ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 14 tháng 02 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NĂM 2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 518/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2025 (giai đoạn 2);
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 166/TTr-SNV ngày 08 tháng 02 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực năm 2022.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2022 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 518/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2025 (giai đoạn 2) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
2. Xác định rõ các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu trong tổ chức triển khai, thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình 09-CTr/TU bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu của Tỉnh ủy, các chỉ tiêu đã đề ra tại Kế hoạch số 518/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao:
1.1. Chỉ tiêu:
1.1.1. Đối với nguồn nhân lực công
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với số lượng 635 người, cụ thể như sau:
- 05 công chức, viên chức được cử đào tạo sau đại học, ưu tiên cho đối tượng thuộc diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo trong ngành hoặc lực lượng chuyên trách các nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện hiệu quả, hội nhập thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp theo chiều sâu thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp.
- 300 công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu thành lực lượng chuyên gia và là đội ngũ giảng viên nguồn phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp tại tỉnh.
- 45 công chức, viên chức tuyến tỉnh, tuyến huyện được cử đi thực hành, học tập kinh nghiệm thực tiễn ở trong và ngoài tỉnh.
- 165 lãnh đạo, quản lý phụ trách nông nghiệp ở UBND cấp xã và lãnh đạo quản lý ở các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hoặc Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ nông nghiệp ở các huyện, thị, thành phố được bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề để nâng cao năng lực quản lý thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho địa phương.
- 120 công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, các công nghệ thông minh trong nông nghiệp và các kỹ năng nghề nghiệp phục vụ công tác trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
1.1.2. Đối với nguồn nhân lực xã hội
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với số lượng 7.190 người, cụ thể như sau:
- 650 người tại các tổ chức nông dân, trang trại được tập huấn phục vụ phát triển kinh tế hợp tác và các nhóm kỹ năng phục vụ quản lý, điều hành hợp tác xã, tổ hợp tác.
- 1.600 nông dân, lao động nông thôn, lao động trẻ được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất ở các ngành hàng, kiến thức hội nhập thị trường và kỹ năng khởi nghiệp nông nghiệp.
- 200 nông dân được tập huấn kiến thức sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm trên sản phẩm nông nghiệp.
- 1.000 nông dân được tập huấn cấp mã số vùng trồng.
- 700 người lao động, sinh viên các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nguồn lực lao động cho sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp nông nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh, tổ chức nông dân.
- 2.600 nông dân được tập huấn nâng cao năng lực gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản tại các địa phương.
- 440 nông dân tiêu biểu được tập huấn chuyên sâu các đối tượng sản xuất chủ lực để hình thành nhóm nông dân nồng cốt tại mỗi địa phương, tham gia làm đầu mối hỗ trợ kỹ thuật, cầu nối gắn kết 05 nhà và tiên phong thí điểm các mô hình hiệu quả.
1.2. Nội dung thực hiện:
1.2.1. Hợp phần A: Đào tạo sau đại học (Mã hoạt động: NN-A)
- Mục đích đào tạo: tuyển chọn, cử công chức, viên chức tham gia đào tạo sau đại học phù hợp, đáp ứng định hướng, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để từng bước hình thành, kiện toàn lực lượng chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao; có đủ năng lực chuyên trách nhiệm vụ trọng tâm, tham mưu lập quy hoạch, kế hoạch, đề xuất các giải pháp, phát triển các ý tưởng dự án, thu hút các nguồn hỗ trợ, viện trợ trong và ngoài nước; đào tạo đội ngũ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ thuộc các ngành hỗ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp theo chiều sâu; huy động nguồn lực đầu tư đáp ứng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn An Giang trong tình hình mới và đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong nông nghiệp. Ưu tiên công chức, viên chức được giao chuyên trách các nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp ở các cấp và đối tượng được quy hoạch là lực lượng kế thừa cho giai đoạn tiếp theo.
- Đối tượng đào tạo: công chức, viên chức thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc các ngành hỗ trợ, phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
- Lĩnh vực đào tạo: cử đào tạo các chương trình sau đại học được đặt hàng cụ thể chuyên ngành đào tạo hoặc chủ đề nghiên cứu đáp ứng cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo phương châm thị trường hóa hoạt động nông nghiệp để ổn định đầu ra cho nông sản; công nghiệp hóa và công nghệ hóa nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng; dịch vụ hóa nông nghiệp để tăng cường chuyên môn hóa và cải thiện hiệu quả; nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Tập trung vào các ngành thuộc khối ngành lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như nông học, khoa học nông nghiệp trồng trọt, bảo vệ thực vật, phát triển nông thôn, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, kiểm lâm, kinh tế nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, cơ khí chế tạo máy nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch,... và các ngành học phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như môi trường nông nghiệp, luật, chính sách công, phát triển bền vững, hệ thống canh tác, quản trị kinh doanh nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn, thương mại nông nghiệp, công nghệ kỹ thuật tự động, cơ khí tự động và robot, logistic,...; các ngành phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp như khoa học máy tính, truyền dữ liệu và mạng máy tính, công nghệ thiết kế thông tin và truyền thông, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin, khoa học dữ liệu, công nghệ - tin sinh học, công nghệ nano, GIS và ảnh viễn thám, công nghệ - kỹ thuật phần mềm, trí tuệ nhân tạo, IoT,…
- Đối tác đào tạo: các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước có thế mạnh về nghiên cứu phát triển nông nghiệp, nông thôn, có chương trình đào tạo hoặc liên kết đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp An Giang; trong đó ưu tiên cử đào tạo ở các cơ sở giáo dục đã có ký kết chương trình hợp tác với tỉnh An Giang.
- Hình thức đào tạo: đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và ngoài nước. Thời gian đào tạo thực hiện theo quy định hiện hành về đào tạo sau đại học.
- Số lượng đào tạo: 05 công chức, viên chức (Thạc sĩ, Tiến sĩ).
- Hình thức hỗ trợ: chế độ hỗ trợ kinh phí áp dụng theo các quy định hiện hành.
