đối với khách hàng; trang phục người bán hàng lịch sự, gọn gàng, đẹp và vệ sinh.
- Có địa điểm ưu tiên trưng bày, bán hàng hóa nông sản sản xuất tại địa phương.
2.3. Cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới khi đáp ứng các yêu cầu tại Mục II, Chương lI, Quyết định số 4800/QĐ-BCT, cụ thể:
- Có bảng hiệu thể hiện tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử của tổ chức, cá nhân quản lý.
- Diện tích tối thiểu từ 50m2 trở lên.
- Danh mục hàng hóa từ 200 tên hàng trở lên.
- Bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp để trưng bày hoặc bán hàng hóa nông sản địa phương.
- Công trình kiến trúc được xây dựng đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuận tiện cho khách hàng. Đối với các cửa hàng có chiều cao 01 tầng thì trần phải được làm bằng vật liệu cách nhiệt để nhiệt độ, ánh sáng mặt trời không ảnh hưởng trực tiếp vào hàng hóa trưng bày tại cửa hàng.
- Có trang, thiết bị cần thiết (tủ đông, tủ mát, kệ, giá...) để đảm bảo hàng hóa và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Tổ chức, bố trí hàng hóa một cách văn minh, khoa học thuận lợi cho khách lựa chọn, mua sắm và thanh toán; tất cả hàng hóa phải được trưng bày trên giá, kệ không để hàng hóa tiếp xúc trực tiếp với nền, tường xung quanh và ánh sáng, nhiệt độ của môi trường bên ngoài;
- Tổ chức bố trí hàng hóa một cách văn minh, khoa học thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán tiện lợi, nhanh chóng.
- Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại cửa hàng không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.
2.4. Cửa hàng kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tạp hóa)
Cửa hàng kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tạp hóa) tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có bảng hiệu thể hiện tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử của tổ chức, cá nhân quản lý.
- Diện tích cửa hàng từ 20m2 trở lên.
- Danh mục hàng hóa từ 100 tên hàng trở lên.
- Bố trí quầy hoặc khu vực phù hợp để trưng bày hoặc bán hàng hóa nông sản địa phương.
- Đối với các cửa hàng tạp hóa có chiều cao 01 tầng, thì trần phải được làm bằng vật liệu cách nhiệt để nhiệt độ, ánh sáng mặt trời không ảnh hưởng trực tiếp vào hàng hóa trưng bày tại cửa hàng.
- Có đủ trang thiết bị cần thiết (kệ, giá, giỏ hoặc tủ lạnh, tủ mát....) để bảo quản hàng hóa và đáp ứng yêu cầu mua sắm của khách hàng.
- Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán tiện lợi, nhanh chóng.
- Hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hàng hóa dịch vụ kinh doanh tại cửa hàng không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.
2.5. Hướng dẫn sắp xếp, bảo quản hàng hóa tại cơ sở thương mại nông thôn
2.5.1. Tại chợ nông thôn: yêu cầu phải có phương án sắp xếp, bố trí ngành hàng khoa học, tiện dụng; tách biệt khu thực phẩm tươi sống với khu bán thực phẩm chín; không sắp xếp bày bán hóa chất, hóa mỹ phẩm gần khu vực kinh doanh thực phẩm...
2.5.2. Tại siêu thị mi ni, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp: yêu cầu có sơ đồ sắp xếp hàng hóa không để lây nhiễm chéo hoặc gây cháy nổ, xuống cấp các hàng hóa khác.
- Hàng hóa tại cửa hàng phải được niêm yết giá đầy đủ theo quy định của Luật giá.
- Lập sơ đồ và dán ngoài cửa kho, khi phát sinh hàng hóa mới hoặc thay đổi cách sắp xếp thì cập nhật vào sơ đồ kho (sơ đồ kho phải ghi rõ ngày cập nhật). Các kệ trong kho được ký hiệu thành, A, B, C, D....tầng 1 của kệ A là A1, tầng 2 là A2… Nhãn dán chỉ vị trí của từng ô trong kệ phải có mũi tên chỉ vị trí tương ứng.
- Tất cả các hàng hóa tại cửa hàng phải được trưng bày trên giá gỗ hoặc giá kim loại; phải bảo đảm các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm được xếp dỡ.
- Trước khi nhập hàng, chủ cơ sở có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng. Hàng hóa trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhành tránh va chạm, đổ vỡ.
- Không để hàng hóa tiếp xúc trực tiếp với tường, nền và ánh nắng mặt trời. Các khu vực dễ có nước mưa hắt khi mưa lớn phải để hàng hóa trên cấu trúc phẳng dùng để cố định hàng hóa (palet gỗ hoặc kim loại,...) hoặc kê trên cao (tối thiểu 30 cm so với mặt đất).
- Hàng hóa sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, để nơi để cho loại hàng hóa khác, các loại hàng hóa dư phải để vào khu vực riêng.
- Các loại hàng hóa có chỉ dẫn bảo quản trên bao bì thì phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả các hàng hóa dễ bị hư hỏng thuộc loại thực phẩm phải quản lý theo hướng các mục hàng hóa nhập trước được xuất trước.
2.6. Lưu ý
- Đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trước ngày Quy định này có hiệu lực, tiếp tục duy trì, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đạt chuẩn.
- Tất cả các loại hình cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, phải có lưu trữ đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác điều hành, quản lý cơ sở hạ tầng thương mại đó.
3. Hồ sơ đánh giá:
Thực hiện theo Công văn số 978/SCT-KHTCTH, ngày 14/8/2017 của Sở Công thương về hướng dẫn tiêu chí nông thôn mới tại QĐ 05/2017/QĐ-UBND (chi tiết có Phụ lục kèm theo).
VIII. TIÊU CHÍ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1. Xã được đạt tiêu chí Thông tin và Truyền thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:
a) Xã có điểm phục vụ bưu chính;
b) Xã có dịch vụ viễn thông, Internet.
c) Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến thôn.
d) Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành.
