NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2008/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2008 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ qui định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam;
Căn cứ Nghị định số 87/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về
phát hành, thu hồi và thay thế tiền giấy, tiền kim loại;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chế độ điều hoà tiền mặt, xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 46/1999/QĐ-NHNN6 ngày 05/02/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Qui định về nghiệp vụ phát hành và điều hoà tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số 39/2002/QĐ-NHNN ngày 16/01/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Qui định về nghiệp vụ phát hành và điều hoà tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 46/1999/QĐ-NHNN6 ngày 05/02/1999.
Điều 3. Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT.
THỐNG ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2008/QĐ-NHNN ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chế độ này qui định về nghiệp vụ điều hoà tiền mặt, xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Các Quỹ tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước lập Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế; nhu cầu tiền dự trữ phát hành; nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
2. Quỹ dự trữ phát hành được bảo quản, quản lý tại các Kho tiền Trung ương của Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là kho tiền Chi nhánh).
Quỹ dự trữ phát hành bao gồm tiền mới in, đúc nhập từ các nhà máy in, đúc tiền và tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.
3. Quỹ nghiệp vụ phát hành được bảo quản và quản lý tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các kho tiền Chi nhánh.
Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành và tiền thu hồi từ lưu thông, kể cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong giao dịch hàng ngày giữa Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh), Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và các khách hàng (sau đây gọi chung là khách hàng) có quan hệ giao dịch, thanh toán bằng tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Điều 3. Nghiệp vụ phát hành và điều hoà tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về thông qua dịch vụ ngân quỹ, thanh toán, các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước đối với khách hàng và tổ chức điều hoà tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động của Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành.
1. Tại Kho tiền Trung ương: Quỹ dự trữ phát hành bao gồm tiền mới in, đúc nhập từ các nhà máy in, đúc tiền; tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Chi nhánh; tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Tại kho tiền Chi nhánh: Quỹ dự trữ phát hành bao gồm tiền nhập từ Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương và kho tiền Chi nhánh khác; tiền nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Chi nhánh.
3. Xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành:
a) Xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương với nhau, giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Chi nhánh và ngược lại, giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền Chi nhánh với nhau;
b) Xuất (hoặc nhập) giữa Quỹ dự trữ phát hành Kho tiền Trung ương tại Hà Nội với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
c) Xuất (hoặc nhập) giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Chi nhánh;
d) Xuất các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành để tiêu huỷ;
đ) Nhập các loại tiền mới được Thủ tướng Chính phủ cho công bố lưu hành (đã được phép phát hành vào lưu thông);
e) Nhập tiền mới in, đúc từ các nhà máy in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương.
4. Thẩm quyền ký lệnh xuất, nhập, điều chuyển Quỹ dự trữ phát hành:
a) Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ được ký lệnh điều chuyển và tổ chức thực hiện việc điều chuyển tiền mặt thuộc Quỹ dự trữ phát hành tại các kho tiền hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b, d, đ, e Khoản 3 Điều này.
b) Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh được ký lệnh xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 5. Quỹ nghiệp vụ phát hành
1. Hoạt động Quỹ nghiệp vụ phát hành:
Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Chi nhánh được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền Chi nhánh và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh.
Quỹ nghiệp vụ phát hành tại kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương tại Hà Nội và được thu, chi tiền mặt với khách hàng có quan hệ giao dịch, thanh toán với Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Phát hành và thu hồi tiền mặt:
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về qua Quỹ nghiệp vụ phát hành do Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước quản lý, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6. Quản lý Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành
1. Đối với Quỹ dự trữ phát hành:
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích, điều kiện an toàn của kho tiền Chi nhánh; dự báo tình hình thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Cục Phát hành và Kho quỹ lập kế hoạch điều chuyển và tổ chức điều chuyển tiền mặt từ Kho tiền Trung ương đến kho tiền Chi nhánh; giữa các kho tiền Chi nhánh với nhau và ngược lại, đảm bảo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh luôn có đủ lượng tiền mặt dự trữ cần thiết, đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền mặt trên địa bàn.
