ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2010/QĐ-UBND |
Nha Trang, ngày 30 tháng 08 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 31 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học xã hội và nhân văn tỉnh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÁNH GIÁ
NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2010
của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng cho việc đánh giá, nghiệm thu, phê duyệt kết quả, thanh lý hợp đồng và xử lý vi phạm đối với các đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là đề tài) có sử dụng ngân sách nhà nước và được phê duyệt kể từ khi Quy định này có hiệu lực.
2. Đề tài liên quan đến bí mật quốc gia, đặc thù của an ninh, quốc phòng và một số nhiệm vụ đặc biệt cấp bách, có nội dung phức tạp, nhạy cảm được đánh giá, nghiệm thu theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) tỉnh cho từng trường hợp cụ thể.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đánh giá nghiệm thu (gọi tắt là đánh giá) đề tài quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này.
Điều 2. Nguyên tắc và phương thức đánh giá
1. Việc đánh giá đề tài phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Căn cứ vào hợp đồng khoa học (sau đây gọi tắt là hợp đồng) đã được ký kết và các nội dung đánh giá theo quy định này.
b) Đảm bảo tính dân chủ, khách quan, trung thực và chính xác.
2. Việc đánh giá đề tài được tiến hành theo hai cấp
2.1. Đánh giá cấp cơ sở
Đánh giá đề tài cấp cơ sở được thực hiện thông qua Hội đồng Khoa học đánh giá cấp cơ sở (sau đây viết tắt là Hội đồng đánh giá cấp cơ sở) do thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài ra quyết định thành lập.
2.2. Đánh giá cấp tỉnh
Đánh giá cấp tỉnh bao gồm: đánh giá việc tổ chức thực hiện đề tài và đánh giá kết quả đề tài
- Đánh giá việc tổ chức thực hiện đề tài phải được tiến hành trước khi đánh giá kết quả đề tài. Đánh giá việc tổ chức thực hiện đề tài giao Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với cơ quan chủ trì (đối với đề tài giao trực tiếp); cơ quan chủ quản (đối với đề tài tuyển chọn) thực hiện.
- Đánh giá kết quả đề tài được thực hiện thông qua Hội đồng Khoa học đánh giá cấp tỉnh (sau đây viết tắt là Hội đồng đánh giá cấp tỉnh) do UBND tỉnh ra quyết định thành lập đối với đề tài có kinh phí thực hiện từ 600 triệu trở lên; Ủy quyền cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập đối với đề tài có kinh phí thực hiện dưới 600 triệu.
- Đánh giá kết quả đề tài cấp tỉnh chỉ thực hiện đối với các đề tài được Hội đồng đánh giá cấp cơ sở xếp loại “Đạt”.
Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng đánh giá
1. Chủ nhiệm đề tài và các cá nhân có tên trong danh sách tác giả thực hiện đề tài không được tham gia các Hội đồng đánh giá kết quả đề tài của mình.
2. Hội đồng thảo luận và tiến hành đánh giá kết quả đề tài theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 9 (đối với đánh giá cấp cơ sở); khoản 5 Điều 15 (đối với đánh giá cấp tỉnh) của Quy định này.
3. Hội đồng bầu ban kiểm phiếu (gồm 03 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban). Ban kiểm phiếu có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các phiếu đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 7 (đối với đánh giá cấp cơ sở) và theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 16 (đối với đánh giá cấp tỉnh) của Quy định này.
4. Ủy viên Hội đồng có thể ủy quyền bằng văn bản cho người có cùng chuyên môn tham dự họp Hội đồng. Phiếu nhận xét đánh giá về kết quả đề tài của thành viên hội đồng vắng mặt (nếu có) chỉ có giá trị tham khảo.
5. Hội đồng đánh giá tự giải thể sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ thẩm định đánh giá kết quả đề tài.
Điều 4. Kinh phí tổ chức đánh giá
1. Kinh phí đánh giá cấp cơ sở được lấy từ kinh phí thực hiện đề tài.
2. Kinh phí đánh giá cấp tỉnh được lấy từ ngân sách, nguồn sự nghiệp khoa học hàng năm do Sở Khoa học và Công nghệ dự toán trong kế hoạch khoa học công nghệ của tỉnh.
