UỶ
BAN THỂ DỤC THỂ THAO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 250/2006/QĐ-UBTDTT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2006 |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Nghị định số 22/2003/NĐ-CP ngày 11
tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Ủy ban Thể dục thể thao;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ CHỐNG
TIÊU CỰC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 250/2006/QĐ-UBTDTT ngày 10 tháng 02 năm
2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao)
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân, sự nghiệp thể dục thể thao không ngừng phát triển, thể thao thành tích cao đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ, nhiều vận động viên đã giành được huy chương tại các kỳ Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, Đại hội thể dục thể thao khu vực, Châu lục và thế giới. Trong quá trình đào tạo, huấn luyện và thi đấu nhiều huấn luyện viên, vận động viên vừa tích cực tập luyện thể thao, vừa tích cực học tập văn hóa, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, có trường hợp đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành những tấm gương tiêu biểu, được nhân dân yêu mến.
Tuy vậy có một bộ phận vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ thể dục thể thao có biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức, có những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật như mua bán tỷ số, cá độ, gian lận, bạo lực trong tập luyện và thi đấu thể thao, gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển sự nghiệp thể dục thể thao và có ảnh hưởng xấu tới xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đáng lo ngại nêu trên, nhưng nguyên nhân chính là do một số lãnh đạo các cấp trong ngành nghề thể dục thể thao buông lỏng chỉ đạo quản lý, thiếu quyết tâm, thiếu cơ chế, bộ máy để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ văn hóa cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và trọng tài.
Để tiếp tục thực hiện Chỉ số 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao, và Chỉ thị số 14/2006/CT-UBTDTT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao về một số công tác cấp bách chấn chỉnh hoạt động bóng đá tạo sự chuyển biến mới trong toàn ngành về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ ngành thể dục thể thao; triển khai và thực hiện kế hoạch công tác giáo dục chính trị tư tưởng của ngành thể dục thể thao năm 2006 và những năm tiếp theo, cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
A. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
- Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng lối sống và đạo đức nghề nghiệp trong cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài;
- Khắc phục và đẩy lùi các biểu hiện suy thoái đạo đức, tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao;
- Xác định công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý thể dục thể thao, Trung tâm Thể dục thể thao, các Đội tuyển thể thao nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, góp sức đưa Sự nghiệp thể dục thể thao phát triển.
2. Yêu cầu
- Xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu để định hướng các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng và chống tiêu cực trong thể dục thể thao;
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao và Chỉ thị 14/2006/CT-UBTDTT của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao về một số công tác cấp bách chấn chỉnh hoạt động bóng đá;
- Thực hiện ngay và có hiệu quả một số giải pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao.
B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Đẩy mạnh các hoạt động sinh hoạt giáo dục chính trị tư tưởng trong toàn ngành nhằm tăng cường nhận thức đi liền với hành động theo đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tích cực xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn đạo đức, thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.
2. Các cơ sở đào tạo vận động ở các tỉnh, thành, ngành, các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các trường Đại học, Cao đẳng Thể dục thể thao thành lập bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách làm công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng chương trình, nội dung sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ứng xử cho huấn luyện viên, vận động viên để họ phát huy được tính tích cực, tự giác, tự quản trong việc tập luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cũng như các kiến thức chuyên môn khác. Cần bố trí kinh phí hợp lý để tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền và giáo dục chính trị tư tưởng. Trong kế hoạch đào tạo, huấn luyện các đội tuyển, nhất thiết phải có nội dung giáo dục công dân, giáo dục chính trị. Đây là một tiêu chuẩn trong thi đua, khen thưởng và xem xét việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chuyên môn.
3. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh để rèn luyện vận động viên. Chấn chỉnh lại một số nghi thức mang tính giáo dục trong các hoạt động và thi đấu thể thao như: treo quốc kỳ, chào cờ, hát quốc ca. Từng bước có những quy định bắt buộc mang tính giáo dục và tự giáo dục trong các hoạt động và thi đấu thể thao trong và ngoài nước. Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, kịp thời tuyên dương, khen thưởng những tấm gương tốt. Cương quyết kỷ luật đối với những đối tượng vi phạm quy chế, nội quy của đơn vị. Phối hợp vời các cơ quan bảo vệ pháp luật kịp thời phát hiện và xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm.
4. Tiếp tục nâng cao năng lực và sức hiến đấu của các tổ chức Đảng, đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong ngành, xây dựng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn là lực lượng nòng cốt trong phong trào dạy tốt, tập luyện tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng các trung tân, cơ sở đào tạo vận động viên văn minh, sạch, đẹp. Phấn đấu có nhiều đoàn viên ưu tú là các vận động viên, huấn luyện viên được kết nạp vào Đảng.