2. Cách thức triển khai thực hiện các tiêu chí:
1. Xã có điểm phục vụ bưu chính
1. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
a, Điểm phục vụ Bưu chính là điểm Bưu điện Văn hóa xã hoặc điểm Bưu cục. Điểm phục vụ bưu chính phải có: Nhà làm việc thoáng mát được sơn màu vàng theo nhận diện thương hiệu bưu điện Việt Nam, sân có mái che, có ghế đá, khuôn viên có bồn hoa, cây xanh, công trình vệ sinh, tường rào xây, cổng sắt, có vị trí thuận tiện cho việc cung ứng và sử dụng các dịch vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông. Diện tích điểm và sân tối thiểu 150m2.
b, Có máy tính kết nối Internet;
c, Có cân điện tử hoặc cân cơ học;
d, Thùng thư trong nước và quốc tế;
f, Bàn ghế phục vụ nghiên cứu, đọc sách báo;
h, Có tủ đựng sách báo (có các đầu sách, báo), tủ đựng tài liệu và quầy giao dịch.
i, Có biển vẫy và biển tên điểm phục vụ;
k, Niêm yết giờ mở cửa phục vụ, nội quy hoạt động và các thông tin về dịch vụ bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ.
2. Tiêu chuẩn về dịch vụ cung ứng tại điểm phục vụ bưu chính.
a, Tối thiểu phải cung ứng dịch vụ:
- Thực hiện Dịch vụ hành chính công theo quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tư pháp (áp dụng sau khi có quy định của Sở Tư pháp).
- Dịch vụ Bưu chính: dịch vụ thư cơ bản trong nước, dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ Việt Nam đi các nước và dịch vụ thư cơ bản quốc tế từ các nước đến Việt Nam; chuyển phát tiền gửi trong và ngoài nước; dịch vụ phát hành báo chí công ích (báo Hà Tĩnh, báo Nhân Dân).
- Khuyến khích cung ứng dịch vụ công: Chi trả bảo hiểm xã hội, cho vay hưu trí, cung cấp hàng tiêu dùng nông thôn, bảo hiểm các loại phương tiện và bảo hiểm về con người.
b, Thời gian phục vụ tối thiểu là 04 giờ/ngày làm việc;
c, Tần suất thụ gom bưu gửi tối thiểu thu gom 01 lần/ngày làm việc;
d, Tần suất phát bưu gửi tối thiểu phát là 01 lần/ngày làm việc.
2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet
1. Tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng:
Tất cả các thôn trên địa bàn xã có thể sử dụng dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ truy nhập Internet đáp ứng theo tiêu chuẩn đề ra nêu tại mục 2 điều 5 quyết định này hoặc có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất, Internet cố định.
Các tuyến cáp viễn thông ở các trục đường huyện lộ, liên xã, liên thôn phải được bó gọn, đảm bảo mỹ quan, đảm bảo an toàn mạng lưới và hành lang lưới điện.
2. Tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet
a) Chất lượng dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất, Mã số QCVN 35:2011/BTTTT.
b) Chất lượng dịch vụ điện thoại di động đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất, Mã số QCVN 36:2015/BTTTT.
c) Chất lượng dịch vụ truy nhập Internet đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000 ban hành tại Thông tư số 10/2014/TT-BTTTT ngày 28/08/2014 của Bộ thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ truy nhập Internet cố định đáp ứng tiêu chuẩn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất, Mã số QCVN 34:2014/BTTTT.
- Dịch vụ truy nhập Internet di động qua đáp ứng tiêu chuẩn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000, Mã số QCVN 81:2014/BTTTT.
3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn
3.1. Cơ sở hạ tầng
Có hệ thống Trạm truyền thanh xã hoạt động ổn định. 100% số thôn có hệ thống loa truyền thanh kết nối với Đài truyền thanh xã đang sử dụng tốt. >95% hộ gia đình trong thôn nghe được loa truyền thanh xã đặt tại thôn.
3.2. Hoạt động Trạm truyền thanh cơ sở
Đài truyền thanh xã có Ban Biên tập và hoạt động theo đúng quy định tại Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 26/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Trạm Truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Có bố trí cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã phụ trách trạm truyền thanh cơ sở theo quy định tại Quyết định 02/2016/QĐ-UBND ngày 15/01/2016 của UBND tỉnh về việc quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/04/2013 của Chính phủ.
Tuyên truyền đầy đủ các nội dung theo đúng chỉ đạo từ các cơ quan có thẩm quyền và chương trình phát thanh được Trưởng Ban Biên tập Trạm Truyền thanh cơ sở phê duyệt. Cập nhật đầy đủ nhật ký truyền thanh cơ sở điện tử.
Đối với hệ thống truyền thanh sử dụng hệ thống vô tuyến (không dây) phải có giấy phép tần số vô tuyến điện và đang hoạt động đúng tần số đã được cấp phép.
4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
4.1. Về cơ sở vật chất
Các cơ quan: Đảng ủy, HĐND, UBND có máy vi tính phục vụ công tác, đồng thời được kết nối mạng LAN, mạng Internet.
Tối thiểu có 80% cán bộ, công chức xã có máy vi tính phục vụ hoạt động chuyên môn.
4.2. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành
- Trên 80% cán bộ, công chức xã biết sử dụng máy tính phục vụ hoạt động chuyên môn.
- Đảng ủy, HĐND, UBND xã sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ, văn bản và điều hành tác nghiệp; thực hiện nhận/gửi văn bản chỉ đạo, điều hành qua mạng Internet. 100% cán bộ, công chức được cấp tài khoản và được đào tạo để sử dụng phần mềm điều hành tác nghiệp phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.
- UBND xã sử dụng ít nhất ba phần mềm hỗ trợ hoạt động quản lý nghiệp vụ trong số các phần mềm nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực sau: Tài chính; Tư pháp hộ tịch; Địa chính; Đối tượng chính sách-người có công; Bảo hiểm y tế-Bảo hiểm xã hội; Xây dựng; Thông tin - Truyền thông, Văn hóa.
- Xã có trang thông tin điện tử (Lưu ý: Trang thông tin điện tử của UBND cấp xã có thể là trang riêng hoặc trang con được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện).
5. Hồ sơ đánh giá:
Thực hiện theo Quyết định số 94/QĐ-STTTT ngày 10/8/2017 của Sở Thông tin và Truyền thông (chi tiết có Phụ lục kèm theo).
1. Xã được đạt tiêu chí nhà ở dân cư khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
a) Trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát;
b) Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo Quy định của Bộ Xây dựng ≥ 80%
2. Cách thức triển khai thực hiện:
- Triển khai rà soát, đánh giá cụ thể tình trạng nhà ở cả nhà tạm, dột nát và nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng theo biểu mẫu gửi kèm, đồng thời nghiên cứu các nội dung thực hiện tại TT41/2013/TT-BNNPTNT và công văn hướng dẫn số 117/BXD-QHKT ngày 21/1/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn.