- Công chức, viên chức được cử tham gia đào tạo có trách nhiệm tham gia đào tạo đạt kết quả cao; tích cực tham gia, thực hiện nghiên cứu đề tài, khóa luận, luận văn, luận án và chia sẻ kết quả nghiên cứu phục vụ nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho công chức, viên chức, người lao động trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả học tập, nghiên cứu của công chức, viên chức được cử đào tạo là một trong những nội dung đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức cuối năm (về ý thức tổ chức kỷ luật, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao).
1.2.2. Hợp phần B: Phát triển, kiện toàn nguồn nhân lực công (Mã hoạt động: NN-B)
1.2.2.1. Bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho lực lượng chuyên trách (Mã hoạt động: NN-B1)
- Mục đích bồi dưỡng, tập huấn: từng bước hình thành, kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức thành lực lượng chuyên trách đầu tàu trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt động tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; đồng thời là lực lượng giảng viên nguồn phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp tại tỉnh.
- Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn: ưu tiên lựa chọn trong đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có nền tảng tốt về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm, kỹ năng, trực tiếp tham mưu, thực hiện các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các cấp.
- Nội dung bồi dưỡng, tập huấn bao gồm: cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên ngành kỹ thuật đối với từng nhóm sản phẩm nông nghiệp hay lĩnh vực cần tập huấn chuyên sâu và các nhóm kiến thức bổ trợ khác như: hội nhập thị trường, chế biến sản phẩm nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, chuỗi cung ứng nông sản, thương mại điện tử, chuyển đổi số trong nông nghiệp, lập hồ sơ điện tử cho các nhóm sản phẩm nông nghiệp;… Đồng thời, nội dung tập huấn phải có bao gồm lồng ghép các chuyên đề tuyên truyền, phổ biến các quy định, hướng dẫn về tổ chức sản xuất nông nghiệp đảm bảo các quy định phòng, chống dịch Covid-19, phát huy vai trò của đội ngũ nhân lực ngành nông nghiệp tham gia kết nối cung cầu cho các mặt hàng nông sản, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản trong bối cảnh dịch covid-19; ưu tiên tập huấn nâng cao năng lực cho công chức, viên chức để phục vụ xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản lúa gạo/nếp, cây ăn trái, thủy sản,… đang thực hiện. Nội dung tập huấn cụ thể do từng đơn vị được giao tổ chức tập huấn phụ trách xây dựng, biên soạn phù hợp định hướng phát triển nông nghiệp theo yêu cầu thực tiễn và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thông qua.
- Số lượng lớp tập huấn: 15 lớp chuyên sâu các lĩnh vực (05 ngày/lớp gồm cả lý thuyết và học tập kinh nghiệm, thực hành thực tế) và 01 lớp (03 ngày/lớp) nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm (lấy mẫu nông sản thực phẩm; thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm; thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giám sát về an toàn thực phẩm).
- Thời lượng tập huấn: chú trọng thời lượng cho trao đổi, thảo luận, báo cáo, thuyết trình, thực hành vận dụng lý thuyết, học tập kinh nghiệm thực tiễn. Thời điểm tập huấn kỹ thuật được bố trí tương ứng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng hoặc các cột mốc quan trọng trong thời gian tăng trưởng của vật nuôi.
- Giảng viên tập huấn: kết hợp mời chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên (đến từ các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các cơ sở đào tạo) với công chức, viên chức (tuyến tỉnh) trong ngành có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp nội dung tập huấn.
- Hình thức tập huấn: tập trung (15 người/lớp) hoặc trực tuyến, phù hợp tình hình thực tế và đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch covid-19 áp dụng hiện hành.
- Hỗ trợ cho công chức, viên chức tham gia tập huấn: các hạng mục hỗ trợ chi phí tham gia tập huấn theo các quy định hiện hành và được đảm bảo chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, công tác phí trong thời gian tham gia tập huấn theo quy định.
- Trách nhiệm của công chức, viên chức được lựa chọn, triệu tập, cử tham gia tập huấn phù hợp theo định hướng, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; có trách nhiệm tham gia đầy đủ và được cấp chứng nhận hoàn thành tập huấn. Kết quả tham gia tập huấn của công chức, viên chức khi được triệu tập là một trong những nội dung đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức cuối năm (về ý thức tổ chức kỷ luật, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao).
1.2.2.2. Nghiên cứu thực tế, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước (mã hoạt động NN-B2)
- Số lượng: 30 công chức, viên chức tuyến tỉnh, tuyến huyện được cử nghiên cứu học tập thực tế thực tiễn ở trong và ngoài tỉnh; trong đó ưu tiên lựa chọn các đối tượng được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý trong ngành giai đoạn 2021 - 2025; các đối tượng được giao phụ trách công tác tham mưu lập kế hoạch, xây dựng chương trình, dự án, công tác tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực, công tác xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư, hợp tác quốc tế.
- Thời lượng nghiên cứu học tập thực tế: không quá 10 ngày.
- Địa điểm nghiên cứu học tập thực tế: tại UBND cấp xã, trong đó ưu tiên nghiên cứu thực tế tại các xã đang lộ trình công nhận nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đến năm 2025; tại các Khu nông nghiệp công nghệ cao, các trang trại, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng chuyên canh, tại các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
- Chuyên đề nghiên cứu, học tập thực tế được đặt hàng cụ thể hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu nắm bắt hiện trạng thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương trong tỉnh, từ đó cùng với địa phương đề xuất các kế hoạch, chương trình, dự án, mô hình phát triển trên cơ sở phát huy thế mạnh, khắc phục tồn tại, hạn chế, tham gia hỗ trợ các hoạt động triển khai tổ chức sản xuất nông nghiệp tại địa phương; cũng như tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được tiếp cận, chia sẻ, trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cập nhật thông tin, kiến thức mới, kết nối, hợp tác chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, học tập cách làm hay, mô hình hiệu quả, tiên tiến, hiện đại ở trong và ngoài nước để đề xuất vận dụng vào thực tiễn tại tỉnh An Giang đạt hiệu quả cao.
