BỘ NÔNG
NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2509/QĐ-BNN-CN |
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ; Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ; Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY
CHẾ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ CHĂN NUÔI THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO
CHĂN NUÔI LỢN, GÀ AN TOÀN TRONG NÔNG HỘ (VietGAHP nông hộ)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22 tháng 6 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc chứng nhận cơ sở chăn nuôi lợn, gà an toàn quy mô nông hộ phù hợp với Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ.
2. Đối tượng áp dụng: là các tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn, gà theo quy mô chăn nuôi nông hộ tại Việt Nam.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi nông hộ là hình thức chăn nuôi tại hộ gia đình, với quy mô dưới mức trang trại.
2. Cơ sở chăn nuôi nhiều thành viên trong Quy chế này là nhóm GAHP hoặc tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chăn nuôi.
- Nhóm GAHP chăn nuôi lợn/gà là một tổ chức xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện của những người chăn nuôi đồng sở thích ở cùng thôn/xã (hoặc tương đương) có nguyện vọng áp dụng VietGAHP nông hộ trong chăn nuôi.
- Tổ hợp tác chăn nuôi lợn/gà là một tổ chức được thành lập theo hướng dẫn của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP , Thông tư số 04/2008/TT-BKHĐT; trên tinh thần tự nguyện hợp tác của các thành viên là các chủ hộ chăn nuôi gà, lợn với quy mô nông hộ và cùng đồng thuận áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà trong nông hộ.
- Hợp tác xã chăn nuôi lợn/gà là một tổ chức được thành lập theo hướng dẫn của Luật số 23/2012/QH13, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP, Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ; trên tinh thần tự nguyện hợp tác của các thành viên là các chủ hộ chăn nuôi lợn, gà với quy mô nông hộ và cùng đồng thuận áp dụng Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà trong nông hộ.
3. Quy trình thực hành chăn nuôi tốt trong nông hộ (gọi tắt là VietGAHP nông hộ) là những nguyên tắc, trình tự hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm gia súc, gia cầm, sức khỏe người chăn nuôi và người tiêu dùng; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ
Điều 3. Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Các Tổ chức chứng nhận đáp ứng quy định tại Điều 5, 6 Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi tát là Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT).
2. Các Tổ chức chứng nhận là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với điều kiện: có chức năng, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa; có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế hoặc lao động ký hợp đồng dài hạn đáp ứng các quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT; chuyên gia đánh giá có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ đánh giá VietGAHP do Cục Chăn nuôi cấp.
Điều 4. Cơ quan chỉ định và trình tự thủ tục chỉ định
1. Cơ quan chỉ định:
a) Cục Chăn nuôi chỉ định Tổ chức chứng nhận theo khoản 1 Điều 3 của Quy chế này.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định các Tổ chức chứng nhận, trong phạm vi quản lý của mình, theo khoản 2 Điều 3 của Quy chế này.
2. Trình tự, thủ tục chỉ định và quản lý hoạt động Tổ chức chứng nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này và Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
3. Mã hiệu Tổ chức chứng nhận
a) Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ được chỉ định có một mã hiệu riêng để quản lý. Mã hiệu được ghi trong quyết định chỉ định.
b) Cách đặt mã hiệu tổ chức chứng nhận VietGAHP theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này.
ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN VIETGAHP NÔNG HỘ
Điều 5. Đánh giá, chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Việc đánh giá, chứng nhận VietGAHP nông hộ đối với tổ chức và cá nhân chăn nuôi lợn, gà áp dụng VietGAHP nông hộ được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT.
2. Tiêu chí và phương pháp đánh giá VietGAHP nông hộ được hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Quy chế này.
Điều 6. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp. Đối với các giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ được cấp trước thời điểm Quy chế này ban hành thì sẽ tiếp tục có hiệu lực trong 02 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định tại Phụ lục 2 của Quy chế này.
3. Mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định tại Phụ lục 3 của Quy chế này.
Điều 7. Chi phí hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Mọi chi phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ do chủ hộ hoặc nhóm cơ sở chăn nuôi VietGAHP nông hộ chi trả.
2. Hoạt động liên quan đến chứng nhận VietGAHP nông hộ bao gồm:
a) Đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ đánh giá VietGAHP nông hộ;
b) Hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát của Tổ chức chứng nhận;
c) Hoạt động của Cơ quan chỉ định trong việc kiểm tra, giám sát đối với Tổ chức chứng nhận, cơ sở sản xuất.
Điều 8. Cơ quan giám sát hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ
1. Cục Chăn nuôi là Cơ quan giám sát hoạt động Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ trên toàn quốc.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Cơ quan giám sát hoạt động Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ đã chỉ định.
Điều 9. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện VietGAHP nông hộ theo đúng phạm vi được chứng nhận.
b) Có hành động khắc phục sai phạm đúng thời hạn khi bị nhắc nhở hoặc đình chỉ chứng nhận VietGAHP nông hộ.
c) Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAHP nông hộ. Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cơ sở sản xuất phải tạm dừng phân phối sản phẩm để điều tra xác định nguyên nhân và tiến hành biện pháp khắc phục. Trường hợp không tự khắc phục được, phải báo cáo với Tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Quyền hạn
a) Được bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra.
b) Khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định của pháp luật.
c) Được sử dụng logo, mã số chứng nhận VietGAHP nông hộ để quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chứng nhận
1. Trách nhiệm
a) Thực hiện hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ theo đúng quy định;
b) Xây dựng chi tiết và lưu dưới dạng văn bản các trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá, chứng nhận VietGAHP nông hộ cho từng sản phẩm (lợn/gà);
c) Báo cáo hàng quý hoặc khi có yêu cầu việc chứng nhận VietGAHP nông hộ về Cục Chăn nuôi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Thông báo cho Cơ quan chỉ định ngay khi có thay đổi ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ.
2. Quyền hạn
a) Chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định;
b) Giám sát việc thực hiện VietGAHP nông hộ của cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định tại Chương II Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT;
b) Giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ của Tổ chức chứng nhận đã chỉ định theo quy định;
c) Báo cáo về Cục Chăn nuôi danh sách và hồ sơ năng lực của Tổ chức chứng nhận VietGAHP nông hộ, trong vòng 15 ngày làm việc sau khi chỉ định.
d) Báo cáo về Cục Chăn nuôi, định kỳ hàng quý hoặc khi có yêu cầu, danh sách cơ sở được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ.
2. Quyền hạn:
a) Cấp, thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định;
b) Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ của Tổ chức chứng nhận theo thẩm quyền.
Điều 12. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Chăn nuôi
1. Trách nhiệm
a) Tổ chức đào tạo, tập huấn về VietGAHP nông hộ cho các tổ chức, cá nhân liên quan;
b) Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ về đánh giá, giám sát, chứng nhận VietGAHP nông hộ cho các chuyên gia đánh giá VietGAHP nông hộ;
c) Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAHP nông hộ theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn
a) Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP nông hộ của các Tổ chức chứng nhận trên phạm vi toàn quốc;
b) Thanh tra, kiểm tra hoạt động liên quan đến chỉ định Tổ chức chứng nhận của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thanh tra, kiểm tra hoạt động chứng nhận VietGAHP nông hộ của các Tổ chức chứng nhận; các hoạt động áp dụng VietGAHP nông hộ của cơ sở sản xuất.
Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn trong Quy chế này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo quy định của văn bản mới.
Trong quá trình thực hiện, tổ chức, cá nhân nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến hoạt động chứng nhận VietGAHP cần phản ánh về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.