- Triển khai rà soát, thống kê, đánh giá tình trạng nhà ở tại xã mình theo 04 biểu mẫu gửi kèm theo văn bản này (bao gồm: mẫu báo cáo đánh giá, tổng hợp nhà ở dân cư đạt chuẩn Bộ Xây dựng; nhà tạm, dột nát).
3. Về hồ sơ đánh giá:
Thực hiện theo Văn bản số 254/SXD-QLN2 ngày 27/02/2017 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí Quy hoạch, Nhà ở dân cư (chi tiết có phụ lục kèm theo).
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí thu nhập khi đáp ứng các yêu cầu: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn (triệu đồng/năm) giai đoạn 2016 - 2020 như sau: Năm 2017: 30,5; năm 2018: 33; năm 2019:36 và năm 2020: 40.
2. Hướng dẫn phương pháp tính thu nhập bình quân đầu người.
Thu nhập bình quân đầu người của xã/phường/thị trấn được tính bằng cách chia tổng thu nhập của xã/phường/ thị trấn trong năm 20... cho dân số trung bình của xã/phường/thị trấn trong năm 20...
Công thức:
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã, phường, thị trấn năm 20… |
= |
Tổng thu nhập của xã, phường, thị trấn trong năm 20… |
Dân số trung bình của xã, phường, thị trấn trong năm 20… |
2.1. Thu nhập của xã, phường, thị trấn
Thu nhập của xã/ phường/ thị trấn là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà các hộ trong xã/ phường/ thị trấn nhận được trong năm 20... Thu nhập của các hộ trong xã/ phường/ thị trấn bao gồm:
+ Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
+ Thu từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
+ Thu từ tiền công, tiền lương;
+ Thu khác được tính vào thu nhập (được cho, biếu, mừng, giúp, từ người không phải là nhân khẩu thực tế thường trú của xã/phường/thị trấn, lãi tiết kiệm, các khoản cứu trợ, hỗ trợ mà hộ trực tiếp nhận được bằng tiền hoặc hiện vật, cổ phần, cổ phiếu, cho thuê tài sản, cho thuê máy móc thiết bị, cho thuê đất, cho thuê nhà, vv…
Không bao gồm các khoản thu khác không được tính vào thu nhập, như: Tiền rút tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh, vv...
2.2. Dân số trung bình của xã/ phường/ thị trấn
- Dân số trung bình của xã/ phường/ thị trấn trong năm 20...: Là số nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) bình quân năm 20... trên địa bàn xã/ phường/ thị trấn.
- NKTTTT trên địa bàn xã/ phường/ thị trấn năm 20...: Là những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến 31/12/20... đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã đang ở hay chưa. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm:
+ Những người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến 31/12/20... đã được 6 tháng trở lên.
+ Những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước 31/12/20...; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
+ Những người “tạm vắng” bao gồm:
(1) Những người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v...;
(2) Những người đang bị tạm giữ;
(3) Những người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến 31/12/20... chưa đủ 6 tháng (nếu đã rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến 31/12/20... đủ 6 tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở).
Công thức:
Dân số trung bình của xã/phường/thị trấn trong năm 20… |
= |
Dân số đầu năm (01/01/20…) + Dân số cuối năm (31/12/20…) |
2 |
Dân số đầu năm và cuối năm được cán bộ xã, phường, thị trấn rà soát theo từng thôn/xóm/tổ dân phố của từng xã/ phường/ thị trấn theo đúng khái niệm hộ và NKTTTT (tham khảo từ cán bộ làm công tác dân số của xã/phường/thị trấn).
2. Phạm vi tính toán
Chỉ tính thu nhập do nhân khẩu thực tế thường trú của xã/ phường/ thị trấn tạo ra, bất kể những người này làm việc và sản xuất kinh doanh trong hay ngoài địa bàn xã/ phường/ thị trấn, không tính thu nhập của người ngoài xã/ phường/ thị trấn đến làm việc và sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã/ phường/ thị trấn.
* Không tính vào thu nhập: Các khoản thu để chi chung như thu để đầu tư xây dựng các công trình, thu để chi cho các chương trình, thu từ ngân sách của Nhà nước để chi chung,… mà các hộ không trực tiếp được nhận.
3. Hồ sơ trình Cục Thống kê tỉnh thẩm định, gồm:
+ Tờ trình của Chi cục Thống kê cấp huyện đề nghị kiểm tra, thẩm định;
+ Các biểu mẫu: Biểu 01, 02, 03, 04, 05, 06, 7A&B, phụ biểu 7B và phụ lục 01 và biểu 8.
+ Báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm định của Chi cục Thống kê cấp huyện.
(Có Phụ lục biểu mẫu kèm theo)
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo khi đáp ứng các yêu cầu: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 đạt ≤ 5%.
2. Hướng dẫn đánh giá thực hiện theo tiêu chí
- Hộ nghèo của xã là hộ gia đình đáp ứng các tiêu chí được quy định tại Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, được Chủ tịch UBND xã quyết định công nhận.
- Tỷ lệ hộ nghèo của xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được quy định tạm thời năm 2016-2017 là xã có tỷ lệ hộ nghèo <=5%.
- Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng cách lấy tổng số hộ nghèo của xã chia cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn theo công thức:
Tỷ lệ hộ nghèo của xã |
= |
Tổng
số hộ nghèo của xã |
x 100% |
Tổng
số hộ dân cư của xã |
(Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội được xác định là hộ có tất cả thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật hoặc có thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hàng năm ở cơ sở được xác định là đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo theo quy định tại khoản 1, điều 2 Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch UBND xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội).
Trường hợp hộ nghèo, phát sinh và hộ thoát nghèo của xã trong năm sẽ do xã rà soát, quyết định công nhận theo quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (hoặc các Thông tư, văn bản sửa đổi, bổ sung khác nếu có) làm căn cứ để xác định mức độ đạt tiêu chí “Hộ nghèo” của xã.
XII. TIÊU CHÍ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí lao động có việc làm khi đáp ứng các yêu cầu: Tỷ lệ người có việc làm trên tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng và có nhu cầu về việc làm ≥ 90%.
2. Giải thích từ ngữ:
Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của xã, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
3. Hướng dẫn đánh giá thực hiện theo tiêu chí
a. Xã được công nhận đạt tiêu chí về lao động có việc làm khi có tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên.
b. Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc số tạm trú của xã, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
Người có việc làm bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau cũng được coi là người có việc làm:
- Người làm việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận nhưng đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong đơn vị.
- Người học việc, tập sự (kể cả bác sỹ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công.
- Người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
- Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập.
- Người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập.