- Hình thức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức: được đảm bảo chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp và chi phí cho chuyến đi nghiên cứu học tập thực tế theo quy định hiện hành.
1.2.2.3. Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, phụ trách nông nghiệp ở tuyến huyện (mã hoạt động NN-B3)
- Mục đích bồi dưỡng, tập huấn nhằm vào nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý phụ trách nông nghiệp ở UBND cấp xã và lãnh đạo, quản lý ở các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế hoặc Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ nông nghiệp ở các huyện, thị, thành phố đối với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho địa phương, đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, kết nối, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp ở địa bàn phụ trách tham gia thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới.
- Số lượng: 11 lớp bồi dưỡng tập huấn theo chuyên đề hàng năm.
- Thời lượng tập huấn: 03 ngày/lớp (15 người/lớp), trong đó có 02 ngày nghiên cứu thực tế, học tập kinh nghiệm thực tiễn.
- Chủ đề tập huấn dự kiến tập trung vào các nội dung, gồm: quan điểm và phương pháp triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trọng điểm; cập nhật các vấn đề mang tính thời sự trực tiếp tác động đến nông nghiệp, nông thôn; cập nhật các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; cập nhật thông tin, định hướng thị trường nông sản và giải pháp tổ chức sản xuất gắn với xu hướng thị trường, hội nhập kinh tế; tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa lớn gắn với liên kết tiêu thụ; phát triển kinh tế hợp tác theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực; chương trình Mỗi xã 01 sản phẩm - OCOP; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu trong tình hình mới;… chủ đề tập huấn cụ thể do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND cấp huyện xác định, đặt hàng cụ thể.
- Hình thức tập huấn: tập trung (15 người/lớp) hoặc trực tuyến và đi học tập kinh nghiệm thực tiễn, phù hợp tình hình thực tế và đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch covid-19 áp dụng hiện hành.
1.2.2.4. Bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và các kỹ năng công tác (NN-B5)
- Đối tượng: công chức, viên chức thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó ưu tiên cho đối tượng đang là lãnh đạo, quản lý hoặc được quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp Phòng tại đơn vị trực thuộc Sở hoặc tương đương trở lên, công chức, viên chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế, đối ngoại, thương mại nông nghiệp, hội nhập thị trường, kêu gọi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hoặc công chức, viên chức trẻ đang công tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Số lượng:
+ Lớp bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp (mã hoạt động NN-B5-1): 40 công chức, viên chức được bồi dưỡng các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ thông minh phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp; kỹ năng ứng dụng thông tin cơ bản hoặc nâng cao. Nội dung tập huấn cụ thể do đơn vị được giao tổ chức tập huấn phụ trách xây dựng, phù hợp định hướng chuyển đổi số trong nông nghiệp theo yêu cầu thực tiễn và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thông qua. Thời lượng tập huấn được xác định tương ứng với nội dung tập huấn và chú trọng thời lượng thực hành.
+ Lớp bồi dưỡng các kỹ năng phục vụ công tác (mã hoạt động NN-B5-1): 04 lớp bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng công tác, nâng chất dịch vụ công trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chủ đề bồi dưỡng tập huấn gồm các nhóm kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp công sở, kỹ năng đàm phán, thuyết trình, kỹ năng quản lý nguồn nhân lực, kỹ năng truyền thông, kỹ năng giám sát đánh giá, kỹ năng tham vấn cộng đồng, kỹ năng tổ chức sự kiện, hội nghị đón tiếp các đoàn quốc tế và khi đi công tác quốc tế, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng khuyến nông, kỹ năng tiếp công dân, nâng chất dịch vụ công,… để xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức ngành nông nghiệp năng động, thân thiện, sáng tạo và hiệu quả; hoặc được đối thoại với các chuyên gia, các nhà quản lý đầu ngành, các nhà quản lý cấp tỉnh, cấp huyện để chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, đối thoại và tranh luận sâu tìm giải pháp khả thi, hiệu quả trong hoạch định chiến lược, quy hoạch, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nội dung tập huấn cụ thể do đơn vị được giao tổ chức tập huấn phụ trách xây dựng, phù hợp yêu cầu thực tiễn và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thông qua. Thời lượng tập huấn dự kiến: 01 ngày/lớp.
- Giảng viên tập huấn: giảng viên các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo; công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp nội dung tập huấn.
- Hình thức tập huấn: tập trung (20 người/lớp) hoặc trực tuyến, phù hợp tình hình thực tế và đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch covid - 19 áp dụng hiện hành.
- Hỗ trợ cho công chức, viên chức tham gia tập huấn: các hạng mục hỗ trợ chi phí tham gia tập huấn, thi chứng chỉ theo các quy định hiện hành và được đảm bảo chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, công tác phí trong thời gian tham gia tập huấn.
- Trách nhiệm của công chức, viên chức được lựa chọn, triệu tập, cử tham gia tập huấn phù hợp theo định hướng, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; có trách nhiệm tham gia đầy đủ và hoàn thành tập huấn. Kết quả tham gia tập huấn của công chức, viên chức khi được triệu tập là một trong những nội dung đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức cuối năm (về ý thức tổ chức kỷ luật, về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao).
1.2.3. Hợp phần C: Phát triển nguồn nhân lực xã hội lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
1.2.3.1. Tập huấn nâng cao năng lực cho tổ chức nông dân (mã hoạt động: NN-C1)
- 01 lớp tập huấn thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với doanh nghiệp, thời lượng 30 ngày/lớp (50 người/lớp).
- 30 lớp tập huấn cho người là quản lý, điều hành hoặc thành viên tại các tổ chức nông dân. Thời lượng tập huấn: 03 ngày/lớp (20 người/lớp), gồm 02 ngày tập huấn lý thuyết và 01 ngày học tập kinh nghiệm thực tế; trong đó chú trọng thời lượng cho thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, xử lý tình huống giả định hoặc thuyết trình ý tưởng để phát triển các nhóm kỹ năng phục vụ quản lý điều hành, phát triển các dịch vụ hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Hình thức tập huấn: tập huấn với các chuyên gia ở các Viện, trường, cán bộ nông nghiệp chuyên trách, giảng viên nguồn của ngành nông nghiệp và học tập thực tế ở trong và ngoài tỉnh.