2. Đối với Quỹ nghiệp vụ phát hành:
Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích và điều kiện an toàn của kho tiền Chi nhánh, kho tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 3 tháng 1 lần (hoặc đột xuất), Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có thể để mức tồn quỹ thấp hơn so với định mức được duyệt nhưng không được để vượt định mức qui định.
Định mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành chỉ bao gồm các loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Điều 7. Thông tin và báo cáo thống kê
1. Thông tin:
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho Cục Phát hành và Kho quỹ bằng mạng máy tính, Fax, điện thoại, văn bản. Thông tin phải đảm bảo thực hiện đúng qui định về bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng.
2. Báo cáo thống kê:
a) Tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
- Báo cáo hàng ngày gồm các nội dung:
+ Doanh số xuất, doanh số nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành luỹ kế từ ngày đầu tháng (không tính chỉ tiêu doanh số xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành).
+ Tồn Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành.
Thời hạn gửi báo cáo: trước 9 giờ của ngày làm việc tiếp theo.
Phương thức báo cáo: truyền file số liệu qua mạng máy tính. Trường hợp mạng máy tính có sự cố thì báo cáo bằng fax hoặc điện thoại.
- Báo cáo định kỳ:
+ Cân đối thu, chi tiền mặt: mỗi tháng 1 lần.
Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất vào ngày 5 của tháng sau.
Phương thức báo cáo: truyền file số liệu qua mạng máy tính. Trường hợp mạng máy tính có sự cố thì báo cáo bằng fax hoặc điện thoại.
+ Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt: mỗi quí 1 lần.
Thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất vào ngày 5 của tháng đầu quí sau.
Phương thức báo cáo: gửi bằng văn bản (theo mẫu đính kèm).
b) Tại Cục Phát hành và Kho quỹ:
- Kho tiền Trung ương: Hàng ngày báo cáo tồn Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành về Cục Phát hành và Kho quỹ.
Thời hạn gửi báo cáo: trước 9 giờ của ngày làm việc tiếp theo.
Phương thức báo cáo: truyền file số liệu qua mạng máy tính. Trường hợp mạng máy tính có sự cố thì báo cáo bằng fax hoặc điện thoại.
- Cục Phát hành và Kho quỹ tổng hợp số liệu về tình hình tiền mặt toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước theo các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
- Cục Phát hành và Kho quỹ tổng hợp số liệu báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo định kỳ:
Báo cáo tồn quỹ tiền mặt (5 ngày một lần) gồm các nội dung: Doanh số xuất, nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành luỹ kế từ đầu tháng (không tính chỉ tiêu doanh số xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành với Quỹ nghiệp vụ phát hành) và tồn Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành của toàn hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Cục Phát hành và Kho quỹ
1. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kết quả thực hiện công tác điều hoà tiền mặt, bảo đảm đáp ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước có quan hệ giao dịch, thanh toán bằng tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Chế độ này tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước
1. Căn cứ nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông trên địa bàn để xác định giá trị và cơ cấu các loại tiền mặt đưa vào lưu thông.
2. Quy định thời gian giao dịch tiền mặt đối với khách hàng; quy định thời gian kiểm kê cuối ngày Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành theo chế độ hiện hành, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thu, chi tiền mặt của khách hàng.
3. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thường xuyên kiểm tra tình hình thu, chi tiền mặt trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo thống kê đúng qui định.
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH ……………….. |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU, CHI TIỀN MẶT Quí …… năm …. |
1/ Dự báo tình hình thu, chi tiền mặt:
Chỉ tiêu |
Thực hiện quý... |
Dự báo quý… |
||||
Tháng.. |
Tháng.. |
Tháng.. |
Tháng.. |
Tháng.. |
Tháng.. |
|
Tổng thu tiền mặt |
|
|
|
|
|
|
Tổng chi tiền mặt |
|
|
|
|
|
|
Bội thu (+) hoặc Bội chi (-) |
|
|
|
|
|
|
2/ Đề xuất, kiến nghị (nếu có):
Lập bảng |
Kiểm soát |
……., ngày… tháng… năm… Giám đốc |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.