3. Mọi chi phí phát sinh để hoàn thiện các sản phẩm và tài liệu của đề tài theo yêu cầu của hội đồng đánh giá các cấp do thực hiện chưa đúng với nội dung và yêu cầu đã ghi trong hợp đồng do chủ nhiệm và cơ quan chủ trì thực hiện đề tài tự trang trải, ngân sách tỉnh không cấp bổ sung.
Điều 5. Hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ đánh giá cấp cơ sở
1. Hồ sơ đánh giá cấp cơ sở gồm:
1.1. Báo cáo khoa học của đề tài, gồm: báo cáo tổng hợp kết quả của đề tài, báo cáo tóm tắt kết quả đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 22 kèm theo Quy định này);
1.2. Hợp đồng;
1.3. Văn bản đề nghị đánh giá cấp cơ sở của chủ nhiệm đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này);
1.4. Báo cáo tổ chức thực hiện đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này);
1.5. Các tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện đề tài, gồm: các tài liệu hội thảo khoa học; báo cáo nhánh và báo cáo chuyên đề; báo cáo xử lý kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn; ấn phẩm đã công bố, xuất bản trong quá trình thực hiện đề tài; bảng thống kê các tài liệu, số liệu; sản phẩm của đề tài để minh chứng cho quá trình thực hiện đề tài,…;
1.6. Biên bản kiểm tra định kỳ tình hình triển khai thực hiện đề tài;
1.7. Báo cáo đề nghị quyết toán tài chính của đề tài.
2. Thời hạn nộp hồ sơ đánh giá cấp cơ sở:
2.1. Chậm nhất 20 ngày trước thời hạn ngày kết thúc ghi trong hợp đồng khoa học và công nghệ hoặc thời gian gia hạn thực hiện (nếu có), chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá cấp cơ sở và nộp 10 bộ (01 bản gốc và 09 bản sao) hồ sơ đánh giá cơ sở cho cơ quan chủ trì đề tài để gửi tới các thành viên của Hội đồng và lưu tại cơ quan chủ trì đề tài phục vụ phiên họp của Hội đồng;
2.2. Trường hợp đề tài không có khả năng hoàn thành đúng tiến độ thực hiện theo hợp đồng, trước thời điểm kết thúc hợp đồng 60 ngày, chủ nhiệm đề tài phải có đơn xin gia hạn (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 3a kèm theo Quy định này) và cơ quan chủ trì đề tài phải có công văn gửi Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét gia hạn thời gian thực hiện đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 3b kèm theo Quy định này). Mỗi đề tài chỉ được gia hạn 01 lần ở cấp tỉnh và thời gian gia hạn không quá 90 ngày tính từ ngày kết thúc hợp đồng.
Điều 6. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở
1. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở có nhiệm vụ tư vấn giúp thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài trong việc đánh giá kết quả thực hiện của đề tài theo hợp đồng đã ký kết.
2. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở có 07 hoặc 09 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, 02 Ủy viên phản biện và các Ủy viên khác.
Cơ quan chủ trì đề tài cử 01 người làm thư ký.
3. Thành viên Hội đồng đánh giá cấp cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài;
- Có uy tín về khoa học và sẵn sàng tham gia Hội đồng đánh giá với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, khách quan;
- Chủ tịch, Ủy viên phản biện và các thành viên ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, phải là nhà khoa học hoặc nhà quản lý, là chuyên gia am hiểu sâu về chuyên môn, có trình độ từ đại học trở lên.
Trường hợp đặc biệt do thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài quyết định.
4. Hội đồng có ít nhất 1/3 số thành viên hội đồng (trong đó có 02 ủy viên phản biện) là người ngoài cơ quan chủ trì đề tài.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên Hội đồng đánh giá cấp cơ sở
1. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký
a) Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp của Hội đồng; xác nhận bằng văn bản việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá của chủ nhiệm đề tài theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 9 kèm theo Quy định này).
b) Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng và thực hiện các nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
c) Thư ký giúp Chủ tịch Hội đồng kiểm tra các điều kiện cần thiết để tiến hành phiên họp của Hội đồng; đọc phiếu nhận xét đánh giá về kết quả đề tài của thành viên Hội đồng vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ, xây dựng và hoàn thiện biên bản kết luận phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Quy định này).