- Chủ đề tập huấn: tập huấn về quy định pháp luật Hợp tác xã, nâng cao năng lực và các nhóm kỹ năng phục vụ quản lý, điều hành hợp tác xã đạt hiệu quả cao; nâng cao trình độ thành lập và phát triển hợp tác xã kiểu mới; phát triển kinh tế hợp tác theo chuỗi giá trị ngành hàng; ứng dụng khoa học và công nghệ hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển chiến lược sản xuất, kinh doanh các loại hình dịch vụ cho hợp tác xã, tổ hợp tác; xây dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm; phát triển các ý tưởng khởi nghiệp; phổ biến các thông tin, chính sách hỗ trợ phát triển tổ chức nông dân; các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp (như thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm, nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm, thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp,…). Nội dung tập huấn sẽ được đặt hàng cụ thể hàng năm dựa trên đề xuất, kiến nghị của địa phương và các tổ chức nông dân.
1.2.3.2. Tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và lực lượng lao động nông thôn (mã hoạt động NN-C3)
- 35 lớp tập huấn nâng cao năng lực sản xuất ở các ngành hàng (mã hoạt động NN-C3-1), thời lượng 01 ngày/lớp. Nội dung tập huấn theo đề xuất đặt hàng của địa phương, chú trọng vào nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất; kỹ thuật nhân giống; cung cấp kiến thức, cập nhật thông tin về các giải pháp khoa học và công nghệ hiệu quả áp dụng vào sản xuất ở từng nhóm sản phẩm cụ thể; các mô hình sản xuất hiệu quả ở từng lĩnh vực; chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững; phát triển sản phẩm làng nghề; phát triển ý tưởng khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp; các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp; kỹ thuật, quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng; kiến thức về thị trường, liên kết tiêu thụ nông sản theo từng nhóm sản phẩm; các mô hình sinh kế gắn với phát triển rừng bền vững; thương mại điện tử sản phẩm nông nghiệp; quảng bá, giao dịch sản phẩm nông nghiệp thông qua mạng xã hội/các ứng dụng thông tin và truyền thông,...
- 10 lớp tập huấn chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (mã hoạt động NN-C3-2), thời lượng 03 ngày/lớp cho nông dân, cơ sở sản xuất về kiến thức sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm trên các nhóm sản phẩm nông nghiệp để cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ thực hiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Phân bổ số lượng lớp tập huấn cho từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo nhu cầu thực tế..
- 50 lớp tập huấn cấp mã code vùng sản xuất (mã hoạt động NN-C3-3), hướng dẫn ghi chép hồ sơ cấp mã số vùng trồng, thời lượng 01 ngày/lớp phục vụ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp, chú trọng cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết, nhận thức của nông dân về vấn đề sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm, hướng đến phục vụ xuất khẩu.
- 70 lớp tập huấn (mã hoạt động NN-C3-4), thời lượng 01 ngày/lớp cho lao động nông thôn, sinh viên năm cuối các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, kinh tế nông nghiệp nhằm năng lực, kỹ năng đáp ứng yêu cầu vào làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh, hợp tác xã, phù hợp nhu cầu nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp trong tình hình hiện nay.
- 130 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản (mã hoạt động NN-C3-5), thời lượng 01 ngày/lớp tại các địa phương nhằm nâng cao nhận thức sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ nông sản (thực hiện các yêu cầu về ghi chép, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm,… phục vụ liên kết); cung cấp các kênh thông tin hỗ trợ liên kết tiêu thụ nông sản trong điều kiện phòng, chống dịch covid-19; thay đổi tư duy nâng tầm nông sản An Giang.
- Chủ đề, lĩnh vực tập huấn, nội dung tập huấn cụ thể do từng đơn vị được giao tổ chức tập huấn phụ trách xây dựng, biên soạn, phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theo yêu cầu thực tiễn và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt thông qua. Đồng thời, nội dung tập huấn tại mỗi lớp tập huấn đều bao gồm lồng ghép tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp sản xuất, thu hoạch, vận chuyển nông sản đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch covid-19, hướng dẫn phối hợp với các tổ phản ứng nhanh tại các địa phương để được hỗ trợ sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản kịp thời, an toàn, hiệu quả.
- Giảng viên tập huấn: kết hợp mời giảng viên đến từ các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo với công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp nội dung tập huấn.
- Hình thức tập huấn: trực tiếp tại các ruộng, vườn, trang trại sản xuất, hội quán nông dân, cơ sở sản xuất - kinh doanh, các Trường, Trung tâm,… đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch covid-19 theo quy định hiện hành. Phương pháp tập huấn trực quan sinh động, có trọng tâm, phù hợp trình độ, nguyện vọng học hỏi của học viên, chú trọng trao đổi, thảo luận, trình bày ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm, xử lý tình huống,… Tuỳ theo điều kiện thực tế, được áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến tại điểm cầu nếu khả thi và đạt hiệu quả cao.
1.2.3.3. Bồi dưỡng tập huấn chuyên sâu cho nông dân nòng cốt (mã hoạt động NN-C4)
- Số lượng: 22 lớp tập huấn chuyên sâu các đối tượng sản xuất chủ lực để hình thành nhóm nông dân nòng cốt tại mỗi địa phương, tham gia làm đầu mối hỗ trợ kỹ thuật, cầu nối gắn kết 05 nhà và tiên phong thí điểm các mô hình nông nghiệp hiệu quả.
- Thời lượng tập huấn: 03 ngày/lớp (20 người/lớp), thời gian tập huấn vào các mốc thời gian quan trọng trong thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc các khâu sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; gồm tập huấn lý thuyết và học tập kinh nghiệm thực tiễn.