- Người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập.
- Người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập, chung của gia đình, bao gồm:
+ Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.
+ Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của một công việc đang làm công ăn lương được tổ chức bởi một thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.
c. Phương pháp tính
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người có việc làm trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động, được tính bằng công thức:
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động |
= |
Số người có việc làm trong độ tuổi lao động |
x 100% |
Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động |
XIII. TIÊU CHÍ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí tổ chức sản xuất khi đáp ứng các yêu cầu:
- Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững (có ít nhất 10% tổng sản lượng mỗi loại sản phẩm chủ lực sản xuất trên địa bàn được tiêu thụ theo chuỗi liên kết).
2. Hướng dẫn nội dung thực hiện theo tiêu chí
2.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012
a) Hướng dẫn thực hiện
- Phải có HTX hoạt động hiệu quả:
+ Có tối thiểu 01 HTX thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã năm 2012.
+ Kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm liền kề (kể cả là năm hiện hành); trường hợp mới thành lập trong năm, đảm bảo trong năm đó kinh doanh có lãi và có kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo đảm bảo tính khả thi.
+ Có hợp đồng liên kết với doanh nghiệp ít nhất một trong các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản.
- Tỷ lệ hộ trong xã được cung cấp dịch vụ từ HTX ≥ 30% trong tổng số hộ sản xuất kinh doanh: Có tối thiểu 30% số hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp trên địa bàn xã được sử dụng các dịch vụ nông nghiệp từ HTX hoặc có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm của hộ gia đình với Hợp tác xã.
b) Hồ sơ đánh giá
Thực hiện theo Công văn 1619/SNN-PTNT ngày 17/8/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 (chi tiết có phụ lục kèm theo)
2.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững
a) Hướng dẫn thực hiện
- Sản phẩm chủ lực: Là sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có tối thiểu 01 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực;
- Có hợp đồng liên kết ổn định với doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế khác tối thiểu là 02 chu kỳ sản xuất (đối với cây lâm nghiệp tối thiểu là 01 chu kỳ sản xuất). Đồng thời, có tối thiểu 10% tổng sản lượng mỗi loại nông sản chủ lực sản xuất trên địa bàn được bao tiêu theo hợp đồng liên kết.
b) Hồ sơ đánh giá
Thực hiện theo Công văn 1619/SNN-PTNT ngày 17/8/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 (chi tiết có phụ lục kèm theo)
XIV. TIÊU CHÍ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí Giáo dục và Đào tạo khi đáp ứng các yêu cầu:
- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) ≥ 85%;
- Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo: ≥ 40% (Không đánh giá chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo: Vì theo cách tính mới của Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thì chỉ tiêu tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đã bao gồm chỉ tiêu này).
2. Hướng dẫn nội dung thực hiện theo tiêu chí
2.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (đạt), phổ cập giáo dục tiểu học (đạt mức độ 3), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (đạt mức độ 2), xóa mù chữ (đạt mức độ 2) theo quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ và Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD&ĐT.
22. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) ≥ 85%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số học sinh tiếp tục học trên tổng số học sinh đã tốt nghiệp THCS.
2.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo
* Xã được công nhận đạt Tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo là xã có tỷ lệ người từ đủ 15 tuổi trở lên thường trú trên địa bàn xã đang có việc làm và được cấp bằng, chứng chỉ nghề so với tổng dân số từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt từ 40% trở lên.
* Đối tượng, phạm vi thống kê:
- Số người có việc làm là số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, tạm trú trên địa bàn xã đang có việc làm ở trong và ngoài nước. Đối với các đối tượng làm việc ổn định ở ngoại tỉnh từ 6 tháng trở lên thì không thuộc đối tượng thống kê của Tiêu chí này.
- Số người có việc làm qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã tham gia các chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, sau đại học và được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ nghề. Đối với những trường hợp một người lao động được cấp nhiều văn bằng, chứng chỉ ở các trình độ khác nhau thì chỉ thống kê theo một văn bằng, chứng chỉ ở trình độ cao nhất.
Tuy vậy, để thuận lợi trong việc đánh giá tỷ lệ lao động qua đào tạo, các xã tiến hành đồng thời việc điều tra, cập nhật thông tin của các đối tượng là “Công nhân kỹ thuật không bằng” vào nhóm các đối tượng đã qua đào tạo.
* Các loại văn bằng, chứng chỉ được công nhận:
- Bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học, gồm: bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng (theo Luật Giáo dục năm 1998), bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề (theo Luật Dạy nghề năm 2006), bằng tốt nghiệp cao đẳng (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014).
- Bằng tốt nghiệp trung cấp, gồm: bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (theo Luật Giáo dục năm 1998), bằng tốt nghiệp trung cấp nghề (theo Luật Dạy nghề năm 2006), bằng tốt nghiệp trung cấp (theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014).
- Các loại văn bằng khác được cấp cho người học, gồm: bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật dài hạn, bằng tốt nghiệp công nhân kỹ thuật ngắn hạn, bằng nghề, bằng trung học nghề.
- Chứng chỉ, gồm: chứng chỉ, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ sơ cấp (Lưu ý: Các đối tượng là học sinh THPT tham gia các chương trình học nghề để cộng điểm thi tốt nghiệp, người lao động được tập huấn các chương trình ngắn ngày thì không thuộc đối tượng qua đào tạo).
* Công thức tính:
Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo |
= |
∑ số người từ đủ 15 tuổi có hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa bàn xã đang có việc làm và đã được cấp văn bằng, chứng chỉ |
x 100% |
∑ số người từ đủ 15 tuổi có hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa bàn và đang có việc làm |
Mẫu số = Số người từ đủ 15 tuổi có hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa bàn xã và đang có việc làm = Tổng cộng tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên hiện đang có việc làm (các địa phương có thể sử dụng số liệu lao động có việc làm được được thống kê theo Tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm để tính toán chỉ tiêu này)
Tử số = Số người từ đủ 15 tuổi có hộ khẩu thường trú, tạm trú trên địa bàn xã đang có việc làm và được cấp văn bằng hoặc chứng chỉ (các địa phương có thể sử dụng số liệu lao động có việc làm qua đào tạo được được thống kê theo Tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm để tính toán chỉ tiêu này)
* Hồ sơ đánh giá
Các loại hồ sơ tài liệu phục vụ việc đánh giá, nghiệm thu đối với Tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo được đóng thành cặp và sắp xếp theo thứ tự của từng danh mục tài liệu, đồng thời lưu trữ theo các Folder trên máy tính.
