ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2498/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 02 tháng 12 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 1150/QĐ-BNV ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số Cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 627/TTr-SNV ngày 25/11/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xác định chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 05/9/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính áp dụng cho việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm đối với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
XÁC
ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH; ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC
HUYỆN, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
Quy định này quy định xác định chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1. Các sở, ban, ngành gồm:
a) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Mục đích
a) Xác định chỉ số cải cách hành chính để theo dõi, đánh giá chính xác, thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
c) Kết quả xếp hạng cải cách hành chính hàng năm là cơ sở để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, đồng thời làm căn cứ phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm cũng như làm căn cứ để xác định các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém cần thực hiện trong kế hoạch năm sau.
2. Yêu cầu
Xác định chỉ số cải cách hành chính phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, khoa học và chính xác, phản ánh đúng tình hình thực tế kết quả hoạt động cụ thể của từng sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố.
Điều 4. Thang điểm, các tiêu chí, phương pháp chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính
1. Thang điểm đánh giá của chỉ số cải cách hành chính là 100 điểm; thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần, trong đó:
a) Đối với các sở, ban, ngành tỉnh: theo Phụ lục I kèm theo;
b) Đối với UBND các huyện, thành phố: theo Phụ lục II kèm theo.
2. Phương pháp chấm điểm
a) Điểm của mỗi tiêu chí chỉ số cải cách hành chính được căn cứ vào kết quả, mức độ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của từng cơ quan, đơn vị.
b) Trường hợp cơ quan, đơn vị trên thực tế có thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo tiêu chí chấm điểm của chỉ số cải cách hành chính, nhưng không có tài liệu kiểm chứng thì phải có báo cáo thuyết minh làm rõ kết quả và cung cấp những tài liệu liên quan để xác định kết quả thực hiện của tiêu chí.
c) Đối với các sở, ban, ngành không có thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: Điểm các nội dung, tiêu chí liên quan đến thủ tục hành chính theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II là điểm bình quân kết quả thực hiện nội dung, tiêu chí của tất cả các sở, ban, ngành tỉnh có thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Điều 5. Hồ sơ xác định chỉ số cải cách hành chính
1. Báo cáo thuyết minh, giải trình kết quả tự đánh giá, chấm điểm của cơ quan, đơn vị.
2. Phụ lục tự đánh giá chấm điểm của cơ quan, đơn vị theo các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần.
3. Tài liệu kiểm chứng phục vụ chấm điểm đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần.
Điều 6. Trình tự, thời gian thực hiện
1. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị theo các nội dung, tiêu chí quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định (số liệu tính đến hết ngày 30 tháng 11) và gửi hồ sơ tự đánh giá theo Điều 5 Quy định này về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
2. Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét, quyết định công nhận hoặc điều chỉnh kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các cơ quan, đơn vị.
3. Căn cứ kết quả thẩm định chỉ số cải cách hành chính đã được Hội đồng thẩm định thông qua, Sở Nội vụ tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả chỉ số cải cách hành chính đối với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.
4. Sở Nội vụ phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức công bố, công khai kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố.
Điều 7. Hội đồng thẩm định và giúp việc cho Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định có 07 đến 09 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng thẩm định là lãnh đạo UBND tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Giám đốc Sở Nội vụ; thành viên Hội đồng thẩm định là lãnh đạo các sở: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Kế hoạch và Đầu tư; Văn phòng UBND tỉnh và một số cơ quan liên quan khác nếu cần thiết. Sở Nội vụ là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, Hội đồng thẩm định tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Giúp việc cho Hội đồng thẩm định là Tổ Thư ký cải cách hành chính tỉnh và công chức của một số cơ quan liên quan (nếu có); có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định tổng hợp kết quả tự đánh đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
a) Tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, thực hiện tự đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính và báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) đảm bảo thời gian quy định.
b) Tuyên truyền, phổ biến về mục tiêu, nội dung, kết quả công bố chỉ số cải cách hành chính dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Sở Nội vụ
a) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị tự đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính theo quy định tại Quyết định này; tổng hợp kết quả xác định chỉ số cải cách hành chính và xây dựng báo cáo kết quả chỉ số cải cách hành chính.
b) Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định xác định chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.
c) Tham mưu cho Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị; trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Ngoài các nội dung xác định chỉ số cải cách hành chính theo khoản 1 Điều này; căn cứ vào tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính theo Quy định này, xây dựng và đưa vào triển khai chỉ số cải cách hành chính áp dụng đối với các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, thành phố để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan tham gia Hội đồng thẩm định
Theo dõi, tổng hợp số liệu đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các nội dung công tác cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của ngành; cung cấp tài liệu kiểm chứng, phục vụ xác định chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.