2. Trách nhiệm quyền hạn của các thành viên hội đồng
a) Nghiên cứu, nhận xét hồ sơ đánh giá cấp cơ sở theo nội dung tại khoản 4 Điều 9 của Quy định này, cụ thể:
- Ủy viên phản biện thẩm định, nhận xét, đánh giá sâu sắc và toàn diện kết quả nghiên cứu đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 4 kèm theo Quy định này) và gửi về cho cơ quan chủ trì đề tài chậm nhất 02 ngày trước phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở;
- Thành viên hội đồng nhận xét đánh giá kết quả đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 5 kèm theo Quy định này).
b) Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì thực hiện đề tài cung cấp sản phẩm trung gian của đề tài để phục vụ việc đánh giá.
c) Chịu trách nhiệm cá nhân về việc nhận xét, bỏ phiếu đánh giá tại phiên họp của Hội đồng và chịu trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
d) Không được cung cấp thông tin về kết quả đánh giá trước khi công bố chính thức; không được sử dụng kết quả của đề tài trái quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 8. Phiên họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở
1. Thành phần chính tham dự phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở gồm các thành viên hội đồng, chủ nhiệm đề tài, đại diện cơ quan chủ trì thực hiện đề tài, đại diện cơ quan chủ quản đề tài, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở được tiến hành khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Hồ sơ đánh giá cấp cơ sở phải được chuyển cho các thành viên hội đồng trước phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở ít nhất là 07 ngày làm việc;
b) Đã nhận được phiếu nhận xét của 02 Ủy viên phản biện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy định này.
c) Phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt tại phiên họp của Hội đồng; trong đó, có Chủ tịch hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt) và có ít nhất 01 Ủy viên phản biện.
d) Chủ nhiệm đề tài (hoặc đại diện trong nhóm thực hiện đề tài được ủy quyền) tham dự để báo cáo và giải trình các vấn đề liên quan đến kết quả thực hiện đề tài tại phiên họp của Hội đồng.
Điều 9. Tổ chức đánh giá cấp cơ sở
1. Việc tổ chức phiên họp đánh giá cấp cơ sở phải được thực hiện và hoàn thành trước thời điểm kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc thời gian gia hạn thực hiện hợp đồng (nếu có).
2. Cơ quan chủ trì đề tài tổ chức đánh giá cấp cơ sở có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đánh giá cấp cơ sở. Trường hợp hồ sơ đề tài chưa đảm bảo điều kiện nghiệm thu, cơ quan chủ trì ấn định thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày chủ nhiệm đề tài nộp hồ sơ đánh giá cấp cơ sở và yêu cầu chủ nhiệm đề tài sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện để đưa vào đánh giá cấp cơ sở.
3. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở căn cứ hợp đồng khoa học và kết quả của đề tài được thể hiện qua báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu và nội dung trình bày của chủ nhiệm đề tài trước hội đồng để tiến hành đánh giá, xếp loại đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 6 kèm theo Quy định này) theo hai mức: “Đạt” hoặc “Không đạt” để đưa vào đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh theo các nội dung sau:
a) Mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng các sản phẩm chính của đề tài so với yêu cầu của hợp đồng đã ký kết (các báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, các sản phẩm khoa học của đề tài, kết quả về đào tạo, bài báo và các sản phẩm khác);
b) Cách tiếp cận vấn đề về nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (mức độ cụ thể, rõ ràng, phù hợp); tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật của các số liệu, tư liệu;
c) Tính trung thực của kết quả nghiên cứu (tính trung thực của hồ sơ, tài liệu; sử dụng hợp pháp kết quả nghiên cứu có liên quan; không vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện đề tài);
d) Giá trị khoa học của đề tài (phát hiện những vấn đề mới, tạo ra hệ thống dữ liệu mới có giá trị khoa học và thực tiễn; có đóng góp mới vào việc phát triển quan điểm, lý luận hiện có,…);
đ) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (có đóng góp vào việc xây dựng, hoàn thiện chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bổ sung nguồn tri thức, tư tưởng mới có ảnh hưởng đến chuyển biến nhận thức của xã hội).