- Chủ đề và hình thức tập huấn được xác định theo đối tượng nông dân nồng cốt, đi vào tập huấn các nội dung trọng điểm về tổ chức sản xuất và về tiêu thụ sản phẩm (bao gồm thương mại điện tử) đối với từng nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại mỗi địa phương, phù hợp định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, cụ thể:
+ Lớp lúa gạo/nếp: các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững (1 Phải 5 Giảm, SRP, CSV,...), xu hướng thị trường gạo/nếp, chuỗi giá trị cây lúa, sản xuất lúa gắn với thị trường, các mô hình trồng lúa thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển sản phẩm OCOP từ lúa gạo, nếp; phân tích chi phí - lợi nhuận từ trồng lúa và một số biện pháp cắt giảm chi phí đầu vào, kỹ năng quảng bá sản phẩm,… Hình thức tập huấn: tập huấn với chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm 01 ngày học lý thuyết và các ngày học tập thực tế, thực hành tại ruộng sản xuất/nhà máy chế biến/điểm trưng bày, triển lãm/chợ đầu mối.
+ Lớp cây ăn trái (chuối, xoài, cây có múi, nhãn, dâu, bơ, sầu riêng,…): các biện pháp kỹ thuật lập vườn, cải tạo vườn, quản lý dịch hại vườn trồng cây ăn trái, các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây ăn trái, các giải pháp khoa học và công nghệ hiệu quả, khả thi áp dụng vào vườn cây ăn trái, đa dạng hóa sản phẩm từ cây ăn trái, xu hướng thị trường đối với từng loại trái cây, chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trái cây và sản phẩm chế biến từ trái cây, phát triển sản phẩm OCOP từ trái cây, phân tích chi phí - lợi nhuận và một số biện pháp cắt giảm chi phí đầu tư, kỹ năng quảng bá sản phẩm,… Hình thức tập huấn: tập huấn với chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm 01 ngày học lý thuyết và các ngày học tập thực tế, thực hành tại vườn chuyên canh/vùng trồng/cơ sở chế biến, bảo quản, trưng bày sản phẩm.
+ Lớp thủy sản: các mô hình nuôi trồng hiệu quả theo hướng ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả; các biện pháp kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh thủy sản, xu hướng thị trường đối với sản phẩm thủy sản; chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thủy sản, phát triển sản phẩm OCOP từ sản phẩm thủy sản, phân tích chi phí - lợi nhuận và một số biện pháp cắt giảm chi phí đầu tư, kỹ năng quảng bá sản phẩm,… Hình thức tập huấn: tập huấn với chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm 01 ngày học lý thuyết và các ngày học tập thực tế, thực hành tại các địa điểm nuôi trồng tương ứng/vùng nuôi/cơ sở chế biến của công ty, doanh nghiệp.
+ Lớp chăn nuôi (trâu bò, heo, gia cầm): chăn nuôi an toàn sinh học, biện pháp phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm; các giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; xu hướng thị trường đối với sản phẩm chăn nuôi; chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, chăn nuôi gắn với chế biến sản phẩm đặc trưng cho địa phương và thị trường tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, phân tích chi phí - lợi nhuận và một số biện pháp cắt giảm chi phí đầu tư, kỹ năng quảng bá sản phẩm,… Hình thức tập huấn: tập huấn với chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm 01 ngày học lý thuyết và các ngày học tập thực tế, thực hành tại chuồng/trại chăn nuôi/lò giết mổ/chợ đầu mối.
+ Lớp rau màu: cập nhật các biện pháp kỹ thuật canh tác tương ứng đối tượng cây trồng, các mô hình trồng rau màu hiệu quả, các giải pháp khoa học và công nghệ hiệu quả, khả thi áp dụng vào sản xuất rau màu, xu hướng thị trường đối với rau màu, liên kết tiêu thụ sản phẩm rau màu, đa dạng hóa sản phẩm từ rau màu, phát triển sản phẩm OCOP từ rau màu, phân tích chi phí - lợi nhuận, một số biện pháp cắt giảm chi phí đầu tư, kỹ năng quảng bá sản phẩm,… Hình thức tập huấn: tập huấn với chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm 01 ngày học lý thuyết và các ngày học tập thực tế, thực hành tại vùng chuyên canh/cơ sở sơ chế - bảo quản/chợ đầu mối.
+ Lớp nấm: biện pháp kỹ thuật trồng nấm đạt hiệu quả kinh tế cao, sơ chế, chế biến sản phẩm từ nấm, phát triển nghề trồng nấm gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xu hướng thị trường đối với nấm, liên kết tiêu thụ nấm và sản phẩm từ nấm, đa dạng hóa sản phẩm từ nấm, phát triển sản phẩm OCOP từ nấm, phân tích chi phí - lợi nhuận, một số biện pháp cắt giảm chi phí đầu tư, kỹ năng quảng bá sản phẩm,… Hình thức tập huấn: tập huấn với chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm 01 ngày học lý thuyết và các ngày học tập thực tế, thực hành tại các nhà trồng/điểm trồng nấm.
+ Lớp hoa kiểng, dược liệu: các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả trồng và chăm sóc hoa kiểng, dược liệu; phát triển nghề trồng hoa kiểng, dược liệu hiệu quả, bền vững gắn với du lịch địa phương; phát triển sản phẩm OCOP từ hoa kiểng, dược liệu; kỹ năng quảng bá sản phẩm,… Hình thức tập huấn: tập huấn với chuyên gia, cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm 01 ngày học lý thuyết và các ngày học tập thực tế, thực hành tại các tổ hợp tác/vườn/trang trại/cơ sở sản xuất cụ thể.