5. Mở rộng và tạo điều kiện tốt nhất cho vận động viên học tập văn hóa, ngoại ngữ, tin học theo các trình độ. Phải xem việc học tập văn hóa là nội dung bắt buộc trong việc đào tạo vận động viên các cấp.
6. Phối hợp tốt với các cơ quan truyền thông và cơ quan bảo vệ pháp luật để tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn minh cho khán giả, cổ động viên tại các địa điểm tổ chức giải thi đấu thể thao.
1. Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao nhận thức và thống nhất hành động trong toàn ngành về việc đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài. Đợt sinh hoạt chính trị này triển khai thực hiện cao điểm trong vòng 1 năm (từ 27/3/2006 đến 27/3/2007) sau đó ở từng năm tiếp theo sẽ bổ sung thêm nội dung mới và được chia thành 3 bước:
Bước 1: Bắt đầu từ ngày 14/02 và kết thúc vào ngày 19/5/2006. Cụ thể:
- Vụ Pháp chế phối hợp với các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Thể dục thể thao phổ biến nội dung Chương trình đến từng cán bộ, công chức, viên chức trong toàn cơ quan.
- Các Sở Thể dục thể thao, các Trung tâm, cơ sở đào tạo vận động viên tỉnh, thành, ngành và các liên đoàn hiệp hội thể dục thể thao phổ biến Chương trình tới từng cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài thể thao và xây dựng chương trình hành động thiết thực của đơn vị mình.
- Từng cá nhân, đơn vị (cấp phòng, đội tuyển…) tổ chức tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Có nhận xét, đánh giá của cấp lãnh đạo trực tiếp về các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, các biểu hiện tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao thời gian qua. Từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Bước 2. Triển khai các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và học tập tài liệu từ 19/5/2006 đến 31/12/2006 với các nội dung chủ yếu như sau:
- Học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
- Học tập các văn kiện của Đảng và Nhà nước về Thể dục thể thao.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp thể dục thể thao, Chỉ thị 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao và Chỉ thị 14/2006/CT-UBTDTT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao về một số việc cấp bách chấn chỉnh hoạt động bóng đá.
- Tuyền thống của đơn vị Thể dục thể thao nơi vận động viên đang tập huấn.
- Học tập Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và các hoạt động tuyên truyền cho Đoàn thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 15 và các hoạt động thể dục thể thao quốc tế trong năm 2006, Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V, Đại hội thể dục thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ 13 tại Việt Nam.
Bước 3. Yêu cầu các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban TDTT, các Sở Thể dục thể thao tỉnh, thành, ngành sơ kết việc triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong toàn ngành. Thời gian từ 31/12/2006 đến 27/3/2007 với nội dung: đánh giá những việc đã làm được và những việc chưa làm được, nguyên nhân, kinh nghiệm, kế hoạch triển khai trong thời gian tới, kịp thời biểu dương khen thưởng và kỷ luật những tổ chức cá nhân trong việc triển khai thực hiện Chương trình.
2. Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ Ủy ban Thể dục thể thao có kế hoạch củng cố và tăng cường cán bộ làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng; phối hợp, hướng dẫn tổ chức hội nghị tập huấn hàng năm cho các Trung tâm huấn luyện, các cơ sở đào tạo vận động viên về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đề xuất tham mưu ban hành các chính sách, chế độ phù hợp cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài thể thao để họ luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và hoàn thành nhiệm vụ được giao; Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong toàn ngành.
Các cơ quan tuyên truyền, báo chí của ngành mở các chuyên mục giáo dục đạo đức, lối sống, kịp thời biểu dương gương “người tốt, việt tốt” trong huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, cán bộ thể dục thể thao.
3. Các Vụ thể thao thành tích cao I, II, Vụ Thể dục thể thao quần chúng, các Sở Thể dục thể thao, các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia tích cực xây dựng đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh; đồng thời rà soát lại đội ngũ hiện có, cương quyết đưa những người không đủ tư cách ra khỏi ngành.
4. Vụ Kế hoạch tài chính, Văn phòng Ủy ban Thể dục thể thao bố trí kinh phí, điều kiện làm việc cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, cán bộ đang tập huấn và công tác ở các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
5. Thanh tra Ủy ban thể dục thể thao chủ trì phối hợp với Vụ thể thao thành tích cao I, II, Vụ Thể dục thể thao quần chúng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thể dục thể thao, tệ tham nhũng lãng phí, các biểu hiện thiếu trung thực, không công bằng trong quá trình đào tạo, thi đấu thể thao.
6. Vụ Pháp chế làm nhiệm vụ thường trực và có trách nhiệm phối hợp với Vụ, đơn vị liên quan hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình và báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.