4. Đề tài được xếp loại “Đạt” sẽ đưa vào đánh giá cấp tỉnh là đề tài đáp ứng các nội dung tại khoản 4 của Điều này và được ít nhất 3/4 số thành viên hội đồng có mặt tại phiên họp bỏ phiếu xếp loại “Đạt”.
5. Đề tài xếp loại “Không đạt” là đề tài không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 của Điều này.
Điều 10. Xử lý kết quả đánh giá cấp cơ sở
1. Đối với đề tài xếp loại “Đạt”, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở:
- Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện đề tài theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở và gửi báo cáo về việc chỉnh sửa, hoàn thiện kết quả nghiên cứu của đề tài theo kết luận của phiên họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở cho Chủ tịch hội đồng (thông qua thư ký) để lấy ý kiến xác nhận;
- Thư ký Hội đồng đánh giá cấp cơ sở có trách nhiệm kiểm tra lại báo cáo sau khi sửa chữa theo góp ý của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở và lấy ý kiến xác nhận của Chủ tịch hội đồng;
- Cơ quan chủ trì căn cứ xác nhận của Chủ tịch hội đồng có trách nhiệm gửi văn bản cho Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị đề tài được đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh.
2. Đề tài xếp loại “Không đạt” do không đáp ứng các điểm a, b, d, đ tại khoản 4 Điều 9 của Quy định này, nhưng được Hội đồng đánh giá cấp cơ sở kiến nghị tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện đề tài để tổ chức đánh giá lại cấp cơ sở. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài phải bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện hồ sơ của đề tài theo yêu cầu của Hội đồng và làm lại thủ tục như lần đầu để đánh giá cấp cơ sở.
Việc đánh giá lại được thực hiện theo các quy định tại khoản 4 Điều 9 của Quy định này và không quá 01 lần đối với mỗi đề tài.
3. Đề tài xếp loại “Không đạt” và buộc phải chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng một trong các điểm a, b, d, đ tại khoản 4 Điều 9 của Quy định này và không được Hội đồng kiến nghị tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện;
b) Không đáp ứng điểm c khoản 4 Điều 9 của Quy định này;
c) Sau khi được đánh giá lại mà vẫn xếp loại “Không đạt”;
Căn cứ kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, cơ quan chủ trì đề tài có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định chấm dứt hợp đồng thực hiện đề tài.
4. Đối với đề tài bị đình chỉ, căn cứ vào kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, cơ quan chủ trì đề tài có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét xử lý theo quy định tại Điều 11 Chương II Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLB-BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ.
ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
Điều 11. Hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ đánh giá cấp tỉnh
1. Hồ sơ đánh giá gồm:
a) Hồ sơ đánh giá cấp cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy định này đã được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở;
b) Bản gốc quyết định thành lập hội đồng đánh giá cấp cơ sở; bản gốc biên bản hội đồng đánh giá cấp cơ sở (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 8 kèm theo Quy định này); xác nhận hoàn thiện hồ sơ theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 9 kèm theo Quy định này);
c) Các tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện đề tài quy định tại điểm 1.5 khoản 1 Điều 5 của Quy định này;
d) Các phiếu điều tra - khảo sát gốc, sổ nhật ký của đề tài;
đ) Văn bản đề nghị đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 11 kèm theo Quy định này);
e) Văn bản xác nhận của các tác giả về việc sắp xếp thứ tự tên trong danh sách tác giả thực hiện đề tài, dự án (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 23 kèm theo Quy định này).
2. Thời hạn nộp hồ sơ đánh giá cấp tỉnh
Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì có trách nhiệm hoàn chỉnh và nộp 13 bộ hồ sơ (01 bản gốc và 12 bản sao) được quy định tại điểm a, b, c, đ, e khoản 1 Điều 11; 01 bộ hồ sơ gốc được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 về Sở Khoa học và Công nghệ để gửi tới các thành viên của Hội đồng và lưu tại Sở Khoa học và Công nghệ phục vụ phiên họp của Hội đồng.
- Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra, xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ theo quy định hoặc yêu cầu chủ nhiệm đề tài, dự án, tổ chức chủ trì đề tài, dự án bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (trường hợp cần thiết) trong vòng 15 ngày làm việc; thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ được ghi trên giấy biên nhận hồ sơ (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 14 kèm theo Quy định này) là ngày tính thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ.
- Sở Khoa học và Công nghệ chuyển Hồ sơ cho các thành viên Hội đồng đánh giá cấp tỉnh, Tổ chuyên gia ngay khi có Quyết định thành lập Hội đồng của cơ quan, người có thẩm quyền.
Điều 12. Hội đồng đánh giá cấp tỉnh
1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá cấp tỉnh, tổ chuyên gia (nếu cần thiết) hoặc báo cáo, trình người có thẩm quyền ra Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá cấp tỉnh, tổ chuyên gia sau 10 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ của chủ nhiệm đề tài, dự án và tổ chức chủ trì đề tài, dự án.
Hội đồng đánh giá cấp tỉnh có 9 hoặc 11 thành viên gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện và các thành viên khác.
- 2/3 số thành viên Hội đồng đánh giá là các nhà khoa học có chuyên môn với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
- 1/3 số thành viên Hội đồng đánh giá là đại diện các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định chính sách dự kiến thụ hưởng sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.
2. Thành viên Hội đồng đánh giá cấp tỉnh phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
- Có uy tín về khoa học và sẵn sàng tham gia Hội đồng đánh giá với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, khách quan.
- Chủ tịch hội đồng, ủy viên phản biện và các thành viên ngoài việc đáp ứng các điều kiện trên, phải là nhà khoa học hoặc nhà quản lý, là chuyên gia am hiểu sâu về chuyên môn, có trình độ từ đại học trở lên.
Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định.
3. Những chuyên gia đã tham gia Hội đồng tuyển chọn, xét duyệt thuyết minh đề tài được ưu tiên xem xét mời tham gia Hội đồng đánh giá. Số thành viên tham gia Hội đồng đánh giá cấp cơ sở được mời tham gia Hội đồng đánh giá cấp tỉnh, nhưng không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng này.
4. Giúp việc cho Hội đồng có 02 thư ký là chuyên viên thuộc phòng quản lý chức năng của Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 13. Trách nhiệm và quyền hạn của thành viên Hội đồng đánh giá cấp tỉnh
Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên thư ký.
a) Chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp của hội đồng; xác nhận bằng văn bản việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá của chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh;
b) Phó Chủ tịch hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng và thực hiện các nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt;
c) Thư ký giúp Chủ tịch hội đồng kiểm tra các điều kiện cần thiết để tiến hành phiên họp của hội đồng; đọc phiếu nhận xét đánh giá về kết quả đề tài (nếu có) của thành viên hội đồng vắng mặt để Hội đồng tham khảo; kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; xây dựng và hoàn thiện biên bản kết luận phiên họp của hội đồng đánh giá cấp tỉnh.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng đánh giá cấp tỉnh.
a) Nghiên cứu, nhận xét hồ sơ đánh giá cấp tỉnh theo nội dung quy định tại Điều 15 của Quy định này, cụ thể như sau:
- Ủy viên phản biện thẩm định, nhận xét, đánh giá sâu sắc và toàn diện về kết quả nghiên cứu đề tài, kiến nghị về việc đánh giá, xếp loại đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 12 kèm theo Quy định này) và gửi về cho cơ quan chủ quản đề tài chậm nhất 02 ngày trước phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh.
- Thành viên hội đồng nhận xét đánh giá kết quả đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 13 kèm theo Quy định này);
b) Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài cung cấp sản phẩm trung gian của đề tài để phục vụ đánh giá.
c) Chịu trách nhiệm cá nhân về nhận xét, đánh giá kết quả đề tài tại phiên họp của Hội đồng và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đối với đề tài.
d) Không được cung cấp thông tin về kết quả đánh giá trước khi công bố chính thức; không được sử dụng kết quả của đề tài trái quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 14. Phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh
1. Thành phần chính tham dự phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh gồm: thành viên Hội đồng đánh giá, chủ nhiệm đề tài, đại diện cơ quan chủ trì thực hiện đề tài, đại diện cơ quan chủ quản đề tài, đại diện các cơ quan có liên quan.
2. Phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh được tiến hành khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hồ sơ đánh giá cấp tỉnh phải được chuyển cho các thành viên hội đồng trước phiên họp của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh ít nhất là 07 ngày làm việc;
b) Đã nhận được ý kiến nhận xét bằng văn bản của 02 Ủy viên phản biện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 của Quy định này.
c) Phải có ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng có mặt tại phiên họp; trong đó, có Chủ tịch hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch hội đồng trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt) và có ít nhất 01 Ủy viên phản biện.
Ủy viên Hội đồng vắng mặt có thể ủy quyền bằng văn bản cho người có cùng chuyên môn tham dự họp hội đồng. Phiếu nhận xét đánh giá về kết quả đề tài của thành viên hội đồng vắng mặt (nếu có) chỉ có giá trị tham khảo.
d) Chủ nhiệm đề tài (hoặc đại diện trong nhóm thực hiện đề tài được ủy quyền) tham dự để báo cáo và giải trình các vấn đề liên quan đến kết quả thực hiện đề tài tại phiên họp của Hội đồng.
3. Phải được tiến hành chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá cấp tỉnh hợp lệ.
Điều 15. Đánh giá kết quả đề tài cấp tỉnh
1. Đánh giá cấp tỉnh chỉ được thực hiện sau khi đề tài được Hội đồng đánh giá cấp cơ sở xếp loại “Đạt” và hồ sơ đề tài đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Quy định này.
2. Hội đồng đánh giá cấp tỉnh căn cứ vào hợp đồng khoa học và công nghệ, kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua các báo cáo khoa học và trình bày của chủ nhiệm đề tài trước Hội đồng để đánh giá, bỏ phiếu xếp loại đề tài.
3. Trên cơ sở ý kiến của các thành viên, hội đồng tiến hành thảo luận và bỏ phiếu đánh giá (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 15 kèm theo Quy định này) nội dung theo thang 100 điểm.
a) Đánh giá mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng các sản phẩm chính của đề tài (gồm: báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài, báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài) và các sản phẩm khoa học công bố (bài báo khoa học); kết quả về đào tạo (tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân); sản phẩm khác (nếu có) so với yêu cầu của hợp đồng đã ký kết: tối đa 25 điểm.
b) Đánh giá sự phù hợp của cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (mức độ mô tả cụ thể, rõ ràng các phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, quy mô, quy trình đã được sử dụng để đạt được kết quả nghiên cứu; sự phù hợp của cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện nội dung nghiên cứu để đạt được mục tiêu của đề tài; tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật của các số liệu qua kết quả điều tra, khảo sát và các nguồn tư liệu khác được sử dụng vào các báo cáo khoa học của đề tài): tối đa 10 điểm.
c) Đánh giá về giá trị khoa học của đề tài (tính mới, sáng tạo của sản phẩm nghiên cứu; tính hệ thống, logic, đầy đủ, lập luận), phân tích rõ ràng của các báo cáo khoa học: tối đa 25 điểm.
d) Đánh giá về ý nghĩa thực tiễn của đề tài (ý nghĩa của kết quả nghiên cứu đề tài); kết quả nghiên cứu của đề tài có khả năng chuyển giao cho cơ quan, tổ chức sử dụng sau khi nghiệm thu: tối đa 20 điểm.
đ) Đánh giá kết quả nghiên cứu được công bố (có các bài báo đăng hoặc có giấy xác nhận về số và thời gian đăng) ở tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia/tạp chí khoa học công nghệ địa phương): tối đa 10 điểm.
e) Đánh giá kết quả vượt trội của đề tài (đề xuất lý luận, phương pháp nghiên cứu mới có giá trị khoa học; kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn, có khả năng triển khai ứng dụng cao): tối đa 10 điểm.
4. Nguyên tắc chấm điểm
a) Điểm của đề tài là điểm trung bình của tổng số điểm ghi trong các phiếu đánh giá hợp lệ.
b) Phiếu hợp lệ là phiếu của thành viên hội đồng có mặt tại phiên họp của Hội đồng, cho điểm với số điểm thấp hơn hoặc bằng điểm tối đa ghi trong phiếu ứng với từng chỉ tiêu đánh giá.