1.2.4. Hợp phần E: Hoạt động truyền thông và Giám sát - Đánh giá (Mã hoạt động (NN-E)
1.2.4.1. Duy trì cổng thông tin điện tử kết nối dữ liệu phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (mã hoạt động NN-E1)
Tiếp tục duy trì 01 website làm hệ thống dữ liệu trực tuyến, ngõ cung cấp và kết nối thông tin các tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có liên quan ở trong và ngoài nước để hỗ trợ công chức, viên chức, lực lượng lao động nông thôn dễ dàng, thuận lợi liên hệ các chương trình hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó tăng cường cơ hội tiếp cận các hình thức hỗ trợ ưu đãi, các chương trình đào tạo tập huấn, các chương trình học bổng trong và ngoài nước; đồng thời, thường xuyên cập nhật, cung cấp, chia sẻ thông tin, hình ảnh, đăng tin, bài, phóng sự,… về kết quả thực hiện kế hoạch kiện toàn, phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hàng năm. Trong đó, khai thác và sử dụng hiệu quả 01 ứng dụng đăng ký nhu cầu tập huấn trực tuyến, tương tác tư vấn trực tuyến cho nông dân được tích hợp vào website nguồn nhân lực nông nghiệp đã có và quản lý thông tin công chức, viên chức, người lao động đã tham gia tập huấn trong ngành.
1.2.4.2. Giám sát, đánh giá (mã hoạt động NN-E3)
- Thực hiện quản lý trực tiếp các lớp bồi dưỡng, tập huấn; thực hiện giám sát - đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm tại các đơn vị trực thuộc được giao thực hiện các hoạt động kế hoạch, kết hợp khảo sát khu cầu phát triển, kiện toàn nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại các huyện, thị, thành phố làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo phù hợp yêu cầu thực tiễn.
- Số lượng phiếu khảo sát: 100 phiếu.
2. Nhân lực phục vụ phát triển du lịch:
2.1. Chỉ tiêu:
2.1.1. Nguồn lực công:
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công phát triển du lịch với số lượng 525 người, cụ thể:
- Cử 25 công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, tư vấn chính sách, xây dựng quy hoạch phục vụ phát triển du lịch.
- 100 công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã được kỹ năng ứng xử và giao tiếp xã hội.
- 100 công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã được tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng phó sự cố phát sinh.
- 100 công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã được tập huấn kỹ năng khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đường sông.
- 200 công chức, cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã công tác ở vị trí việc làm có liên quan được tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước về du lịch.
2.1.2. Nguồn lực xã hội:
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội phát triển du lịch với số lượng 590 lượt, cụ thể:
- Đào tạo trình độ sơ cấp nghề lĩnh vực phục vụ nhà hàng cho 30 học viên là lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên ngành du lịch và các ngành liên quan.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn cho 30 học viên là quản lý đang làm việc tại các khách sạn trên địa bàn tỉnh.
- Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về ứng phó với sự cố thiên tai, dịch bệnh cho doanh nghiệp du lịch cho 100 học viên là lãnh đạo cơ sở lưu trú du lịch, chủ hộ hoặc người quản lý homestay, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vận chuyển, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch tại điểm đang công tác trong các khu, điểm du lịch trọng tâm của tỉnh.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thuyết minh tại điểm cho 30 học viên là hướng dẫn viên du lịch đang hoạt động tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch cho 400 học viên là người lái phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch, hộ tiểu thương đang kinh doanh tại các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
2.2. Nội dung thực hiện:
2.2.1. Đối với nguồn lực công:
2.2.1.1. Cử công chức, viên chức tham gia các khóa tập huấn
- Mục đích: nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công tác quản lý du lịch, kỹ năng xây dựng kế hoạch, chương trình, quy hoạch phát triển ngành, nâng cao khả năng nghiên cứu đề xuất các chính sách phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch của An Giang nói chung và của từng địa phương nói riêng.
- Nội dung: nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, tư vấn chính sách, xây dựng quy hoạch phục vụ phát triển du lịch.
- Đối tượng: công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý khu du lịch.
- Thời gian tập huấn: từ 03 đến 06 ngày (tùy theo đơn vị tổ chức).
- Số lượt tập huấn: phấn đấu 25 lượt học viên/năm.
- Đơn vị đào tạo: Tổng cục Du lịch hoặc các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn.
- Thời gian thực hiện: cả năm
- Nguồn kinh phí thực hiện: sử dụng công tác phí được cấp cho cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức tham gia tập huấn.
2.2.1.2. Tập huấn về kỹ năng ứng xử và giao tiếp xã hội
- Mục tiêu: nâng cao kiến thức, kỹ năng trong ứng xử giao tiếp giữa cán bộ, công chức với cán bộ, công chức, giữa cán bộ, công chức với người dân và đối tác.
- Chuyên đề tập huấn: tùy theo nhu cầu thực tế sẽ tổ chức chuyên đề tập huấn phù hợp.
- Đối tượng: công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện, thị, thành; Ban Quản lý khu, điểm du lịch; cán bộ, công chức cấp xã.
- Số lượng: 50 học viên/lớp (02 lớp).
- Thời lượng: 01 ngày/lớp
- Đơn vị đào tạo: các trường, đơn vị đào tạo có chức năng trên cả nước.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý II năm 2022.
- Hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến tùy theo tình hình thực tế.
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
2.2.1.3. Tập huấn kiến thức và kỹ năng ứng phó sự cố phát sinh
- Mục tiêu: trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng về việc ứng phó nhanh cũng như thích ứng linh động trước những sự cố tự nhiên hoặc nhân tạo cho cán bộ, công chức ngành du lịch và các ngành liên quan. Đảm bảo sự thích ứng trong quá trình xử lý công việc cũng như công tác thực thi công vụ.
- Chuyên đề tập huấn: tùy theo nhu cầu thực tế sẽ tổ chức chuyên đề tập huấn phù hợp.
- Đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức thuộc Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện, thị, thành; Ban Quản lý khu, điểm du lịch; cán bộ, công chức cấp xã.
- Số lượng đào tạo: 50 học viên/lớp (02 lớp).
- Thời lượng đào tạo: 01 ngày/lớp
- Đơn vị: các trường, đơn vị đào tạo có chức năng trên cả nước.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý II năm 2022.
- Hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến tùy theo tình hình thực tế.
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
2.2.1.4. Tập huấn kỹ năng khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đường sông
- Mục tiêu: cung cấp những kiến thức, kỹ năng về khai thác, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đường sông, một trong những sản phẩm du lịch mới và tiềm năng của An Giang góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, hấp dẫn để thu hút khách du lịch đến với An Giang.