3. Hướng dẫn hồ sơ đánh giá:
Thực hiện theo Công văn 1191/SGDĐT-VP, ngày 15/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện tiêu chí theo Quyết định 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh (Chi tiết có phụ lục kèm theo) và Hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí Y tế khi đáp ứng các yêu cầu:
- Có tỷ lệ người tham gia BHYT đạt từ 85% trở lên.
- Xã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế.
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ≤ 24,2%.
2. Hướng dẫn nội dung thực hiện theo tiêu chí
2.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT)
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người dân trong xã có thẻ bảo hiểm y tế còn hiệu lực trên tổng số dân trong xã.
Bảo hiểm y tế bao gồm: Bảo hiểm y tế do nhà nước hỗ trợ, bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc bảo hiểm y tế tự nguyện.
Xã đạt tiểu Tiêu chí 15.1 khi tỷ lệ người dân tham gia BHYT phải đạt tỷ lệ tương ứng với các năm như sau:
Năm 2017 >85%; Năm 2018 >86%;
Năm 2019 >88%; Năm 2020 >90%.
2.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.
(Chi tiết có Phụ lục kèm theo)
2.3. Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi):
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đối với vùng Bắc Trung Bộ là ≤ 24,2%.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) là số trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình của trẻ cùng nhóm tuổi (=< -2SD*) tính bình quân trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra. Theo công thức sau:
Tỷ lệ % SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) của trẻ em < 5 tuổi |
= |
Tổng số trẻ em < 5 tuổi trong xã có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình (<= -2SD) của trẻ cùng nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra |
x 100 |
Tổng số trẻ em cùng nhóm tuổi của xã được đo chiều cao trong cùng thời điểm điều tra |
* Nếu một trẻ có sự phát triển chiều cao thấp hơn -2SD so với bạn cùng lứa tuổi, người ta cho rằng đó là do trẻ đã bị thiếu hụt dinh dưỡng trong một thời gian dài. Nếu một trẻ mà cân nặng dưới -2SD so với cân nặng trung bình của trẻ cùng tuổi nhưng lại có chiều cao ở chỉ số giá trị bình thường tức là trẻ mới bị suy dinh dưỡng.
Việc xác định tỷ lệ này đã được Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Hà Tĩnh hướng dẫn và tập huấn cho các địa phương trong thời gian qua thực hiện theo Phụ lục Bảng tra chiều dài/chiều cao theo tuổi (ban hành theo Tài liệu Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, tài liệu dùng cho Cán bộ Y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tại các tuyến do Bộ Y tế xuất bản năm 2015),
(Có các Phụ lục kèm theo)
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí Văn hóa khi đáp ứng các yêu cầu: Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa ≥70%.
2. Hướng dẫn nội dung thực hiện tiêu chí
- Tất cả các quyết định công nhận Thôn văn hóa.
- Bản chụp giấy công nhận Thôn văn hóa.
- Biên bản kiểm tra, phúc tra danh hiệu thôn văn hóa hằng năm của xã và của Ban chỉ đạo Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện.
- Hồ sơ thành lập câu lạc bộ văn hóa, thể thao cấp xã, cấp thôn (Quyết định, danh sách thành viên, quy chế hoạt động, sổ ghi chép sinh hoạt).
- Hồ sơ liên quan về thực hiện xây dựng "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới" đến thời điểm hiện tại.
- Báo cáo kết quả quá trình thực hiện tiêu chí 16.
- Hồ sơ tại các thôn: Quyết định công nhận Gia đình văn hóa và Gia đình văn hóa 3 năm liên tục có danh sách kèm theo; Sổ đăng ký xây dựng và bình xét Gia đình văn hóa hằng năm; sổ ghi biên bản họp thôn; sổ tổng hợp các chỉ số thông tin về đời sống văn hóa, về công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình của thôn.
- Hồ sơ trên được bảo quản tại bộ phận lưu trữ xã, in
3. Hồ sơ đánh giá tiêu chí
Thực hiện theo Công văn số 130/HD-SVHTTDL ngày 16/8/2017 của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc Hướng dẫn thực hiện tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới về Cơ sở vật chất văn hóa và Văn hóa (chi tiết có Phụ lục kèm theo).
XVII. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Xã đạt chuẩn tiêu chí về Môi trường và An toàn thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu:
- Có tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định.
- Tỷ lệ các hộ SXKD, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
- Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch.
- Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định.
- Tỷ lệ hộ có nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tỷ lệ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Hướng dẫn thực hiện và đánh giá.
2.1. Chỉ tiêu có tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch.
a) Nội dung thực hiện.
- Có tối thiểu 98% số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh;
- Có tối thiểu 60% số hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt chuẩn Quốc gia (QCVN02:2009/BYT) do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
b) Hồ sơ đánh giá
- Biểu tổng hợp hiện trạng cấp nước sinh hoạt hộ gia đình (theo mẫu tại phụ lục 4.1);
- Biểu tổng hợp hộ sử dụng nước đáp ứng quy chuẩn Quốc gia (QCVN:02/BYT) (theo mẫu tại phụ lục 4.2);
- Biểu tổng hợp các hộ sử dụng nước hợp vệ sinh (theo mẫu tại phụ lục 4.3).
2.2. Chỉ tiêu Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
a) Các nội dung triển khai thực hiện
- Điều tra, thống kê, kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề trên địa bàn đạt đảm bảo về bảo vệ môi trường.
- Việc đánh giá các cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề (cơ sở) thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường nếu đảm bảo các điều kiện sau:
* Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường, bao gồm:
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, xả thải nước thải vào nguồn nước theo quy định (nếu có);
+ Phương án bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
* Thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ về môi trường, phân loại, xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn); nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;...
* Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo:
+ Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản;
+ Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển;
+ Không phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản.
* 100% các làng nghề trên địa bàn quản lý (nếu có) phải đảm bảo:
+ Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;
+ Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo quy định;
+ Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.
- Căn cứ các điều kiện đảm bảo trên lập danh sách các cơ sở trên địa bàn đã có hồ sơ, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo Biểu số 17.2.1, Biểu số 17.2.2, Biểu số 17.2.3. Trường hợp các cơ sở chưa đảm bảo các điều kiện về hồ sơ, thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường thì tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chủ cơ sở thực hiện. Trong trường hợp khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền báo cáo kịp thời cấp trên để được hướng dẫn, tháo gỡ.
b) Lưu trữ hồ sơ
- Danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đã có hồ sơ, thực hiện các biện pháp BVMT theo Biểu số 17.2.1, Biểu số 17.2.2, Biểu số 17.2.3 kèm theo.