5. Xếp loại kết quả của đề tài
Thư ký lập biên bản kết quả đánh giá đề tài dựa trên số điểm trung bình của tất cả các thành viên hội đồng (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 16 kèm theo Quy định này); lập biên bản làm việc của Hội đồng đánh giá (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 17 kèm theo Quy định này) và xếp loại đề tài thành 02 loại: “Đạt” và “Không đạt”
a) Đề tài xếp loại “Đạt” là đề tài đạt điểm trung bình từ 70 điểm trở lên; trong đó, phần đánh giá mức độ đầy đủ về số lượng, khối lượng các sản phẩm chính của đề tài đạt 25 điểm, phần giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài đạt từ 30 điểm trở lên. Đề tài xếp loại “Đạt” được chia làm 3 mức:
- “Xuất sắc”: Đề tài đạt điểm trung bình từ 90 điểm trở lên và được xếp loại “Đạt” về đánh giá tổ chức thực hiện. Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- “Khá”: Đề tài đạt điểm trung bình từ 80 điểm đến dưới 90 điểm;
- “Trung bình”: Đề tài đạt điểm trung bình từ 70 điểm đến dưới 80 điểm.
b) Đề tài xếp loại “Không đạt” là đề tài đạt điểm trung bình dưới 70 điểm.
Điều 16. Đánh giá về tổ chức thực hiện đề tài cấp tỉnh
Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với cơ quan chủ trì đề tài tiến hành đánh giá xếp loại về việc tổ chức thực hiện đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 18 kèm theo Quy định này) dựa trên 02 tiêu chí (tiến độ thực hiện đề tài; sử dụng kinh phí thực hiện đề tài), chia thành 02 mức: “Đạt” và “Không đạt”.
a) Đề tài xếp loại “Đạt” trong trường hợp bảo đảm các điều kiện sau:
- Nộp hồ sơ đánh giá đúng thời hạn quy định;
- Sử dụng và thực hiện thanh quyết toán kinh phí của đề tài theo đúng các quy định của Nhà nước.
b) Đề tài xếp loại “Không đạt” là đề tài vi phạm một trong các nội dung sau:
- Thời gian nộp hồ sơ đánh giá chậm so với thời hạn quy định của hợp đồng hoặc văn bản đồng ý cho gia hạn thời gian thực hiện đề tài của Sở Khoa học và Công nghệ.
- Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý về tài chính đối với kinh phí của đề tài (có kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền).
Điều 17. Xử lý kết quả đánh giá cấp tỉnh
1. Đối với đề tài được đánh giá, xếp loại “Đạt” về kết quả của đề tài, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả đánh giá, xếp loại của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh, chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì đề tài có trách nhiệm sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề tài theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh và gửi cho Chủ tịch Hội đồng và Sở Khoa học và Công nghệ xác nhận về việc sửa chữa, hoàn thiện kết quả nghiên cứu của đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 19 kèm theo Quy định này).
2. Đối với đề tài xếp loại “Không đạt” được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh kiến nghị cho hoàn thiện để đánh giá nghiệm thu lại thì việc gia hạn sửa chữa, hoàn thiện đề tài được thực hiện trong thời hạn tối đa 3 tháng và không quá 01 lần đối với mỗi đề tài, dự án, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng đánh giá cấp tỉnh. Sau thời gian gia hạn, đề tài phải được đánh giá nghiệm thu lại theo nội dung và trình tự của Quy định này. Việc đánh giá lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá lại cấp tỉnh hợp lệ.
3. Đối với đề tài xếp loại “Không đạt” và không được Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh kiến nghị hoàn thiện để đánh giá nghiệm thu lại, hoặc nghiệm thu lại vẫn không đạt, Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ vào mức độ vi phạm tiến hành xử lý theo quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
4. Trường hợp đề tài có kết quả đánh giá về tổ chức thực hiện ở mức “Không đạt”, Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ vào mức độ vi phạm tiến hành xử lý theo quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Chủ nhiệm đề tài, dự án thực hiện việc đăng ký lưu giữ kết quả đề tài, dự án theo quy định hiện hành.
PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI, THANH LÝ HỢP ĐỒNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Phê duyệt và công bố ứng dụng kết quả đề tài
1. Việc phê duyệt kết quả đề tài trên 02 nội dung: đánh giá kết quả đề tài và đánh giá tổ chức thực hiện đề tài.
1.1. Nội dung phê duyệt kết quả đề tài, dự án gồm:
a) Kết quả đánh giá đề tài, dự án;
b) Kết quả đánh giá việc tổ chức thực hiện đề tài, dự án.
1.2. Hồ sơ trình phê duyệt kết quả đề tài, gồm:
a) Biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp tỉnh;
b) Hồ sơ của đề tài;
c) Bản đánh giá tổ chức thực hiện đề tài;
d) Báo cáo về việc hoàn thiện hồ sơ đánh giá nghiệm thu, có xác nhận của Chủ tịch hội đồng (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 2-14 kèm theo Quy định này);
đ) Phiếu đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
1.2. Trong vòng 07 ngày kể từ khi nhận đủ các tài liệu quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều này, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ra quyết định phê duyệt và công bố ứng dụng kết quả đề tài (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 21 kèm theo Quy định này).
1.3. Báo cáo đề tài sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả quy định tại khoản 1 Điều này được công bố theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Khoa học và Công nghệ lưu giữ, bảo quản các văn bản, tài liệu, hồ sơ đánh giá, nghiệm thu của đề tài theo quy định hiện hành.
Điều 19. Quyết toán và thanh lý hợp đồng
1. Đề tài được quyết toán và thanh lý hợp đồng sau khi việc đánh giá kết quả đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả đề tài.
2. Trình tự thanh lý hợp đồng
a) Khi kết thúc đề tài, chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì đề tài phải nộp báo cáo đề nghị quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền.
b) Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đánh giá đề tài của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính cùng cơ quan chủ quản thực hiện việc đánh giá, kiểm kê và xử lý tài sản đã mua sắm bằng kinh phí thực hiện đề tài theo quy định hiện hành.
c) Việc thanh lý hợp đồng được thực hiện sau khi thanh toán và kiểm kê tài sản.
1. Đối với chủ nhiệm đề tài
a) Không được làm chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm, trong các trường hợp sau:
- Đề tài xếp loại “Không đạt” và không được Hội đồng đánh giá cấp tỉnh kiến nghị cho hoàn thiện để đánh giá nghiệm thu lại.
- Đề tài xếp loại “Không đạt” được Hội đồng đánh giá tỉnh kiến nghị hoàn thiện để đưa vào đánh giá cấp tỉnh lần thứ hai mà vẫn không được xếp loại “Đạt”.
- Đề tài bị đình chỉ trong quá trình thực hiện do vi phạm nghiêm trọng một trong các điều kiện sau:
+ Hồ sơ, tài liệu không trung thực;
+ Sao chép kết quả nghiên cứu của người khác;
+ Vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện đề tài.
b) Bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 127/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 5 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ trong trường hợp không thực hiện việc đăng ký, giao nộp kết quả thực hiện đề tài.
2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xem xét, xử lý về tài chính đối với các đề tài xếp loại “Không đạt” theo quy định tại Điều 11 Chương II Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Thành viên Hội đồng đánh giá vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 và điểm đ khoản 2 Điều 13 của Quy định này sẽ không được tham gia Hội đồng đánh giá cấp cơ sở và cấp tỉnh trong thời hạn 02 năm và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 127/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 5 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng đánh giá vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 và điểm đ khoản 2 Điều 13 của Quy định này trước phiên họp của Hội đồng đánh giá, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định đình chỉ và cử người khác thay thế thành viên đó.
5. Trường hợp phát hiện Hội đồng đánh giá cấp tỉnh vi phạm các quy định của văn bản này trong quá trình đánh giá đề tài, tùy theo mức độ vi phạm, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Hội đồng tiến hành đánh giá nghiệm thu lại theo đúng quy định hoặc thành lập hội đồng mới để bảo đảm việc đánh giá cấp tỉnh được khách quan, trung thực, đúng quy định.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài được đánh giá và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại về các quyết định của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc đánh giá, nghiệm thu đề tài; cá nhân có quyền tố cáo các hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy định này.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tài khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.