- Đối tượng: công chức thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện, thị, thành phố; viên chức Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, các Ban Quản lý khu du lịch; cán bộ, công chức cấp xã.
- Số lượng: 50 học viên/lớp (02 lớp).
- Thời lượng: 02 ngày/lớp
- Đơn vị: các trường, đơn vị đào tạo có chức năng trên cả nước.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý II năm 2022.
- Hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến tùy theo tình hình thực tế.
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
2.2.1.5. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ cấp xã (mỗi huyện, thị, thành 01 lớp)
- Mục tiêu: trang bị kiến thức cơ bản về phát triển du lịch, kỹ năng quản lý và khai thác du lịch tại địa phương góp phần nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch cho cán bộ quản lý cấp xã phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
- Đối tượng: công chức phòng Văn hóa và Thông tin 11 huyện, thị, thành, cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã phụ trách văn hóa xã hội và các lĩnh vực liên quan.
- Số lượng: 50 học viên/lớp (04 lớp).
- Thời lượng: 01 ngày/lớp
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý II năm 2022.
- Hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến tùy theo tình hình thực tế.
- Địa bàn chiêu sinh; huyện Thoại Sơn, huyện Châu Thành, huyện Tịnh Biên, thị xã Tân Châu...
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
2.2.2. Đối với nguồn lực xã hội:
2.2.2.1. Đào tạo trình độ sơ cấp nghề: lĩnh vực phục vụ nhà hàng
- Mục đích đào tạo: cung cấp kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ phục vụ bàn, chuẩn hóa về chuyên môn đối với đội ngũ nhân lực đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực phục vụ nhà hàng, góp phần mang đến ấn tượng đẹp trong quá trình phục vụ khách du lịch đến An Giang.
- Đối tượng đào tạo: chủ yếu là lao động xã hội chưa có việc làm, nhân viên nghiệp vụ đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, sinh viên ngành du lịch và các ngành liên quan.
- Chương trình đào tạo: đào tạo trình độ sơ cấp theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có tham khảo các bộ tiêu chuẩn nghề: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS-2013), tiêu chuẩn nghề do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và bộ tiêu chuẩn nghề tham khảo của ASEAN. Đồng thời tổ chức các đợt kiểm tra đánh giá kiến thức, nghiệp vụ, và tay nghề thực tế của học viên.
- Đơn vị đào tạo: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn.
- Địa điểm đào tạo: TP. Long Xuyên.
- Hình thức học trực tiếp.
- Chỉ tiêu thực hiện: 30 lượt học viên.
- Thời gian đào tạo: 15 ngày học trên lớp.
- Thời gian tổ chức: quý III năm 2022
- Yêu cầu đầu ra: chứng chỉ sơ cấp nghề.
- Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ học phí chương trình đào tạo, không hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ của học viên.
- Điều kiện hỗ trợ:
+ Đối với người lao động chưa có việc làm và nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh: các đối tượng học viên được hỗ trợ học phí đều phải có hộ khẩu thường trú tại An Giang hoặc có xác nhận thời gian công tác (ít nhất 3 năm) tại đơn vị, doanh nghiệp.
+ Đối với sinh viên: 2 năm liên tiếp đạt thành tích cuối khóa loại khá trở lên, có giấy đề cử hoặc xác nhận của Khoa (hoặc Trường).
2.2.2.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khách sạn
- Mục đích: nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý khách sạn trên địa bàn tỉnh, góp phần mang lại chất lượng cho đội ngũ nhân lực đang giữa các vị trí quan trọng trong các cơ sở lưu trú du lịch.
- Đối tượng: quản lý đang làm việc tại các khách sạn trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn.
- Số lượng: 30 học viên/lớp.
- Thời lượng: dự kiến 03 ngày/lớp đối với học trực tiếp hoặc 02 ngày đối với học trực tuyến.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý III năm 2021.
- Hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến tùy theo tình hình thực tế.
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
- Yêu cầu đầu ra: giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
- Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ học phí chương trình đào tạo, không hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ của học viên.
2.2.2.3. Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về ứng phó với sự cố thiên tai, dịch bệnh cho doanh nghiệp du lịch
- Mục đích: nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng, nghiệp vụ cho doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh trong việc ứng phó với những sự cố, thiên tai hay dịch bệnh phát sinh, giúp doanh nghiệp có được sự bình tĩnh, tự tin giải quyết, ứng phó với vấn đề, đảm bảo hoạt động kinh doanh.
- Đối tượng: lãnh đạo cơ sở lưu trú du lịch; chủ hộ hoặc người quản lý homestay, dịch vụ ăn uống, mua sắm, vận chuyển; nhân viên, hướng dẫn viên du lịch tại điểm đang công tác trong các khu, điểm du lịch trọng tâm của tỉnh...
- Số lượng: 50 học viên/lớp (2 lớp).
- Thời lượng: 01 ngày/lớp
- Đơn vị phối hợp: các trường, đơn vị đào tạo có chức năng trên cả nước.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý III năm 2022.
- Hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến tùy theo tình hình thực tế.
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
2.2.2.4. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thuyết minh tại điểm
- Mục đích: nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm, đối tượng được xem là “người thổi hồn” cho các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của tỉnh. Mang đến cảm hứng cho khách du lịch khi đến tham quan các khu, điểm du lịch.
- Đối tượng: hướng dẫn viên du lịch đang hoạt động tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng: 30 học viên/lớp.
- Thời lượng: dự kiến 03 ngày/lớp đối với học trực tiếp hoặc 02 ngày đối với học trực tuyến.
- Đơn vị: các trường, đơn vị đào tạo có chức năng trên cả nước.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý III năm 2022.
- Hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến tùy theo tình hình thực tế.
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
2.2.2.5. Tập huấn kiến thức du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch
a) Tập huấn về nghiệp vụ, ứng xử cho đội ngũ lái tàu, thuyền viên phục vụ du khách
- Mục đích: nâng cao nghiệp vụ cũng như kỹ năng phục vụ khách du lịch cho đội ngũ thuyền viên, người lái tàu. Sẵn sàng đội ngũ nhân lực chất lượng cho sự phát triển của sản phẩm du lịch đường sông cũng như những sản phẩm du lịch đặc trưng khác của An Giang.