- Hồ sơ môi trường của các cơ sở: Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường; Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, xã thải nước thải vào nguồn nước theo quy định (nếu có); Phương án bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
2.3. Đạt xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
a) Yêu cầu đạt:
- Các khu vực công cộng không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn bừa bãi gây mất mỹ quan;
- Hồ ao, kênh mương, bờ đê, đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
- Hộ gia đình, khu dân cư được chỉnh trang, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.
b) Các nội dung triển khai thực hiện
- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường; thực hiện vệ sinh môi trường tại hộ gia đình, chỉnh trang khu dân cư, thu gom, tập kết rác thải đúng nơi quy định, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Ban hành và phổ biến quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp như:
+ Cải tạo, chỉnh trang vườn hộ.
+ Xây dựng thôn, xóm, làng, cơ quan xanh - sạch - đẹp: Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư; Hình thành, quản lý và duy trì các tuyến đường xanh - sạch - đẹp; trong mỗi thôn, xóm, làng đều có tổ đội vệ sinh hoạt động có hiệu quả, thực hiện quản lý, thu gom rác thải tại các khu vực công cộng; tổ chức thực hiện vệ sinh môi trường định kỳ tối thiểu 1 tháng 1 lần trên địa bàn; phát động phong trào thi đua các tổ liên gia xanh - sạch - đẹp.
- Tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh với sự tham gia của mọi người dân định kỳ tối thiểu 01 lần/tháng, vào các ngày lễ lớn của quê hương, của dân tộc, chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Môi trường thế giới,...
- Chỉ đạo các HTX, tổ đội vệ sinh môi trường hoạt động thu gom rác thải từ các hộ gia đình định kỳ tối thiểu 01 tuần 1 lần tùy thuộc vào thực tế tại địa bàn, thực hiện thu gom rác thải tại các khu vực công cộng (tuyến đường quốc lộ, huyện lộ qua địa bàn, khu vực giáp ranh giữa hai địa phương thuộc địa bàn quản lý), ngày 18 hàng tháng tổ chức tổng vệ sinh toàn xã.
- Tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng như khu trung tâm xã và các công trình văn hóa, di tích lịch sử..., trồng cây dọc ven đường giao thông liên thôn, liên xã để tạo bóng mát, điều hòa không khí; hằng năm tổ chức các hoạt động "Tết trồng cây", trồng cây gây rừng...
- Khuyến khích các hoạt động bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn; thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.
- Xây dựng và hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường. Xây dựng, giao các chi hội, đoàn thể quản lý và phát triển các tuyến đường xanh - sạch - đẹp trên địa bàn toàn xã.
- Cải tạo các ao, hồ, sông, suối; nạo vét kênh mương nhằm tạo không gian, cảnh quan sinh thái và điều hòa môi trường không khí tại địa phương.
c). Lưu trữ hồ sơ:
- Quyết định ban hành quy chế bảo vệ môi trường cấp xã.
- Các văn bản chỉ đạo ra quân vệ sinh môi trường, phát động xây dựng khu dân cư, thôn xóm, xanh - sạch - đẹp, cải tạo vườn hộ;
- Báo cáo kết quả thực hiện ra quân vệ sinh môi trường định kỳ 03 tháng gần nhất; báo cáo ra quân vệ sinh môi trường các dịp lễ tết; tổng hợp báo cáo kết quả trồng cây trong năm.
- Thống kê cụ thể số hộ đã thực hiện chỉnh trang, cải tạo vườn hộ theo thôn/xóm và tổng của toàn xã.
- Thống kê, đánh giá các tuyến đường xanh sạch đẹp trên địa bàn;
(theo biểu 17.3.1 - 3 đính kèm).
2.4. Quản lý, thực hiện mai táng theo quy định, phong tục tập quán và theo hương ước của địa phương tại các nghĩa trang được quy hoạch; nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch.
a) Yêu cầu đạt:
- Quản lý, thực hiện mai táng theo quy định, phong tục tập quán và theo hương ước của địa phương tại các nghĩa trang được quy hoạch
- Nghĩa trang được xây dựng và quản lý theo quy hoạch.
b) Triển khai thực hiện
- Xây dựng, ban hành, phổ biến thực hiện quy ước, hương ước về thực hiện chôn cất, mai táng trên địa bàn, nội dung cụ thể theo quy định tại Điều 4 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang (Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND tỉnh); xóa bỏ hủ tục chôn cất tại vườn (ở những nơi còn phong tục này), mai táng gây ô nhiễm môi trường tiến tới hỏa táng hợp vệ sinh.
- Có quy chế về quản lý nghĩa trang; Nội dung quy chế quản lý nghĩa trang theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ.
- Về quy hoạch, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo, đóng cửa nghĩa trang thực hiện theo các yêu cầu:
+ Quy hoạch xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo, đóng cửa nghĩa trang phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo các điều kiện như: Các xã hoặc liên xã quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài; mỗi xã nên bố trí nghĩa trang nhân dân với các hình thức mai táng khác nhau. Đối với các điểm dân cư nông thôn của 2 -3 xã gần nhau (trong bán kính 3 km) nên quy hoạch một nghĩa trang chung cho các xã đó. Các xã miền núi nên bố trí theo cụm từ 3- 5 thôn một nghĩa trang.
+ Các nghĩa trang xây dựng mới hoặc mở rộng đều phải có quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch được duyệt, công bố quy hoạch tại nghĩa trang: Quy hoạch chi tiết nghĩa trang đảm bảo theo yêu cầu tại Điều 8 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ, đồng thời đảm bảo các yêu cầu như có khu hung táng, cát táng, tâm linh, nơi trồng cây xanh, có lối đi thuận lợi cho việc mai táng, thăm viếng; mộ phải đặt theo hàng, xây dựng đúng diện tích và chiều cao quy định; các công trình xây dựng trong nghĩa trang phải được xây dựng đồng bộ; Kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ và khoảng cách giữa các lô mộ, hàng mộ, các mộ phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang.
+ Quy hoạch xây dựng mới: Lựa chọn địa điểm phải bảo đảm các yêu cầu đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư; không gây ô nhiễm nguồn nước. Khoảng cách tối thiểu từ ranh giới nghĩa trang đến các công trình khác được quy định tại Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn ban hành theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:
Đối tượng cần cách ly |
Khoảng cách tới nghĩa trang |
||
Nghĩa trang hung táng |
Nghĩa trang chôn một lần |
Nghĩa trang cát táng |
|
Từ hàng rào của hộ dân gần nhất |
≥ 1.500 m |
≥ 500 m |
≥ 100 m |
Công trình khai thác nước sinh hoạt tập trang |
≥ 5.000 m |
≥ 5.000 m |
≥ 3.000 m |
Việc xây dựng nghĩa trang phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại QCVN 14:2009/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng nông thôn và QCVN 07-10:2016/BXD - Công trình nghĩa trang.
