ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 08 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-UBDT-Bộ Tài chính ngày 10/01/2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Thực hiện chỉ đạo và kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về công tác xây dựng và phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tại văn bản số 391-KL/TU ngày 24/10/2013;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 233/TTr-BDT ngày 24/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, người có uy tín trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 240/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
- Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt: người có uy tín) là những người gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú;
- Người tiêu biểu có nhiều công lao đóng góp xây dựng thôn, bản, tổ dân phố, có ảnh hưởng tốt trong dòng họ, trong đồng bào dân tộc ở thôn, tổ dân phố và cộng đồng dân cư nơi cư trú; có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó với đồng bào dân tộc, hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc, có khả năng tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định, được nhân dân tin tưởng, nghe và làm theo;
- Người có uy tín có vai trò làm cầu nối giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở với người dân; giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc và khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số cần ra sức phấn đấu thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ sau đây:
1. Tích cực theo dõi, nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia đầy đủ các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các lớp tập huấn chuyên đề về phòng, chống tội phạm, về nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, về bảo vệ an ninh - quốc phòng, về phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, chính sách dân tộc có liên quan do các cơ quan và địa phương tổ chức; tham gia vào các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm để không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và trình độ hiểu biết, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc về bản sắc văn hóa, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn nơi mình cư trú để phục vụ cho công tác tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân thực hiện việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, từng bước đẩy lùi và loại bỏ những phong tục lạc hậu, nguy hại đang tồn tại trong đời sống cộng đồng dân cư.
3. Tích cực vận động bà con nhân dân, các tín đồ tôn giáo tích cực tham gia lao động sản xuất, giảm nghèo; tham gia hưởng ứng các phong trào: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào thi đua khác tại địa phương. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương khi được chính quyền tổ chức lấy ý kiến.
4. Chủ động, tích cực phối hợp với hòa giải viên ở cơ sở, tổ chức hòa giải các vụ việc mâu thuẫn trong dòng họ, dòng tộc; các tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân; vận động, cảm hóa, tác động để làm thay đổi tư tưởng và hành vi của những đối tượng hoạt động tuyên truyền, phát triển tà đạo trái pháp luật; đấu tranh ngăn chặn kịp thời các luận điệu xuyên tạc, lừa bịp, kích động của kẻ xấu; tham gia cùng với công an, dân quân tự vệ giáo dục thuyết phục các đối tượng lầm lỡ sớm gia nhập cộng đồng để làm ăn sinh sống; vận động bà con tích cực tham gia phong trào đấu tranh phòng chống các loại tội phạm trên địa bàn thôn, xã, góp phần thực hiện phong trào đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, xây dựng thôn, tổ dân phố vững mạnh toàn diện.
5. Giải thích, tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia một cách tích cực, chủ động, có hiệu quả vào quá trình tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn, nhằm đảm bảo cho các chính sách dân tộc được triển khai đúng với mục tiêu, đối tượng, định mức và tiến độ thực hiện theo quy định được phê duyệt của chính sách. Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư tại địa bàn, góp phần bảo vệ, duy trì năng lực phục vụ, phát huy hiệu quả của các công trình. Trực tiếp tham gia vào hoạt động kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn khi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.
6. Tích cực phối hợp với Ban cán sự thôn, bản, tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận và các hội đoàn thể trong các hoạt động của thôn, bản, tổ dân phố; chủ động trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống chính trị ở thôn, xã trong sạch, vững mạnh, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân.
7. Xây dựng gia đình mình ấm no, hạnh phúc, đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trở thành gia đình gương mẫu trong thôn, xóm để nhân dân noi theo.
Với uy tín, tình cảm và trách nhiệm của bản thân, ra sức vun đắp, xây dựng và khơi dậy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, phát huy trách nhiệm người dân trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, làm cho đồng bào ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc về sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; chống lại kẻ xấu lợi dụng sự nhận thức lạc hậu của đồng bào để tạo ra các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo, gây mất đoàn kết nội bộ nhân dân, phá rối an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
8. Bản thân có kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu cho gia đình mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các gia đình khác cách thức làm ăn để thoát nghèo; tích cực tham gia vào việc duy trì, kế tục, bảo tồn, phát huy các ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc mình.
9. Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình; tích cực giải thích, vận động mọi người không được lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi quy định (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi); những người cùng dòng máu trực hệ không được lấy nhau (chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống). Trong gia đình, dòng họ của mình không có trường hợp tảo hôn, không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống.
1. Giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền rộng rãi Quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người có uy tín trong cán bộ và nhân dân để ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ người có uy tín hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Ủy ban nhân dân các huyện căn cứ vào Quy định này chỉ đạo và hướng dẫn các xã làm cơ sở để rà soát, đánh giá, bình chọn bổ sung hàng năm theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những phát sinh, vướng mắc cần phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp, Ủy ban nhân dân các huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc) để xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.