- Đối tượng: người lái phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch.
- Số lượng: 50 học viên/lớp (04 lớp).
- Thời lượng: 01 ngày/lớp
- Đơn vị: các trường, đơn vị đào tạo có chức năng trên cả nước.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý III năm 2022.
- Hình thức học trực tiếp.
- Địa điểm tổ chức: TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, huyện Chợ Mới, ...
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
b) Tập huấn về văn minh thương mại trong hoạt động du lịch
- Mục đích: nâng cao nhận thức về văn minh thương mại cho các hộ tiểu thương đang kinh doanh tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần mang lại hình ảnh đẹp, hướng đến việc không tồn tại tình trạng chèo kéo khách du lịch tại các khu, điểm.
- Đối tượng: hộ tiểu thương đang kinh doanh tại các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
- Số lượng: 50 học viên/lớp (04 lớp).
- Thời lượng: 01 ngày/lớp
- Đơn vị: các trường, đơn vị đào tạo có chức năng trên cả nước.
- Thời gian tổ chức: dự kiến quý III năm 2022.
- Hình thức học trực tiếp.
- Địa điểm: TP. Long Xuyên, TP. Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, huyện Chợ Mới, ...
- Nguồn kinh phí thực hiện: 100% ngân sách nhà nước.
3. Nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông:
3.1. Tổ chức dạy học tăng cường kỹ năng nghe - nói tiếng Anh cho học sinh 02 trường THPT chuyên và 11 trường THPT trọng điểm
3.1.1. Tiếp tục tổ chức dạy học tăng cường nghe - nói tiếng Anh tại 11 trường THPT trọng điểm
- Đơn vị thực hiện: THPT Long Xuyên, THPT Châu Văn Liêm, THPT Chu Văn An,THPT Tân Châu, THPT An Phú, THPT Tịnh Biên, THPT Nguyễn Trung Trực, THPT Nguyễn Khuyến, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Trần Văn Thành, Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT An Giang.
- Thời gian và số tiết: dự kiến 16 tuần, học kì I, năm học 2022-2023, mỗi lớp học 02 tiết/ tuần.
- Số lượng: mỗi trường chọn 08 lớp.
3.1.2. Tổ chức dạy học tăng cường kỹ năng nghe - nói tiếng Anh cho học sinh trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa với giáo viên người nước ngoài
- Thời gian và số tiết: dự kiến 16 tuần, học kì I, năm học 2022-2023, mỗi lớp học 02 tiết/ tuần.
- Số lượng: mỗi trường chọn 25 lớp.
3.2. Trang bị tài liệu tham khảo cho giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại 50 trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp THPT).
4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện kế hoạch 7.500.000.000 đồng sử dụng từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước (trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 đã giao cho các đơn vị), cụ thể:
- Nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao: 4.000.000.000 đồng (trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 đã giao dự toán cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Nhân lực phục vụ phát triển du lịch: 700.000.000 đồng (trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 đã giao dự toán cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
- Nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông: 2.800.000.000 đồng (trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 đã giao dự toán cho Sở Giáo dục và Đào tạo).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung như sau:
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch theo các nội dung được phê duyệt.
- Căn cứ đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy cử công chức, viên chức dự tuyển, đào tạo sau đại học đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2022, xây dựng kế hoạch năm 2023.
- Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của các Sở, ngành tỉnh trong triển khai thực hiện Kế hoạch để tham mưu, đề xuất ý kiến cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Sở Tài chính căn cứ Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định tham mưu cấp thẩm quyền về nguồn kinh phí thực hiện trên cơ sở lồng ghép với các Chương trình, Dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định về phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện việc tuyên truyền phát triển nguồn nhân lực theo Kế hoạch đã đề ra.
4. Giao nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện nội dung đã được phê duyệt cho các Sở, ngành tỉnh như sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
+ Triển khai thực hiện nội dung xây dựng và phát triển “nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao” tại Mục 1 Phần II Kế hoạch này.
+ Phối hợp với Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cử công chức, viên chức dự tuyển, đào tạo sau đại học đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện nội dung xây dựng và phát triển “nhân lực phục vụ phát triển du lịch” tại Mục 2 Phần II Kế hoạch này.
- Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện nội dung xây dựng và phát triển “nhân lực nguồn trong học sinh phổ thông” tại Mục 3 Phần II Kế hoạch này.
- Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm đề xuất công chức, viên chức dự tuyển và đào tạo sau đại học thuộc các ngành hỗ trợ, phục vụ phát triển nông nghiệp.
5. Các Sở được giao nhiệm vụ tại Mục 4 Phần III Kế hoạch này có trách nhiệm:
- Tiếp tục tổ chức quán triệt trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Kế hoạch này để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.
- Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung kế hoạch được phê duyệt.
- Tranh thủ tối đa các nguồn lực trong triển khai thực hiện. Trong đó: tăng cường huy động các nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả, chất lượng và theo các chỉ tiêu đã đề ra.
- Khuyến khích, phát huy tinh thần chủ động học tập, thường xuyên trau dồi phẩm chất và năng lực, nâng chuẩn và nâng chất trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý khi tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả tham gia đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các nghĩa vụ cam kết có liên quan đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2022, xây dựng kế hoạch năm 2023 gửi Sở Nội vụ trước ngày 16/12/2022 để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tiến hành lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2023 gửi Sở Tài chính thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục tổ chức quán triệt trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2025 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, Kế hoạch số 518/KH-UBND ngày 17/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Kế hoạch này và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.
- Phối hợp với các Sở được giao nhiệm vụ tại Mục 4 Phần III Kế hoạch này triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra.
- Chỉ đạo Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tạo mọi điều kiện cho các Sở được giao nhiệm vụ chủ trì (khi có yêu cầu) để tổ chức triển khai hoàn thành các nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc cần thiết sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch thì các Sở, ban, ngành báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.