+ Trong trường các nghĩa trang có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành (QCVN 14:2009/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng nông thôn và QCVN 07-10:2016/BXD - Công trình nghĩa trang), với quy hoạch nông thôn mới đã được duyệt thì địa phương thực hiện cải tạo. Nội dung cải tạo nghĩa trang theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ, cụ thể: Xác lập ranh giới nghĩa trang theo quy hoạch đã được phê duyệt; Trồng cây xanh xung quanh và trong nghĩa trang; Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang (cổng, hàng rào, thu gom chất thải rắn, thu gom và xử lý nước thải, nước thấm từ các mộ hung táng).
+ Đóng cửa nghĩa trang khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang: Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đóng cửa và thông báo công khai đến từng thôn, xóm, dòng họ; Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có); trong điều kiện có thể khuyến khích cải tạo, chỉnh trang lại các công trình trong nghĩa trang; đối với các nghĩa trang trong đô thị, trong khu dân cư nông thôn hoặc nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh bao quanh nghĩa trang với chiều cao đủ bảo đảm không bị ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, mỹ quan và người tham gia giao thông.
c). Hồ sơ lưu trữ:
- Quy ước, hương ước, các văn bản phổ biến về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang.
- Hồ sơ về ban hành quy chế quản lý nghĩa trang:
- Quyết định phê duyệt quy hoạch NTM chung của xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổng hợp danh danh sách các nghĩa trang quy hoạch, nghĩa trang đóng cửa theo Biểu số 17.4 kèm theo.
- Hồ sơ về việc quy hoạch chi tiết, xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch;
- Quyết định, Thông báo về việc đóng cửa các nghĩa trang.
2.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung được thu gom, xử lý theo quy định.
a) Yêu cầu đạt:
- Về nước thải
+ Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;
+ Có điểm thu gom nước thải và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nước thải trước khi đổ vào các kênh, mương, sông; hồ.
- Về chất thải rắn
+ Không để xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường.
+ Có phương án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, trong đó nêu rõ:
Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển;
Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư;
Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có).
+ Điểm tập kết chất thải rắn trong khu dân cư (nếu có) phải đảm bảo hợp vệ sinh.
+ Có Hương ước, quy ước đối với từng khu dân cư với sự tham gia của tất cả các hộ, cơ sở cam kết thực hiện đúng các quy định của địa phương đối với chất thải rắn, nước thải.
b) Triển khai thực hiện:
- Về nước thải
+ Triển khai xây dựng hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải khu dân cư theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn mới đã được duyệt, đảm bảo yêu cầu tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, tối thiểu phải có hệ thống mương thoát (tối thiểu phải thu gom đạt 80% lượng nước cấp để xử lý), mạng lưới cống, điểm thu gom nước thải (hố ga, hố lắng);
+ Áp dụng các biện pháp sơ xử lý nước thải trước khí thải ra môi trường tiếp nhận (lắng lọc qua hố lắng, bể tự hoại, hồ điều hòa,...), cần tận dụng các ao hồ, kênh, rạch, để thoát nước và làm sạch nước thải tự nhiên.
- Về chất thải rắn.
+ Để đảm bảo không xẩy ra tình trạng vỏ bao bì, dụng cụ đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường, chính quyền địa phương cần thực hiện một số nội dung sau:
Thực hiện tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân, các doanh nghiệp có phát thải vỏ bao bì, dụng cụ đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn sử dụng thực hiện thu gom, lưu trữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
Riêng bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý theo hướng dẫn tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/05/2016 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp có liên quan thực hiện trách nhiệm theo quy định Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/05/2016.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thu gom và tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV, đựng phân bón đã qua sử dụng.
Giao tổ chức cá nhân thực hiện việc tham mưu, quản lý, hướng dẫn kiểm tra việc thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV, đựng phân bón đã qua sử dụng trên địa bàn xã.
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
* Ban hành phương án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, hoặc nhà máy xử lý CTR trong đó nêu rõ:
+ Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển: UBND xã giao đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển cho Công ty hoặc HTX, tổ đội vệ sinh môi trường (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề thu gom, vận chuyển rác thải, Quyết định thành lập,...)
+ Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển: xe đẩy tay, xe kéo, xe chuyên dụng vận chuyển rác thải và số lượng tương ứng đối với từng loại.
+ Cách thức phân loại: Thực hiện tuyên truyền, vận động phân loại tại hộ gia đình, phân loại tách từng loại rác hữu cơ, vô cơ tại điểm trung chuyển,...bố trí các thiết bị lưu chứa có kích thước phù hợp, có màu sắc phân biệt, cụ thể:
Chất thải hữu cơ: khuyến khích dùng chất thải hữu cơ dùng cho chăn nuôi gia súc; xử lý bằng cách chôn lấp cùng với phân gia súc trong đất ruộng, vườn hoặc xử lý bằng chế phẩm sinh học để làm phân bón cho nông nghiệp.
Các chất thải rắn như kính vỡ, sắt thép, gỗ, bao bì giấy, chất dẻo có thể tái chế, tái sử dụng hoặc bán cho đơn vị thu gom.
+ Chất thải rắn vô cơ không thể tái chế, tái sử dụng: hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom để xử lý tập trung theo hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hoặc công nghệ đốt.
+ Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư: nêu rõ số lần thu gom rác thải trong 1 tuần (tối thiểu 1 tuần 1 lần) tùy theo điều kiện thực tế phát sinh chất thải sinh hoạt tại địa phương.
+ Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có) hoặc điểm thu gom, tập kết rác theo quy hoạch được duyệt;
+ Kinh phí hỗ trợ thu gom, vận chuyển rác thải hằng năm.
* Điểm tập kết rác trong khu dân cư (nếu có) đảm bảo hợp vệ sinh khi đáp ứng các yêu cầu:
+ Về quy hoạch: phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới đã được duyệt; Đối với điểm trung chuyển khoảng cách an toàn về môi trường tuân theo QCXDVN 01:2008/BXD, cụ thể: Phải bố trí trạm trung chuyển chất thải rắn nhằm tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng chất thải rắn trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung trong thời gian không quá 48 giờ; Đảm bảo cách ly vệ sinh tới các khu vực lân cận, tốt nhất ở cuối hướng gió chủ đạo; Khoảng cách an toàn môi trường của trạm trung chuyển chất thải rắn ≥ 20m.
+ Bán kính phục vụ và diện tích tối thiểu của trạm trung chuyển được quy định cụ thể như sau:
Loại và quy mô trạm trung chuyển |
Công suất (tấn/ngày) |
Bán kính phục vụ tối đa (km) |
Diện tích tối thiểu (m2) |
Trạm trung chuyển không chính thống (không có các hạ tầng kỹ thuật) |
|||
Cỡ nhỏ |
<5 |
0.5 |
20 |
Cỡ vừa |
5-10 |
1.0 |
50 |
Cỡ lớn |
>10 |
7.0 |
50 |
Trạm trung chuyển chính thống (có các hạ tầng kỹ thuật) |
|||
Cỡ nhỏ |
<100 |
10 |
500 |
Cỡ vừa |
100-500 |
15 |
1000 |
Cỡ lớn |
>500 |
30 |
5000 |
- Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật trạm trung chuyển phải đáp ứng yêu cầu theo QCVN 07-9:2016/BXD, bao gồm: Tường chắn, sân bãi, đường vào, hệ thống thu gom, xử lý nước thải (mương tiêu thoát, hố ga hố lắng nước rỉ rác); Khu phân loại lưu giữ vật liệu tái chế), hệ thống cây xanh xung quanh.
c) Hồ sơ lưu trữ:
- Về nước thải:
+ Quyết định phê duyệt quy hoạch nông thôn mới (dùng chung 01 Quyết định với quy hoạch nghĩa trang)
+ Bảng thống kê hệ thống thoát nước khu dân cư tập trung theo từng thôn, toàn xã (theo biểu 17.5.1 đính kèm).
- Về chất thải rắn:
+ Quyết định phê duyệt Phương án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh.
+ Hồ sơ về việc thành lập và hoạt động của tổ chức thu gom xử lý rác thải.
Đối với Hợp tác xã môi trường: Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh, Điều lệ hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động của 06 tháng gần nhất (bao gồm báo cáo tình hình hoạt động, thu chi tài chính của HTX).
Đối với Tổ đội VSMT: Bản sao Quyết định thành lập, Điều lệ hoặc quy chế hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động của 06 tháng gần nhất.
+ Danh sách các hộ nộp phí thu gom rác thải trên địa bàn xã (theo biểu 17.5.2-3 đính kèm).
- Hồ sơ về bãi trung chuyển rác thải:
+ Quyết định phê duyệt quy hoạch nông thôn mới (dùng chung 01 Quyết định với quy hoạch nghĩa trang)
+ Các hồ sơ liên quan đến việc xây dựng trạm trung chuyển rác.
2.6. Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
a). Yêu cầu đạt
Trên 90% hộ có nhà tiêu nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.
b). Triển khai thực hiện
- Thực hiện điều tra, thống kê số hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh, đảm bảo ba sạch dựa vào các điều kiện đảm bảo, cụ thể:
+ Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện sau:
Được xây dựng khép kín với diện tích tối thiểu 0,6 m2;
Chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường;
Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn);
Không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
Không gây mùi hôi, khó chịu.
+ Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
Nhà tắm kín đáo có tường bao, có mái che;
Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.
+ Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
Bể chứa phải có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng;
Sử dụng vật liệu làm bể chứa/dụng cụ chứa không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng miền:
Bể chứa nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông;
Lu trữ nước xin măng công nghệ Thái Lan;
Lu sành, khạp, chum, vại <200 lít;
+ Dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng innox, nhựa.
+ Bể, dụng cụ trữ nước sinh hoạt phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn.
+ Vệ sinh bể trữ, lu vại trước khi chứa nước và định kỳ 3 tháng 1 lần; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi.
+ Đảm bảo 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình chỉnh trang, cải tạo, xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể trữ nước hợp vệ sinh và thường xuyên thực hiện vệ sinh định kỳ các thiết bị lưu trữ nước đảm bảo như các yêu cầu trên.
- Tổng hợp kết quả thực hiện việc tuyên truyền, vận động, đánh giá kết quả thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả 3 tháng gần nhất.
c) Hồ sơ lưu trữ:
- Văn bản chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các tổ chức thành viên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện; Nội dung tuyên truyền và kế hoạch triển khai đến từng thôn, xóm.
- Báo cáo đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện đến thời điểm đánh giá.
(theo biểu 17.6.1-2 đính kèm)
2.7. Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường
a) Yêu cầu đạt
Trên 90% hộ có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường như sau:
+ Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước khoảng cách tối thiểu 10m;
+ Được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
+ Có đủ hồ sơ, thủ tục về BVMT như đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tại chỉ tiêu 17.2;
+ Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý; không xả, chảy tràn ra khu vực xung quanh đáp ứng các yêu cầu: Có hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường; Chất thải rắn phải được thu gom hằng ngày, được xử lý bằng hóa chất, chế phẩm sinh học,... trước khi sử dụng vào mục đích khác; Chất thải lỏng xây dựng hệ thống bể biogas (bể xây, compozit, bạt,...) đảm bảo tiêu chuẩn (định mức tối thiểu 01m3/con), hồ sinh học hoặc hồ lắng lọc nhằm đảm bảo nước sau khi xử lý, thải ra môi trường đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi và hệ thống mương tiêu thoát hạn chế chảy tràn ra khu vực xung quanh. Ngoài ra có thể sử dụng đệm lót sinh học trong chuồng nuôi để xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường. Riêng đối với chăn nuôi bò có thể xây dựng hố ủ phân (có đủ diện tích trữ phân) có mái che; hệ thống hố lắng thu gom nước rỉ phân.
b). Triển khai thực hiện:
- Thực hiện điều tra, thống kê số hộ có chăn nuôi; đánh giá, thống kê số hộ có chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đáp ứng các điều kiện nêu trên.
- Tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang chuồng trại hợp vệ sinh và di dời các chuồng trại bất hợp lý không đáp ứng các yêu cầu trên đảm bảo tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh trên 90% tổng số hộ có chăn nuôi.
- Tổng hợp kết quả thực hiện.
c). Lưu trữ hồ sơ
- Danh sách các hộ chăn nuôi trên địa bàn từng thôn;
- Danh sách các hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường (có hệ thống biogas hoạt động).
(theo Biểu 17.7.1-2 đính kèm)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.